So sánh lực lượng giữa ta và mỹ năm 2024

+ Mĩ giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

+ Thực tế, sự hỗ trợ của Mĩ cho chính quyền Sài Gòn không còn lớn như trước được nữa.

- Phía ta:

+ Miền Bắc đẩy mạnh sản xuất và xây dựng, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, tạo điều kiện chi viện cho miền Nam. Tại sao ở Nghị quyết 12/12/1965, Đảng ta lại xác định: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam nước ta hàng chục vạn quân viễn chinh và chư hầu nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch không có sự thay đổi lớn? Trả lời : Đầu năm 1965 nhằm cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã mở cuộc “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và quân chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam. Tình hình đó đã buộc Đảng ta phải mở các Hội nghị nhằm phân tích tình hình để đề ra các đường lối đấu tranh đúng đắn. Hội nghị Trung Ương lần thứ 11 và 12 đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến trong cả nước. Trên cơ sở đó Đảng cũng nhận định: “Mặc dù đế quốc Mỹ đưa hàng chục vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta nhưng so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch không có sự thay đổi lớn”.      Để đưa ra nhận định trên, Đảng ta căn cứ vào những vấn đề sau: - Thứ nhất, căn cứ vào thế và lực của ta và địch trên chiến trường. +**Về phía ta: đang giành thế chủ động tấn công trên mọi mặt trận, đã đánh tan chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của kẻ thù, vì vậy tạo niềm tin và sức mạnh tinh thần rất lớn, đặc biệt khi chúng ta đang ở thế tiến công. + Về phía địch: rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ, bị động do chúng ta đã chiến thắng trên chiến trường. Vì vậy, khi quân địch tăng cường quân viễn chinh mặc dù cũng là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhưng chúng buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và thế bị động cho nên chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược.

  • Thứ hai, các lực lượng tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ một cách gay gắt.
**+** Mỹ tăng cường quân viễn chinh cũng chỉ là hành vi uy hiếp tinh thần, muốn chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình nhưng thực chất bộc lộ sự nhu nhược và bất lực. Chúng đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa – nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối gay gắt, còn nhân dân ta đang tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại đế quốc để giành độc lập – luôn nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới. => Tạo cho địch tâm lý lo ngại nhưng lại là nguồn lực tinh thần to lớn cho chúng ta tiến công địch khi chúng tăng cường quân viễn chinh. **_- Thứ ba_**, xuất phát từ vị trí địa lí miền Nam. **+** Đây là vùng đồng bằng nhưng phức tạp, có nhiều vùng chiêm trũng rộng lớn…   **+** Vì vậy khi địch tăng cường quân viễn chinh, chúng buộc phải dàn mỏng lực lượng để đối phó với quân đội ta (áp dụng lối đánh du kích). Do đó khi chúng rải quân cũng sẽ rơi vào thế bất lợi, lực lượng mỏng sẽ không thể phát huy sức mạnh quân đội.   + Trong khi đó quân ta lại am hiểu địa hình địa vật ở đây nên địch sẽ bất lợi khi chúng ta tiến công. **_- Thứ tư_**, trong quá trình chống “Chiến tranh đặc biệt”, thế trận chiến tranh nhân dân đã hình thành, cách mạng miền Nam đã có sự phát triển cả về thế và lực. Cùng với lực lượng cách mạng miền Bắc, nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu lâu dài và trước mắt của địch. **_- Thứ năm_**, Mỹ đưa quân vào miền Nam nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, cuộc chiến tranh này được đề ra trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Trong khi đó cách mạng miền Nam giữ vững thế tiến công, sẽ đánh bại “Chiến tranh cục bộ” trong thời gia ngắn nhất. Mỹ vì thế không thể nào cứu vãn được tình thế nguy khốn, bế tắc của chúng ở miền Nam. **_- Thứ sáu_**, do đế quốc Mỹ bị ràng buộc trong khuôn khổ chiến tranh thực dân kiểu mới, phải dựa vào bọn tay sai bản địa để thực hiện mục tiêu xâm lược nhưng bọn tay sai lại rất yếu. Phương thức xâm lược và chính sách thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ luôn luôn quyện chặt vào nhau và chứa nhiều mâu thuẫn. Chiến tranh càng mở rộng, kéo dài thì mâu thuẫn càng bộc lộ và bị khoét sâu mà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc không thể khắc phục: **+** Mâu thuẫn giữa mục đích muốn giấu mặt trá hình để áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới nhưng buộc phải tiến hành chiến tranh bằng quân viễn chinh của Mỹ nên chúng nhanh chóng bị lộ mặt. **+** Mâu thuẫn giữa tiến hành chiến tranh xâm lược nhưng phải xây dựng cho được chính quyền, quân đội tay sai bản xứ làm chỗ dựa và là công cụ xâm lược của Mỹ nhằm áp đặt cho được chủ nghĩa thực dân kiểu mới. **+** Mâu thuẫn giữa sức mạnh quân sự vốn có, nhưng do phi nghĩa và đặc điểm của thời đại chi phối, lại phải tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nên đế quốc Mỹ không thể sử dụng hết sức mạnh quân sự của chúng trong cuộc chiến tranh cách xa nước Mỹ. **_Nhận xét:_** Tất cả những vấn đề trên Đảng ta đã phân tích và nghiên cứu rất kĩ, không chủ quan, nóng vội, khinh địch mà rất khoa học, thể hiện tư duy nhạy bén về quân sự và thế tiến công. Chính nhận định này đã giúp cho Đảng ta đề ra được những đường lối đấu tranh đúng đắn, tạo niềm tin cho quân và dân ta trước kế hoạch mới của kẻ thù.

Chủ đề