So sánh ngoại ngữ huế vnexpress năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lần đầu ban hành chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ cho người nước ngoài dạy tiếng Anh ở các trung tâm.

Ngày 23/1, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết việc này nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại Việt Nam, gồm cả chất lượng dạy và học tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Nhóm giáo viên ở trung tâm ngoại ngữ phải tham gia chương trình này, gồm: người bản ngữ (ngôn ngữ Anh), người nước ngoài có bằng cao đẳng tiếng Anh hoặc có bằng cao đẳng cùng chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 (C1) trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Chương trình gồm 11 chuyên đề, tổng cộng 160 tiết, mỗi tiết 45 phút. Trong đó, nội dung cốt lõi là kiến thức cơ bản về bối cảnh và văn hóa; hệ thống giáo dục Việt Nam; một số quy định về dạy và học tại Việt Nam.

Ngoài ra, người học được cung cấp phương pháp giảng dạy kiến thức ngôn ngữ Anh; các kỹ năng nghe, nói, đọc viết; phương pháp dạy cho trẻ em, thanh - thiếu niên Việt Nam; phương pháp về kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác, phát triển học liệu trong dạy học tiếng Anh.

Tuy nhiên, sau khi chương trình được ban hành, một số trung tâm dạy tiếng Anh có giáo viên nước ngoài băn khoăn không biết giáo viên của mình có thuộc diện bắt buộc học và lấy chứng chỉ không. Hay nếu người dạy đã có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế như TESOL thì thế nào. Những nội dung này không được nêu trong văn bản của Bộ.

Theo ông Đức, chương trình của Bộ hướng tới những người có năng lực về ngôn ngữ tiếng Anh song lại chưa có năng lực sư phạm phù hợp.

"Như vậy, người nước ngoài có năng lực ngoại ngữ theo quy định và có chứng chỉ đào tạo dạy tiếng Anh được công nhận thì không bắt buộc phải học", đại diện Cục Nhà giáo chia sẻ.

Một số chứng chỉ đào tạo dạy tiếng Anh được công nhận ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến như TESOL, TEFL, CELTA, theo Cục Hợp tác quốc tế của Bộ.

Học sinh học cùng giáo viên người nước ngoài tại Trung tâm Anh ngữ Res. Ảnh: Anh ngữ Res

Về việc giảng dạy và cấp chứng chỉ, Bộ cho phép các trường đào tạo giáo viên chủ động biên soạn tài liệu và thực hiện, có thể theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Cơ sở vật chất, giảng viên biên soạn, thẩm định tài liệu và tham gia giảng dạy phải đáp ứng một số điều kiện và báo cáo về Bộ để cơ quan này theo dõi, kiểm tra, đánh giá.

Đã có trường thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo này. Chẳng hạn, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế chiêu sinh khóa học với chi phí 17,9 đến 19,9 triệu đồng một người.

Một thống kê năm 2019 cho thấy cả nước có gần 4.000 trung tâm ngoại ngữ, tin học, tập trung nhiều ở các thành phố lớn, riêng Hà Nội có gần 750 trung tâm. Nhiều trung tâm quảng cáo "giáo viên 100% nước ngoài".

Theo quy định, người nước ngoài được cấp giấy phép lao động để giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam nếu có bằng sư phạm giảng dạy phù hợp hoặc bằng ngôn ngữ/bằng chuyên ngành khác cùng với chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh phù hợp như TESOL, TEFL, CELTA, DELTA...

Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài không có chứng chỉ này vẫn được một số trung tâm ngoại ngữ, tin học thuê giảng dạy theo giờ bởi nhu cầu "học với người bản ngữ", gây lo ngại về chất lượng.

30 trường đại học, học viện được tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam, tăng 3 so với năm ngoái.

Theo danh sách do Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 11/7, ba trường mới được tổ chức thi trong năm nay gồm Đại học Kinh tế quốc dân, Kinh tế TP HCM và Lạc Hồng.

Danh sách cụ thể như sau:

STT

Tên đơn vị

1

Trường Đại học Sư phạm TP HCM

2

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

3

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

4

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

5

Đại học Thái Nguyên

6

Trường Đại học Cần Thơ

7

Trường Đại học Hà Nội

8

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

9

Trường Đại học Vinh

10

Học viện An ninh nhân dân

11

Trường Đại học Sài Gòn

12

Trường Đại học Ngân hàng TP HCM

13

Trường Đại học Trà Vinh

14

Trường Đại học Văn Lang

15

Trường Đại học Quy Nhơn

16

Trường Đại học Tây Nguyên

17

Học viện Khoa học quân sự

18

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

19

Trường Đại học Công thương TP HCM

20

Trường Đại học Công nghiệp TP HCM

21

Trường Đại học Thương mại

22

Học viện Cảnh sát nhân dân

23

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM

24

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM

25

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

26 Trường Đại học Ngoại thương 27 Trường Đại học Nam Cần Thơ 28 Trường Đại học Kinh tế quốc dân 29 Trường Đại học Kinh tế TP HCM 30 Trường Đại học Lạc Hồng

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành ngày 24/1/2014, trên cơ sở ứng dụng khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh ở các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.

Khung này được chia làm 3 cấp (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) và 6 bậc (từ 1 đến 6 tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR):

Bậc 1 (sơ cấp) tương thích với bậc A1 trong CEFR.

Bậc 2 (sơ cấp) tương thích với bậc A2 trong CEFR.

Bậc 3 (trung cấp) tương thích với bậc B1 trong CEFR.

Bậc 4 (trung cấp) tương thích với bậc B2 trong CEFR.

Bậc 5 (cao cấp) tương thích với bậc C1 trong CEFR.

Bậc 6 (cao cấp) tương thích với bậc C2 trong CEFR.

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc này được dùng làm tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức, viên chức (về ngạch, bậc hoặc quy hoạch, bổ nhiệm) thay vì sử dụng các loại chứng chỉ A, B, C như trước.

Yêu cầu đầu vào khi tuyển sinh trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) trong nước cũng áp dụng theo khung này. Với sinh viên đại học, điều kiện để được tốt nghiệp là có chứng chỉ bậc 3/6 trở lên.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép cho 132 đơn vị tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin (Xem danh sách).

Chủ đề