So sánh tác phẩm tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Trang chủ » SO SÁNH CƠ CHẾ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VÀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Nhìn vào hai khái niệm về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hai đối tượng này, vì chúng đều là hình thức thể hiện bên ngoài của một sản phẩm, liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ của sản phẩm và có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.Vì vậy, LUẬT Á CHÂU xin giải đáp thắc mắc về sự giống và khác nhau của “cơ chê bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp”

          1.Giống nhau:

  • Đều là hình thức thể hiện bên ngoài của một sản phẩm, liên quan đến khía cạnh thẩm mỹ của sản phẩm và có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
  • Cả hai đối tượng này được sáng tạo ra đều nhằm điều chỉnh sản phẩm của mình để hấp dẫn một bộ phận người tiêu dùng cụ thể. Cùng một loại sản phẩm nhưng những chi tiết bên ngoài được thay đổi lại có thể thích hợp cho các nhóm khách hàng với độ tuổi, tập tục văn hóa hay xã hội khác nhau. Từ đó tiến tới mục đích xa hơn đó là thiết lập một thị trường cạnh tranh mới và củng cố thêm nhãn hiệu của mình.

            2.Khác nhau:

Tiêu chí Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Khái niệm
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. (Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
  • Ví dụ: Bản vẽ bao bì sản phẩm túi đựng mỹ phẩm hoặc bản thiết kế vỏ hộp đựng mỳ gói…
  • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

( khoản 13 Điều 4 Luật SHTT)

  • Ví dụ: Hình dáng của chai nước Lavie, hình dáng của chai kính Pepsi hình dáng của xe Honda Lead, xe BMV…
Cơ chế bảo hộ
  • cơ chế quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền
  • phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT)
  • Xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.( Điểm  Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT
Cách thức xác lập
  • bảo hộ dựa trên cơ chế tự động, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký
  • phải được cấp văn bằng bảo hộ
Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
  • ( Điều 49 Luật SHTT)
  • => Nhà đầu tư cho tác giả sáng tạo ra tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không có quyền nộp đơn đăng ký và đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả vì đối với quyền tác giả, không phải đầu tư là có thể trở thành đồng sở hữu mà phải đáp ứng điều kiện về xác lập quan hệ giao việc hoặc thuê việc.
  • Tác giả đã tạo ra các đối tượng trên bằng công sức và chi phí của mình;
  • – Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và trong trường hợp có quy định khác của pháp luật;
  • – …Thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền đăng kí này. (Điều 86 Luật SHTT).
  • =>  Nhà đầu tư cho tác giả sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp cũng là người có quyền đăng ký và đứng tên trên văn bằng bảo hộ với tư cách đồng chủ văn bằng cùng tác giả.
Phạm vi bảo hộ quyền
  • không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng tác phẩm.
  • Phải có sao chép mới có xâm phạm quyền, không mở rộng bảo hộ những hình thức hông khác biệt đáng kể với tác phẩm.
  • Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo
  • – Sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ
  • 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, hoặc tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm định hình.
  • Một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố…) (khoản 2 Điều 27 Luật SHTT).
  • Còn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. (Điều 93 Luật SHTT)
Điều kiện bảo hộ
  •  không áp dụng điều kiện bảo hộ là sản xuất hàng loạt, có thể nó chỉ được thể hiện duy nhất một lần trên một sản phẩm
  •  Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp
Các trường hợp không được bảo hộ  
  • Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
  •  Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.
  •  Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

          Qua bài viết trên, Luật Á Châu hy vọng phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về “cơ chê bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp” và những điểm khác biệt giữa chúng. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất có thể.

Trên đây là một số nội dung trao đổi của chúng tôi. Nếu quý khách có nội dung cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email: hoặc số điện thoại 0947.318.318 hoặc 0967.932.555. Chúng tôi rất mong được hợp tác và hỗ trợ quý khách.

Trân trọng!

————-o0o—————

Công ty TNHH Luật Á Châu

VPGD: 262 Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947.318.318 – 0967.932.555

Webside: achaulaw.com.vn

Email:

Bạn hãy gọi chúng tôi bất kể khi nào bạn cần!

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Luật Quang Huy có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quyền tác giả, sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp,...và tất cả dịch vụ khác liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng gọi Tổng đài 1900.6671 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 09.678910.86 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các đối tượng bảo hộ quyền tác giả phổ hiện nhất hiện nay. Quyền tác giả tuy có thể xác lập trên cơ sở tự động (không cần đăng ký) nhưng trên thực tế, việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng lại mang đến nhiều lợi ích. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như quy định về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

1. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Trong cuốn “Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin có giải thích: “Mỹ thuật ứng dụng là các nghệ thuật áp dụng sản xuất công nghiệp để cho ra những sản phẩm mỹ thuật phục vụ đời sống hay mỹ thuật ứng dụng là những tấm tranh, phù điêu, đường diềm, thảm,…trang trí cho một công trình hoặc ứng dụng cho một công việc cụ thế nào đó.

