So sánh thuốc đông y và tây y năm 2024

Ngày nay y học phát triển, theo đó y học cổ truyền và y học phương Tây cũng không ngừng phát triển, cả hai nền y học đều nhận thấy một điều quan trọng để cơ thể con người có thể tồn tại và phát triển đó chính là cần phải duy trì sự cân bằng nội môi. Có rất nhiều người khi gặp vấn đề về sức khỏe phân vân đắn đo giữa việc lựa chọn y học cổ truyền hay y học phương Tây. Để giải đáp các thắc mắc giúp bạn phân biệt rõ hơn hai nền y học này, dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp với vấn đề sức khỏe của mình hôm nay Sao Đại Việt sẽ giúp bạn chỉ ra sự khác biệt giữa y học cổ truyền và y học phương Tây.

1. Y học cổ truyền là gì? Ưu và nhược điểm của y học cổ truyền?

Y học cổ truyền là ngành y học nghiên cứu các kiến thức, kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh truyền thống được phát triển, đúc kết qua nhiều thế hệ trong các quốc gia, xã hội khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa y học cổ truyền là “tổng hợp của các kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản địa của các nền văn hóa khác nhau, dù có thể giải thích hay không, được sử dụng trong việc duy trì sức khỏe. như trong phòng ngừa, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị bệnh thể chất và tinh thần “.Y học cổ truyền là nền móng và nguồn tài nguyên cho y học khoa học.

Các ngành khoa học nghiên cứu trong y học cổ truyền bao gồm dược liệu, thảo dược học, phương pháp điều trị không dùng thuốc, trị liệu bằng tác nhân vật lý, dưỡng sinh, dinh dưỡng, tâm lý học, y học dự phòng, phục hồi chức năng, nắn bó xương khớp (trật đã), ethnoménine, ethnobotany và nhân học y tế.

Ưu điểm của nền “y học thuốc ta” là vận dụng sáng tạo triết học cổ phương đông vào chẩn trị. Vì thế, các thầy thuốc đông y luôn có cách nhìn người bệnh toàn diện, từ đó có sự điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật; rất phù hợp với yêu cầu phòng trị nhiều bệnh lý mạn tính hiện nay. Đặc biệt, thuốc và các biện pháp không dùng thuốc (dưỡng sinh, châm cứu xoa bóp, ẩm thực trị liệu…) đều có nguồn gốc tự nhiên, vốn quen thuộc, thân thiện với con người và luôn có sẵn ở mọi lúc mọi nơi, phần lớn ít độc, ít tác dụng phụ.

Dĩ nhiên, y học cổ truyền cũng có những hạn chế, đó là phần lớn các công cụ chẩn đoán, điều trị còn thô sơ, chưa được tiêu chuẩn hóa; phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và biến đổi của điều kiện thiên nhiên. Đó cũng là lý do vì sao cho đến nay y học cổ truyền vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu ứng dụng rộng rãi, hiệu quả và kịp thời trong phòng trị các bệnh lý cấp tính,cấp cứu, lây nhiễm rộng và nhanh.

2. Y học phương Tây là gì? Ưu và nhược điểm của y học phương Tây?

Y học phương Tây, Trung Quốc truyền thống y học liên quan đến quê hương, là việc sử dụng các loại thuốc Tây, thường được thực hiện bằng cách tổng hợp hóa học hoặc chưng cất được làm từ các sản phẩm tự nhiên, bao gồm aspirin, penicillin, thuốc giảm đau và như vậy. Y học phương Tây là hóa chất hữu cơ, hóa chất vô cơ và các sản phẩm sinh học. Xem các đặc điểm kỹ thuật của tên hóa học và cấu trúc, liều lượng chính xác hơn thuốc, thường là trong mg.

Y học hiện đại nhờ ứng dụng những thành quả công nghệ khoa tiên tiến của nhân loại với các trang thiết bị hiện đại, các hóa dược mạnh, có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời, có hiệu quả cao các bệnh lý cấp cứu, ngoại khoa, cấp tính, truyền nhiễm… thậm chí nếu cần thiết có thể cấy ghép, thay thế các bộ phận bệnh lý.

Tuy nhiên, hạn chế của y học hiện đại lại chính là việc người bệnh, thậm chí cả thầy thuốc dễ bị rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc. Các dược chất bị lạm dụng vốn chưa từng có trong tự nhiên, xa lạ với cơ thể con người, đã và đang gây nhiều tác hại cho sức khỏe nhân loại… Ngoài ra, sự phát triển quá nhanh, quá sâu của các chuyên khoa hẹp cũng là điều kiện thuận lợi cho khuynh hướng chỉ quan tâm tới chữa bệnh đơn thuần, coi nhẹ việc chăm sóc nhằm cải thiện khả năng tự điều chỉnh, tích cực, chủ động bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

3. Sự giống nhau giữa y học cổ truyền và y học phương Tây

Điểm giống nhau giữa y học hiện đại và y học cổ truyền là cả 2 nền y học đều có mục tiêu chung, đều vì người bệnh. Chúng có thể điều trị nguyên nhân, triệu chứng, dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, tư vấn về ăn uống, lối sống. Cả hai nền y học đều nhận thấy một điều quan trọng để cơ thể con người có thể tồn tại và phát triển đó chính là cần phải duy trì sự cân bằng nội môi.

