So sánh jbl charge 3 và ue boom 2 năm 2024

Cứ mỗi năm trôi qua thị trường loa bluetooth portable lại xuất hiện thêm nhiều sản phẩm mới với mẫu mã thiết kế tiên tiến cùng hiệu năng ngày càng vượt trội. Đối với nhu cầu hiện nay, việc sở hữu một chiếc loa bluetooth để phục vụ cho nhu cầu sử dụng portable không còn là điều gì quá xa xỉ nữa, cộng thêm sự tấn công từ các nhãn hiệu Trung Quốc càng làm sự lựa chọn đa dạng thêm. Hai câu hỏi xuất hiện nhiều nhất khi chọn lựa một sản phẩm vừa ý mình chính là: “Nhãn hiệu nào?” và “Mức giá ra sao?”

Những cái tên như Libratone, Vava, Anker hay ngay cả các dòng sản phẩm giá rẻ trên Amazonđều có thể phục vụ được nhu cầu cơ bản của người sử dụng với mức giá chỉ từ $35. Các tính năng đáng chú ý khác như thiết kế, màu sắc độc đáo, chất lượng âm thanh hay chống nước… sẽ làm tăng mức giá lên ở mức nhất định nào đó nên người dùng hoàn toàn làm chủ được lựa chọn của mình. Sau đây là một số sản phẩm đáng chú ý có thể lọt vào mắt xanh của bạn đọc.

JBL CHARGE 3

JBL luôn là một nhãn hiệu đáng tin cậy nếu người dùng đòi hỏi một sản phẩm loa có chất tiếng to và khỏe. Thêm vào tính năng bluetooth, những chiếc loa của JBL dễ dàng trở thành lựa chọn hàng đầu. Sản phẩm loa bluetooth Charge 3 sở hữu chất âm tuyệt hảo, thiết kế nhỏ gọn thuận tiện di chuyển cùng tính năng chống nước ấn tượng, tất cả chỉ nằm trong tầm giá khoảng $130. Loa có tiếng bass cực mạnh và sâu phù hợp với các dòng nhạc hip-hop, electronic, rock hay cả folk và classical. Sản phẩm còn sở hữu thời lượng pin lên đến hơn 20 giờ, lâu nhất khi so sánh cùng các đối thủ đồng giá. Charge 3 cũng tương thích kết nối multi-room bluetooth với 3 nguồn phát cùng lúc, thuận tiện cho người thích nghe nhạc khi làm bếp với loa đặt ở phòng khách chẳng hạn.

Điểm trừ của Charge 3 đối với một số người dùng sẽ là kiểu dáng không thời trang, kích thước vẫn hơi to so với tiêu chuẩn hiện nay và khối lượng cũng hơi nặng. Dù gì đi nữa thì đây vẫn là chiếc loa bluetooth có thể đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của người dùng, chủ yếu là về thời lượng pin, độ bền và tính tiện dụng tốt.

UE BOOM 2

Đứng thứ 2 có lẽ sẽ là BOOM 2 đến từ Ultimate Ears, ứng viên hạng nhất hồi năm trước. Điều làm cho nó giữ được thứ hạng này có lẽ chính là mức giá thành đã giảm nhiều kể từ khi lên kệ lần đầu. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy BOOM 2 trên Amazon với giá chỉ khoảng $130 (giá gốc $200), bằng với JBL Charge 3. UE BOOM 2 đứng thứ 2 là vì vòng đời sản phẩm của nó đã 2 năm, tuy nhiên đây vẫn là thiết bị loa bluetooth sở hữu thiết kế và chất âm có thể nói vào hàng bật nhất hiện nay (tất nhiên là trong tầm giá).

BOOM 2 có thời lượng pin khoảng 15 giờ. Ngoài ra nếu người dùng đòi hỏi một chiếc loa có tiếng to hơn thì Ultimate Ears MegaBoom sẽ là lựa chọn đáng giá hơn, tuy nhiên giá cũng cao hơn, khoảng $230.

Các ứng viên khác

Một số sản phẩm loa bluetooth portable khác cũng rất đáng chú ý như Libraton Zipp, B&O Beoplay A1, Sony XB40, UE Roll 2, JBL Flip 4, Bang & Olufsen P2, Bose Soundlink Color II, Vava Voom 20/21. Các sản phẩm loa nói trên đều có tầm giá trong khoảng $100 ~ $300 cùng các thông số bù qua sớt lại về thời lượng pin, thiết kế kiểu dáng, các tính năng phụ (LED party nhiều màu, chống nước, âm lượng lớn,…) phù hợp cho từng mức hầu bao đa dạng.