Theo các định nghĩa trên, thuật ngữ “mỹ thuật ứng dụng” được dùng để chỉ việc áp dụng các thiết kế thẩm mỹ đối với các vật dụng có chức năng có thể sử dụng được. Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm mang tính nghệ thuật nhưng gắn liền hoặc được thể hiện trên các vật dụng, đồ vật hàng ngày.

Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã liệt kê tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Nghị định 22/2018 có đưa ra định nghĩa về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.

Ví dụ như: Bản vẽ bao bì sản phẩm túi đựng mỹ phẩm hoặc bàn thiết kế vỏ hộp đựng mì gói….

Qua những định nghĩa về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nêu trên, có thể chỉ ra các đặc trưng cơ bản của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau:

  • Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang tính thẩm mỹ (tính mỹ thuật): Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được thể hiện bằng những yếu tố như cấu tạo của các đường nét, màu sắc thể hiện trên bề mặt một sản phẩm( tính hai chiều) hoặc hình dạng của sản phẩm (tính ba chiều) hoặc sự kết hợp của cả hai loại tính năng đó. Với tư cách là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trước hết tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải có tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật.
  • Hai là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang tính ứng dụng hay tính hữu ích: mặc dù tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả những tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không chỉ được tạo ra để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ thông thường như các tác phẩm nghệ thuật tạo hình khác. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng luôn được thiết kế gắn liền với một vật phẩm, đồ vật hữu ích, có chức năng thông thường để phục vụ nhu cầu cuộc sống.
  • Ba là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp (sản xuất bằng máy) hay thủ công nghiệp (sản xuất bằng tay): Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được thể hiện bằng bất kỳ cấu tạo các đường nét hoặc màu sắc hoặc bất kỳ hình thức ba chiều nào, có hoặc không kết hợp với đường nét hay màu sắc, nhưng phải đáp ứng điều kiện là cấu tạo hoặc hình thức đó có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải có khả năng dùng làm mẫu cho sản xuất công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp. Do đó, các tác phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp có tính thẩm mỹ đều có thể trở thành đối tượng bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong tiếng anh là gì?

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong Tiếng anh là “Works of applied art”.

3. Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được cấu thành bởi những đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Tác giả chủ yếu là những người khéo tay và có óc thẩm mỹ. Họ đã bỏ tiền bạc và công sức để có những tác phẩm đẹp, có tính ứng dụng.

Và ít khi quan tâm nhiều đến quyền lợi của mình. Do vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những quy định. Nhằm bảo hộ quyền tác giả của người sáng tạo đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo.

  • Khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
  • Do đó, tác phẩm phải là sự sáng tạo trực tiếp của tác giả, không phải là sự sao chép từ tác phẩm khác.
So sánh tác phẩm tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?

Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhật định

  • Khoản 7 Điều 4 Luật Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
  • Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan quy định: “ Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt”

Như vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được định hình dưới dạng vật chất, tức là phải được thể hiện dưới dạng đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Nếu tác phẩm mới chỉ xuất hiện dưới dạng ý tưởng mà chưa được định hình thì sẽ không được bảo hộ.

4. Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng gồm các bước:

4.1. Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm:

Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Tờ khai đăng ký quyền tác giả phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả kê khai đầy đủ thông tin và ký tên. Nội dung tờ khai phải thể hiện:

  • Đầy đủ thông tin của tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Tóm tắt nội dung tác phẩm mỹ thuật được đăng ký: Thời, gian, địa điểm, hình thức công bố của tác phẩm; Lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký. Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.

Mẫu tờ khai do Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quy định.

  • Bản in tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký (02 bản);
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp có đồng tác giả);
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả nhưng được thừa hưởng quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thông qua thủ tục thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu.

Tất cả các tài liệu trên đều phải được thể hiện bằng tiếng Việt trừ bản sao tác phẩm. Trong trường hợp là tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt.

4.2. Bước 2. Nộp hồ sơ

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ đã chuẩn bị theo những giấy tờ chúng tôi đã đề cập ở phần trên tại Cục bản quyền tác giả. Hoặc có thể uỷ quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy uỷ quyền hợp lệ.

4.3. Bước 3. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nếu tác phẩm đủ điều kiện được bảo hồ Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này không đáp ứng được các điều kiện để được bảo hộ về bản quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả cũng sẽ phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn vì lý do không cấp.

5. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Như vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ dựa trên cơ chế tự động, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký giống như một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

6. Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả đổi với tác phẩm bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân.

