So sánh lò hơi đốt củi và viên nén năm 2024

Dưới đây là một số tài liệu tham khảo về nhiệt trị của các loại chất đốt mà tôi đã sử dụng để tính toán và so sánh chi phí:

Nguồn thứ nhất là từ trang : “Fuel Values of Wood and Bark” của USDA Forest Service .

Nguồn dẫn chứng thứ 2 là từ trang : “Calorific value of selected fuels” của Engineering ToolBox: .

Các tài liệu tham khảo này đều là các nguồn đáng tin cậy, thường được sử dụng trong các nghiên cứu về năng lượng và môi trường.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế, các giá trị chi phí và hiệu suất có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện vận hành, địa điểm sử dụng, giá cả thị trường, v.

Với giả thiết là lò hơi có hiệu suất sinh hơi là 100% .

Để lò hơi sinh ra 1 tấn hơi nước cần mất khoảng 840.000 kcal.

“ Thông tin này có thể được tìm thấy trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng lò hơi , hoặc các tài liệu giáo dục về ngành cơ khí, năng lượng và công nghiệp hóa học.”

Nhiệt trị của củi gỗ ( theo nguồn ) : “Fuel Values of Wood and Bark” của USDA Forest Service là 15 MJ trên 1 kg .

Nhiệt trị của củi ép mùn cưa ( theo nguồn dẫn chứng của Engineering ToolBox: ) : là 17 MJ trên 1 kg .

Nhiệt trị của than đá (cũng theo nguồn dẫn chứng này) là 24 MJ / kg .

Quy đổi ra kcal theo nguồn này , thì nhiệt trị các loại nhiên liệu lần lượt là : củi gỗ được 3.585 kcal trên 1 kg , củi ép mùn cưa được 4.063 trên 1 kg , than đá được 5.736 trên 1 kg .

Nhưng vì đây là tài liệu tham khảo từ các nguồn dẫn nước ngoài , có thể nhiên liệu của họ khác với việt nam chúng ta , vì vậy riêng củi gỗ tôi vẫn lấy theo dữ liệu từ nguồn : Wood and Bark.

Còn củi ép mùn cưa và than đá thì tôi lấy theo , số liệu được công bố từ các nhà kinh doanh và sản xuất tại thị trường việt nam .

Theo các số liệu công bố từ các nhà kinh doanh và sản suất củi ép mùn cưa , than đá , thì nhiệt trị thu được của 2 nhiên liệu này cao hơn nhiều so với nghiên cứu từ nước ngoài .

Nhưng thôi , chúng ta tạm chưa bàn đến việc đúng sai , mà cứ tạm tính theo giá trị nhiệt tại việt nam

Viên nén mùn cưa hay còn gộ là viên gỗ nén, viên nén gỗ – là một loại chất đốt có nhiệt trị cao- là một dạng nguyên liệu sinh khối. Được sử dụng cho các lò hơi công nghiệp, các lò sưởi tại các nước xứ lạnh. Đặc biệt loại nguyên liệu này không thải ra khí gây ô nhiễm môi trường như các nhiên liệu than đá hay dầu mỏ. Hơn nữa không gây nguy hiểm cho người sử dụng và còn là nguồn phế phẩm là phân bón cho nông nghiệp nữa.

So sánh lò hơi đốt củi và viên nén năm 2024
Giá viên nén gỗ, viên nén mùn cưa xuất khau

Viên nén mùn cưa hay viên nén gỗ sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa, gỗ thải, dăm bào, vỏ đậu phộng… được ép nén dưới áp lực cao và ép qua các lỗ sàn để tạo ra sản phẩm có dạng hình trụ viên với đường kính đúng bằng lỗ sàn, và rất cứng. Quá trình nén có gia nhiệt nên làm cho các chất keo trong mùn cưa chảy ra và kết dính lại với nhau, tạo thành hình viên nén mùn cưa có bề mặt láng bóng.

Đặc điểm của viên nén mùn cưa?

Để các bạn có thể hiểu rỏ hơn về nguồn nguyên liệu sinh khối rất “hot” này thì chúng tôi giới thiệu một số đặc điểm cơ bản của viên nén mùn cưa như sau:

Đường kính viên nén: Từ 6 -12 mm, tùy theo từng dây chuyền, thường là 8mm nhiều nhất.

Chiều dài viên: Từ 10 – 50mm.

Độ ẩm: Max 8%.

Độ tro thu hồi: < 1.5 %.

Nhiệt lượng: Từ 4200 – 4800 Kcal/kg.

Hiệu suất sử dụng của viên nén mùn cưa?

Viên nén mùn cưa có hiệu suất sử dụng khá cao, dưới đây là hình ảnh mà chúng tôi so sánh năng lượng của viên nén với các nguồn nhiên liệu khác:

So sánh lò hơi đốt củi và viên nén năm 2024
Bảng so sánh năng lượng của viên nén gỗ

1 Tấn viên nén mùn cưa = 454,25 L dầu = 643,52 L Propane = 453m3 Gas = 4,755 Kwh điện

Nhưng trong đó, thì chi phí đầu tư cho 1 tần viên nén mùn cưa chỉ bằng 58% so với 453,35 L dầu, và bằng 67% so với643,52 L Propane, chỉ bằng 30 – 50% so với điện và Gas. Ví dụ đơn cử như bạn mau 1 bình gas 12kg với giá 500.000 đồng. Nhưng bạn sử dụng viên nén gỗ thì số tiền bạn tiêu tốn chỉ từ 150.000 – 200.000 đồng là bạn có thể tạo ra nhiệt lượng tương đương như sử dụng 12kg Gas.

Giá viên nén mùn cưa, viên nén gỗ xuất khẩu?