Your browser is not supported or outdated so some features of the site might not be available.

Speakers bought and tested

Supported by you via insider access, and when you purchase through links on our site, we may earn an affiliate commission.

To hơn, thiết kế cứng cáp, chắc chắn hơn, củ loa lớn hơn cho âm lượng cao hơn, chất lượng âm thanh được cải tiến hơn, thời lượng pin lâu hơn, chất lượng kết nối cao cấp hơn,… là một vài điểm “hơn” ở mẫu loa di động chống nước JBL Charge 3 so với 2 phiên bản đời trước của nó là Charge 2 và Charge 2+. Ở mức giá khoảng 150 đô la, ở Việt Nam là 3,9 triệu đồng, ngoại trừ đặc điểm khó thay đổi là bị méo, rè ở mức âm lượng cực đại thì đây vẫn là một chiếc loa khá đáng cân nhắc cùng với các đối thủ khác như UE Boom 2 hoặc Sony Extra Bass.

Thông số kỹ thuật cơ bản của JBL Charge 3:

  • Kích thước 213 x 87 x 88,5mm
  • Cân nặng: 800 gram
  • Củ loa 2 x 50mm
  • Tần số đáp ứng 65Hz-20kHz
  • Pin 6000 mAh
  • Sạc được cho điện thoại
  • Mic khử echo, khử noise
  • Kết nối 3.5mm, Bluetooth

Ưu điểm:

  • Hoàn thiện tốt, chắc chắn, cứng cáp
  • Chống nước đáng tin cậy
  • Âm lượng lớn
  • Chất âm ấm, có cải thiện so với phiên bản trước
  • P/P ở mức tốt
  • Sạc được cho điện thoại

Nhược điểm:

  • Nút điều khiển khó phân biệt
  • Vỡ, rè ở mức âm lượng cực đại

Thiết kế chắc chắn, một phiên bản thu nhỏ của Xtreme hơn là đàn em của Charge 2

Cầm JBL Charge 3 trên tay thì suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu mình chính là “sao giống JBL Extreme quá vậy!” Thật sự, lớp màng bảo vệ bên ngoài dạng lưới sắt ở 2 mặt giống như trên các mẫu Charge hoặc thậm chí là Pusle trước đây không còn, thay vào đó là một lớp vải sợi đan giống như trên mẫu JBL Xtreme.
Tất nhiên, ngoại hình thì giống nhưng Charge 3 nhỏ hơn khá nhiều so với Xtreme. Tuy nhiên ở bản nâng cấp lần này thì kích thước của loa lại to hơn so với dòng trước là Charge 2 hoặc Charge 2+. Và nhờ đó, thời lượng pin cũng tăng lên, đồng thời cũng năng hơn 2 mẫu trước. Phía trước là logo JBL màu cam thần thánh. Cá nhân mình nghĩ thì nếu bỏ đi luôn sẽ cho cảm giác liền lạc và đơn giản hơn nhiều.
Thay vì phần cụm nút điều khiển được đặt trên một dải cao su ở đỉnh loa như trước đây thì bây giờ chỉ còn lại một dải cao su nhỏ chứa nút nguồn và pair, còn các phím tăng giảm âm lượng, kết nối bluetooth, nhận cuộc gọi đều được bố trí ngay trên phần vỏ bọc vải đan luôn. Các nút được hoàn thiện bằng cao su lồi lên trên bề mặt loa. Tuy nhiên nó được làm gần như trùng màu với loa nên ban đầu sẽ khá khó để nhận biết được.
Ở 2 bên mặt hông của loa là 2 màng loa và trên đó cũng lại có logo JBL. Lớp màng này được đặt lõm vào bên trong, khi đánh nhạc lên thì nó sẽ di chuyển tịnh tiến tới lui tạo hiệu ứng khá là vui mắt. Đồng thời, nếu để ý thì phần rãnh ở cạnh bên loa được làm lồi lõm và mục đích chính là để thoát hơi khi cho loa hoạt động ở chế độ đứng thẳng. Khá là tiện.
Ở cạnh bên dưới loa là một phần đế bằng cao su, khá to và cho cảm giác chắc chắn mặc dù theo mình thì phần hoa văn bên dưới không được đặc sắc cho lắm. Trên phần đế là các đèn báo pin của loa.
Nối liền với phần chân đế cao su là khu vực cổng kết nối được đặt đằng sau nắp cao su. Nắp được đậy rất khít và cho cảm giác an toàn với chuẩn chống nước IPX7 của loa. Mở ra thì các kết nối cũng khá đơn giản, bao gồm lỗ cắm 3.5, cổng sạc microUSB, cổng USB sạc cho các máy khác với nguồn ra 2A. Và nếu chú ý thì trước khi chụp ảnh, mình đã thử nhúng nước chiếc loa này và khi mở nắp ra thì khu vực này vẫn hoàn toàn khô ráo, chứng tỏ khả năng bảo vệ của nắp là rất tốt. ​