Giống như các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được pháp luật bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, là sản phẩm của hoạt động sáng tạo: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là kết quả sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, hướng tới cái đẹp của con người. Việc tạo ra một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đòi hỏi công sức, kỹ năng, thời gian, sự khéo léo, đặc biệt là sự nỗ lực sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, pháp luật về quyền tác giả không đặt ra yêu cầu, điều kiện về chất lượng hay giá trị nghệ thuật, sáng tạo của một tác phẩm, vì vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chỉ cần là kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ.
  • Thứ hai, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, gắn liền hoặc thể hiện trên các đồ vật hữu ích. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chủ yếu được thể hiện qua yếu tố hình ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc, có thể được thể hiện trên bất kỳ vật liệu, chất liệu nào gắn liền với các sản phẩm (đồ vật). Khác với tác phẩm tạo hình thông thường chỉ mang tính “thẩm mỹ”, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang bản chất kép, bao gồm cả tính “ứng dụng”, vì vậy tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể định hình trên bất kỳ sản phẩm nào phục vụ cho nhu cầu đời sống.
  • Thứ ba, mang tính nguyên gốc: Điều kiện này đòi hỏi tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được sáng tạo ra một cách độc lập, không sao chép hoàn toàn từ các tác phẩm của người khác. Tính nguyên gốc ở đây chỉ liên quan đến hình thức thể hiện chứ không liên quan đến ý tưởng hay nội dung tác phẩm. Quyền tác giả đối với một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, hình thức, chất lượng,.. đã đăng ký hay chưa đăng ký, đã công bố hay chưa công bố. Do đó, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không là căn cứ phát sinh quyền tác giả mà chỉ có giá trị như chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp liên quan đến tác phẩm mỹ thuật ứng dụng xảy ra.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả tức là bảo hộ về mặt hình thức. Điều đó có nghĩa là việc pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhằm tránh lại sự sao chép hoàn toàn một tác phẩm đã có sẵn trước đó.

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được sáng tạo sau đó có thể có sự tương đồng về mặt nội dung; cách thức trình bày thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc có thể có những điểm tương đồng với nhau, nhưng việc tạo ra tác phẩm đó phải hoàn toàn độc lập, không phải là sự sao chép thì sẽ không bị coi là xâm phạm quyền tác giả đổi với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Theo Điểm a, Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

7. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định một loạt các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả; Mạo danh tác giả;
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
  • Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh;
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình; Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong lĩnh vực mĩ thuật, tình trạng sao chép tranh, làm tranh giả, làm tranh mạo danh…vi phạm quyền tác giả vẫn còn xảy ra.

  • Việc sao chép tranh chủ yếu của các tác giả nổi tiếng, các tác giả có tranh bán chạy… Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố có không ít các cửa hàng chuyên sao chép tranh. Cũng có những trường hợp sao chép tranh của tác giả nước ngoài, ký tên mình và thậm chí còn gửi tham gia cuộc thi đạt giải, sau đó bị báo chí phát hiện lên án, tác giả đó đã bị tịch thu lại giải thưởng và có trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quyền tác giả.
  • Việc mạo danh tác giả cũng xảy ra nhiều. Dựa trên đặc trưng bút pháp của các tác giả nổi tiếng để vẽ tranh có cùng phong cách và ký tên tác giả nổi tiếng đó để bán được tranh với giá cao cũng là một hành vi vi phạm quyền tác giả.
  • Việc cá nhân, tổ chức dựa trên tác phẩm của người khác và chuyển đổi chất liệu tác phẩm, ví dụ một số cơ sở sản xuất thủ công chuyển đổi tranh sơn dầu, sơn mài, tranh khắc gỗ của các tác giả thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như tranh ghép lá, tranh đá quý, tranh thêu … là việc làm tác phẩm phái sinh. Việc này cần phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc.
  • Đối với tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, đồ họa cũng xảy ra tình trạng cá nhân, tổ chức sử dụng các tác phẩm điêu khắc nhỏ, đồ gốm, đồ sơn mài, tranh khắc … để đưa vào sản xuất hàng loạt mà không xin phép tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả và không trả nhuận bút cho tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả.

8. Biện pháp bảo vệ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

Có một số biện pháp sau đây giúp bảo vệ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng:

Thứ nhất, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có mức xử phạt đối hành vi vi phạm quyền tác giả cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm, 500 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Thứ hai, Điều 171 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định hình phạt đối với hành vi sao chép, phân phối với quy mô thương mại, hình phạt cao nhất là phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm.

Thứ ba, theo quy định của pháp luật, chủ thể quyền tác giả có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định pháp luật;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ tư, để bảo vệ quyền tác giả, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải đi đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

  • Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả
  • Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Đây chính là một lợi thế cho các tác giả khi đi đăng ký quyền tác giả, đồng thời thông tin liên quan đến tác phẩm đăng ký quyền tác giả được đưa lên website Quyền tác giả Việt Nam, các cá nhân, tổ chức khi cần khai thác sử dụng tác phẩm có thể tìm hiểu thông tin ban đầu từ đây.

Như vậy, để việc bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng có hiệu quả, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế, điều kiện thực tiễn của Việt Nam, xử lý nghiêm hành vi vi phạm quyền tác giả, cần phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và tôn trọng quyền tác giả, tôn trọng các sáng tạo trí tuệ. Hiểu, tôn trọng bản quyền chính là lương tâm, trách nhiệm, thể hiện lòng tự trọng và cũng là danh dự của người khai thác, sử dụng tác phẩm.

9. Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Bộ luật hình sự năm 2015;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trái tuệ 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có mức xử phạt đối hành vi vi phạm quyền tác giả.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tác phẩm mỹ thuật ứng ứng dụng theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.