So sánh các hình thức đại lý thương mại năm 2024

Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa đại lý thương mại và nhà phân phối, tác giả xin đưa ra bảng các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Đại lý thương mại

Nhà phân phối

Khái niệm

Là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Là trung gian mua hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất để rồi bán lại cho nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp. Nhà phân phối có thể cung cấp/ bán sản phẩm tới trực tiếp người tiêu dùng hoặc có thể quản lý nhiều đại lý.

Chủ thể

+ Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

+ Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

+ Nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa;

+ Bên phân phối: Không nhất thiết phải là thương nhân.

Đối tượng

Hàng hóa, dịch vụ

Hàng hóa

Bản chất

Không phải là mua bán, mà bên đại lý chỉ là nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý.

Mua đứt bán đoạn, nhà phân phối mua hàng hóa từ nhà sản xuất và đi bán lại.

Hợp đồng

Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Thù lao

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

Nhà phân phối được quyền ấn định giá bán ra nên tiền thu lại là số tiền chênh lệch giá.

Quyết định giá cả

Về nguyên tắc bên giao đại lý sẽ ấn định giá hàng hóa mà đại lý bán ra, trừ trường hợp đại lý bao tiêu có quyền ấn định giá.

Nhà phân phối sẽ quyết định giá hàng hóa mà mình bán ra.

Quyền sở hữu hàng hóa

Bên đại lý không là chủ sở hữu đối với hàng hoá (quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên giao đại lý, bên giao đại lý giao hàng hóa nhưng không chuyển giao quyền sở hữu)

Nhà phân phối trở thành chủ sở hữu đối với hàng hóa phân phối.

Quan hệ với người tiêu dùng

Đại lý chỉ là tổ chức trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu chỉ có trách nhiệm cung ứng hàng hóa không chịu trách nhiệm khác.

Quan hệ gần gũi với người tiêu dùng hơn, nếu có gì phát sinh thì giải quyết trực tiếp giữa nhà phân phối và người tiêu dung.

Trách nhiệm pháp lý

Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ.

Chịu trách nhiệm pháp lý đối với hàng hóa bán cho người tiêu dùng, nhà bán lẻ…

Vấn đề về kiểm soát

Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;

Độc lập, không chịu sự giám sát hay kiểm tra.

Không có trách nhiệm phải tuân thủ những chỉ dẫn của nhà cung ứng liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa cho khách hàng của mình.

Vấn đề rủi ro đối với hàng hóa

Bên giao đại lý với tư cách là chủ sở hữu nên phải chịu rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, cũng như gánh chịu trách nhiệm đối với khách hàng.

LSVNO - Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ...

LSVNO - Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

So sánh các hình thức đại lý thương mại năm 2024

Ảnh minh họa.

Các hình thức đại lý theo quy định của Luật thương mại: Có 4 hình thức đại lý.

1, Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong hình thức đại lý này bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa. Thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán thực tế so với giá mua do bên đại lý ấn định.

2, Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Do đó có thể hiểu là đại lý độc quyền là giao quyền cho 1 đại lý đó để thực hiện việc mua, bán một số hàng hóa nhất định hoặc cung ứng một số dịch vụ nhất định trong một phạm vi địa giới hành chính xác định. Như vậy sẽ không hạn chế khối lượng hàng hóa mà hạn chế địa giới hành chính.

3, Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý.Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

4, Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. Ví dụ như đại lý hoa hồng, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, đại lý cấp 3 theo sự phân định và thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý.

Đặc điểm của các hình thức đại lý:

Thứ nhất, hoạt động đại lý là hoạt động diễn ra giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

Theo quy định tại Điều 167 Luật thương mại, bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, quan hệ đại lý thương mại xác lập trên quan hệ hợp đồng. Điều 168 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Pháp luật không quy định các điều khoản bắt buộc trong hợp đồng đại lý, nhưng khi giao kết các bên có thể thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng các điều khoản sau: hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý; hình thức đại lý, thù lao đại lý, thời hạn của hợp đồng đại lý, quyền và nghĩa vụ của các bên….

Thứ ba, trong hoạt động đại lý thương mại thì bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý. Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba.