So sánh chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 và lần 2 lớp 12

Show

Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm khác biệt giữa cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ?

A. Kết quả

B. Thủ đoạn

C. Mục tiêu

D. Âm mưu

Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm khác biệt giữa cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ?

A. Kết quả 

B. Thủ đoạn 

C. Mục tiêu 

D. Âm mưu

Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là gì?

A. Âm mưu phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 

B. Thực hiện với quy mô lớn, ồ ạt, tập trung các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất, cường độ đánh phá mạnh nhất trong thời gian ngắn. 

C. Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh có nguy cơ bị phá sản, cứu nguy cho quân đội Sài Gòn đang suy sụp. 

D. Kết hợp ném bom bắn phá bằng không quân, hải quân với các cuộc tập kích bằng máy bay ném bom chiến lược B52.

Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ hai có gì khác so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất?

A. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam. 

B. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ. 

C. Uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền Nam - Bắc. 

D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc.

Sự khác biệt trong âm mưu của Mĩ giữa cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với lần thứ nhất là gì?

A. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ

B. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, miền Bắc vào miền Nam

C. Uy hiếp tinh thần của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc

D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc

Sự khác biệt trong âm mưu của Mĩ giữa cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với lần thứ nhất là gì?

A. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ.

B. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, miền Bắc vào miền Nam.

C. Uy hiếp tinh thần của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc.

D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc.

Thủ đoạn của đế quốc Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai và lần thứ nhất là

A. dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ

B. ném bom bắn phá các thị xã, vùng biển

C. phong tỏa các cửa sông, Ịồng lạch, vùng biển miền Bắc

D. chiến tranh bằng không quân và hải quân

A. dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ".

C. phong tỏa các cửa sông, Ịồng lạch, vùng biển miền Bắc.


Câu 83952 Vận dụng

Điểm khác biệt lớn nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là gì?


Đáp án đúng: b


Phương pháp giải

So sánh, nhận xét

Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương [1969 – 1973] --- Xem chi tiết

...

Ngày 11-4-1972, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố: "Không một sức mạnh tàn bạo nào, không một sự đe dọa láo xược nào lay chuyển được quyết tâm của nhân dân Việt Nam chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc!"

Một lần nữa, miền bắc lại bình tĩnh, chủ động, tự tin chuyển toàn bộ hoạt động từ thời bình sang thời chiến, kiên quyết đánh bại âm mưu và hành động phá hoại của không quân và hải quân Mỹ. Các sư đoàn, trung đoàn phòng không chủ lực nhanh chóng được bổ sung đủ quân số và trang bị, bố trí lại thế trận. Bộ Quốc phòng quyết định thành lập thêm một sư đoàn, ba trung đoàn, 20 tiểu đoàn cao xạ, đồng thời, trang bị thêm nhiều ra-đa, tên lửa, khí tài hiện đại. Hỏa lực phòng không tầm thấp của dân quân, tự vệ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Công tác phòng không nhân dân, sơ tán, phân tán các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, khu đông  dân cư cũng được tiến hành khẩn trương.

Với lực lượng được tăng cường, thế trận chiến tranh nhân dân được triển khai rộng khắp, ngay trong tháng đầu, lực lượng phòng không ba thứ quân đã chiến đấu quyết liệt, giáng trả đích đáng không quân, hải quân Mỹ, bảo vệ vững chắc nhiều khu vực mục tiêu trọng yếu, bắn rơi 90 máy bay, bắn cháy 20 tàu chiến Mỹ.

Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ liều lĩnh leo tiếp nấc thang chiến tranh, bằng cách tiến hành rải mìn, thủy lôi, bom từ trường, bom nổ chậm phong tỏa chặt các cảng biển, cửa sông miền bắc, đặc biệt là cảng Hải Phòng. Hành động đánh phá điên cuồng của không quân và hải quân Mỹ nhằm thực hiện một cuộc chiến tranh bóp nghẹt, hòng cắt đường vận chuyển  từ bên ngoài vào miền bắc.

Kiên quyết làm thất bại âm mưu và hành động đánh phá của địch, Ban Bí thư, Hội đồng Chính phủ, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tập trung chỉ đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang kịp thời rút kinh nghiệm, tìm hiểu và nắm bắt quy luật hoạt động của địch, tìm ra cách đánh thích hợp, nâng cao khả năng chiến đấu hiệp đồng binh chủng, thay đổi bố trí trận địa, bảo đảm vừa đánh địch rộng khắp, vừa tập trung được lực lượng bảo vệ các mục tiêu quan trọng, các đợt vận chuyển cao điểm.

Nhờ đó, trong bảy tháng liên tục đánh trả máy bay, tàu chiến Mỹ [từ ngày 9-5 đến 22-10-1972], với tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân dân miền bắc đã bắn rơi 561 máy bay, trong đó có 20 chiếc B52, 5 chiếc F111; bắn cháy, bắn chìm 60 tàu chiến, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ, làm thất bại âm mưu và thủ đoạn bóp nghẹt cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Trước thất bại trên cả hai miền nam bắc Việt Nam và dưới sức ép của dư luận trong nước và trên thế giới, ngày 22-10-1972, chính quyền Nixon buộc phải tuyên bố ngừng các hoạt động đánh phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ vĩ tuyến 20 trở ra nhằm tranh thủ cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống [11-1972]; tập trung lực lượng ngăn chặn quyết liệt từ vĩ tuyến 20 trở vào. Ðại diện đàm phán của chính phủ Mỹ đồng ý ký tắt vào bản dự thảo hiệp định do ta đưa ra.

Ngày 8-11-1972, Nixon tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Lập tức chính quyền Mỹ đề nghị sửa đổi 126 điều trong bản dự thảo tháng 10. Ðoàn ta trở lại Hội nghị Paris ngày 24-11-1972, nhưng kiên quyết không đáp ứng yêu cầu của Mỹ. Lúc này, đế quốc Mỹ lập cầu hàng không, ồ ạt đưa vào miền nam một khối lượng vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh lớn cho quân đội Sài Gòn; trên chiến trường, Mỹ sử dụng không quân, hải quân hỗ trợ quân đội Sài Gòn phản kích, hòng chiếm lại những nơi đã mất. Trên miền bắc, Mỹ tăng cường đánh phá dữ dội địa bàn Quân khu 4, đồng thời, ráo riết thực hiện các hoạt động trinh sát đường không vùng trời Hà Nội, Hải Phòng.

Trước tình hình đó, ngày 24-11, Quân ủy Trung ương nhận định: "Ðế quốc Mỹ có thể liều lĩnh dùng B52 đánh phá các trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng, các chân hàng, các đầu mối giao thông, các vùng đông dân; dùng hải quân đánh phá tăng cường bờ biển" [*]. Ba ngày sau, Bộ Tổng tham mưu chỉ thị cho các lực lượng phòng không, tập trung mọi khả năng, nhằm đúng đối tượng B52 để tiêu diệt.

Thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu, Quân chủng Phòng không - Không quân gấp rút hoàn chỉnh phương án, điều chỉnh lực lượng, bố trí thế trận đánh địch. Trên cơ sở phát huy thế mạnh của lực lượng phòng không ba thứ quân, Bộ Tổng tham mưu xác định, tên lửa phòng không là lực lượng chính tiêu diệt máy bay B52, không quân tiêm kích là lực lượng tiến công phá vỡ đội hình địch, đồng thời tham gia đánh diệt B52 ở ngoài tầm tên lửa phòng không...

Ngày 13-12, Hội nghị Paris rơi vào thế bế tắc. Ngày 14-12, Nixon chính thức phê chuẩn kế hoạch Linebacker II, sử dụng không quân chiến lược, đánh một đòn quyết định xuống Hà Nội, Hải Phòng. 19 giờ 45 phút, ngày 18-12, hàng chục B52 được hàng trăm máy bay cường kích và tiêm kích yểm hộ bay tới vùng trời Hà Nội, ồ ạt giội bom xuống khu vực sân bay Nội Bài, Yên Viên, Gia Lâm, Mễ Trì... mở đầu cho cuộc tập kích chiến lược của Mỹ.

Trên thế trận sẵn sàng, ngay từ đầu, lực lượng phòng không ba thứ quân, đã phối hợp chiến đấu chặt chẽ, kịp thời giáng trả mãnh liệt không quân Mỹ. 20 giờ 13 phút, hỏa lực tầm cao của ta bắn tan xác một B52. Về sáng, cuộc đọ sức giữa bầu trời và mặt đất càng thêm quyết liệt. Mờ sáng hôm sau, thêm hai pháo đài bay B52  bị bắn rơi. Trận đầu đọ sức giữa mặt đất và bầu trời, lưới lửa phòng không Hà Nội, Hải Phòng đã bắn hạ 10 chiếc máy bay [trong đó có ba chiếc B52]. Chiến công đầu cổ vũ mạnh mẽ khí thế của quân dân hai miền.  Sáng 19-12, sau khi nghe Bộ Tổng tham mưu báo cáo tình hình, Bộ Chính trị chỉ thị kiên quyết đập tan các hành động điên cuồng của đế quốc Mỹ.

Các ngày 19, 20-12, máy bay chiến thuật Mỹ sục tìm các trận địa tên lửa, các sân bay dã chiến của ta; ban đêm hàng trăm B52 liên tục giội bom xuống Hà Nội, máy bay chiến thuật đánh phá Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tân Lạc [Hòa Bình]. Không quân ta được lệnh xuất kích, đánh vào đội hình máy bay yểm trợ của địch, buộc chúng phải dãn ra, để hở tốp B52. Lập tức, hỏa lực tầm cao tập trung đánh vào B52, đồng thời, cao xạ đón đánh vào các máy bay chiến thuật... Sự phối hợp chiến đấu chặt chẽ giữa không quân và hỏa lực mặt đất, giữa các tầm hỏa lực, đã tạo ra một lưới lửa dày đặc, giăng khắp mọi nơi. Trong 4 ngày đầu, ta đã bắn rơi 26 máy bay, trong đó có chín B52.

Ðịch ngừng đánh phá vào dịp Noel. Ðây là khoảng thời gian cả ta và địch tập trung rút kinh nghiệm, củng cố lại lực lượng. Ðoán định trong những ngày tiếp theo, địch sẽ dùng lực lượng lớn và thủ đoạn tàn bạo hơn để đánh phá Hà Nội, Hải Phòng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định tăng thêm hỏa lực để bảo vệ Hà Nội, các sân bay và trận địa tên lửa, đưa lực lượng dự bị vào chiến đấu.

Ngày 26-12, Mỹ tiếp tục chiến dịch tập kích Hà Nội, Hải Phòng. Ðịch sử dụng máy bay chiến thuật tác chiến ban ngày, đến đêm, 129 lần chiếc B52 và hàng trăm lần chiếc máy bay chiến thuật ồ ạt tiến công Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên.  Hơn 100 điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Vệt bom B52 rải xuống phố Khâm Thiên, sát hại hơn 300 người, phá sập hơn 2.000 ngôi nhà...

Bom đạn thù không làm quân dân ta nao núng tinh thần. Các lực lượng phòng không, không quân kiên cường trụ bám trận địa, phối hợp nhịp nhàng, giáng trả mãnh liệt vào đội hình máy bay địch. Sau một giờ chiến đấu, quân dân Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, đã bắn hạ 18 máy bay Mỹ, trong số đó thêm tám B52 phải đền tội. Các ngày tiếp theo, số phi vụ đánh phá bằng B52 sụt hẳn và chúng tản ra đánh phá những khu vực ngoài Hà Nội.

Ðế quốc Mỹ buộc phải chấm dứt cuộc tập kích chiến lược vào ngày 29-12. Trong 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực lân cận, Mỹ sử dụng 729 lần chiếc B52, gần 4.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trút xuống mặt đất lượng bom đạn tương đương 35.000 tấn chất nổ. Riêng Hà Nội, địch tập trung 444 lần chiếc B52 và hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật để đánh phá. Suốt 12 ngày đêm quần lộn với giặc trời, quân dân ta bằng lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo và với sức chịu đựng phi thường, đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược của đế quốc Mỹ, bắn rơi 34 máy bay B52 trong tổng số 81 máy bay.

Hồi hộp dõi theo cuộc chiến đấu của quân dân ta, nhân dân yêu chuộng hòa bình và bè bạn thế giới khâm phục thắng lợi của ta và gọi chiến công đó là "Ðiện Biên Phủ trên không".

Ngày 30-12-1972, Chính phủ Mỹ buộc phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, đề nghị nối lại cuộc đàm phán Paris và chấp nhận những nội dung cơ bản của dự thảo hiệp định ngày 20-10-1972, trong đó Mỹ công nhận những điều khoản có tính nguyên tắc do ta đưa ra. Ngày 27-1-1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28-1-1973. Như vậy, ta đã thực hiện trọn vẹn một mục tiêu chiến lược cơ bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: "Ðánh cho Mỹ cút". Với Hiệp định Paris, cuộc đấu tranh của nhân dân ta chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ "Ðánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

--------------

[*] Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [1954 - 1975], tập II, NXB Sự thật, Hà Nội 1991, trang 192-130.਍

LÊ QUANG LẠNG <br>[Viện Lịch sử quân sự Việt Nam]

Tàu tuần tiễu của Tiểu đoàn 100, Trung đoàn 171 bảo vệ cầu Long Biên, tháng 5-1967. Ảnh: TL

Ngày 7 và 8-2-1965, Mỹ tiến hành cuộc tập kích mang tên “Mũi lao lửa I”, sử dụng 169 lần chiếc máy bay đánh phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, khu vực Vĩnh Linh. Ngày 11-2, chúng tiến hành cuộc tập kích “Mũi lao lửa II”, sử dụng 100 lần chiếc máy bay đánh phá thị trấn Hồ Xá, khu vực Vĩnh Linh, thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ... Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, các đơn vị tàu và Đại đội 24 pháo cao xạ thuộc Khu Tuần phòng 2 đã phối hợp với lực lượng phòng không ba thứ quân bắn rơi 22 chiếc máy bay Mỹ và bắn bị thương nhiều chiếc khác.

Bị thiệt hại nặng nề trong hai cuộc tập kích “Mũi lao lửa” I và II, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn quyết định mở chiến dịch “Sấm rền”, mở rộng đánh phá các mục tiêu quân sự, kho tàng, đầu mối giao thông, thị trấn, thị xã từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20 hòng đánh sập tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam... Bằng ý chí, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bộ đội Hải quân cùng với quân dân miền Bắc đã đề cao cảnh giác, chiến đấu dũng cảm, bắn cháy và bắn bị thương nhiều máy bay của địch, bảo vệ các mục tiêu. Trận ngày 2-3-1965, Mỹ cho 160 lần chiếc máy bay vào đánh phá Căn cứ sông Gianh. Các đơn vị bảo vệ căn cứ và Đại đội 24 pháo cao xạ cùng các tàu của Phân đội 5, 6 thuộc Khu Tuần phòng 2 đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 6 máy bay của địch…

Khi địch mở rộng đánh phá các Trạm ra đa 530 ở Đèo Ngang, Trạm 550 ở Bạch Long Vĩ, các trạm ra đa của bộ đội Phòng không ở Hà Tĩnh, đánh phá cầu Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa, chúng đã bị quân dân ta kiên quyết đánh trả, bắn rơi nhiều chiếc. Trong đó, khẩu đội cao xạ Trạm ra đa 530 bắn rơi 2 chiếc; tàu T120 và T136 của Phân đội 1, 2 tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng đã bắn rơi 5 chiếc. Ngày 29-3-1965, Tiểu đoàn 152 ở đảo Bạch Long Vĩ đánh trả 70 lần chiếc máy bay Mỹ, đã bắn rơi 5 chiếc. Ngày 31-3-1965, Trạm ra đa 530 cùng Đại đội 24 pháo cao xạ bắn rơi 5 máy bay của địch…