4. Sự khác nhau giữa y học cổ truyền và y học phương Tây

Sự khác nhau giữa 2 nền y học là Y học phương Tây (Y học hiện đại) là nền y học thực chứng, thực nghiệm hiện đại. Y học cổ truyền dựa vào tri thức bản địa, kinh nghiệm dân gian, Âm dương ngũ hành, Thiên nhân hợp nhất.

Chẩn đoán y học phương Tây dựa vào nghe gõ, nhìn sờ, chẩn đoán cận lâm sàng, y học cổ truyền dựa vào vọng, văn, vấn, thiết, diện chẩn.

4.1. Đối với y học phương Tây

Quá trình mà cơ thể con người điều chỉnh cân bằng nội môi cũng tương tự như khả năng duy trì nhiệt độ trong mức độ giới hạn cho phép – khi chúng ta cảm thấy nóng thì chúng ta bật điều hoà lạnh, còn khi cảm thấy quá lạnh, thì chúng ta bật điều hoà nóng., cơ thể cần phải tự điều chỉnh để duy trì tình trạng nội môi ổn định bao gồm các mặt: nhiệt độ, nồng độ các chất dinh dưỡng và điện giải, nồng độ oxy và cacbonic, thể tích các loại dịch, nồng độ chất thải, độ pH máu và huyết áp. Các nhà khoa học đã khám phá ra trong cơ thể tồn tại những lực kéo – đẩy khác nhau giữa các thành phần và cơ quan, đồng thời trong bản thân cơ thể cũng luôn tồn tại khả năng bẩm sinh giúp tự các chức năng sao cho có sự thích ứng tốt nhất với các biến đổi bên ngoài môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, gió, đất, nước.

Y học Tây phương tìm cách phân chia cơ thể thành những hệ thống mô cơ quan khác nhau dựa trên chức năng của từng cơ quan bộ phận này. Việc phân chia cơ thể thành từng thành phần riêng lẻ như thế giúp chúng ta dễ dàng nghiên cứu và tìm hiểu điều gì đã và đang sảy ra đối với những cơ quan bộ phận đó ở mức độ cơ thể. Cơ thể được chia thành phần khác nhau, từ những hệ thống lớn như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá v.v.. rồi tiếp tục, trong các hệ thống đó lại chia nhỏ ra nữa là tim, gan, dạ dày, phổi v.v.. rồi cứ như vậy, chia nhỏ dần và nhỏ dần. Chúng ta có thể dùng từ “chế độ phóng to” để nói về cách giải thích cấu tạo cơ thể người.

Y học Tây phương cũng nhận ra rằng, ngay cả khi cơ thể được tạo thành bởi những thành phần khác nhau tuy nhiên toàn bộ chức năng của các cơ quan là một thể thống nhất. Thể thống nhất đó chính là duy trì trạng thái cân bằng nội môi và các cơ quan hệ thống phải làm việc với nhau để giúp cơ thể có thể đáp ứng được với những thay đổi do tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy việc nhận thức như vậy, nhưng dường như nó chỉ tồn tại trên sách vở, bởi vì đến khi mà một cơ quan nào đó trong cơ thể trở nên yếu đuối hoặc mắc bệnh, thì chúng ta lại thường tìm đến những bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh. Ví dụ trong trường hợp bị rối loạn nội tiết, chúng ta sẽ đến phòng khám nội tiết, hoặc khi bệnh tiêu hoá thì chúng ta sẽ đến khám với một bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá v.v.. Tuy nhiên, trong trường hợp chúng ta không biết những vấn đề trong cơ thể là do cơ quan nào, thì chúng ta sẽ gặp bối rối trong việc lựa chọn nơi chữa bệnh, thông thường thì chúng ta đi “tứ phương” để tìm thầy chữa bệnh. Qua những ví dụ và sự phân tích ở trên, chúng ta nhận ra một điều rằng khi chúng ta “phóng to” cơ thể lên để tìm kiếm những điểm chi tiết thì cũng khó có thể nhìn thấy những điểu mang tính chất toàn thể, vì thế cũng chúng ta cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một giải pháp duy trì sức khoẻ toàn diện.

