So sánh tiếng thu với chanson dautomne

Firmament Volume 12, No. 2, July 2019 1 The Firmament Literary Journal Th‰ H»u Væn ñàn July 2019 Firmament Volume 12, No. 2, July 2019 2 Contents 5 6To The Reader 24Đàm Trung Pháp. (ed.) Kim Vân Kiều Đính Giải trước tác bởi Đàm Duy Tạo 38Phạm Trọng Lệ. Nhạc và Bối Cảnh Văn Hóa Khi Dịch Thơ 48Nguyễn Tranh Chiếu . Huế, Beautiful and Poetic 53Linh Vang. Hội Ngộ Trường Xưa 56Đàm Trung Pháp. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Của Việt Nam 62Yên Sơn. Lan Man Với Tình Và Nghĩa 69Sóng Việt Đàm Giang. Aphrodisias. Aphrodite of Aphrodisias-Turkey 71Đàm Trung Pháp. Chính Trực Và Can TrườngThomas D. Le. The Myth of Sisyphus 74 76Đàm Trung Pháp. Câu Chuyện Cú Pháp Anh-Việt (Phần I) 80Đàm Trung Pháp. Câu Chuyện Cú Pháp Anh-Việt (Phần II) 87David Lý Lãng Nhân. Thơ Tuyển Việt-Pháp-Anh \ 89Đàm Trung Pháp. Câu Chuyện Văn Học 101Phí Minh Tâm. Tập Thơ Đường Tống Tuyển Dịch 2018 101Poetry Corner 103 105 Yên Sơn. Gom Lá Thu Mưa 106 Yên Sơn. Đứng Giữa Rừng Thu 107 Grain. Thơ Anh 108 Grain Our Love Is Like a Gentle Breeze 108 Sóng Việt Đàm Giang. Bài Thơ ABC 24 câu 109 Như Nhiên. Đất Mẹ Bao Tình 109 Hoàng Tâm Hilton. (tr.). The Compassionate Mother Earth 110 Như Nhiên. Vọng Bình Yên 115 Hoàng Tâm Hilton. (tr.). Waiting for Peace and Serenity 117 Phạm Doanh. Một Lần Lạc Lối, Một Đời Băn Khoăn 118 Phan Khâm. Ai 119 Thomas D. Le. Fallen Potentate but Not Out 122 Thomas D. Le. (tr.). Thu Ca. Chanson d’automne của Verlaine 124David Lý Lãng Nhân. The Stars of Yesterday (continued) 126 The Love Creed 129 Hang in There! 137 The Magic Dot (Living Is Sharing) 201Thomas D. Le. Reminiscences: In Memory of Songwriter Anh Việt. 201Samuel Beckett. En attendant Godot (to be continued) 201Æsop. Fables : 202 The Father and His Daughters The Thief and the InnkeeperThomas D. Le. Letters from Vincennes (continued) Firmament Volume 12, No. 2, July 2019 3 Paul Verlaine //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/37/Paul_Verlaine.jpeg Firmament Volume 12, No. 2, July 2019 4 A depiction of Tasso from a German encyclopedia, 1905 //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c3/Torquato_Tasso.jpg Firmament Volume 12, No. 2, July 2019 5 To The ReaderDear Friend and Reader, This installment of Đàm Trung Pháp’s editorial work of Kim Vân Kiều, which deals withverses 805-992, represents the last of the series, although the sequel should be found in other venues.Đàm makes up for it by a series of short, but by no means less profound, essays on diverse topics: thefirst declaration of independence of Vietnam, the musicality of the Italian language, the complexity ofVietnamese personal pronouns and English verb tenses, and an example of Vietnamese indomitablespirit. Have you ever wondered what is going in the language translating process? In selectedexamples of translation, Phạm Trọng Lệ makes explicit the pitfalls of translation while leaving it up toyou the reader to draw your own conclusion. For illustration he dwells on a poem that should changeyour perspective. Discover for yourself what beauty it harbors. If anyone knows Huế, the old imperial capital of Vietnam, Nguyễn Tranh Chiếu does. Followthis Huế native in this essay to discover its mystery, its splendor and its travails while lingering at thebeauty and nostalgia that this riverside town evokes. This is a chapter from his book The Short Life--Tales of a Vietnamese Intellectual, which is available from Amazon. In this piece, Yên Sơn, always alert for the good things in life, shares his reminiscences andsecrets of friendship that is the magic of the dolce vita. Savor it while it lasts. An author endowed with a sensibility attuned of the vissicitudes of conjugal life, Linh Vangmakes no secret about how it is full of bittersweet yet quiet excitement. Believe her? Absolutely. Smack between East and West, the land endured to carry on when the Western Roman Empirehad breathed its last. On the ground, Sóng Việt Đàm Giang scoured for loads of interesting details,supported by documents, about the remarkable country for your enjoyment. Surprise! Phí Minh Tâm is far from finished with Tang and Song poetry, as this latest sequelshows. Enjoy the resilient verse forms of this era of unprecedented glory, which Phi’s scholarshipexplains best. David Lý Lãng Nhân’s fiction and memoirs are full of surprise. In his writings, you are boundto find nuggets of wisdom and bits of esoteric knowledge to boot The popularity of the notion of the Absurd began with Camus’s The Myth of Sisyphus. In thisessay Thomas Le expounds its reach and ramifications, and shares his thoughts on the topic. As atribute of the late songwriter Anh Viet, his reminiscence takes you back decades to life long gone. In the poetry corner David Lý Lãng Nhân lets his mood swing from the lyrical to thephilosophical with the ease of a supple mind. As for wistful Yên Sơn, autumn fills him with tenderthoughts. Phan Khâm can’t seem to stop being obsessed with the elusive “who?” in life. Hoàng TâmHilton translates a couple of poems by Như Nhiên, which merit close attention, for they’re aninvitation to meditation. Grain delights with poems of love. The poetry of Phạm Doanh is a cri decoeur, replete with pathos and regret. Meanwhile Thomas Le pursues a metaphor of his condition, notas a narcissistic act but an act of self-examination. In this episode of his Letters from Vincennes, Thomas Le recounts his experience with speechtherapy. Summer is an expansive time for fun, and winter is a propitious time for reflection. Whereveryou are, remember to keep Firmament by your side, for it adds pleasure to your life and makes you atad happier. ■ Thomas D. Le July 2019Comments and submissions/commentaires et communications: [email protected], Firmament Volume 12, No. 2, July 2019 6To join/pour vous inscrire à Thế Hữu Vǎn Ðàn: //groups.yahoo.com/group/thehuuvandan/join KIM VÂN KI“U ñ´NH GII Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO trước tác năm 1986 Thứ nam Đàm Trung Pháp hiệu đính năm 2018 ooOoo Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 7 CHƯƠNG 12 CÂU 805 ĐẾN CÂU 992 “Suối lệ phân ly, lưỡi dao oan nghiệt” 805. Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh, Vẫn là một đứa phong tình đã quen. [1] 807. Quá chơi lại gặp hồi đen, [2, 3] Quen mui lại kiếm ăn miền nguyệt hoa. 809. Lầu xanh có mụ Tú Bà, Làng chơi đã giã về già hết duyên. [4] 811. Tình cờ chẳng hẹn mà nên, Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường. [5] 812. Chung lưng mở một ngôi hàng, [6] Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề. [7] 815. Dạo tìm khắp chợ thì quê, Giả danh hầu hạ dạy nghề ăn chơi. [8] 817. Rủi may âu cũng tại trời, Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên. 819. Xót nàng chút phận thuyền quyên, Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn. 821. Mẹo lừa đã mắc vào khuôn, Sính nghi rẻ giá nghênh hôn sẵn ngày. [9] 823. Mừng thầm : Cờ đã đến tay! [10] Càng nhìn vẻ ngọc càng say khúc vàng. [11] 825. “Đã nên quốc sắc thiên hương, [12] Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa. [13] 827. Về đây nước trước bẻ hoa, Vương tôn quý khách ắt là đua nhau. [14] 829. Hẳn ba trăm lạng kém đâu, Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời, 831. Miếng ngon kề dến tận nơi, Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham. 833. Đào tiên đã bén tay phàm, [15] Thì vin cành quít cho cam sự đời! [16] 835. Dưới trần mấy mặt làng chơi, Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa. 837. Nước vỏ lựu máu mào gà, [17] Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên. [18] 839. Mập mờ đánh lận con đen, [19] Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi? 841. Mụ già hoặc có điều gì, Liều công mất một buổi quỳ mà thôi. 843. Vả đây đường xá xa xôi, Mà ta bất động nữa người sinh nghi. [20] 845.Tiếc thay một đóa đồ mi, [21] Con ong đã tỏ đường đi lối về. 847. Một cơn mưa gió nặng nề, Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 8 849. Đêm xuân một giấc mơ màng, Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ. [22] 851. Giọt riêng tầm tã tuôn mưa, Phần căm nỗi khách phần nhơ nỗi mình: 853. Tuồng chi là giống hôi tanh, [23] Thân nghìn vàng để ô danh má hồng. [24] 855. Thôi còn chi nữa mà mong? Đời người thôi thế là xong một đời. 857. Giận duyên tủi phận bời bời, Cầm dao nàng đã toan bài quyên sinh. [25] 859. Nghĩ đi nghĩ lại một mình: Một tình thì vậy, hai tình thì sao? [26] 861. Sao dầu sinh sự thế nào, Truy nguyên chẳng kẻo lụy vào song thân. [27] 863. Nỗi mình âu cũng giãn dần, [28] Kíp chầy thôi cũng một lần mà thôi. [29] 865.Những là đo đắn ngược xuôi, Tiếng gà nghe đã gáy sôi mé tường. 867. Lầu mai vừa rúc còi sương, [30, 31] Mã Sinh giục giã vội vàng ra đi. 869. Đoạn trường thay lúc phân kỳ! [32] Vó câu khấp khểnh bóng xe gập ghềnh. 871. Bề ngoài mười dặm trường đình, [33] Vương ông gánh tiệc tiễn hành đưa theo. 873. Ngoài thì chủ khách dặt dìu, [34] Một nhà huyên với một Kiều ở trong. 875. Nhìn càng lã chã giọt hồng, [35] Rỉ tai nàng mới giãi lòng thấp cao: 877. “Hổ sinh ra phận thơ đào, (36) Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong? 879. Lỡ làng nước đục bụi trong, [37] Trăm năm để một tấm lòng từ đây. 881. Xem gương trong bấy nhiêu ngày, Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già! 883. Khi về bỏ bẵng trong nhà, (38) Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàng. 885. Khi ăn khi nói lỡ làng, Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh. 887. Khác màu kẻ quý người thanh, Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn. 889. Thôi con còn nói chi con? Sống nhờ đất khách thác chôn quê người! 891. Vương Bà nghe bấy nhiêu lời, Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên. [39] 893. Vài tuần chưa cạn chén khuyên. [40] Mái ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe. 895.Xót con lòng nặng chề chề, Trước yên ông đã nằn nì thấp cao: 897. “Chút thân yếu liễu tơ đào, Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 9 Rớp nhà đến nỗi dấn vào tôi ngươi. [41] 899. Từ đây góc bể bên trời, Nắng mưa thui thủi quê người một thân. 901. Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân, [42] Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.” [43] 903. Cạn lời khách mới thưa rằng: “Buộc chân thôi cũng xích thằng nhiệm trao. [44] 905. Mai sau dầu đến thế nào, Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỉ thần!” [45] 907. Đùng dùng gió giục mây vần, [46)] Một xe trong cõi hồng trần như bay. (47) 909. Trông vời gạt lệ chia tay, Góc trời thăm thẳm đêm ngày đăm đăm. [48] 911. Nàng thì cõi khách xa xăm, Bạc phau cầu giá đen rầm ngàn mây. [49] 913. Vi lô san sát hơi may, [50] Một trời thu để riêng say một người. [51] 915.Dặm khuya ngất tạnh mù khơi, [52] Thấy trăng mà thẹn những lời non sông. 917. Rừng thu rỗ biếc úa hồng, [53] Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn. [54] 919. Những là lạ nước lạ non, Lâm Truy vừa một tháng tròn tới nơi. 921. Xe châu dừng bánh cửa ngoài, Rèm trong đã thấy một người bước ra. 923. Thoắt trông nhờn nhợt màu da, Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao! 925. Trước xe lơi lả han chào, Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi. 927. Bên thì mấy ả mày ngài, Bên thì ngồi bốn năm người làng chơi. 929. Giữa thì hương án hẳn hoi, Trên treo một tượng trắng đôi lông mày. [55] 931. Lầu xanh quen lối xưa nay, Nghề này thì lấy ông này tiên sư, 933. Hương hôm hoa sớm phụng thờ. Cô nào xúi vía có thưa mối hàng, 935. Cởi xiêm lột áo chán chường, Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm. [56] 935. Đổi hoa lót xuống chiếu nằm, Bướm hoa bay lại ầm ầm tứ vi! 937. Kiều còn ngơ ngẩn biết gì, Cứ lời lạy xuống mụ thì khấn ngay: 939. “Cửa hàng buôn bán cho may, Đêm đêm Hàn thực, ngày ngày Nguyên tiêu. [57] 941. Muôn nghìn người thấy cũng yêu, Xôn xao oanh yến, dập dìu trúc mai. 945.Tin nhạn vẩn, lá thư bời, [58] Đưa người cửa trước, rước người cửa sau.” Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 10 947. Lạ tai nghe chửa biết đâu, Xem tình ra cũng những màu dở dang. 949. Lễ xong hương hỏa gia đường, [59] Tú Bà vắt nóc lên giường ngồi ngay. [60] 951. Dạy rằng: “Con lạy mẹ đây, Lạy rồi, sang lạy cậu mày bên kia.” 953. Nàng rằng: “Phải bước lưu ly, Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh. [61] 955. Điều đâu lấy yến làm anh, [62] Ngây thơ chẳng biết là danh phận gì? [63] 957. Đủ điều nạp thái vu qui, Đã khi chung chạ lại khi đứng ngồi. 959. Giờ ra thay mặt đổi ngôi, Dám xin gửi lại một lời cho minh.” 961. Mụ nghe nàng nói hay tình, Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên: [64] 963. “Này này sự đã quả nhiên, Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi. 965. Bảo rằng đi dạo lấy người, Đem về rước khách kiếm lời mà ăn. 967. Tuồng vô sỉ ở bất nhân, [65] Buồn mình trước đã tần mần thử chơi. 969. Màu hồ đã mất đi rồi, [66] Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma! 971. Con kia đã bán cho ta, Nhập ra phải cứ phép nhà tao đây. [67] 973. Lão kia có giở bài bây, Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe. [68] 975. Cớ sao chịu tốt một bề, Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao? 977. Phải làm cho biết phép tao!” Chập bì tiên rắp sấn vào ra tay. 979. Nàng rằng: “Trời thẳm đất dày! Thân này đã bỏ những ngày ra đi. 981. Thôi thì thôi có tiếc gì!” Sẵn dao tay áo tức thì giở ra. 983. Sợ gan nát ngọc liều hoa! Mụ còn trông mặt nàng đà quá tay. 985. Thương ôi tài sắc bậc này, Một dao oan nghiệt đứt dây phong trần. [69] 987. Nỗi oan vỡ lở xa gần, [70] Trong nhà người chật một lần như chen. 989. Nàng thì bằn bặt giấc tiên, [71] Mụ thì cầm cập mặt nhìn hồn bay. 991. Vực nàng vào chốn hiên tây, Cắt người coi sóc chạy thầy thuốc thang. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 11Đính chính và xác địnhCâu 808 – Quen mui lại kiếm ăn miền nguyệt hoa – Chữ mui các bản nôm viết là [ ] (khẩu [口] bênmôi [媒]) có thể phiên âm là mồi hay mui hay mùi. Nhưng theo tiếng thông thường ta hay nói là muinhư quen mui thấy mùi ăn mãi, chứ ít khi nói quen mùi hay quen mồi.Câu 845 – Đồ mi [ ] là một thứ cây cảnh có hoa đẹp hay trồng thành giàn ở trong vườn cảnh, nhưcâu 1092: Giá đồ mi đã ngậm gương nửa vành. Cả hai câu này đáng lẽ đều phải đọc là đồ mi mớiđúng, nhưng vì chữ đồ [ ] giống chữ trà [茶] nên mọi người đã quen đọc là trà mi thì vừa sai, vừa mấtâm điệu.Câu 866 – Tiếng gà nghe đã gáy sôi mé tường – Chữ “mé” câu này các bản Kiều quốc ngữ đều phiênâm lầm ra “mái”, nhưng “mái tường” thật là vô nghĩa. Vậy xin cải chính lại.Câu 872 – Vương Ông gánh tiệc tiễn hành đưa chân – “Gánh tiệc” câu này nhiều bản Nôm hay quốcngữ đều in là “mở tiệc [馬 席]”, chỉ có một bản Nôm cũ in là “gánh tiệc [ 挭 席]”. Tác giả đặt chữ“gánh tiệc” ở đây thật đúng với tình cảnh buồn thảm vội vàng. Những bản đổi là “mở tiệc” để nghecho lịch sự trang trọng, nhưng thật là làm mất tình ý của tác giả. Vậy xin xác định lại cho hợp với cảnhngộ buồn thảm vội vàng.Câu 873 – Ngoài thì chủ khách dặt dìu – Nhiều bản Nôm hay quốc ngữ đổi “dặt dìu” [逸 迢] ra “dậpdìu [習 迢]” là sai nghĩa, vì dập dìu nghĩa là đông người vui vẻ, như “dập dìu tài tử giai nhân” mớiđúng nghĩa chữ “dập dìu.” Còn câu này dùng chữ dập dìu thì thật không hợp với tình cảnh cái bữa tiệctạm bợ vắng vẻ buồn tủi này.Câu 883 – Khi về bỏ bẵng trong nhà = Khi Mã Giám Sinh mang Kiều về đến trú phường rồi, hắn đểKiều ngồi một mình như bỏ bẵng ở trong buồng. Hắn chẳng có tình nghĩa đoái hoài gì đến, đúng vớicái cảnh “bốn bề xuân tỏa một nàng ở trong.” Vì chữ “bẵng” Nôm viết là [氷] (Hán đọc là băng, Nômđọc là bẵng), các bản Kiều Nôm khắc lầm [氷 ] (bẵng) ra [ 永 ] (Hán đọc là vĩnh, Nôm đọc là vắng),thành ra “khi về bỏ vắng trong nhà” thật là vô nghĩa mà ít ai nghĩ đến. Vậy xin đính chính lại chođúng, để ai đọc đến câu này cũng hiểu rõ nghĩa ngay.Câu 884 – Khi vào dùng dắng khi ra vội vàng = Khi Mã vào buồng với nàng thì như có vẻ lén lút vụngtrộm, phải dùng dằng ngó trước nhìn sau, thừa cơ bên ngoài mọi người vắng vẻ mới dám vào, rồi hấptấp thỏa tình vội vàng ra khỏi buồng ngay, không có tình quyến luyến chút nào. Vì chữ “dắng” Nômviết là [孕] (Hán đọc là dựng, Nôm đọc là dắng), thợ khắc bản in gỗ khắc lầm ra [朶] (Hán đọc là đóa),người phiên âm trước không nghĩ ra, cứ dịch là đóa, nhưng thấy “dùng đóa” vô nghĩa lại mất âm luật,nên đổi bừa ra “đôi đóa” cho có âm luật. Bản Kiều Trần Trọng Kim cũng theo sự lầm ấy và giảngnghĩa chữ “đôi đóa” là “vờ vĩnh” đồng nghĩa với “dùng dắng.” Thật là giảng gượng, vì “vờ vĩnh” cùngnghĩa với “dùng dắng” sao được.Câu 898 – Nghẹt nhà đến nỗi dấn vào tôi ngươi = Vì tình thế eo nghẹt quá đến nỗi nó phải tự ý liềuthân bán mình chịu kiếp tôi đòi nhục nhã. (Trong câu 2941 Dấn mình trong đám can qua, chữ dấnmình cũng một ý liều mình như dấn mình xuống sông nước vậy). Các bản Kiều đổi “dấn vào” ra“buộc vào” hay “mắc vào” đều làm mất ý nghĩa lời Vương ông muốn tỏ cho họ Mã biết là con gáimình rất mực hiếu nghĩa, tự ý liều mình để cứu cha cứu gia đình, hầu mong hắn quý nể Kiều hơn. Nếuđể buộc mình hay mắc vào thì không phải là Kiều tự ý bán mình, tự ý hy sinh, thành ra bị người khácbắt buộc phải bán mình. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 12Câu 917 – Rừng thu rỗ biếc úa hồng = Cảnh rừng bắt đầu điêu tàn vì hơi sương lạnh mùa thu, chỗ thìnhững chòm lá xanh biếc đã lốm đốm điểm những lá vàng như người mặt rỗ, chỗ thì những lá sạm lạithành màu đỏ úa buồn. Có bản giảng lầm chữ “úa hồng” là hoa úa : hoa tàn thì rụng, chứ đâu úa ở trêncây cho người ở xa trông thấy được? Có bản Nôm khắc lầm chữ “rỗ” [ ] (chữ bịnh trên chữ lỗ [魯] =rỗ) ra chữ [層] (Hán là tằng = từng); và khắc lầm chữ “ố” [癋] (chữ bịnh trên chữ “ố” [惡]) thành chữ“chen” [氊] (Hán đọc là chiên, Nôm đọc là chen). Theo bản lầm này, thì câu này là “Rừng thu từngbiếc chen hồng.” Ôi thật lầm quá, vì như thế rừng thu lại hóa đẹp quá.Vậy xin xác định là “rừng thu rỗ biếc úa hồng” cho thật đúng cảnh buồn mùa thu, sánh đôi với tâmtrạng buồn của Kiều trong cuộc đi này.Câu 934 – Cô nào xúi vía có thưa mối hàng. “Xúi vía” câu này, các bản quốc ngữ đều dịch là “xấuvía,” đó là do “xúi” hay “xấu” chữ Nôm đều viết là [醜 ] (Hán đọc là “xú” = xấu), nhưng “xấu vía”nghĩa khác với “xúi vía.” Người “xấu vía” là trời sinh ra có cái hồn vía xấu, truyện trò giao thiệp vớiai là làm cho người ta xúi quẩy gặp những sự không may, người xấu vía thì không thể nào chữa được;còn người “xúi vía” là người bị người “xấu vía” làm cho xúi quẩy gặp sự không hay, như bán hàng thìhàng ế, sinh đẻ thì con sài ốm…Người bị xúi vía có thể chữa được bằng cách “đốt vía, phỉ phui” haybằng cách cầu cúng như các cô “xúi vía” ở câu này. Vậy câu này phải để là Cô nào xúi vía có thưamối hàng mới đúng nghĩa.Câu 964 – Thôi đà cướp sống của min đi rồi – Đây là lời Tú Bà chửi Mã Giám Sinh, khi mụ thấy Kiềunói “đã khi chung chạ lại khi đứng ngồi” với Mã, và nghĩa là “thôi thế rõ thằng này đã trắng trợn ăncướp sống mất tiền của của tao rồi.” Chữ “của” đây là chỉ vào Kiều. Nhiều bản Kiều đổi làm của rachồng, cho là Tú Bà mắng Kiều đã cướp chồng của mụ, rõ thật là vô nghĩa, vậy xin xác định lại chođúng nghĩa lý. Đoạn Tú Bà nói này, từ câu: “Này này sự đã quả nhiên” đến câu “Thôi thôi vốn liếng điđời nhà ma” là lời mụ chửi Mã Giám Sinh; và từ câu “Con kia đã bán cho ta” đến câu “Phải làm chobiết phép tao” mới là lời mụ nói với Kiều.Câu 967 – Tuồng vô sỉ ở bất nhân = Tiểu thuyết Tàu vẫn gọi những tên đàn ông đểu cáng, vô lại làmnghề lừa gái, dắt gái cho trai để kiếm tiền là vô sỉ [無 恥] (không biết xấu hổ) hay là vong bát [忘 八] (nghĩa là quên cả 8 đức tính: hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ) và thường nói trạnh ra thằngvương bát [王 八]. Câu này Tú Bà dùng chữ vô sỉ để chửi Mã Giám Sinh, cũng như ta nói thằng đểu,thằng ma cô. Nhiều bản Kiều đổi “vô sỉ” ra “vô nghĩa” cho là Tú Bà trách Mã phụ nghĩa vợ chồng vớimụ, thật là sai nghĩa và mất hết cả ý nghĩa sâu sắc xác đáng. Mã Giám Sinh chỉ là thằng kiếm gái choTú Bà, chứ đâu phải là chồng mụ, mà nói là “vô nghĩa”?Chú thích và dẫn điển[1] Phong tình [風 情] = Kẻ ăn chơi chỉ thích những cuộc trăng hoa trai gái, và tự cho mình là hạngphong lưu tình tứ.[2] Quá chơi = Ăn chơi quá độ thành ra hết của.–[3] Hồi đen = Lúc vận xấu, gặp sự không may, tai nạn bất kỳ, hao tiền tốn của.[4] Làng chơi đã giã = Vì già và xấu, khách làng chơi không ai ngó đến nữa (giã = từ giã).[5] Mạt cưa mướp đắng – Truyện cổ tích ta kể: Một người đem mạt cưa ra chợ bán giả làm cám, vàmột người đem mướp đắng ra chợ bán giả làm dưa chuột, nhưng đều ế cả. Lúc chợ đã gần tan, hai bêngặp nhau, cùng nói khéo bán lẫn cho nhau, cũng mừng thầm là đánh lừa được nhau. Lúc về nhà mới Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 13biết là cùng bị lừa. Sau hai người gặp nhau cùng òa ra cười và cùng chịu nhau là tài lừa bịp, mới kếtbạn với nhau để cùng đi lừa thiên hạ.[6] Chung lưng = Góp tiền vốn với nhau để mở cửa hàng buôn bán.[7] Đã lề = Đã quen, đã thành lề thói đủ ngón trong nghề.[8] Giả danh hầu hạ = Mượn tiếng mua gái về làm vợ lẽ để lừa nhà có con gái.[9] Sính nghi = Số tiền nhà trai nộp cho nhà gái để sắm sửa cô dâu. Nghinh hôn = Lễ đón dâu.[10] Cờ đã đến tay – Tục ngữ ta có câu “Cờ đến tay ai thì người đó phất.”[11] Khúc vàng = Tấc vàng = Lòng đáng tin cậy. Nhưng đây tác giả đổi ra “khúc vàng” để tỏ ý mỉamai tấm lòng tham ô bẩn thỉu.[12] Quốc sắc, thiên hương – Quốc sắc = Người con gái nổi tiếng đẹp nhất nước. Thiên hương = Đượcvua yêu quý, ban cho nước hoa thơm đặc biệt như từ tiên trên trời ban xuống.[13] Một cười nghìn vàng – Bởi câu chữ Hán [一 笑 千 金 = Nhất tiếu thiên kim = Một cười đángnghìn vàng]. U Vương nhà Chu thưởng một nghìn lạng vàng cho người làm được Bao Tự cười mộtcái.[14] Vương tôn hàm ý những khách ăn chơi phong lưu như con cháu nhà vua chúa.[15] Đào tiên, tay phàm – Có lẽ tác giả dùng điển từ truyện ông Ngâu của ta: Bà Ngâu bay lên tiênmất, ông Ngâu bế con lên được cung tiên tìm thấy vợ. Bà Ngâu đưa cho quả đào tiên, ông Ngâu khôngbiết cách ăn cho lịch sự, vội vàng cùng con gặm ăn thô bỉ, bị các nàng tiên chê cười, bà Ngâu lại dòngdây cho hai bố con xuống cõi phàm. Câu thơ này than tiếc cho Kiều gặp kẻ phàm phu không biết đốiđãi nàng một cách thanh lịch xứng đáng.[16] Vin cành quít lấy ý từ thơ Tô Đông Pha [老 人 逾 戲 如 童 子, 不 折 梅 枝 折 橘 枝= Lão nhân du hí như đồng tử, bất triết mai tri triết quất tri = Người già mà trêu đùa như trẻ con, vàovườn hoa chẳng biết bẻ cành hoa mai trắng đẹp mà ngắm cho vui măt, lại bẻ cành quít lấy quả ăn chosướng miệng]. Tác giả dùng ý câu thơ này để chê Mã Giám Sinh là kẻ tục phu chỉ biết cái thú thô tụcnhư trẻ tham quít, không biết hưởng cái thú thanh tao như người tao nhã thích ngắm hoa mai.[17] Nước vỏ lựu, máu mào gà – Theo sách Bắc Lý Chí, gái thanh lâu vẫn nấu nước vỏ lựu cho đặc đểrửa chỗ kín cho co gọn lại như gái thanh tân, và chứa ngầm sẵn máu mào gà, để khi tiếp khách xong,thì ngầm đổ một chút vào mà nói là mới bị khách phá trinh.[18] Chiêu tập = Sửa chữa gọn gàng lại. Còn nguyên = Vẫn còn như con gái thanh tân.[19] Con đen do chữ kiềm lê [黔 黎] dịch ra và nghĩa là “lũ dân còn đen đầu, khờ dại. ”[20] Bất động [不 動] = Không làm gì.[21 Đồ mi [ ] phải đọc là đồ mi mới đúng, nhưng vì chữ đồ [ ] giống chữ trà [茶] nên theo thóiquen ta vẫn đọc là trà mi. Đường thi có câu [ 開 到 荼 花事了= Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 14khai đáo đồ mi hoa sự liễu = Nở đến hoa đồ mi là xong công việc mùa hoa].[22] Đuốc hoa do chữ hoa trúc [花 燭] dịch ra. Hoa trúc là cây nến có hình cành hai hoa trang điểmquấn quít chung quanh. Tục xưa, trong buồng dâu rể đêm tân hôn vẫn đốt cây đuốc hoa để làm lễ hợpcẩn rồi để luôn suốt đêm trong buồng vợ chồng mới cưới.[23] Giống hôi tanh – Thơ Tô Đông Pha có câu [汝 非 其 人身 腥 膻 = nhữ phi kỳ nhân, thân tinhchiên = mày không phải là người, thân mày hôi tanh lắm].[24] Ô danh [汚 名] = Làm dơ bẩn mất cả tiếng thơm của khách má đào.[25] Quyên sinh [捐 生] = Bỏ đời sống, tự tử.[26] Một tình đã vậy, hai tình thì sao = Cái tình lý lẽ nọ lẽ kia sẽ xảy ra sau này theo tình thế việcmình làm. Một tình đã vậy nghĩa là việc mình tự vẫn, nếu theo một lẽ nông nổi mới nghĩ là chết đi thìhết mà êm đi, thế là xong chết được. Hai tình thì sao nghĩa là sự mình tự vẫn, nghĩ lại cho kỹ thì cóthể xảy ra “tình ly thứ hai” nữa, là Mã sinh sẽ sinh sự kiện cáo bố mẹ mình là lừa nó như vậy thì chếtkhông xong, không thể chết lúc này ở đây được. Nói vắn tắt thì câu này nghĩa : Mới thoạt nghĩ thì chếtđược, nhưng nghĩ lại thì chết không xong.[27] Truy nguyên = Xét lại đến tận nguồn gốc. Ở đây nghĩa là theo lý luật mà xét cho ra nguyên cớ gìmà xảy ra án mạng.[28] Giãn dần = Nguôi dần bớt nỗi căng thẳng trong lòng.[29] Một lần = có ý nói chẳng chết trước thì cũng chết sau ; thế nào cũng một lần chết là xong.[30, 31] Lầu mai = Lầu lính canh buổi sáng sớm. Còi sương = Hồi còi lính canh rúc báo lúc tan canh,lúc sương đêm gần tan.[32] Phân kỳ [分 歧] – Phân = Chia. Kỳ = Chỗ đường rẽ làm đôi ngả. Phân kỳ hàm ý chia rẽ nhaumỗi người đi một ngả.[33] Trường đình [長 亭] – Theo Hán sử, đường quan lộ trước cứ 5 dặm đặt một quán nghỉ nhỏ gọi làđoản đình [短 亭], 10 dặm thì đặt một quán nghỉ lớn gọi là trường đình. Lễ tiễn biệt nhau, thường đưanhau đến 10 dặm thì từ biệt, và nếu có tiệc tiễn biệt thì cũng đặt ở trường đình. Trong truyện TamQuốc, Lưu Bị tiễn Từ Thứ đến trạm trường đình rồi từ biệt nhau.[34] Dặt dìu – Xem lời xác định câu 873 bên trên.[35] Giọt hồng = Nước mắt khóc thảm thiết như nhỏ máu.[36] Thơ đào = Phận con gái hãy còn trẻ dại yếu đuối.[37] Nước đục bụi trong lấy điển tích từ câu thơ của một ca kỹ tiễn tình nhân đi kinh thi Hội. Nàngchắc rằng thế nào chàng cũng đỗ và lo sẽ bỏ rơi mình, nên thơ nàng tiễn có câu [ 妾 如 濁 水 泥君 如 清 路 塵 = thiếp như trọc thủy nê, quân như thanh lộ trần = thiếp là bùn đọng mãi ở dướinước đục bẩn, chàng là bụi được gió đưa đi trên con đường trong sạch]. Tác giả dùng điển này để tảKiều vừa than thân phận phải đầy đọa vào kiếp ô nhục, vừa tiếc không lấy được Kim Trọng là tình Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 15nhân cao quý.[38] Bỏ bẵng – Xem lời đính chính câu 883 bên trên.[39] Vạch trời kêu lên = Vạch mây cho hở trời ra mà kêu lên cho trời nghe tiếng oan khổ.[40] Vài tuần = Vài tuần rượu. Mỗi lần chủ rót rượu mời khách, và khách mời lại là một tuần rượu.[41] Dấn vào = Liều mình vào nơi khổ sở nguy hiểm như dấn mình xuống sông nước. Xem lời xácđịnh câu 898 bên trên.[42] Tùng [松] = Cây thông. Quân [筠] = Loài tre to cao. Người ta quý hai thứ cây này như người quântử có độ lượng cao thẳng bao la, hay che chở bênh vực kẻ dưới.[43] Cát [葛] = Cây sắn dây. Đằng [藤] = Thứ cây dây leo cuốn gốc cây khác. Người ta hay dùng cátđằng để ám chỉ đàn bà con gái làm lẽ mọn.[44] Nhiệm trao = Trao lại cho nhau một cách nhiệm màu như có trời định sẵn.[45] Gương nhật nguyệt, dao quỷ thần – Mã sinh chỉ mặt trời mặt trăng xin chứng minh cho lời thềhẹn của hắn, và khấn quỷ thần nếu hắn không giữ lời thề hẹn thì sẽ bị chết đâm chết chém.[46] Gió giục mây vần dịch từ câu chữ Hán [雲 馳 風 逐 = vân trì phong trục = mây chạy gió đuổi]có nghĩa là nó giục đi cho mau như mây bay gió thổi.[47] Cõi hồng trần = Nơi phồn hoa đô hội náo nhiệt.[48] Tháng ngày đăm đăm = Lúc nào Kiều và bố mẹ cũng thương nhớ nhau đến khốn khổ.[49] Cầu giá = Cầu có sương trắng phủ như băng đọng trên mặt. Giá = Sương đọng thành tầng. Tácgiả dùng thành ngữ “bạc phau cầu giá” để tăng thêm nỗi lòng buốt lạnh của Kiều, và thành ngữ “đenrầm ngàn mây” để tăng thêm nét mặt u buồn của nàng.[50] Vi lô [葦 蘆] = Các loài lau sậy về mùa thu thì bắt đầu khô tàn. San sát tả tiếng lá khô gió đưa cọsát vào nhau. Hơi mây tả hơi gió khô lạnh mùa thu để làm cho người xa nhà cảm nhớ đến cảnh ấmcúng của gia đình.[51] Một trời thu để riêng say một người = Cảnh buồn thì ai cũng chán, nhưng riêng Kiều bây giờ thấynó hợp với nỗi lòng mình, nên có ý thích ngắm, như nó chia sẻ nỗi buồn với mình, nhưng càng ngắmthì cảnh thu càng làm cho nàng thêm buồn tê tái.[52] Dặm khuya = Đoạn đường đi lúc đêm khuya. Ngất = Trên cao. Ngất tạnh = (Trời) cao không mây.Mù khơi = (Trời) trông cao tít mù xa thẳm.[53] Rỗ biết úa hồng – Xem lời đính chính câu 917 bên trên.[54] Tấm lòng thần hôn – Thần [晨] là buổi sớm. Hôn [昏] là buổi tối. Lễ xưa dạy con nuôi cha mẹ giàthì sớm dạy phải chào hỏi cha mẹ xem đêm ngủ có ngon không ; tối phải đến hỏi xem cha mẹ ngày Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 16hôm đó có được vui không, ăn có ngon không ; nếu cha mẹ có điều gì buồn thì khuyên giải, nếu mìnhcó điều lầm lỡ thì xin tạ lỗi.[55] Thần mày trắng – Xưa kia các thanh lâu đều thờ thần bạch mi xích nhỡn [白 眉 赤 眼 = mắt đỏlông mày trắng] làm tiên sư. Tục ta, Tàu trước nghề gì cũng có thờ một ông tiên sư tức là ông đã sánglập ra nghề đó.[56] Lầm rầm – Ta có câu tục ngữ “Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư.”[57] Hàn thực [寒 食] và Nguyên tiêu [元 宵] là hai ngày tết rất vui vẻ náo nhiệt về mùa xuân. TếtNguyên tiêu vào đêm rằm tháng giêng, có cuộc treo đèn khắp nhà khắp phố, yến tiệc khắp nơi. Hànthực (cũng gọi là tết Thanh minh) vào ngày mồng 3 tháng 3 có những cuộc đạp thanh, tảo mộ. Hànthực vui vẻ về ban ngày, Nguyên tiêu vui vẻ về ban đêm. Đêm đêm Hàn thực, ngày ngày Nguyên tiêuý nói đông khách vui vẻ luôn luôn, bất kể ngày đêm, lúc nào cũng như tết.[58] Tin nhạn = Thư khách xa gửi tới. Lá thư = Thơ tình xướng họa hẹn hò nhau.[59] Gia đường [家 堂] = Bàn thờ trong nhà.[60] Vắt nóc = Lên ngồi một cách oai vệ ở chỗ cao quí nhất để tỏ ra mặt bà chủ trong nhà, trùm lợp cảmọi người như nóc nhà trùm lợp cả gia đình vậy.[61] Tiểu tinh [小 星] nghĩa đen là sao nhỏ, nghĩa bóng là vợ lẽ. Kinh Thi có câu [彗 彼 小 星 = tuệbỉ tiểu tinh = ngôi sao bé nhỏ kia] ý nói các vợ lẽ như những ngôi sao nhỏ.[62] Lấy yến làm anh = Lấy chim én làm chim anh (vẹt). Ý nói đổi vợ lẽ thành ra con nuôi.[63] Danh [名] = Tên gọi. Phận [分] = Phần quyền lợi, bổn phận. Danh phận ở đây là được xếp vàohạng người nào trong nhà.[64] Tam Bành = Ba vị thần Bành. Theo kinh Phật, trong người ta có ba thần tên là Bành Kiêu, BànhCư, Bành Chất. Họ hay xúi ta làm điều ác, rồi cứ đến ngày canh thân thì lên tâu Ngọc Hoàng ThượngĐế.[65] Tuồng vô sỉ – Xem lời xác định câu 967 bên trên.[66] Màu hồ – Nghề buôn bán thường hồ hàng hóa cho đẹp đẽ để dễ bán. Hàng hóa đã mất màu hồ thìkhó bán. Đây là lời Tú Bà chửi Mã Giám Sinh đã làm mất màu hồ của Kiều.[67] Nhập gia – Tục ngữ Tàu có câu [到 江 隨 曲 入 家 隨 俗 = Đáo giang tùy khúc, nhập giatùy tục = Thuyền tới sông nào thì phải chở theo chiều cong khúc sông đó, người vào nhà ai thì phảitheo tục nhà ấy].[68] Văng vào mặt = Lôi những câu thô tục ra mà chửi vào mặt. Các bản Kiều đổi “văng vào mặt”thành “phang vào mặt” là sai với bản cũ.[69] Dây phong trần = Quãng đời khổ nhục.[70] Vỡ lở = (Tin Kiều tự tử) vang ra nhiều người biết. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 17[71] Giấc tiên = Giấc mê lịm đi chẳng còn biết gì, coi như đã thoát nợ đời và lên cảnh tiên.Diễn ra văn xuôiCâu 805, 806 = Nào có ngờ đâu Mã Giám Sinh là một kẻ phong tình lừa gái đã quen.Câu 807, 808 = Hắn ăn chơi quá, nhà đã hóa nghèo lại gặp hồi vận đen, nên cửa nhà khánh kiệt. Vì dụdỗ gái đã quen, nên hắn quen mui lại kiếm ăn về nghề trăng hoa, dụ dỗ gái vào thanh lâu để lấy tiền ăntiêu.Câu 809, 810 = Lại có mụ Tú Bà, một gái thanh lâu đã già hết duyên, chẳng khách làng chơi nào ngóđến nữa.Câu 811, 812 = Tình cờ hai đứa bợm thất nghiệp gặp nhau, chẳng khác truyện xưa kể đứa bán mạt cưagiả làm cám lại gặp đứa bán mướp đắng giả làm dưa chuột. Thế là hai bên một phường kết bạn tri kỷ.Câu 813, 814 = Hai tên bợm này mới chung lưng nhau mở một thanh lâu để kiếm ăn. Tú Bà thì xuấtvốn tiền, Mã Giám Sinh thì xuất công đi lừa dỗ gái. Quanh năm chúng làm nghề bán phấn buôn hươngsành sõi đủ lề lối.Câu 815, 816 = Chàng Mã đi dạo khắp cả thành thị và thôn quê để tìm gái, mượn tiếng là mua về làmvợ lẽ, nàng hầu, để đem về ép buộc hành nghề mại dâm.Câu 817, 818 = Ôi ! Đó cũng là sự rủi may do trời định sẵn cho số phận Kiều, nên cái kiếp đoạntrường nó lại chọn đúng ngay mặt người vô duyên này.Câu 819, 820 = Thật đáng thương xót cho nàng là một gái thuyền quyên mà về tay Mã Giám Sinh,chẳng khác gì một cành hoa mà bị lọt vào thuyền của tên lái buôn hoa này !Câu 821, 822 = Kiều đã mắc vào cái khuôn bẫy mẹo lừa của nó, giá tiền cưới xin đã rẻ, ngày đón dâulại sẵn sàng đến ngay chỉ trong một vài ngày.Câu 823, 824 = Mã Sinh mua được nàng rồi bụng rất mừng ; thế là cờ đã đến tay rồi muốn phất ngangphất dọc thế nào mà chẳng được ! Nó càng nhìn vẻ đẹp như ngọc của nàng, bụng nó càng say sưa mộtcách đểu giả bẩn thỉu, vừa về tình dục, vừa về tài lợi.Câu 825, 826 = Nó nghĩ rằng gái này thật là hạng quốc sắc thiên hương, đúng là hạng gái một cười đãđáng nghìn vàng chứ không sai.Câu 827, 828 = Về tay ta đây rồi, ta hãy bẻ hoa trước đã cho thỏa tình, rồi lũ vương tôn quí khách ắt làđua nhau đến bẻ sau ta.Câu 829, 830 = Hẳn là mỗi người cứ phải trả 300 lạng, chứ kém sao được ! Cứ một vài người đếntrước là đủ vốn rồi, còn từ những người sau đều là lời tất cả.Câu 831, 832 = Nhưng óc con buôn của nó thấy miếng ngon kề đến tận nơi thật là phân vân : ăn đi thìthiệt vào vốn liếng, mà không ăn thì tiếc của trời, lòng tham không bỏ được. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 18Câu 833, 834 = Rồi kết cục vì lòng ham muốn của trời quá, hắn nghĩ cái quả đào tiên kia đã đến tay kẻphàm này, thì ta cứ ăn bừa đi như đứa trẻ con vào vườn hoa vin ngay cành quít hái quả ăn cho thỏamiệng, cần gì phải bẻ cành hoa mai trắng đẹp mà ngắm một cách hão huyền vô ích.Câu 835, 836 = Còn về phần vốn lãi thì cũng chẳng lo thiệt gì, vì lũ làng chơi ở cõi trần này, họ chơihoa nhưng mấy kẻ đã biết rõ được hoa nguyên, hoa dở.Câu 837, 838 = Ta cứ dùng nước vỏ lựu, máu mào gà mà sửa sang tô màu lại, thì hoa dở lại hóa hoanguyên.Câu 839, 840 = Ta cứ dùng cách mập mờ như thế để đánh lừa lũ đầu đen khờ dại, thì hoa dở vẫn bánđược giá như hoa nguyên, có thiệt chút nào đâu.Câu 841, 842 = Còn cái mụ già kia, nếu mụ có sinh sự điều gì thì đành liều công quỳ một buổi để xinlỗi với mụ là xong.Câu 843, 844 = Vả lại ở chốn xa xôi này, mình nói là lấy cô ta làm lẽ mà không đụng chạm gì đến, thìe người ta sinh lòng nghi ngờ, biết là mình buôn người, rồi sinh chuyện thưa kiện đánh tháo thì sao ?(Lý luận khẩn thiết vơ về của kẻ ích kỷ vô lương, coi như tình thế bắt buộc phải hoại đời Kiều).Câu 845, 846 = Tiếc thay cho đóa hoa thơm đẹp thế này, mà nay con ong đã mở đường đi lối vào đượctới nhị hoa rồi !Câu 847, 848 = Và qua một cơn mưa gió nặng nề, nó còn thương gì đến vẻ ngọc, hương thơm của đóahoa này nữa !Câu 849, 850 = Thỏa mãn thú tính rồi, Mã ngủ mơ màng một giấc suốt đêm, bỏ mặc Kiều nằm trơ mộtmình với ngọn đuốc hoa.Câu 851, 852 = Nàng nằm khóc một mình, nước mắt ràn rụa như mưa, phần thì căm giận thằng kháchnó nỡ lừa đảo mình, phần thì thương cho nông nỗi mình đã bị nhơ bẩn.Câu 853, 854 = Nàng nghĩ cái giống hôi tanh này nó có ra tuồng gì đâu, mà sao tấm thân nghìn vàngcủa ta đây lại để nó làm nhơ bẩn mất cả danh giá của khách má đào như thế ?Câu 855, 856 = Thôi thế là hết mong mỏi nỗi gì nữa ! Đời ta thôi thế là xong một đời !Câu 857, 858 = Lòng bời bời những giận duyên, những tủi phận, tay nàng cầm dao những toan tự vẫn.Câu 859, 860 = Nàng nghĩ đi nghĩ lại nếu ta tự tử, mà thằng Mã này đành chịu im đi, thì ta chết được,thế là xong. Nhưng nghĩ đi, ta phải nghĩ lại : Nếu ta tự vẫn, nó không chịu im đi, nó lại sinh sự ra sựtình thứ hai mà thưa kiện bắt đền cha mẹ thì sao ?Câu 861, 862 = Nếu mà nó lại sinh sự như thế, thì khi quan muốn xét rõ nguồn gốc cuộc án mạng, thếnào cũng không khỏi liên lụy đến cha mẹ, thế là ta chết sẽ làm cha mẹ thêm đau thương, lại phải kiệncáo lôi thôi, thì ta chết sao được.Câu 863, 864 = Thôi ta đành vuốt bụng cho nông nỗi nguội dần đi vậy – chẳng chết trước thì cũngchết sau, sớm hay muộn cũng một lần chết là xong, có muộn gì ? Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 19Câu 865, 866 = Nàng còn đương đắn đo nghĩ ngược nghĩ xuôi thì bỗng đã nghe thấy tiếng gà đua nhaugáy như sôi ở mé ngoài tường.Câu 867, 868 = Lúc lầu canh buổi sớm vừa rúc còi tan canh, lúc trời hãy còn mờ sương, thì đã thấyMã Sinh vội vàng ra đi rồi. (Mã Sinh cấp tốc ra đi là vì sợ lộ chuyện buôn gái, nhà gái sinh sự đánhtháo). Cuốn Thanh Tâm Tài Nhân thì lại nói Mã Sinh ở trú phường lâu hàng tháng mới đi, thật là sailầm.Câu 869, 870 = Lúc chia tay nơi đường rẽ này, thật là lúc đau đớn cho nàng. Mà Mã vội đi nhanh chochóng xa nơi quê nàng, nên chân ngựa chạy khập khễnh bước thấp bước cao, và bánh xe lăn gập gềnhnhư khi lên khi xuống, làm cho tâm hồn nàng đã đau khổ lại thêm dằn vặt bội phần.Câu 871, 872 = Đi đến chỗ nhà trạm trường đình, thì đã thấy Vương Ông, Vương Bà và mấy ngườinhà gánh bữa tiệc tiễn hành ra đợi đó để từ biệt nhau.Câu 873, 874 = Ở nhà ngoài thì Vương Ông và Mã Sinh chén tạc chén thù dìu dặt mời nhau, ở bên nhàtrong thì chỉ Kiều và Vương Bà ngồi với nhau.Câu 875, 876 = Hai mẹ con ngồi nhìn nhau, nước mắt đau đớn rơi lã chã khác nào như những giọtmáu. Kiều nói nhỏ vào tai mẹ để tỏ lòng trước sau của mình trước khi vĩnh biệt :Câu 877, 878 = Con hổ thẹn sinh ra là phận gái hèn yếu, không kiếp nào báo đền được ân đức cha mẹ.Câu 879, 880 = Nay lại gặp bước lỡ làng nước đục bụi trong (xem chú giải [37]), trước khi vĩnh biệtcha mẹ con xin ghi lại mấy lời cuối cùng để tỏ tâm sự suốt đời của con.Câu 881, 882 = Ngắm xét cách cử chỉ ăn nói của người này, con thấy rằng thân con chắc là mắc lừavào tay bợm già này rồi.Câu 883, 884 = Con thấy khi nó mang con về đến trú phường rồi, nó bỏ bẵng con ngồi một mình ởtrong buồng, thật nhạt nhẽo, chẳng có tình nghĩa gì cả. Khi nó muốn vào buồng với con thì phải đắnđo, ngó trước ngó sau mới dám vào, rồi sau lại vội vàng ra ngay, rõ ràng là có ý lén lút vụng trộm, chứkhông phải là tình vợ chồng chân thật.Câu 885, 886 = Nó nói nhiều câu lầm lỡ thất thường ; khi thì làm bộ ra được vài câu đứng đắn lịch sự,rồi lại phang ngay những lời thô tục nhảm nhí. Đối với con cũng vậy, lúc thì vờ vĩnh vài lời âu yếm,lúc lại mày tao ra vẻ như chủ nhà. Con lại thấy kẻ thầy người tớ có ý khinh thường nó quá mà nóchẳng dám quở mắng câu nào, thật đúng là những tôi tớ thuê mướn tạm thời để huỳnh hãm lừa lọc ra,chứ không phải tôi tớ nhà sang trọng tử tế.Câu 887, 888 = Tóm lại, nó không có dáng dấp những người cao quý thanh tao, ngắm ra cho kỹ thìhình như đúng là một tên lái buôn bịp bợm.Câu 889, 890 = Rồi nàng than thân với mẹ : Thôi cái thân đời con thế là xong, còn nói gì nữa ! Đànhsống thì nhờ nơi đất khách, chết thì chôn nơi quê người ! Chứ còn tránh sao được bây giờ đây ?Câu 891, 892 = Nghe mấy lời Kiều kể khổ cực đó, Vương Bà muốn những vạch mây ra cho quangđãng mà kêu to lên cho trời biết những nỗi oan ức của mẹ con bà. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 20Câu 893, 894 = Ở mé ngoài, Vương ông chưa mời cạn vài chén rượu tiệc tiễn hành thì Mã Sinh đãgiục nhau lên xe đi cho mau.Câu 895, 896 = Vương ông nặng lòng thương con quá mới ra đứng trước yên ngựa Mã Sinh mà nằn nìdãi bày với nó mấy lời thảm thiết như sau :Câu 897, 898 = Con gái tôi đương độ trẻ trung mơn mởn, chỉ vì nó thấy cảnh nhà gặp cơn tai vạ eonghẹt quá, nên nó đành phải liều thân cứu cha, dấn mình vào làm kiếp lẽ mọn tôi đòi hầu hạ ông.Câu 899, 900 = Từ đây trở đi nó phải sống nơi xa lạ, góc bể chân trời, gặp khi mưa nắng bất kỳ, ốmđau làm sao, cũng đành một thân thui thủi nơi quê người, chẳng có ai là người thân yêu săn sóc yên ủinhư khi ở nhà cha mẹ.Câu 901, 902 = Vậy tôi xin ông đem lòng cao cả, bao dung che chở nó, cũng như cây thông cao thẳngđem bóng mát che chở cho dây sắn bìm quấn leo dưới gốc cho khỏi tuyết sương lạnh lẽo.Câu 903, 906 = Ông vửa dứt lời thì Mã Sinh thưa ngay : Đó chẳng qua cũng là do sợi tơ hồng thiêngliêng trời đưa lại buộc chân cô ấy vào duyên phận này thôi. Tôi thề sẽ hết sức che chở cô ấy. Nếu saunày tôi để cho cô ấy phải đến nỗi khổ cực thế nào, thì trên đầu có bóng mặt trời, mặt trăng kia soisáng, tôi xin chịu tội dưới lưỡi gươm của quỷ thần.Câu 907, 908 = Dứt lời là hắn đùng đùng giục đi như gió cuốn mây vần, thế là xe chạy như bay vàotrong lớp bụi đỏ ngầu.Câu 909, 910 = Thế là ông bà và Kiều cùng tay gạt nước mắt ràn rụa mà từ biệt nhau. Ông bà ở lại thìđứng nhìn phương trời xa mà bụng đau thương than thở : Từ đây con ta lúc nào cũng thăm thẳm mộtmình ở nơi góc trời kia, ngày đêm đăm đăm nhớ nhà đứt ruột.Câu 911, 912 = Còn Kiều thì mỗi lúc đi mỗi xa vào nơi đất khách ; biết bao cảnh làm cho nàng đaubuồn thêm hiện ra trước mắt – nào là những chiếc cầu trắng phau những giọt sương đọng lại thànhbăng giá ở trên mặt ván cầu, nào là ngàn đám mây đen cuồn cuộn phía chân trời.Câu 913, 914 = Nào là những chòm lau sậy hoa trắng lá khô cọ nhau sào sạt trước làn gió heo maykhô lạnh. Cảnh thu lạnh lẽo buồn bã đó hình như có ý dành riêng cho nàng, khiến lòng nàng phải tê táinhư say như ngất đi.Câu 915, 916 = Khi xe chạy ban đêm, nàng thấy trời quang mây tạnh, đỉnh trời cao ngất màu xanh,chân trời tít mù xa thẳm ; mỗi khi thấy vầng trăng vằng vặc, nàng lại thẹn với lời chỉ núi chỉ sông màthề với chàng Kim ở dưới bóng trăng giữa trời vằng vặc lúc nửa đêm hôm nào đó.Câu 917, 918 = Khi xe chạy ban ngày, nàng thấy rừng thu chỗ thì vùng lá xanh đã điểm lỗ rỗ lá vàng,chỗ thì lá úa đã thành màu đỏ u buồn. Mỗi khi nghe tiếng chim mẹ gọi con, con gọi mẹ, rõ như khêugợi tấm lòng nhớ thương cha mẹ, không được ở nhà để chăm nom hầu hạ.Câu 919, 920 = Họ mang nàng đi qua toàn những nơi lạ nước lạ non, ròng rã vừa một tháng trời thìđến Lâm Truy là nơi phồn hoa có cửa hàng thanh lâu của Tú Mã.Câu 921, 922 = Khi xe đón dâu về, vừa mới đậu trước cửa, thì ở rèm trong đã thấy một người đàn bàbước ra. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 21Câu 923, 924 = Thoạt trông Kiều thấy bà ta da màu nhờn nhợt, và không biết ăn cái gì mà cao lớn đẫyđà như thế.Câu 925, 926 = Bà ta chạy ra trước xe chào hỏi một cách lơi lả đon đả lắm. Theo lời bà ta nàng mớibước vào trong nhà.Câu 927 đến 930 = Kiều thấy một bên có mấy cô gái trẻ đẹp, một bên có mấy chàng ra vẻ ăn chơi.Gian giữa nhà có bàn thờ đèn hương tề chỉnh hẳn hoi; trên bàn thờ có treo bức tranh vẽ một ông thầncó đôi lông mày trắng toát.Câu 931, 932 = Lề thói lầu xanh xưa nay vẫn thế : Cái nghề này thì thờ ông này làm tiên sư.Câu 933 đến 936 = Họ thờ ông tiên sư này một cách rất thành kính, ngày đêm lúc nào cũng hương hoadâng cúng cẩn thận. Hễ cô nào mà bị người xấu vía làm cho xúi quẩy ế hàng vắng khách thì cởi hết cảxiêm áo đi một cách trơ trẽn đáng ngán, rồi ra quỳ ở trước bàn thờ mà dâng hương hoa lầm rầm cầukhấn.Câu 937, 938 = Làm lễ cầu khấn xong, xin đổi lấy hoa cũ trên bàn thờ mà lót xuống chiếu nằm, thế làkhách làng chơi tứ phía sẽ ầm ầm kéo đến ngay.Câu 939, 940 = Kiều vì mới lạ, còn ngẩn ngơ nào đã biết gì, cứ theo lời bà ta bảo vào lễ trước bàn thờ.Nàng vừa lạy xuống thì mụ khấn ngay rằng :Câu 941, 932 = Xin người phù hộ cho cửa hàng buôn bán đủ mọi điều may mắn, ngày nào, đêm nào,bao giờ cũng nhộn nhịp vui vẻ như ngày Hàn Thực, như đêm Nguyên Tiêu.Câu 943, 944 = Muôn ngàn người ai thấy cũng yêu. Lúc nào ngoài cửa cũng xôn xao những khách vuichơi như đàn chim anh chim yến, trong nhà cũng dập dìu những tình nhân lưu luyến như bạn trúc mailâu bền.Câu 945, 946 = Lúc nào cũng tấp nập, nào là tin nhạn xa đưa đến hẹn hò, nào là lá thư tình cùng nhauxướng họa, vừa tiễn người ra cửa trước, lại đón rước ngay người vào cửa sau.Câu 947, 948 = Nàng tuy lạ tai nghe chưa rành rõ là thế nào, nhưng xem tình ý cũng biết là không ragì rồi.Câu 949, 950 = Lễ xong bàn thờ hương hỏa trong nhà rồi, Tú Bà bệ vệ lên ngồi giữa chiếc giường caosang nhất, tỏ ra địa vị là chủ chứa trùm cả nhà.Câu 951, 952 = Ngồi vắt nóc bệ vệ trên giường rồi, mụ bảo Kiều : Con làm lễ lạy mẹ bây giờ đi ! Lạymẹ xong thì sang lạy cậu con ở bên kia.Câu 953, 954 = Kiều liền đem lý nghĩa ra mà chất vấn mụ : Tôi đây gặp bước lưu ly, đã đành chịuphận hèn, cam tâm một bề làm lẽ mọn rồi.Câu 955, 956 = Bây giờ lại lấy lẽ gì mà lấy chim yến làm chim anh như vậy. Tôi thật không biết thânngây thơ này là hạng người nào, danh phận nào ở trong nhà này. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 22Câu 957, 958 = Khi ông ấy cưới tôi, đã đủ các lễ cưới hỏi từ nạp thái đến vu quy, rồi sau ông ấy lại khichung chạ, khi đứng ngồi sánh vai với tôi. Đích thật tôi đã là vợ lẽ ông ấy hẳn hoi rồi.Câu 959, 960 = Giờ đây sao lại thay bậc đổi ngôi, đương làm vợ lại hóa ra làm con như thế ? Vậy tôigiám xin bà cho tôi biết rõ lẽ ra sao.Câu 961, 962 = Mụ nghe nàng nói mới biết thực tình những việc Mã đã làm, vì vậy mụ mới lồng lộnnổi tam bành mụ lên.Câu 963, 964 = Mụ bắt đầu chửi Mã Giám Sinh : Này này rõ rành rành là sự quả nhiên thật rồi ! Rõràng là mày đã cướp sống mất cả của cải của tao đi rồi !Câu 965, 966 = Mình bảo nó đi dạo tìm lấy gái mà đem về để rước khách kiếm lời mà ăn.Câu 967, 968 = Thế mà cái thằng vô sỉ chẳng ra tuồng người này nó ăn ở lừa đảo bất nhân. Nó buồnngứa, nó thèm thuồng, nó giám tần mần thử nếm mùi ngay !Câu 969, 970 = Thôi thế là món hàng này đã mất màu hồ đi rồi ! Thôi thế là vốn liếng đi đời nhà macả rồi !Câu 971, 972 = Chửi Mã rồi thì mụ chỉ vào mặt Kiều mà quát : Con kia, mày đã bán thân cho tao, thìnhập gia tùy tục – mày vào nhà tao thì mày phải theo phép nhà tao !Câu 973, 974 = Lão kia có giở trò bậy bạ với mày, thì sao mày không văng lời thô tục chửi vào mặtnó, mà mày lại nghe lời nó ?Câu 975, 976 = Cớ sao mày lại lặng lẽ chịu tốt một bề như thế ? Gớm chưa ? Gái mới lớn mà đã sớmngứa nghề thế kia à ?Câu 977, 978 = Tao phải làm cho mày biết phép tao, cho mày hết lý sự với tao ! Miệng vừa nói dứt lời,tay mụ với ngay chiếc roi sấn vào ra tay đánh Kiều.Câu 979, 980 = Nàng kêu lên : Trời thẳm đất dầy ơi ! Xin thấu nỗi này cho ! Thân này đã liều bỏ từngày bước chân bỏ nhà ra đi rồi kia mà !Câu 981, 982 = Thôi thì bây giờ ta còn tiếc gì nữa ! Miệng nói, tay lấy ngay con dao dấu trong tay áora.Câu 983, 984 = Thật đáng sợ cho cái gan dám thí bỏ tấm thân như hoa như ngọc. Mụ thoáng thấy nànggiở dao ra, còn đang ngơ ngác nhìn mặt nàng thì nàng đã quá tay cắt cổ nàng rồi, không kịp cứu nữa !Câu 985, 986 = Thương cho nàng tài sắc tột bực như thế mà một nhát dao oan nghiệt đã cắt đứt cáidây ngày tháng đời gió bụi của nàng rồi !Câu 987, 988 = Tiếng nàng chết oan uổng vỡ lở ra ngoài, nhiều người chạy lại xem, trong nhà chennhau đông nghịt những người.Câu 989, 990 – Nàng thì nằm mê lịm đi như thoát nợ trần mà lên tiên. Còn mụ Tú thì sợ quá, ngườimụ run cầm cập, mắt mụ nơm nớp nhìn nàng, hồn vía mụ như bay bạt đi đâu mất. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 23Câu 991, 992 - Rồi mụ nhờ người vực nàng vào buồng phía tây và cắt người trông nom săn sóc, chongười đi đón thầy về chạy chữa thuốc thang.Những chữ và câu có ý móc nối hoặc châm biếmCâu 883 “Khi về bỏ bẵng trong nhà” ứng với câu 785 và 786 “Rước nàng về đến trú phường / bốn bềxuân tỏa một nàng ở trong.”Câu 886 “Khi thày khi tớ xem thường xem khinh” ứng với câu 629 “Trước thày sau tớ xôn xao.”Câu 887 “Khác màu kẻ quí người thanh” ứng với câu 628 “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” vàcâu 631“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.”Câu 841 “Mụ già hoặc có điều gì” móc nối với 8 câu Tú Bà chửi Mã (từ câu 963 đến 970) : “Này nàysự đã quả nhiên ...Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma !”Câu 924 “Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao” có ý thóc mách nối nghĩa với ý ăn vật bẩn thỉu ở câu “Đemvề rước khách kiếm lời mà ăn” và với ý tàn nhẫn đánh Kiều ở hai câu 1133 và 1134 “Tú Bà tốc thẳngđến nơi / hầm hầm áp điệu một hơi lại nhà.” Người mụ to béo như thế mà túm đầu Kiều nhỏ gầy nhưthế mà lôi về thì thật là tàn bạo đáng thương.Đoạn trích từ Truyện Kiều này có mấy cảnh cho hai thái cực gặp nhau, mà bên cực hay đều bị bên cựcdở chèn ép một cách thái quá, khiến ai đọc đến đều phải chau mày chán ngán cho cảnh đời éo le đauđớn : (1) Kiều là một gái thanh cao thơm đẹp như thế mà mắc vào tay ma cô họ Mã. Về phần Mã thìchính nó cũng tự thú rằng “đào tiên đã bén tay phàm.” Về phần Kiều thì nàng than thở muốn tự tử vìnỗi “tuồng chi là giống hôi tanh / thân nghìn vàng để ô danh má đào.” (2) Một cô gái “mai cốt cách,tuyết tinh thần” mà phải theo con mụ dầu “nhờn nhợt màu da, cao lớn béo phì” bước vào cửa thanhlâu rồi quì lạy trước thần mày trắng. (3) Một cô gái đứng đắn “thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉphong” đem lời lễ nghĩa ra để chất vấn Tú Bà thì bị mụ này quát chửi trả lời bằng những câu hết sứcthô bỉ tục tằn, rồi lại toan đánh đập bắt phải theo phép nhà nó.Những chữ và thành ngữ tác giả dùng có ý mỉa mai thói đời ở trong đoạn này là : (1) Chữ “khúcvàng” ở câu 824. Khúc vàng nghĩa bóng cũng là tấm lòng như tấc vàng. Nhưng trong khi tấc vàng ởchỗ khác là ẩn dụ cho tấm lòng đáng quí như vàng ngọc, thì trong ngữ cảnh này khúc vàng ám chỉ tấmlòng bẩn thỉu thối tha của kẻ buôn bán chỉ biết lợi, bỏ cả nghĩa lý. (2) Thành ngữ “nhờn nhợt màu da”để tả một cách mỉa mai những kẻ ăn uống và ham nhục dục một cách quá độ cho nên người thì béo phịra, mặt thì nhợt nhạt mất cả tinh thần. (3) Động từ “vắt nóc” trong câu 950 tỏ ý mỉa mai những kẻhống hách ra oai bắt nạt người dưới. (4) Thành ngữ “rước khách kiếm lời mà ăn” thật là khéo chửithậm tệ những đứa dắt gái cho trai để kiếm ăn. ■Tác giả : ĐÀM DUY TẠOñàm Trung Pháp hiŒu Çính ]]] Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 24 Nhạc và Bối Cảnh Văn Hóa Khi Dịch Thơ Phåm Tr†ng LŒ A. Chanson d’Automne của nhà thơ Pháp Paul VerlaineTrong những bài thơ về mùa Thu nổi tiếng, người yêu thơ thường nghĩ đến một bài thơ tiêu biểu củaphái tượng trưng symbolism giữa thế kỷ 18 ở Pháp: đó là bài Chanson d’automne của Paul Verlaine.Đây là một bài thơ ngắn có 18 dòng, 45 chữ, nhưng âm điệu du dương, chầm chậm, mỗi khi đọc xongvẫn thấy cảm giác buồn nhè nhẹ, để lại trong lòng người đọc nhiều dư ba. Có ít nhất trên 12 dịch giảViệt đã chuyển bài thơ này sang thơ Việt (Xem Thi viện, chú thích bên dưới). Dịch sang tiếng Anh khóhơn và có ít nhất trên 10 dịch giả đã làm việc này.Phân tích: 1. Những chữ có thể coi là “vàng” vì gói ghém cảm xúc cô đọng của bài thơ: sanglots, longs, violons de l’automne, blessent mon coeur, langueur monotone, suffocant, blême, souviens, jours anciens, pleure, vent mauvais, deçà, delà, feuille morte. 2. Nhạc tính trong bài thơ (musicality): âm “ô” trong sanglots, longs, violons, automne, monotone; âm “ơ” trong coeur, langueur, heure, pleure, feuille (âm này không có âm y hệt trong tiếng Anh); tị âm (âm mũi) nasal nhẹ (ang, ong) trong tiếng Pháp khiến tìm âm tương đương trong tiếng Anh khó giống hoàn toàn. Dịch giả Donald Frame, người đã dịch tác phẩm của Montaigne, Voltaire, Prévost, và Molière…nhận xét về bài thơ của Verlaine: “Nếu chỉ dịch nghĩa thì khá dễ nhưng 80% cái đẹp nguyên bản bị mất.” Như ông dẫn chứng, đoạn thơ dịch sau đây đầy đủ nghĩa nhưng thiếu âm điệu của bài thơ gốc. Ngay như chữ “monotonous” để dịch chữ “monotone” đã làm mất 3 âm “ô” trong tiếng Pháp của chữ monotone vì dấu nhấn (stress) của chữ monotonous biến âm “ô” thành âm “ơ” trong âm tiết “mo”, “to” và “nous” và âm “ô” thành “o” trong chữ monotonous tiếng Anh. The long sobs Of the violins Of Autumn Wound my heart With a monotonous Languor (Source: John Biguenet and Rainer Schulte, The Craft of Translation. Chicago and London: The University of Chicago Press, 1989, p. 71.) 3. Điệu và nhịp thơ (rhythm, cadence) và những quãng ngưng/trống/pause ở cuối câu tăng thêm cảm xúc cho người đọc. 4. Cảm xúc gây nên bởi giọng thơ (tone) trong những dòng chữ Je me souviens/des jours anciens gợi lại trong trí người đọc những hình ảnh ngày xưa trong dĩ vãng…như tiếng vang vọng của quá khứ. 5. Một thí dụ cụ thể về nhịp thơ và nhạc điệu trong thơ có thế thấy rõ như trong những đoạn gẩy đàn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Tiếng khoan như gió thoảng ngoài/Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa; và trong đoạn tả tiếng đàn trong bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị qua bản dịch của Phan Huy Vịnh: Trong hoa oanh ríu rít nhau/Suối tuôn róc rách, chảy mau xuống ghềnh/Nước suối mạnh, dây mành ngừng đứt/Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ/Ôm sầu, mang giận ngẩn ngơ/Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 25Chanson d’automne, 1866Les sanglots longsDes violonsDe l’automneBlessent mon coeurD’une langueurMonotone.Tout suffocantEt blême, quandSonne l’heure,Je me souviensDes jours anciensEt je pleure;Et je m’en vaisAu vent mauvaisQui m’emporteDeçà, delà,Pareil à laFeuille morte.Paul Verlaine, 1844-1896 Fig. 1: Paul Verlaine -Bản Dịch 1 Sang Thơ Việt Nhạc Thu Nhạc thu nức nở trầm trề, Ngân dài một điệu, não nề lòng ta. Nghẹn ngào, mặt tái, lệ nhòa Thu về gợi nhớ ngày qua khuất rồi. Hồn ta tựa chiếc lá rơi, Phiêu phiêu gió cuốn chuyển dời đó đây…Tô Giang Tử phiên dịchTuyển Tập Thi Phẩm. McLean, Virginia, 1989, pp. 369-369. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 26 Fig. 2: Forest in autumn-Bản Dịch 2 Sang Thơ Việt Thu CaVĩ cầm nức nở Tiếng thu,Lòng ta một mối Sầu tư Khôn cầm.Giờ tàn, nghĩ tủi Chiếc thân.Nhớ ngày vui cũ, Âm thầm Lệ rơi, Ra đi, trận gió Tơi bờiCuốn theo đây đó, Rã rời Lá khô.Trần Mai Châu (b. 1924), Thơ Pháp Thế Kỷ XIX, tp HCM: nxb Trẻ, 1999, tr. 222. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 27-Bản Dịch 3 Sang Thơ ViệtThu caĐàn thuthổn thứcgiọt sầuTim côi rướm máumột mầu tái tê.Nghẹn ngàomỗi độ thu vềNgày vuinhớ lạibờ mi lệ tràn.Hồn tagió cuốnmiên man.Nay đây, mai đónhư hàng lá khôPhạm Trọng Lệ dịch, 1981.Phạm Trọng Lệ, “Vài Cảm Nghĩ Về Thơ,” bài nói chuyện trước Trụ Sở Hội Người Việt Cao Niênvùng Hoa Thịnh Đốn, 11/28/2012, in lại trong tam cá nguyệt Cỏ Thơm, số 62, 2013, trang 60.Trong website Thi viện, ngoài bài dịch của Trần Mai Châu có thêm 9 bản dịch bài thơ này sang tiếngViệt. Xin xem://www.Thivien.net/Paul-Verlaine/Thu-ca/poem-zT10hay vào Google gõ hàng chữ “Chanson d’automne dịch sang thơ Việt”Cũng tìm đọc bài dịch của dịch giả Hồ Văn Hiền khá xát nghĩa. Tại website//langhue.orgDịch giả Tôn Thất Phú Sĩ cũng dịch bài thơ này theo thể thơ năm chữ. Xem: 102 Bài Thơ Pháp AnhTôn Thất Phú Sĩ Phỏng Dịch tại://thphusi.centerblog.netVài Bản Dịch Tiêu Biểu Sang Thơ Anh-English Translation 1Autumn SongWith long sobs Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 28the violin-throbs of autumn woundmy heart with languorousand monotonous sound.Choking and palewhen I mind the tale the hours keep,my memory straysdown other days and I weepand I let me gowhere ill winds blow, now here, now there,harried and spedeven as a dead leaf, anywhere.(Translated by C. F. MacIntyre. French Symbolist Poetry. Berkeley, Los Angeles, London: Universityof California Press, 1958, p. 26).-English Translation 2Song of AutumnThe prolonged sobsOf the violinIn the autumnTear up my heartWith languishingMonotone.SuffocatingAnd listless whenThe dread hour strikesI rememberThe days of yoreAnd I cry.And I wanderIn evil windWhich carries meHither, thitherLike a dead leafI would be.Translated by Thomas D. Le Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 2930 June 2001Source: //thehuuvandan.org/lit.html

verlaine-English Translation 3Autumn SongViolins complainOf autumn again, They sob and moan,And my heartstrings acheLike the songs they make, A monotone.Suffocating, drowned,And hollowly sound The midnight chimes.Then the days returnsI knew, and I mourn For bygone times.And I fall and driftWith the winds that lift My heavy grief.Here and there they blow,And I rise and go Like a dead leaf.Louis SimpsonIn Katharine Washburn and John S. Major, eds. World Poetry: Anthology of Verse from Antiquity toOur Time. New York: W.W. Norton, 1998, p. 769.-English Translation 4 by Arthur Sydmons (Poems, 1902)Autumn SongWhen a sighing beginsIn the violinsOf the autumn-song,My heart is drownedIn the slow soundLanguorous and longPale as with pain,Breath fails me whenThe hours toll deep.My thoughts recoverThe days that are over, Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 30And I weep.And I goWhere the winds know,Broken and brief,To and fro.As the winds blowA dead leaf.Translated by Arthur Sydmons in Poems (First Collected Edition, 1902)(Source: //shenandoahliterary.org/blog/2012/01/autumn-song-by-paul-verlaine)-English Translation 5 by Richard StokesAutumn SongWith long sobsThe violinsOf autumnWound my heartWith languorousMonotony.All chokingAnd pale, whenThe hour sounds,I rememberDeparted daysAnd I weep;And I goWhen ill winds blow,BufferedTo and fro,Like aDead leaf.Translation copyrighted by Richard Stokes, from A French Song Companion, Oxford, 2001Contact: Friends of Oxford Lieder: [email protected]. Hai Trở Ngại Khi Dịch ThơSau khi bàn về nhạc tính trong thơ khi dịch từ một tiếng gốc SL sang tiếng đích TL, nếu hai ngôn ngữcó những âm vị và cấu thức văn phạm khác nhau (một đơn âm một đa âm) thì việc dịch khó hơn; tráilại, nếu hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng thì việc dịch tương đối dễ hơn. Thí dụ: Dịch thơĐường sang thơ Việt. Tiếng Trung hoa và tiếng Việt tuy là hai ngôn ngữ khác nhau nhưng cùng làtone languages, đơn âm, một số từ ngữ trong tiếng Việt có gốc Hán Việt, các dịch giả thế hệ trước đềulà những tay giỏi chữ nho. Có những bài thơ dịch như bản dịch bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu củathi sĩ Tản Đà đã trở thành mẫu mực cho việc dịch thơ vì bài thơ dịch tả đủ ý đủ tình và âm điệu trong Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 31bài thơ gốc và trở thành một bài thơ độc lập.Nhạc là yếu tố quan trọng trong bài thơ, và điều này càng đúng đối với thơ của Verlaine. Mở đầu bàiL’Art poétique (Nghệ Thuật Thi ca), Verlaine viết: “De la musique avant toute chose” (Âm nhạc trênhết cả).Bài viết này tóm tắt ý chính của những dịch giả trong cuốn The Craft of Translation của John Biguetvà Rainer Schulte:Chú thích: SL: source language: ngôn ngữ gốc; TL target language: ngôn ngữ đích.-Dịch là phải có một cách đọc mẫu mực và chính xác và nhắm tới một công trình học thuật uyên thâm.(Translation, thus, becomes a model for the most exacting reading and the most serious scholarship.)