Âm lượng lớn hơn, ấm hơn Charge 2 nhưng tổng thể âm không có nhiều khác biệt

Điểm đáng chú ý nhất ở Charge 3 chính là chúng ta có mức âm lượng lớn hơn khá rõ rệt so với người đàn anh trước đây là Charge 2 và Charge 2+. Cũng là điều dễ hiểu khi mà với kích thước lớn hơn, chúng ta có nhiều không gian để đặt củ loa to hơn, pin cũng nhiều hơn và hệ quả cuối cùng là cường độ âm thanh cực đại cũng sẽ được tăng lên. Nhìn chung, âm của Charge 3 có vẻ ấm hơn so với người tiền nhiệm. Tuy nhiên, đặc điểm cố hữu của những chiếc loa chống nước khiến cho nền âm có xu hướng tối đi một chút và trong một phép so sánh thì tối hơn là Sony SRS-XB3 mà mình trên tay cách đây không lâu. Mặc dù được trang bị củ loa lớn hơn, tuy nhiên bass của Charge 3 vẫn được kiểm soát khá tốt và so với mẫu Charge 2 thì là có sự cải thiện nhất định về chất lượng bass. Bass được đánh nhanh hơn, dứt khoát hơn và cũng được đưa xuống sâu hơn một chút. Tuy nhiên, ở mức âm lượng từ 80 trở lên thì chúng ta bắt đầu có hiện tượng hơi vỡ khi mà gần như công suất sắp được vắt kiệt, loa trở nên gồng hơn và rung lên. Tương tự như bass, treble cũng được đầu tư cho mức năng lượng khá phù hợp, không quá harsh và cũng không quá yếu đuối, cho cảm giác khá dễ chịu. Và cuối cùng, mid tương đối ấm, độ chi tiết ở mức khá. Với mức giá khoảng 3,9 triệu đồng, ở nước ngoài là tầm 100 đô la, theo mình những gì JBL Charge 3 thể hiện được là khá tốt trong tầm giá của nó, nói cách khác là hiệu năng/giá ở mức khá tốt. Chúng ta có loa được thiết kế chắc chắn, cứng cáp, hoàn thiện tốt, chống nước IPX7 đáng tin cậy, thời lượng pin lâu, sạc được cho máy khác, âm lượng lớn và chất âm có cải thiện ở mức độ nhất định so với 2 người tiền nhiệm, nếu chấp nhận bỏ qua một vài lỗi nhỏ về mặt thiết kế thì đây vẫn là mẫu loa khá đáng quan tâm ở các mẫu loa di động dưới 4 triệu đồng. (nguồn tinhte.vn)

Amplier power Công suất danh định Frequency respons Tần số Input connections Cổng kết nối Battery type Loại pin Listening time on battery power Dung lượng pin Battery charge time Thời gian sạc pin Size ((H x W x D) Kích thước Weight Trọng lượng Unit Đơn vị 2 x 10 W 65Hz – 20kHz Bluetooth 4.1- Stereo jack(3.5mm) Micro USB – Speakerphone Lithium-ion 6000mAh rechargeable \>20 hours (@0.2W) 4.5 hours 87 x 213 x 88.5mm 0.8kg 4 Ea-Cái/Box-Thùng

Does UE BOOM 2 get Louder Than JBL charge 3?

The UE Boom 2 certainly can get loud, but the JBL Charge 3 can get louder. The UE Boom 2’s sound is pretty balanced, especially in the mid range and even in the high-end, though for some the bass may be lacking a little.

What are the advantages of the JBL charge 3?

The main advantages of the JBL Charge 3 over the other two speakers here are its longer battery life and a bit of extra volume.

How long does a UE BOOM 2 battery last?

When it comes to battery life, there’s a clear winner. The UE Boom 2 is rated at offering up to 15 hours of battery life, while the JBL Charge 3 steps things up to 20 hours -- though those times will obviously vary depending on use.

Is the UE BOOM 2 Waterproof?

Like the JBL Charge 3, the UE Boom 2 is fully waterproof; you can dunk it, hose it off, whatever you want. Less careful users have reported that it stands up to a lot of physical abuse too. Another factor that may significantly increase its longevity is the ability to have the battery replaced by Logitech for $49 by calling their support line.

Chủ đề