So sánh thuốc đông y và tây y năm 2024

4.2. Đối với y học cổ truyền

Y học cổ truyền trong quá trình hình thành và phát triển cũng nhận ra một điều tương tự mà y học Tây phương nhận ra, đó là cơ thể cần phải duy trì trạng thái cân bằng giữa các bộ phận bên trong với nhau và giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, ngược lại với Tây phương, các nhà Đạo học và thầy thuốc Đông phương lại có cách tiếp cận cơ thể theo hướng “thu nhỏ” cơ thể, tức là họ cố gằng tìm kiếm cách thức để giúp từng bộ phận nhỏ bên trong cơ thể có thể hoạt động phù hợp nhất với cái toàn thể (trái đất – vũ trụ). Thay vì việc chia nhỏ cơ thể thành những cơ quan bộ phận hay hệ thống đại diện cho mỗi chức năng cơ thể, thì y học cổ truyền lại nhìn nhận về sự chuyển động của những dòng chảy năng lượng bên trong cơ thể. Với họ, cơ thể muốn khoẻ mạnh thì các dòng chảy năng lượng này phải thông suốt, đem chất dinh dưỡng cần thiết đến mọi ngóc ngách trong cơ thể. Không những thế, các dòng chảy này cũng mang đi những chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động sống, những chất dư thừa, độc hại ra bên ngoài. Tất cả những bộ phận trong cơ thể đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, hoạt động của một cơ quan không thể tách rời với hoạt động của một cơ quan khác trong cơ thể trong cùng một thời điểm. Với cách nhìn về cơ thể như vậy, các thầy thuốc Đông phương trị liệu một cơ quan bị bệnh bằng cách tìm ra sự sai sót trong dòng chảy năng lượng liên quan đến cơ quan đó và sự liên quan của dòng chảy năng lượng đó với nguồn năng lượng của toàn bộ cơ thể. Có thể dòng năng lượng đó bị thiếu, bị thừa, hoặc bị tắc nghẽn hay di chuyển sai đường… tất cả những yếu tố này đều có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của cơ quan bị bệnh.

Tóm lại, Y học Tây phương tìm cách giải thích cơ thể theo hướng ngày càng chi tiết một cơ quan bộ phận trong cơ thể, và khi muốn chữa một cơ quan bị bệnh nào đó thì các y bác sĩ sẽ liên tục tìm kiếm những bằng chứng để xác nhận chẩn đoán đó. Ngược lại, với cách nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong con người và sự liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên thiên, các bậc thầy y khoa y học cổ truyền đã tìm ra rất nhiều các trị liệu tự nhiên, vừa an toàn nhưng lại rất hiệu quả.

Có thể thấy so với y học cổ truyền chúng ta không hề lép vế so với y học phương Tây. Bằng những thành công đóng góp trong nền y học, y học cổ truyền đang dần lấy lại được vị thế trong ngành y học.

So sánh thuốc đông y và tây y năm 2024
bác sĩ tư cao tại các nước phát triển

5. Y học cổ truyền kết hợp với y học phương Tây

Không chỉ châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe. Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 15 triệu người thường xuyên sử dụng các thuốc cây cỏ ở các mức độ khác nhau,với chi phí hàng năm lên tới 30 tỷ đô la.

Việt Nam có thể tự hào là một trong những quốc gia đi tiên phong xây dựng định hướng phát triển y học, y tế khoa học, đại chúng, kết hợp cổ truyền và hiện đại. Y học cổ truyền Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa cộng đồng các dân tộc, gắn liền với kinh nghiệm phòng chữa bệnh có lịch sử lâu đời, có nguồn dược liệu phong phú, phù hợp với điều kiện khí hậu, bệnh tật con người Việt Nam.

Để đạt mục tiêu nâng cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận trong khám chữa bệnh, xu hướng của các nước là kết hợp hai nền y học một cách toàn diện, chặt chẽ. Kết hợp hai nền y học chính là một bước nâng cao của quá trình kế thừa, trong quá trình kết hợp mỗi nền y học cần chọn lọc, giữ lại những phần tinh hoa, loại bỏ, hạn chế những phần độc hại, lạc hậu, để xây dựng một nền y học thực sự vì con người, cho con người.

Các hình thức kết hợp có thể vận dụng trong khám chữa bệnh

  • Khám, chẩn đoán, điều trị chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết của y học hiện đại, giúp nâng cao tính an toàn, hiệu quả của y học cổ truyền
  • Khám chẩn đoán bằng cả y học cổ truyền và y học hiện đại, tùy theo mức độ, giai đoạn bệnh, để chọn lựa cách điều trị phù hợp cho từng giai đoạn, chủ yếu bằng y học hiện đại hay y học cổ truyền hoặc kết hợp cả hai
  • Điều trị căn nguyên ,theo cơ chế bệnh sinh bằng y học hiện đại, kết hợp thuốc,các biện pháp không dung thuốc y học cổ truyền (châm cứu, xoa bóp,bấm huyệt, nhằm hạn chế tác dụng phụ, độc hại của thuốc đặc trị, hồi phục chức năng, nâng cao chất lượng sống của người bệnh (y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư,HIV/AIDS, hồi phục chức năng sau đột quỵ….)
  • Điều trị căn nguyên ,cơ chế bệnh sinh chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại khi có kèm theo bệnh lý cấp tính ,diễn biến phức tạp (nhiễm trùng nặng )…

Có thể nói, việc kết hợp hài hòa hai nền y học trong khám chữa bệnh ngoài việc mang lại lợi ích cho người bệnh, còn góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn và khoa học để xây dựng các công nghệ cao, mới và đáp ứng nhu cầu thời đại. Việc này rất cần sự phối hợp đồng bộ ,toàn diện giữa cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách, quản lý; lãnh đạo; các nhà đầu tư; các nhà thực hành y, dược cả cổ truyền và hiện đại .