Cùng với đánh trả máy bay địch, bộ đội Hải quân đã kiên cường đánh trả các tàu chiến của chúng xâm phạm, phá hoại trong vùng biển của ta. Đầu năm 1965, biên đội tàu T161 và T171 thuộc Phân đội 5, Tàu T126 Khu Tuần phòng 2 đã bắn bị thương 3 tàu địch xâm phạm vùng biển Quảng Bình; tàu T187 và T124 bắn cháy 2 tàu địch ở cách Cửa Hội 40 hải lý...

Từ tháng 4-1965 đến cuối năm 1966, bộ đội các tàu, các căn cứ, đài trạm của Hải quân cùng với quân, dân ta kiên cường đánh trả các đợt tập kích đánh phá của địch, làm cho chúng bị tổn thất nhiều máy bay, tàu chiến. Tháng 8-1965, Bác Hồ gửi thư khen và tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho Quân chủng; hàng chục tập thể, cán bộ, chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương Chiến công các hạng.

Cuối tháng 4-1966, máy bay địch mở rộng đánh phá ra vùng mỏ Đông Bắc, bộ đội Hải quân phối hợp với các lực lượng vũ trang ở khu vực đánh trả quyết liệt máy bay địch. Các tàu Hải quân ở khu vực Hạ Long đã bắn rơi 23 máy bay địch, bắn bị thương 38 chiếc và phối hợp cùng lực lượng đơn vị bạn bắn rơi nhiều chiếc khác. Cũng trong thời gian này, tàu của Hải quân đã tham gia nhiều trận chiến đấu bảo vệ TP. Hải Phòng.

Ngày 27-3-1967, Bộ Quốc Phòng ra quyết định hợp nhất Bộ Tư lệnh Hải quân và Quân khu Đông Bắc thành Bộ Tư lệnh Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc. Các cơ quan chức năng cũng được củng cố tổ chức biên chế phù hợp với việc hợp nhất.

Đầu năm 1967, Quân chủng Hải quân điều động lực lượng tàu của Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 100 thuộc Trung đoàn 171 tàu tuần tiễu lên tham gia trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Tại đây, bộ đội các tàu Hải quân đã cùng với quân dân ta chiến đấu nhiều trận, đánh trả quyết liệt các đợt tập kích của máy bay địch. Trận ngày 5-5-1967, hơn 300 lần chiếc máy bay Mỹ lao vào đánh phá Hà Nội; hơn 20 tàu tuần tiễu của Hải quân đã hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với quân, dân Hà Nội tiêu diệt 8 chiếc.

Ngày 14-5-1967, các tàu Hải quân bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bảo vệ các mục tiêu được giao. Ngày 19-5 các lực lượng bắn rơi 8 máy bay lập công mừng sinh nhật Bác Hồ, trong đó Tàu T187 bắn rơi 1 chiếc.

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tháng 4-1972, đế quốc Mỹ mở chiến dịch “Lai nơ Bếch cơ I” dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ hai trên miền Bắc Việt Nam. Ngày 18-12-1972, Mỹ tiếp tục mở chiến dịch “Lai nơ Bếch cơ II” tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược, huy động hàng trăm lượt máy bay B52 và F111 đánh phá ác liệt đối với Thủ đô Hà Nội, TP. Hải Phòng hòng đè bẹp ý chí của dân tộc ta, buộc ta phải chấp nhận những điều khoản do Mỹ đưa ra song quân dân ta đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng, buộc chúng phải chấp nhận sự thất bại cay đắng. Trong chiến thắng này, bộ đội Hải quân đã góp phần tích cực trong chiến đấu bảo vệ TP. Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội.

HQVN [Còn nữa]