-The act of translation emerges both as a powerful integration of linguistic, semantic, cultural, andhistorical thinking and as a valuable commentary on how we communicate both within a culture andfrom one culture to another. Công việc dịch trở nên một nỗ lực hợp nhất mạnh mẽ về các khía cạnhngôn ngữ, ngữ nghĩa, văn hóa và lịch sử và là một dẫn giải giá trị về cách ta truyền đạt tư tưởng nộitrong một nền văn hóa, hay chuyển dịch từ một văn hóa này sang một văn hóa khác.Hai trở ngại chính:1.-Số ít / số nhiều: Thơ Việt hay thơ Trung Hoa thường không phân biệt rõ ràng số ít hay số nhiều.Trong bài “Phong Kiều Dạ Bạc”của Trương Kế (Chang Chi/Jhang Ji), câu đầu “Nguyệt lạc ô đề sươngmãn thiên” dịch là (Trăng tà tiếng quạ kêu sương—Tản Đà). Bài thơ không tả “tiếng qụa” kêu là củamột con quạ hay nhiều quạ) vì trong câu thơ Trung Hoa không nói rõ số ít hay số nhiều. Nếu hiểu làmột con quạ thì có làm tăng thêmnỗi cô đơn của người khách trong khoang thuyền ở bến Phong Kiều hơn nhiều tiếng quạ kêu?2.-Personal pronouns—nhân xưng đại danh từ, tiếng xưng hô. Đây là điểm quan trọng trong việcdịch thơ. Nhân xưng đại danh từ: người Pháp dùng nhân xưng đại danh từ ở ngôi thứ nhì tu/vous mộtcách thân mật. Trái lại, người Việt dùng nhiều tiếng xưng hô hơn và tùy ngôi thứ, tuổi tác, nam, nữ,liên hệ họ hàng - đây là một cản trở cho người ngoại quốc, nhất là từ một nền văn hóa khác văn hoáViệt, một nền văn hóa có cách xưng hô khá phức tạp.Trong bài “Demain dès l’aube…” của Victor Hugo, chữ “tu”, “toi” và “ta” trong bài khiến có dịch giảdịch nhầm là tác giả đang tha thiết gặp người yêu và hai đoạn thơ đầu như một bài thơ tình của haingười nam nữ yêu nhau:Demain dès l’aubeDemain, dès l’aube, à l’heure où blanchit la campagne,Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m’attends.J’irai par la forêt, j’irai par la montagne,Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées, Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 32Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.Je ne regarderai ni l’or du soir qui tombe,Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,Et quand j’arriverai, je mettrai sur ta tombeUn bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.Người dịch nếu chỉ để ý đến lời thơ, có thể hiểu bài thơ như lời một chàng thương nhớ người yêu, vìchỉ trong câu cuối, giọng thơ cho biết là nhân vật chính tìm đến mộ người yêu vì những đại danh từ tu,toi, ta.Hai câu đầu có dịch giả đã dịch là:Mai, bình minh, thôn quê vừa hết tốiTa sẽ đi, ta biết em chờ ta.Và hai câu cuối của stanza chót có thể dịch nhầm là:Đến mồ em để ghi dấu tình ta,Xin gửi lại một chùm hoa thạch thảo.Nhưng nếu biết bối cảnh bài thơ thì đây là lời văn hào Victor Hugo thương nhớ con gái Léopoldineđắm thuyền chết đuối cùng chồng tại Villequier gần Harfleur. Và như vậy, người dịch có thể sửa đimột chút cho hợp với cốt truyện bài thơ:Đến mồ con để ghi dấu tình cha,Xin gửi lại một chùm hoa thạch thảo.Prose translation Tomorrow, as soon as the day breaks, at the hour when the landscape whitens, I will set out. Yousee, I know you are waiting for me. I will go by the forest, I will go by the mountains. I can stay nolonger far from you. I will walk with my gaze fixed on my thoughts, seeing nothing outside, hearing no sound, alone,unknown, with bent back and crossed hands, sad, and the daylight for me will be like night. I will not look at the golden fall of evening, nor at the distant sails going down towards Harfleur,and when I arrive I will place on your tomb a bouquet of green holly and of flowering heather.(William Rees, trans. French Poetry 1820-1950 With ProseTranslation. London and New York: Penguin Books, 1980, p. 51.) Fig. 3: Hình Victor HugoVài Bài Dịch KhéoBài thơ trên đã được dịch giả Trần Mai Châu dịch sang thơ Việt:Rạng MaiCha đã biết ngày mai con đợi Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 33Nên khởi hành lúc mới rạng đôngQuá dài ngày tháng chờ trôngXăm xăm vượt núi băng rừng đến con.Đầu óc cha dập dồn mọi nỗi,Mắt biếng nhìn, tai mỏi không nghe.Tay khoanh, đầu cúi, ủ ê,Một mình, ngày nắng khác gì đêm mưa.Cha không thấy trời vừa chạng vạng,Mấy cánh buồm ghé cảng Ha-flơ,Viếng con, cha đặt trên mồ,Một chùm thạch thảo đến giờ nở hoa.(Trần Mai Châu, Thơ Pháp Thế Kỷ XIX. tp HCM: Nxb Trẻ, 1996, p. 61,)Vậy thì đây không phải là một hẹn hò với tình nhân mà là lời thương nhớ của người cha là văn hàoVictor Hugo khi mang hoa tới mộ con gái là Léopoldine cùng người yêu bị lật thuyền chết đuối tạiHarfleur gần Villequier.Rút kinh nghiệm cho người dịch thơ là phải tìm hiểu nguồn gốc bài thơ, nghĩa là trong tình huốngnào bài thơ được sáng tạo.Độc giả có thể theo dõi lời giảng tường tận của giáo sư ngữ học Đàm Trung Pháp trong một bài viếtcủa ông, trong đó, ông đã nêu rõ “nhân vật đại danh từ” (Pronoms personnels) và cách xưng hô thânmật tutoyer (ton, tu, ta) có thể gây hiểu nhầm cho người dịch và người đọc thơ. (Source: Đàm TrungPháp – Demain dès l’Aube: Một Tuyệt Tác Của Victor Hugo).//Khoahocnet.com/2016/12/31/dam-trung-phap-demain-des-laube-mot-tuyet-tac-cua-victor-hugo.Độc giả cũng có thể thưởng thức mấy bài dịch khác của bài thơ này tại “Victor Hugo và Bài Thơ NóiVề Con Gái” và bài dịch nghĩa của dịch giả Sóng Việt Đàm Giang, cùng bài dịch thành thơ của dịchgiả Tôn Thất Phú Sĩ và Hoàng Anh Dũng tại:www.dinhsong.net/DS/VANHOC/AMERICAN_LITERATURE/MaiSomBinhMinh.htm3-Một trường hợp khác: Bài thơ của Amy Lowell VicariousWhen I stand under the willow-treeAbove the river,In my straw-coloured silken garmentEmbroidered with purple chrysanthemums,It is not at the bright waterThat I am gazing,But at your portrait,Which I have caused to be paintedOn my fan. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 34Amy Lowell(1874-1925) Tơ VươngThơ thẩn mình em dưới liễu xanhTrên dòng sông uốn khúc quanh quanhÁo vàng lụa dệt đường tơ mịnCúc tím hoa thêu nét chỉ thanhHờ hững chẳng nhìn con sóng nướcThiết tha chỉ ngắm bóng hình anh,Bóng hình thương mến em nhờ họaTrên chiếc quạt này đẹp tựa tranh.Chú thích: Người viết bài này xin cám ơn dịch giả bài thơ trên đã cho chúng tôi một dịp nêu lên mộtthắc mắc để các sinh viên dịch thuật học hỏi. Tuyệt nhiên không dám “vạch lá tìm sâu” mà chỉ dùnglàm một thí dụ để nêu rõ tầm quan trọng của bối cảnh văn hóa của bài thơ mà trong trường hợpnày là cách xưng hô của hai kẻ yêu nhau.Bài thơ vỏn vẹn có 8 câu ngắn, thực ra là bốn câu, tả cảnh nhớ người yêu vắng mặt.(nguyên văn) Rộn ràng1-2. Khi em đứng dưới cây liễu trên bờ sông.3. em đang mặc chiếc áo choàng bằng lụa mầu vàng non có thêu hoa cúc đỏ tía.4-5. em không ngắm làn nước6-7 Mà em đang ngắm hình anh, hình mà em đã nhờ người họa trên chiếc quạt này của em.(dịch xuôi của PTL)Nhận xét về bài dịch thành thơ Việt Tơ VươngTrước hết, đây là một bài dịch công phu tả được nhiều nét duyên dáng của bài thơ gốc. Nhất là hai câu3 và 4 đối nhau như một câu thơ Đường lụật“Áo vàng” đối với “cúc tím”; “lụa dệt” đối với “hoa thêu”; “đường tơ mịn” đối với “nét chỉ thanh”.Thắc mắc: Dòng 1 Thơ thẩn mình em dưới liễu xanh, hiển nhiên cho người đọc hiểu người nói câu đólà một thiếu nữ. Thiếu nữ nhớ chàng người yêu và đang ngắm bức hình người yêu của nàng (“thiết thachỉ ngắm bóng hình anh”). Thế thì tại sao nàng lại thuê người vẽ khuôn mặt người đàn ông mìnhyêu thương trên chiếc quạt? Thông thường thì trên một chiếc quạt, họa sĩ vẽ hình khóm trúc, hìnhthiếu nữ, vài đóa hoa hay đôi chim. Chắc chắn nhân vật ở câu 1 là một “nàng” vì nàng mặc áo lụa màuvàng có thêu cúc màu tía là màu thường dành cho các cô, các bà.Điều chưa ổn này, ngày xưa giáo sư có thể chỉ cho sinh viên vào thư viện tìm đọc một cuốn tiểu sửAmy Lowell. Ngày nay với Google, wikipedia giúp trả lời rất nhanh về tiểu sử một thi sĩ nổi tiếng.Nghĩa là người dịch vẫn phải đọc chút ít về bối cảnh văn hóa nguồn gốc bài thơ mình dịch.Và ta thấy gì? Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 35Amy Lowell sinh năm 1874 thuộc gia đình danh gia vọng tộc ở Boston. Bà có họ với thi sĩ JamesRussell Lowell và Robert Lowell nổi tiếng trong họ. Bà thuộc nhóm thi sĩ ảnh tượng Imagists mà EzraPound cầm đầu. Bà không lập gia đình và được biết là một “đồng dục nữ lesbian.” Bà có thú hút cigar,ăn nói “bốp chát” ít thấy ở các cô các bà trong thế kỷ 19, nhất là trong giới quí phái ở Boston. Thời bàsống, tại Mỹ người đồng phái tính thường bị kỳ thị và lúc đó chưa có luật pháp bảo vệ. Nhưng bà cũnggián tiếp tỏ lộ tâm sự qua thơ bà. Bà du lịch nhiều, viết phê bình, chuyển dịch một số bài thơ Đườngsang tiếng Anh tựa là Fir-Flower Tablets: Poems Translated from the Chinese với sự cộng tác của mộtngười giỏi chữ Hán là Florence Ayscough.Độc giả thích thơ Lý Bạch hay Đỗ Phủ do thi sĩ Mỹ Amy Lowell chuyển sang tiếng Anh (miễn phídưới dạng PDF), có thể tìm trong digital.library.upenn.edu. Sau khi bà chết, bà được trao tặng giảiPulitzer năm 1926).Xem thêm://en.m.wikipedia.org/wiki/Amy_LowellHay: Amy Powell –the Visionary Lesbian Poet –//Lavenderpoems.com/amy-lowell-poems Fig. 4: Hình Amy LowellVới chi tiết trong hai nguồn Wikipedia kể trên, ta có thể suy luận là AmyLowell “viết bài thơ này cho người tình là một phụ nữ.” Trên căn bản lýluận đó, dịch giả có nên đổi chữ “anh” ở cuối câu thứ 6 (“Thiết tha chỉngắm bóng hình anh”) để giữ được ý chính của bài thơ gốc? Đổi ra sao choổn mà tránh sự kỳ thị phái tính? Không dám “múa rìu qua mắt thợ,” chỉ xintạm đưa ra đề nghị đổi “anh” thành “ai.” Ca dao đã giải đáp hộ ta: đại danhtừ “ai” không xác định cho cả ba ngôi.“Ai đi đâu đấy hỡi ai? Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?” (who/whoever). “Aigiầu ba họ, ai khó ba đời” (nobody). Nhưng nếu dùng chữ “ai” thì lỗi vận vì bài thơ có vần “anh”.Xanh/quanh/thanh/anh/tranh. Có thể dùng chữ “mình” (Mình về mình nhớ ta chăng…) để hợp vớivần “anh” trong bài? Hay có thể dùng chữ “xinh”?Tựu trung là phải đổi chữ “anh” ở câu thứ 6 của bài thơ.Chữ “ai” hay chữ “mình” có thể dùng cho cả nam nữ. Chữ “xinh” là tính từ. Như vậy là rất hợp pi-xi(politically correct) và lại giữ được sự chính xác của một bài dịch. Nhưng đổi “anh” thành “ai” thì toànbài thơ thành lỗi vận. Đổi “anh” thành “mình” hay “xinh” thì dùng một thông vận và có thể dùng tạm.Tệ nhất là phải dịch lại toàn bài cho hợp vần tư đầu đến cuối. Dù sao đi nữa, khó khăn này cũng giảiquyết được đối với một người dịch thơ.3- Liên quan đến vấn đề chọn nghĩa một chữ khi dịch cho hợp với văn cảnh, dịch giả cũng cần tra cứuxem một chữ dùng trong thời của văn bản ra sao. Xin mở một dấu ngoặc để đan cử một thí dụ màngười viết bài đã trải qua:Trong vở kịch Romeo and Juliet, (Act II, scene ii. lines 79-84), ở cảnh bao lơn, Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 36trong vườn hoa của dòng họ Capulet. Đoạn kịch này có chữ pilot. Đoạn kịch như sau:JulietBy whose direction found’st thou out this place?RomeoBy love, that first did prompt me to inquireHe lent me counsel, and I lent him eyes.I am no pilot; yet, wert though as farAs that vast shore washed with the farthest seaI should adventure for such merchandise.JulietAi chỉ cho chàng tìm ra chốn này?RomeoTình yêu trước tiên thúc ta dò hỏi.Tình yêu ban cho ta lời khuyên, và ta cho Tình yêu cặp mắt đi tìm.Ta không phải là nhà hàng hải, nhưng để chiếm được em thì:Dù em trôi giạt bờ xa,Biển sâu cũng lội, can qua chẳng sờn.PilotThông thường, pilot hiểu là “phi công.” Vở kịch được viết năm 1571, lúc đó chưa có máy bay: Wilburvà Orville Wright thử chiếc máy bay đầu tiên ngày 17 tháng Dec. 1903. Ngay Leonardo da Vincingười được biết là có họa một flying machine gọi là ornithopter (vỗ cánh như chim) nhưng chỉ làphác họa và đó là năm 1485 (wiki). Fig. 5: Ornithopter drawn by Leonardo da Vinci in 1485 Tra tự điển thì thấy: pilot là: 1-phi công; 2-thuyền trưởng hoa tiêu có tài dẫn tàu vào kênh hay cảng. Hơn nữa, trong văn cảnh của đoạn kịch, những từ ngữ “vast shore”, “washed” và “sea” khiến người dịch chọn nghĩa 2 của từ pilot trong đoạn kịch trên. [“Pilot”: The American Heritage Dictionary (4th edition) ghi chú “pilot” có hai nghĩa chính là aircraft operator và helmsman of a ship. Gốc từ old French pilota sau thành pedota (steering blade of an oar) và nghĩa ped sau thành nghĩa “foot”: pedon=>pedota=> pilot. Đến 1848 thì pilot là mới có nghĩa airborne pilot.]Và trong đoạn kịch trên, người viết đã dịch chữ pilot là “nhà hàng hải”.Kết luận:Việc dịch không sao khỏi được lầm lỗi. Nhân vô thập toàn. Nhưng dịch thơ một niềm vui thú suốtđời, vì phải tìm tòi liên tục khi gặp một từ khó. Công việc tìm tòi khi dịch thơ cho ta niềm vui khihiểu ý, âm điệu và cảm xúc của một bài thơ hay, rồi nếu có hứng thì phổ biến cho bạn bè công việc Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 37sáng tác của mình vì dịch cũng là sáng tạo, đồng thời giúp ta hiểu sâu tiếng Anh, hay Pháp, hay bất cứtiếng ngoại quốc của bài thơ ta dịch, và hơn nữa còn giúp ta gần với tiếng mẹ đẻ và thấy cái uyểnchuyển và tinh tế của tiếng Việt.Xin coi bài này như một gợi ý và người viết mong được đón nhận ý kiến của các văn hữu trong ThếHữu Văn Đàn.Viết xong tại Virginia 3/17/2019, sửa lại 5/20/2019 –email: [email protected]åm Tr†ng LŒ Photo Credits1. //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/37/Paul_Verlaine.jpeg2. //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c2/Victor_hugo.jpg3. //wpnature.com/wp-content/uploads/2016/08/forest-autumn-calmness-serenity-walk-path-trees-nature-fall-beautiful-lovely-foliage-live-wallpaper-for-android-free-download-1366x768.jpg4. //kellybarnhill.files.wordpress.com/2012/04/amy-lowell.jpg5.//upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/Leonardo_da_Vinci_helicopter_and_lifting_wing.jpg Les feuilles mortes - Autumn Leaves - Lá Vàng KhôAmdr19. (2015, February 25). Les feuilles mortes - Yves Montand - Autumn Leaves - avec paroles lyrics letra testo - HD / HQ. [Video file]. Retrieved May 28, 2019 from //www.youtube.com/watch?v=Ur9XthDjkq0boopkid. (2008, September 27). Doris Day - Autumn Leaves – 1956. [Video file]. Retrieved May 30, 2019 from //www.youtube.com/watch?v=VZMD_2RZrm4malr1942. (2013, April 25). Les feuilles mortes avec paroles - français / español. [Video file]. Retrieved May 30, 2019 from //www.youtube.com/watch?v=TuN-SnP-HTI ]]] Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 38Huế, Beautiful and PoeticNguyễn Tranh ChiếuAlmost immediately upon the return of Emperor Bảo Đại from Hong Kong to form a newgovernment in Huế, the Imperial City magically changed its color from sadness and anxiety to brighthappiness and beauty. People started to come back from the villages and ranches and farms to reclaimtheir properties confiscated by the Việt Minh and to start businesses anew. Before leaving, the Việt Minh had sabotaged the beautiful Tràng Tiền Bridge built by thefamous architect Eiffel, the one who built the Eiffel Tower in Paris. They dropped two of the sixmajestic curves of the bridge over the Hương (Perfume) River and also damaged the black iron BạchHổ Bridge further upstream for the railroad line although this bridge was quickly repaired to keep thetrains moving. Near the end of 1947, the large Trung family left their ranch to move back to Huế. Far from thewar and protected by the presence of Emperor Bảo Đại in the Citadel, Huế was at peace. For thechildren, school was about to start. Nothing could be more exciting. It was a happy day when EmperorBảo Đại and his new government started to take back control of the city from the French. Order wasreturning. Schools were reopened, teachers were hired. With the young, modern and energetic emperorliving nearby and the French presence reduced to almost nil, everybody was enthusiastic and eager torebuild the country. The Tràng Tiền Bridge across the beautiful Perfume River was unusable butpeople were just as happy crossing the river by little sampans rowed by poor people trying to make aliving on their little boats. In that euphoric atmosphere, Huế had everything to open the minds of young people. Therewas peace and calmness all around, the schools were clean, the teachers were good, the friends werenice, the landscape was beautiful, freedom was in the air. The war between the Việt Minh and theFrench was somewhere in the jungles and only sporadic news came through the radio every once in awhile. Huế was a beautiful city. With the clear Perfume River flowing calmly in front of the quietCitadel and crossed by the poetic Tràng Tiền Bridge, its banks decorated with green grass and gloriousred flamboyant trees in summer and blue misty rain in winter, Huế was beautiful like a poem. Being the seat of the government of the united Việt Nam from 1802 under the Nguyễn Dynastyestablished by Emperor Gia Long, Huế was the center of talents of the whole country, up until afterthe Geneva Conference in 1954 dividing the country into two at the seventeenth parallel. When NgôĐình Diệm became president of the southern portion of Việt Nam, he moved the capital to Sài Gòn in1956. Ever since then, Huế’s importance in the political scene was lessened but it remained amarkedly intriguing and important center for culture and education of the country. But Huế was always poor. The strip of land available for people to cultivate was narrow,bordered by the ocean on the east and the Trường Sơn Mountain Range on the west. The soil wasnever fertile due to heavy monsoon rains that washed the nutrients out to the sea through the Thuận Aninlet only some eight miles from the city. The summer was too hot and dry for plants. Only the cicadasseemed to like it as they sang loud and consistent throughout the hot sunny days and into the warmnights. Then when the rain came after the hot summer days, it poured. The rain from the moist cloudsflowing in from the sea, but blocked by the Trường Sơn Mountain Range, would pour down so hardthe Hương River would swell to the point of heavy flooding. The whole of Huế was flooded at leastonce a year on a regular basis. The rain in Huế was very special. It was a cold rain that could last months at a time, making Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 39people feel small and sad in an indescribable loneliness. It was that sad loneliness that made Huếpoetic. People who had to leave Huế in search of better living conditions elsewhere would forevermiss it. So many letters and poems had been written to describe the love for this city by the river; onehad to wonder how all the magic started. To absorb Huế’s magic in its totality, one would have to let one’s imagination float to theclouds. The magic started with a marriage between a Vietnamese princess and a Chiêm Thành(Champa) king around the beginning of the fourteenth century. Việt Nam at the time was named ĐạiViệt (Great Việt) and was just a small kingdom in the low lands from the Hồng (Red) River Deltadown to the present Quảng Trị province. The small kingdom was protected from the Chinese emperorsin the north by thick, tall mountains running west to east above the Hồng River Delta. In the west itwas protected from other kingdoms by the Trường Sơn Mountain Range. It could be attacked onlyfrom the south by land and from the east by sea. The small kingdom had regained independence fromone thousand years of domination by China up until the beginning of the tenth century and was stilltrying to consolidate itself as a viable kingdom. From the south, it had to deal with powerfulkingdoms, the Chàm (Champa) and the Chân Lạp (Angkor) kingdoms. Champa kingdom at the timewas a strong naval power spreading from north of present-a day Quảng Trị province to Phan Thiếtprovince in the south and was always finding opportunities to attack, pilfer and destroy neighboringkingdoms. Angkor was a great civilization by the Khmer people which built great temples like AngkorThom and Angkor Wat until pushed to decline by the Thais from present-day Thailand in the west inthe fifteenth century. The Đại Việt kingdom at the time was governed by the glorious Trần Dynasty which haddefeated the invading Mongolians from China in three great battles in the last half of the thirteenthcentury to retain the kingdom’s sovereignty. General Trần Hưng Đạo, who directed the last two mostimportant battles, was undeniably one of the best, if not the best, general ever in Vietnamese history.The Mongolian king, a descendant of Genghis Khan, who had conquered most of Asia and a great partof Europe, had to abandon the dream of invading Đại Việt after the death of his son in the collapse ofhis army at the end of the third battle in Thăng Long, present-day Hà Nội. The princess in the Huế magic was Huyền Trân, daughter of Emperor Trần Nhân Tông, thesecond emperor of the Trần dynasty. The Champa king in the marriage was Chế Mân JayaSimhavarman III. The story was Emperor Trần Nhân Tông had ceded the throne to his son near theend of the thirteenth century to go join the pagoda on the flank of the tall and rugged Yên TửMountain, a mountain shooting up from the peaceful plain near Hạ Long Bay, and to become aBuddhist monk. On an official visit to Champa in the south to foster the relationship between the twokingdoms, Trần Nhân Tông offered to give Huyền Trân to King Chế Mân in marriage. In return ChếMân would cede two of Champa’s northern provinces to the Đại Việt kingdom. Huế was a part of that land trade. The story further detailed Princess Huyền Trân had tosacrifice her love for a Vietnamese general in the marriage. One year later however, when King ChếMân died and his queen Huyền Trân would have been cremated with him according to the Champatradition, the same general was sent by the Trần Emperor to attend the funeral. In a deft move thegeneral whisked her away to safety back home. The land was never returned even though differentChampa kings later tried to invade Đại Việt to get it back. War between the two kingdoms continueduntil the last strong king of Champa, Chế Bồng Nga, attacked the capital Thăng Long, the present dayHà Nội, but was defeated and killed. Since then the Champa kingdom surrendered the land for goodand Huế was gradually populated by the southern movement of the Việt people. The whole of Champaand a part of the Khmer kingdom was eventually absorbed into the Đại Việt kingdom in its southwardmovement to form the present day Việt Nam. After the Trần Dynasty collapsed due to corruptions and inter-marriages a century later, the Lê Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 40Dynasty was formed under the brilliant leadership of Lê Lợi in chasing the Chinese invaders from thecountry. It governed the country from the capital Thăng Long for three and a half centuries while Huếcontinued to expand in the south.The magic of Huế continued when the country was divided into two and Nguyễn Huệ, theyoungest brother of the Tây Sơn rebels, became King Quang Trung near the end of the eighteenthcentury and declared Huế the capital of the South. The country by then had been expanded all the wayto the Cà Mâu peninsula. The northern part of the country including Thăng Long had been invaded bythe Chinese under the Quin Dynasty invited in by Lê Chiêu Thống, the weakling last king of the LêDynasty. To unite the country, King Quang Trung decided to organize an expedition force to advancenorthward to rid the country of the Chinese occupiers. Just before Tết the Vietnamese New Year of that year, 1788, the expedition force from Huế stopped just south of Thăng Long to rest and torecruit more soldiers. Quang Trung promised the soldiers they would celebrate victory and enjoy Tếton the fifth day after the New Year and started attacking the Chinese on the first day of Tết. Thus thefamous five-day battle when the whole of the Chinese invading army was destroyed, corpses piledhigh up forming the well-known present day Đống Đa Hill in Hà Nội.When Emperor Gia Long united the whole country in 1802 to form the Nguyễn Dynasty, hecontinued to use Huế as capital. Huế was then the middle point of the long S-shaped country from ẢiNam Quan, the gate to China, in the north to Cà Mâu Point in the south and became more and moreimportant. Emperor Gia Long started the construction of the glorious Citadel of present day andsubsequent emperors put in the finishing touches and added magic to the place by constructingpicturesque mausoleums at various beautiful sites up the hills on the banks of the winding HươngRiver. Adding to the beauty and the utility of the city later on, the French colonialists commissionedEiffel, the architect who built the famous Tour d’Effel in Paris, to design and build the beautiful TràngTiền Bridge with its six beams and twelve beats crossing the Hương River, connecting the Citadel tothe spreading area on the other side that reached up to the Trường Sơn Mountain in the southwest.Someone who believed in the art of feng shui would say Huế had all the characteristics of asolid, safe, long lasting capital city of a country: The Ngự Bình Mountain which looked like aparavent, or wind block, as viewed from the Citadel, could act as a wind screen protecting it from illwinds coming from the south; the Hương River circling around it would protect it from the enemy; theEast Ocean to the east with the Thuận An inlet could provide a retreating route in desperate situations;and finally the weather with its summer heat and month-long rains and annual floods woulddiscourage any invaders.Besides the special accent in their speech, a deep and heavy accent they would never lose evenafter years of contact with northerners or southerners who could hardly understand them, Huế peoplewere known for their strong character. The rain in Huế was probably the one thing that forged it. Onewould have to have a special kind of tough character to keep walking in a leaky coconut thatch raincoat and round bamboo cone hat every day for three continuous months of cold rain and not succumbto despair, sadness or depression. And when the rain turned the Hương River into a raging torrent andflooded the entire landscape at least once every year which turned the whole area into a poor anddevastated place, the survival spirit of the people was stoked. Life was hard and short and lonely, butone had to keep going.Only people growing up in Huế would understand the hard and lonely life there and appreciatethe need for resiliency to last through it and at the same time to flourish in its beauty. The Trung family’s house was inside the walls of the Citadel. Its address was a sinistersounding Number 5, Alley 3, Đường Âm Hồn Souls of the Dead Street. It was a typical housewith three main rooms in the center and two side rooms and connected to a long narrow side house forthe servants. The middle main room was reserved for the altars of the ancestors. The family shared theremaining spaces, typically sleeping two or three, sometimes four in a room. The side house served as Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 41a cooking area as well as a sleeping area for the servants.Like all common people houses, it was outside of the Imperial City walls, which protected theForbidden City with tall brick walls and four extensively built-up gates looking out on beautifullydecorated bridges over the water channel protecting it on all four sides. In the old days this was wherethe emperor and his concubines and immediate family and guards resided. The main gate, called theCửa Ngọ Môn, or the High Noon Gate, which looked out to the Perfume River and beyond the river tothe Ngự Bình Mountain, was where people liked to visit because of its grandiose structure and wideopen grass fields all around.Just outside of the bridge to the gate to the Imperial City on the left was a long rectangular lakewith an island in the middle surrounded by low stone walls called Hồ Tịnh Tâm, or Peaceful HeartLake, where lotus plants with beautiful white flowers decorated by yellow buds in the center reachedup out of large flat green leaves on dark muddy water. A bridge to the island and a temple was built onit for the emperor to come for relaxation.The walls of the Citadel which provided another layer of protection for the Imperial City werebuilt thick and strong, surrounded by water and able to resist attacks from the outside. It had numeroussolid gates built like monuments guarding the bridges over the moat surrounding the whole Citadel.The water in the moat was diverted from the Perfume River just in front. The roads inside the Citadelwalls were small but pleasant with wide sidewalks covered by shady green trees. A tall brick wallpainted with heavy coats of yellow-colored lime enclosed the buildings housing the governmentoffices, all painted with light-yellow lime. Common people were not allowed to come to thesegovernment buildings. Outside of the Citadel, the shops and the markets were situated along the banksof the river which curved around the two sides of the Citadel walls on its way to the East Sea throughthe Thuận An inlet. The two brothers Chung and Hiếu, coming back from the land of the tigers, were ready to startschool that year. Chung who was always thin and weak had a bout of bad pneumonia soon after thefamily moved into the new place. After trying to cure him at home to no avail, Trung transported himto the French hospital across the river in hope of a cure. But there was nothing to cure him with at thetime. They only could try to extract the mucus from his lungs and just wait for death to come. Luck would have it penicillin was invented in Europe shortly before and was brought to thehospital just in time to save him. After that bout of illness, Chung’s health was never the same as itwas on the ranch with the water buffaloes. The two brothers ended up in the same class, Grade Five, at Thượng Tứ Elementary School.There were five classes ranging from Grade Five for the youngest to Grade One for the oldest. AfterGrade One, one would have to pass the Popular Elementary Examination to move to the Secondarylevel school on the other side of the Perfume River. But that was five years a long time away forthem. In the meantime, they had to start at the two temporary elementary school locations in theCitadel while waiting for the main school to finish all its construction repairs. When that was donethey were happy to be moved to a nice school just outside the majestic Thượng Tứ Gate on the Southside of the Citadel. Every day the two of them would walk together on Âm Hồn Street, cross a small park,carefully go through the narrow majestic Thượng Tứ Gate, which was just wide enough for a truck topass through, over the curved stone bridge that spanned the moat surrounding the Citadel, past thesmall shops on the left side and then directly to the new school on the right. The school was a long,white-brick one-storied house with a red roof and a large yard surrounded by high brick walls paintedyellow lime with a wooden gate. The gate would be closed right on time five minutes after the bell andthe young students had to always be a little early. But then they had more time to play. There weremore varieties of games than the buffalo-tending chores in the farm a few months ago. The twobrothers and their friends enjoyed imitating the Three Mousquetaires fighting against Archbishop Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 42Richelieu’s soldiers. Hiếu was always claiming to be D'Artagnan, the best fighter in the movie,running around the school house holding the bamboo stick as a sword, sweaty and happily fightingagainst friends who were Richelieu’s soldiers. Chung was barely able to keep up.Before school started each day, all students had to line up in the school yard to sing thenational anthem which was the same as the rousing song of the Việt Minh just last year:Này thanh niên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi.Đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối.Vì non sông nước xưa truyền muôn năm chớ quên.Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn.Hồn thanh xuân như gương trong sáng.Đừng tiếc máu nóng tài xỉn ráng.Thời khó thế khó khó làm yếu ta.Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá.Đường mới kiếp phóng mắt nhìn xa bốn phương.Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.Thanh niên ơi! Ta quyết đi đến cùng.Thanh niên ơi! Ta nguyền đem hết lòng.Tiến lên, đồng tiến, vẻ vang đời sống.Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng.Youth of Việt Nam! Arise! And at our country’s callSingle in heart let us open the wayLet us keep in mindOur millenary history. From North to South, brothers,Let us unite. Our young hearts are crystal pure;Unsparing of our ardent blood, let our efforts increase.No danger, no obstacle can hold us back.Despite a thousand trials our courage is unshaken.On this new road our eyes embrace the horizon,Our soaring youthful spirit is undauntable.Youth of Vietnam, to the very end! This we resolve.To give ourselves completely, this we vow.Forward together for a glorious life,Remember we are the generation of the Lạc-Hồng race. The song appealed so strongly to young hearts, sometime tears could be seen in their eyeswhile singing it aloud. After school Chung and Hiếu would walk back through Thượng Tứ Gate all the way to thePeaceful Heart Lake where they would cross the bridge to the island in the middle to play on theground around the old temple and to search for lotus bulbs ripe with seeds in the lake to eat. Therewere lots of lotus plants on the lake and lots of beautiful flowers around the lake. Sometime, in elation,they would sing the song in praise of the lotus:Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 43Nothing more beautiful than the lotus in the lakeGreen leaves, white flowers, mixed in with yellow seedsYellow seeds, white flowers, green leaves togetherNext to dirty, smelly mud, but still keep their beauty and fragrance. They were always hungry. With ten children to feed at the time, their father’s governmentsalary was never enough. They never were given money to buy snacks. The kids at school would runaround them jeering and chanting their name followed with thatch for roof and bamboo mat forsleeping, signs of poverty. Hiếu would just chase them away with his bamboo sword pretending to beD'Artagnan or Zorro. Nothing bothered them. One of the kids by the name of Hồ Đăng Định wasreally well off because his mother had started a restaurant right outside the Thượng Tứ Gate afterescaping the harsh life in the Việt Minh occupied area. The restaurant became famous and his familybecame rich, with an automobile and everything else. He tried to join the play group but was no matchfor those fighters and had to settle with other friends who would come to his restaurant to be treatedwith delicious soups after school. In the fifth year, Chung and Hiếu somehow passed the final elementary school examination.Hiếu passed the written exam but when it came to the oral exam in front of the teacher he wassupposed to recite a poem or an essay but being too shy he clammed up. Finally, the teacher asked himto sing a song and he sang the national anthem and passed. The family then moved to another house outside of the Citadel, on the other side of thePerfume River, closer to a new secondary school for boys called Nguyển Tri Phương IntermediateSchool, where they would attend. The new house had a large yard and was on a small river which wasseparated from the Perfume River by a stone dam serving as a bridge on the road to the Thuận Anbeach. The name of the street was Chợ Cống, Sewer Market Street, because at the end of the streetthere was a small market built right on top of the small water way where rain water from the streetsflowed out to the little river behind their house and into which people used to throw garbage. Thestone dam was appropriately called Đập Đá – Stone Dam and made the small river into a long lake.Normally the river was very calm and docile except when there was a flood. Then the water from thePerfume River would overflow the Stone Dam and rush over the narrow river to flood the rice plainsbefore flowing out to the sea at Thuận An inlet. The house with the river behind it turned Hiếu into an avid swimmer. During the dry and hotseason, he would swim every morning before going to school and would take off his clothes to jumpin right after getting home. The other side of the river was deep with a high bank created by the flowof the strong current during floods and Hiếu would swim across to climb up the steep bank to divedown. Sometimes he would let his little brother Tố grab onto his shoulders to carry him to the otherside to have some fun in the deep water. He got so good he would swim along the river, sometimes allthe way to the Stone Dam and back, about two kilometers each way. His friends would sometimeschallenge him to swim across the Perfume River at its widest place, around the crossing in front of theThương Bạc monument, and he would easily surprise them by doing it in one shot. Hiếu also liked to go into the Bảo Long stadium, named after Emperor Bảo Đại’s son, whichwas conveniently located on his way back from school. He would get in through a side gate and rightaway started to exercise on all the gymnastic equipment available, running, high jump, long jump,rope climbing and many others his active body craved to do. Chung did not usually come with him butsome of his friends did. And they had fun. Over the four years at the Nguyển Tri Phương Intermediate School, Hiếu had two very closefriends: Lê Quang Văn was a small and shy guy like him and Nguyễn Văn Nghệ was bigger and older.Together the three would ride their old bicycles everywhere. Hiếu’s bicycle was passed down from hisfather, a heavy bike made of iron, so heavy his friends called it a tank. But he was used to it. It madehim strong, having to push on it to keep up with the guys. In the hot summer, they would often ride up Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 44to the areas where the mausoleums of the emperors were located, would wander in the vast grounds ofthe Tự Đức Mausoleum which was their favorite, climb up on the stone horses, and when hot andtired, rest in the cool temple surrounded by a large lake full of blooming lotuses. Sometimes they gotambitious and rode the bicycles all the way to the foot of the Ngự Bình Mountain, put the bikes thereand climbed up to the top and walked around to the other end, looking out past the Citadel to the seaon the horizon. There was not a trace of worry in their young minds, just the blue sky and the clear airand the relaxing scenery around.In the three months of wet weather every year, Hiếu and Chung would don their thatchraincoats and bamboo conical hats and trot to school, trembling in the cold. In the rain they did nothave to sing the national anthem but just lined up and walk up three flights of stairs to theirclassrooms. Everybody was saying Hiếu was a late bloomer. Due to all the physical activities, Hiếu’sgrades were not good in the first year at the Nguyển Tri Phương Intermediate School. But by thesecond year, he started to like studying. He began to enjoy most of the classes, from painting, music,civics, to history, mathematics, physics, everything except Vietnamese literature which he detestedbecause he had to learn so many words and anecdotes translated and taken from Chinese literature.Particularly, he liked the history classes. He used to listen rapturously to the teacher relating to theclass the stories of patriotic heroes in the past repelling the Chinese invasions and also the stories ofrevolutions around the world for supposedly the betterment of the people: The 1776 formation of theUnited States of America, the 1789 French Revolution, the 1917 Bolshevik Revolution, the 1911 SunYat-sen Revolution, etc.. In the meantime, his grades in math and physics started to rise. He did nothave a very good memory for numbers and words, so the chemistry and literature grades were still notgood. But they were improving. By the end of the fourth year there, at fifteen years old, when he hadto pass the Popular Intermediate Secondary Examination, which was required before moving on thenext level, he actually graduated first in the whole of Huế intermediate secondary schools, thanks tohis excellent grade in math which counted four times the other less important subjects. At least thatwas according to what his mother who knew some of the teachers told him afterwards. For Hiếu, hedid not really care because his mind was fixed on getting onto the next level of secondary school inSài Gòn, where the family was moving next in 1956, following his father’s job. To live in Huế during those peaceful years allowed his young spirit to experience the beautifulvastness of the land and the East Sea, the peacefulness of the soul and the deep binding of friendshipof people around. The schools helped him develop into an ardent patriot. Nothing impressed him morethan the singing of the national anthem every morning before class. Standing in formation in the bigschool yard surrounded by tall yellow buildings and walls, his heart would beat faster, tears wouldcome out of his eyes, his singing voice would be loud and bold, passionately moved by the words inthe song. The lectures of the history teachers, the bicycle rides through the beautiful countryside to themausoleums of the emperors and hiking all the way up to the top of the Ngự Bình Mountain or to theThuận An beach with friends, all left indelible marks in his mind on the natural beauty of life at thetime. The trips to the famous Hải Vân Pass on the Trường Sơn Mountain their father would takethem to every now and then were also impressive to their young minds. Trung was allowed to have asmall Jeep in his work and true to his adventurous bend of mind, would take all the children, packedthem in the small car and drive up the winding one lane road all the way to the top of the Pass. Theview from there was breathtaking. Standing on top of the Trường Sơn Mountain range looking out tothe East Sea, everybody was impressed. They would stay up there for a long time, eating a little lunchand walking around the mountain. On the way back they would stop at the Lăng Cô beach, a nice,straight beach of the cleanest white sand next to the fishing village, and swim their hearts out. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 45The Thuận An beach was another spot that left a strong mark on their souls. This was a longstretch of beautifully clean yellow sand beach stretching to the end of the horizon. The two brothersChung and Hiếu got their share of the swimming in the ocean by riding their bicycles on the twelve-kilometer winding road following the Perfume River from their house on Chợ Cống Street. Uponreaching the end of the road, they would lift their bicycles up onto a little sampan to cross the bay nearthe inlet and push up onto the other side to get to the beach. As night fell, after a beautiful dayswimming in the sun on the yellow sand stretching from end to end looking out to the blue sea, theywould make a tent by simply putting a sheet over the wheels of the two bicycles set upside down onthe sand. Inside they would dig two long holes on the sand under the tent to lie down in them to sleep,covering themselves with sand to keep warm in the cold night.Sometimes in the middle of the night Hiếu would be awakened by a strange sound, as if ananimal was running outside their tent. Only after listening for a while, did he realize it was the soundof the waves rolling onto the long beach from one end to the other. He got out of the tent and walkedto the beach to actually see the long waves rolling at an angle from the right side of the straight, long,yellow sand beach to the left side on the other end. That was how the running sound was created. Itwas something he would never forget. Once they left Huế for Sài Gòn to begin their new life, in moments of quietness and sadness,the two brothers would be thinking of Huế and would sing softly the sad song Làng Tôi My Village:Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanhCó sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về NamLàng tôi bao mái tranh san sát kề nhauBóng tre ru bên mấy hàng cauĐồng quê mơ màng!Nhưng than ôi! Có một chiều thu lá thu rơi…Có một chiều thu lá thu rơi…Ôm súng chiều quê tôi thầm mơ bóng ngày vềMơ trong bóng ngày vềQuê tôi chìm chân trời mờ sươngQuê tôi là bao nguồn yêu thươngQuê tôi là bao nhớ nhung se buồnLà bao vấn vương tâm hồnNgười bốn phương…My village has a sky-high banyan treeAnd surrounded by a river softly flowing SouthMy village has warm thatch-roof clustersBamboos rustling lullabies next to rows of tall palmsSweet countrysideBut alas! One autumn evening with leaves falling...One autumn evening with leaves falling...Holding a gun in my hands I dream of the day I’ll returnThe dream of my return…My village, deep in far horizon dewMy village, a source of boundless loveMy village, I’m missing you so muchSadness in my soulWith all sweet memories Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 46 Away from home… Especially when it rained in Sài Gòn, they would dolefully miss the rain in Huế. Somebodyhad written the following memoir which Hiếu felt so touching: \"Rainy days in Sài Gòn reminds me so much of the rain in Huế. There must have been alinkage between the two. It’s like a sentiment of half love, half hate of a Sài Gòn girl in her first timevisiting Huế: ‘I can’t understand the rain in Huế! It’s like Huế people.’ “Each will have his or her own judgment, but to visit Huế without at least some rain one wouldbe missing something, some sentiments, some pleasant emotion, some Huế feelings. “The rain in Huế is so strange. Sometimes it drags out forever, sodden like a crying girl in asaddened sky. Other times it comes and then goes quickly, leaving a clean and totally clear space.Mostly however, Huế rains always leave a sadness which opens up to rays of cheerful sentiments oncein a while. Sensitive souls who could appreciate these cheerful rays as gifts from life would welcomethem and be full of hope for a bright future following the dreaded rains. …. “Sometimes the rain in Huế would create in us a difficult-to-describe loneliness sentiment. Thequiet scenery and the cold rain sink into our skin and flesh. The shapes of rain-coats float in slowmotion in the deserted late evenings in the blurred street lights. In this sadness, the sentiment of smalland limited life-span of humans is ever more deep and strong so to encourage us to be cheerfulbecause we would not have long to live…” But Sài Gòn was an exciting place to live. The moment Hiếu and Chung stepped on the busycity streets the music blasted in their ears:Sàì Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi…Sài Gòn is so beautiful, O Sài Gòn, O Sài Gòn…They were ready to embrace it. ■NguyÍn Tranh Chi‰uFrom The Short Life--Tales of a Vietnamese IntellectualAvailable from Amazon. Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 47Editor’s Note:Below is the picture of an oil painting by Dinh Cuong depicting a scene of Hue on the banks of thePerfume River with its iconic bridge, the Thien Mu Pagoda, a palace in the Citadel, and the image ofa graceful Hue girl floating in surreal fashion. It was graciously furnished by Phan Kham for anotherpoem. To my untrained eyes this painting reminds me of the modernist painter Marc Chagall, whosereminiscences of the youthful days in his native Vitebsk in Belarus are a source of inspiration of somany of his paintings, in which figures float every which way even he admitted not to understand. Videos on Hue and SaigonDalena.(2012, June 3). Dalena - Mưa Trên Phố Hue (Music Video).[Video file]. Retrieved June 1, 2019 from //www.youtube.com/watch?v=E8RsYNutwU0Kyo York OFFICIAL. (2017, July 24). KYO YORK: \"SÀI GÒN ĐẸP LẮM\".[Video file]. Retrieved June 1, 2019 from //www.youtube.com/watch?v=XtQWiox_Y-w ]]] Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 48 Hội Ngộ Trường Xưa Linh VangGhi chú đặc biệt: Đây là câu chuyện hoàn toàn dựa trên tưởng tượng; được viết từ cảm hứng sau khianh Yên Sơn cho đọc bài thơ “Hội Ngộ Trường Xưa” và bài thơ đã được chính anh phổ thành nhạcphẩm “Phượng Của Ngày Xưa”. Bà Thục vừa bước vào nhà con trai con dâu thì đã thấy bé Ý Nhi chạy ào ra cửa mừng bà nội. Bànhội! Bà nhội! - Bé mới học nói - “Nhớ bà, nhớ bà!” Bà cúi xuống bồng nó lên. Hôn má nó xong, hỏi,“Con nhớ bà thật à,” dù bà đã nghe nó nói. Nó chỉ gục gục cái đầu nho nhỏ thay câu trả lời, rồi giụimặt vào ngực bà. Bà có quà cho cháu nè. Bà Thục và ông Tân - chồng bà - vừa đi chơi Hawaii về. Đi chơi xa chỉ có một tuần mà nhớ cháuquá nên khi về là tới thăm ngay. Gần hai năm trước bà muốn giữ cháu nên đã chọn về hưu sớm khi cháu vừa ra đời. Chỉ có một cậucon và đây là đứa cháu đầu nên bà cưng cháu lắm. Ông Tân còn đi làm để có bảo hiểm sức khỏe chocả vợ chồng vì đều chưa đủ tuổi để hưởng Medicare – một chương trình sức khỏe dành cho người đilàm đã về hưu. Mỗi sáng trên đường đi làm, cô con dâu của bà chở bỏ đứa cháu ở nhà bà; chiều thì thằng con đilàm về ghé đón nó. Vì bà giữ cháu mỗi ngày nên con bé cũng quyến luyến, yêu quý bà. Bà cũng vuivới niềm vui giữ cháu. Nhiều bà bạn của bà bảo khi tui về hưu là tui đi du lịch, chứ chuyện giữ cháu làkhông có tui. Bà chỉ cười cười. Có bà lại bảo bà kia, để rồi bà sẽ coi, chừng có cháu rồi thì sẽ mê cháuluôn, không cho ai khác giữ, hồi đó tui cũng nói như bà. Về hưu ở tuổi còn khỏe mạnh để đi chơi, để giữ cháu, vui với gia đình, bà thấy mãn nguyện, hạnhphúc lắm. Thấy lần đầu đứa cháu lật, rồi bò, rồi chập chững đi những bước đầu, cũng như bập bẹnhững tiếng nói đầu tiên, bà quên cả những cực nhọc khi giữ cháu - cho ăn, tắm rửa, thay tã...; rồi nấucơm cho con trai, con dâu ăn. Những việc như vậy bắt bà lăng xăng cả ngày. Có lẽ bà cũng chẳng buồn nhớ chuyện xưa, nếu như người bạn gái học chung trường năm xưa đãkhông gọi phôn thúc giục, “Thục có đi không mà vẫn chưa thấy ghi danh?” Ba chục năm trước… Thục nhớ ngày đó nàng đã đau khổ khi Tuyên bắt đầu hờ hững với nàng. Nàng vẫn còn đang yêuhắn và hắn chưa hẳn đã có ai khác, chỉ là mới bắt đầu dòm ngó một cô bé còn ở Trung học vì có ngườikể lại cho nàng nghe là Tuyên đã đến thăm người đó, tay ôm một bó hoa hồng nhung đỏ thẫm, trongkhi Tuyên chưa mua cho Thục một món quà nào, nói chi là một bó hoa đắt tiền. Người kể biết rõ Thục là người yêu của Tuyên. Người yêu mới của Tuyên có tên là Lan. Lan là một cô nương xinh đẹp hơn lại trẻ hơn Thụckhoảng 9, 10 tuổi. Trẻ, dĩ nhiên! Điểm chính là đẹp nữa. Vừa trẻ vừa đẹp! Nàng biết là nàng khôngnên so sánh gì cả, để khỏi phải đau đớn thêm. Trái tim nàng tan nát, mà nàng bất lực không giúp gìđược cho trái tim đáng thương đó. Khi tình yêu của Tuyên dành cho Thục bắt đầu phai nhạt thì…ôi! Phũ phàng lắm. Có lẽ nên chấmdứt khi tình chưa đậm đà, ví như cô ca sĩ nên về hưu khi còn ở trên đỉnh danh vọng, để khán giả ái mộchỉ thấy hình ảnh đẹp đẽ và nghe giọng hát còn khỏe mạnh, trong trẻo của cô. Có thể sự so sánh như Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 49thế không đúng lắm. Hắn nhìn mặt Thục chắc chắn là chán ngấy như phải ăn cơm nguội? Thục nhớnàng lặng người, không còn cảm giác gì khi nhìn hắn bỏ đi, sau một trận cãi vã giữa hai người. Đó làmột ngày cuối đông, trời mưa dầm dề, cảnh vật buồn bã.Sau này nghe nói Tuyên cũng đâu tán tỉnh gì được cô bé Lan, dù bà mẹ của con bé thì mê cái bằngkỹ sư của hắn – thời ấy bằng cấp còn hiếm nên còn có giá – cũng muốn gả con cho hắn.Những ngày sau đó, nàng đau buồn nẫu người. Ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người mất hồn. Làm gìcũng nghĩ tới Tuyên. Nàng nhớ rằng đâu phải là hai người không có những ngày hạnh phúc yêu nhau.Những ngày mới vào đại học, còn sống nhờ vào những cái grants, những cái giốp work-study củatrường. Những ngày từ trại tị nạn mới qua. Không có gia đình, người thân. Còn lạ lẫm ở xứ này. Họbiết họ cần nhau. Thế mà vui!Bao lần Thục đi qua con đường có căn chung cư Tuyên ở. Bao lần muốn vào gõ cửa. Ngập ngừng.Quày lại. Bỏ đi... rồi cứ thế… lặp lại!Rồi một ngày Thục không kềm được, bèn bắt phôn bấm số gọi cho Tuyên – những ngón tay củanàng vẫn còn nhớ con số phôn quen thuộc đó. Gọi làm gì? Thục không rõ. Thục không chắc là nàngmong đợi hay hy vọng một điều gì. Để được nói chuyện với Tuyên ư? Nàng biết chắc là nàng chưa sẵnsàng. Có lẽ là do tò mò muốn biết Tuyên ở một mình hay với ai thì đúng hơn.Chưa qua ba tiếng reng thì có giọng một phụ nữ trả lời – giọng trẻ và đang thở hổn hển, như chưakịp thở, có lẽ đang bận việc chi đó ngoài sân, nghe phôn reng thì chạy vào bắt phôn.Thục rụt rè, sau lấy can đảm lên tiếng:- Tôi muốn gặp ông Tuyên.- Anh Tuyên không có ở nhà. Có chuyện gì cần nhắn lại không ạ?Quả là Tuyên vẫn còn ở đó, vẫn giữ số phôn đó.Thục ngập ngừng vài giây rồi trả lời:- Cảm ơn! Tôi sẽ gọi lại.Nàng không buồn hỏi người đầu dây bên kia là ai. Nàng cảm thấy cô đơn quá, muốn nói chuyệnvới một ai thân thiết, nhưng nhìn quanh, chẳng có ai.Rồi năm tháng trôi qua… Nàng vẫn sống, dù vật vờ… cho đến khi nàng gặp Tân, Tân yêu nàngthành thật, và tỏ tình với nàng, một cách thành thật rất cải lương. Lúc đó, nàng cũng vừa dứt hẳn cơnđau ái tình nên đã đùa, nắm lấy tay Tân để lên ngực nàng ngay chỗ có trái tim của nàng và nói, “Đâynè, từ nay nó là của anh, đừng làm nó rướm máu!”Tân hứa sẽ yêu thương, săn sóc trái tim nàng. Thế là hai người lấy nhau.Trong đống thư từ nhận được sáng nay, bà Thục bỗng thấy một lá thư của trường xưa. Mở ra xem.Thư mời dự đại hội của cựu sinh viên Việt Nam.Chắc cái đám bạn mà lâu nay bà chẳng liên lạc hẳn không biết cuộc sống hiện nay của bà đâu. Bàbiết chắc là họ chỉ nhớ cái thời bà còn đi học và yêu Tuyên - gã sinh viên mà không phải là chồng củabà bây giờ. Bởi vì họ chỉ biết tới đó mà không biết thời gian sau này là bà cũng có một đời sống hạnhphúc như ai, và bà đã quên hẳn cái thuở xa xưa đó.Bà chỉ có một bà bạn của thời đi học, coi như thân nhất. Cứ cho là như vậy đi vì bà không còn giaothiệp với đám bạn bè cũ. Bà Hân gọi phôn cười hỏi:- Thục có đi dự không? Là khóa của mình đứng ra tổ chức đó... mình phải đi ủng hộ cho đẹp mặtgà nhà!Bà nghe mà buồn cười. Làm gì mà mình phải đi. Mấy lần tổ chức trước, cũng có nhận thư mà bàcó đi dự lần nào đâu. Vào những dịp 10 năm, 15 năm, 20 năm, 25 năm…Chỉ có khác vì lần nầy Phân Firmament Volume 12, No. 1, April 2019 50Khoa của bà tổ chức. Nhưng bà lại nghĩ, “Không mợ thì chợ vẫn đông mà!” Không có gì để bà thathiết hết. Không nhất thiết phải gặp lại đám bạn cũ, vì lâu nay bà cũng đâu có liên lạc qua lại gì với họ.Hừm! Vậy mà hội cựu sinh viên đó vẫn biết mình ở đâu để gửi thư xin tiền và mời về thăm trườngxưa, gặp bạn cũ.Đã vậy, bà bạn này lại hỏi “vô duyên”, dù có thể là một câu nói đùa:- Biết đâu lại gặp… người xưa?Có những người khi yêu tha thiết mà không lấy được người yêu, vì trắc trở chi đó – gia đình, tôngiáo, kẻ thoát được qua bên này, người còn kẹt lại bên Việt Nam - dù sau này đau khổ hay hạnh phúcthì vẫn nhớ người xưa. Có khi họ gặp lại nhau chỉ là để đau khổ nhìn nhau vì chàng và nàng bây giờđã già, thời gian đã xóa nhòa hình ảnh thời xuân trẻ. Có thể chàng cũng chẳng nhìn nàng, không cònthấy nét xuân thì của một thời mới lớn; còn nàng nhìn chàng cũng không tìm đâu ra một chàng trai trẻlưng thẳng, bờ vai rộng, bụng lép, tóc đen, đôi mắt lanh lợi… Hoặc có khi chàng thất vọng não nề khinhìn thấy sự già nua, xấu xí của nàng sau những nghiệt ngã của thời gian! Hoặc nàng sẽ bàng hoàngnhìn thấy thần tượng xưa của mình bây giờ đã là một ông lão da mồi tóc bạc mắt hom hem…Nhưng trường hợp của bà thì khác. Bà đâu phải là người ray rứt cho mối tình xưa cũ đó – vì nó đãkhông còn đẹp ngay từ lúc Tuyên tàn nhẫn bỏ bà. Mà bà cũng không muốn đám bạn biết là bà đã từngbị Tuyên bỏ rơi - rồi đâm ra thương hại bà. Còn nhìn lại… người xưa? Có gì mà phải nhìn lại. Bao lâunay bà có quan tâm chi về con người ấy. Hắn có sang giàu, cùng khổ; có hạnh phúc, đau khổ, buồn vuinhư thế nào cũng chẳng mắc mớ gì tới bà. Trong thâm tâm, bà Thục nghĩ có lẽ mình cũng không đủ sựrộng lượng, bao dung nếu rủi gặp lại Tuyên. Nhưng… nghĩ cho cùng, “…dù anh đã đối xử với tôi bạcbẽo như thế nào thì tôi cũng vẫn mong anh có hạnh phúc với vợ đẹp, con khôn, tiền rừng bạc bể.”Nhưng, nói vậy mà không phải vậy. Dường như ở tuổi xế chiều con người ta thường quay về vớikỷ niệm. Nếu không có cú điện thoại thúc giục của bà Hân thì có lẽ tâm tư bà không bị khuấy độngnhư lúc nầy. Mặc dù hình bóng Tuyên, mối tình của bà dành cho Tuyên đã thật sự không còn dấu vếtđau đớn, nuối tiếc như ở thời gian đầu mà là một trời kỷ niệm của thuở học trò, của trường lớp, thầybạn cũ... ùn ùn sống lại như một cuốn phim rất cũ tưởng đã nhạt nhoà theo năm tháng qua mau. Lòngbà nôn nào, hồi tưởng từng gương mặt bạn bè, từng con phố dạo chơi sau giờ tan học. Bà cố khôngnghĩ đến Tuyên – thật sự hình bóng Tuyên không làm lòng bà chao động nhưng là kỷ niệm. Ừ kỷniệm! Hình bóng của Tuyên đã quá nhỏ bé đối với mối tình và tấm lòng quảng đại của Tân dành chobà. Nhưng lòng bà cứ nao nao không ngủ được cả đêm. Bà muốn ít nhất cũng nên gặp lại bạn bè lầnnầy; muốn biết xem ai còn ai mất, và cuộc sống của những người bạn thân thiết ấy giờ ra sao. Với tuổitác và thời gian, biết đâu lần nầy sẽ là lần cuối cho mình hoặc cho người. Bà biết chắc lòng bà đã hoàntoàn nguội lạnh với Tuyên nên dù có gặp lại cũng chẳng có gì phải e dè. Khi lòng bà đã quyết, giấcngủ chập chờn đến dù đã rất muộn màng.Nhưng chợp mắt chưa được bao lâu, bé Ý Nhi đã chạy a vào phòng lay bà Nội, “Bà Nhội! Bà Nhộicon muốn uống sữa.” Bà vui vẻ vuốt má con bé, ôm nó vào lòng nựng nịu làm nó nhột la oai oái.Sau khi săn sóc cho con bé, bà Thục gọi điện thoại cho bà Hân hỏi chi tiết. Bà Hân vui mừng vàtrách yêu bạn, “Ối giời ơi! Bình hơi cạn rồi nên phải trồi lên bôm thêm rồi héng?” Thế là tin tức lantruyền, lũ bạn cũ gọi nhau ơi ới, nói đủ thứ chuyện trên đời khiến lòng bà thêm rộn rã. Bà lên net lụctìm giá phi cơ, khách sạn dù chưa có dịp tham khảo ý kiến với ông Tân. Kịp khi ông Tân vừa về tớinhà, bà nói với ông Tân dự định tham dự Hội Ngộ Trường Xưa như thể đã có sự tán dương của chồngtừ bao giờ.Ông Tân vốn là người rất mực thương chiều vợ con, nên ông cũng vui vẻ hưởng ứng, “Thấy em

Chủ đề