Viên nén gỗ chủ yếu được xuất khẩu sang các nước xứ lạnh, trước đây, Hàn Quốc, Nhật Bản là 2 thị trường chủ lực nhập khẩu viên nén từ Việt Nam. Chiếm đến 99,8 % tổng kiêm ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Nhưng do nhu cầu cao từ các nước Châu Âu thời điểm này nên giá xuất khẩu viên nén gỗ tại Việt Nam đã tăng vọt từ 1,8 – 2 lần so với đầu năm.

Hiện nay một số đơn vị đã ký được các đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc với giá 150 – 160 USD/ tấn viên nén.

Giá xuất khẩu viên nén sang thị trường Nhật Bản cũng dao động ở mức 140 – 145 USD/tấn.

Giá viên nén gỗ xuất khẩu sang thị trường EU có nhỉnh hơn so với hai thị trường truyền thống trên 1 chút. Giá dao động từ 170 – 180 USD/tấn.

Tình hình thị trường viên nén gỗ xuất khẩu ra sao?

Theo Wood Resources International LLC, tại EU thì 40 % lượng viên nén gỗ được sử dụng để sưởi ấm tại các hộ gia đình, 36 % sử dụng cho nhà máy điện, 14 % được dùng sưởi ấm tại các tòa nhà thương mại, tòa nhà hành chính. Theo phân tích của các chuyên gia năng lượng thì nhu cầu đối với viên nén gỗ có khả năng tăng từ 30 – 40% tại thị trường này trong vòng 5 năm tới.

Tình hình chung của thế giới hiện nay là giá năng lượng đang tăng cao, công thêm xu thế chuyển đổi dần từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch thân thiện với môi trường hơn. Vì thế các nước thuộc khối liên minh Châu Âu EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…tăng nhập khẩu viên nén gỗ đẻ làm chất đốt. Nên giá viên nén thời điểm này đã tăng lên 150 – 200%, dự báo còn tiếp tục tăng nữa trong thời gian sắp đến.

Theo đánh giá của hiệp hội Gỗ và Lâm Sản ( Viforest) thì viên nén gỗ là mặt hàng mới nổi của ngành chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào, tận dụng được các nguồn nguyên liệu hữu cơ như vỏ trấu, mùn cưa, rơm, bả mía, thân cây, vỏ hạt… cộng với quy trình sản xuất đơn giản cho nên Việt Nam có thể đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lên đến hàng chục triệu tấn.

Cũng theo Viforest, thì nước ta hiện là nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Với sản lượng và chất lượng không ngừng tăng theo năm tháng. Riêng năm 201 thì xuất khẩu mặt hàng này đạt trên 3,5 triệu tấn, giá trị thu về hơn 400 triệu USD

Công dụng của viên nén mùn cưa là gì?

Nếu các bạn chỉ biết đến viên nén mùn cưa được làm nhiên liệu đốt thì chắc hẳn bạn còn thiếu sót rồi, dưới đây là một số công dụng của loại hàng này ngoài việc là nhiên liệu sinh khối nhé.

Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

Viên nén mùn cưa với khả năng hút ẩm khá tốt nên được dùng trong các trang trại nuôi gà, lợn, dê… để khử mùi, vệ sinh chuồng trại khá hiệu quả. Cho nên, loại nguyên liệu này trở thành một công cụ sinh học tại các trang trại nuôi theo công nghệ mới.

Ngoài ra, thì chính viên nén cộng với phân của vật nuôi tạo ra nguồn phân bón hữu cơ rất tốt sử dụng cho ngành trồng trọt. Từ đó, giảm được đáng kể lượng phân bón vô cơ gây hại cho đất và môi trường.

Dùng sưởi ấm

Các lò sưởi sử dụng viên nén mùn cưa sẽ tạo ra được nguồn nhiệt lượng đủ ấm và rất an toàn. Việc sử dụng viên nén gỗ cho các lò sưởi sẽ hạn chế được lượng tro, khói bụi, tiết kiệm được công sức và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ứng dụng trong các ngành công nghiệp, dân dụng.

Một ví dụ đơn giản, dễ thấy nhất đó là tại các công ty, xí nghiệp có sử dụng nồi hơi để tạo hơi nóng phục vụ sản xuất như sản xuất thép, dệt, nhộm, hấp, sấy gỗ… Nếu bạn sử dụng nhiên liệu là than đá hay dầu DO thì vô cùng hủy hoại môi trường, ô nhiễm nguồn không khí với lượng khói bụi, lượng khí CO thải ra.

Nhưng nếu bạn sử dụng viên nén gỗ là nhiên liệu sinh khối để đốt lò hơi. Thì mọi vấn đề về môi trường được giải quyết hầu như đến 90%, thậm chí nếu lượng tro của than đá đốt ra bạn phải tống chi phí xử lý, còn tro của viên nén đốt ra thì người ta còn bán lại cho nông nghiệp làm phân bón. Hơn nữa, chi phí cho nguyên liệu viên nén thấp hơn nhiều so với than đá hay dầu DO như được tính ở trên.

Một số ví dụ về các ngành sử dụng viên nén gỗ mùn cưa như:

  • Các xưởng giặt ủi công nghiệp, các xưởng may mặc.
  • Cung cấp nhiệt cho hệ thống hấp, sấy, thanh trùng, tiệt trùng tại các công ty chế biến thực phẩm.
  • Các nhà máy sấy gỗ, nhà máy sấy thức ăn gia súc.
  • Cung cấp nhiệt cho hệ thống xông hơi, bình nước nóng tại các khu dân cư.

Lợi ích của việc sử dụng viên nén gỗ?

Việc ứng dụng viên nén gỗ trong đời sống cũng như trong sản xuất công nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: