So sánh tổ chức bộ máy nhà nước văn lang âu lạc chăm pa phù nam

Answers ( )

  1. * Điểm chung:

    – Về kinh tế: đều phát triển nông nghiệp, kết hợp chăn nuôi và làm các nghề thủ công.

    – Chính trị: đều theo chế độ quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Cả nước chia thành các cơ sở hành chính để cai quản.

    – Xã hội: đã có sự phân hóa giàu nghèo, giai cấp.

    – Văn hóa: đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng phong phú.

Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

Mục a

a) Cơ sở hình thành Nhà nước:

- Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn(thiên niên kỷ I TCN đến thếkỷ I sau CN):

- Kinh tế:Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:

+ Nông nghiệp trồng lúa nướctại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.

+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ côngnhư đúc đồng, làm gốm.

+ Xuất hiện sự phân công lao độnggiữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Sựphân hóa xã hội:Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự thay đổi về xã hội.

+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.

+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.

- Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâmdẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Mục b

b) Cơ cấu tổ chức Nhà nước:

- Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN)

+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Vua Hùng

=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.

- Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN)

+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương

=> Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.

Mục c

c) Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ:

- Đời sống vật chất:

Trang phục người Việt thời Văn Lang

+ Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.

+ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.

+ Ở: Nhà sàn.

Nhà cửa thời Văn Lang

- Đời sống tinh thần:

+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.

+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.

+ Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.

=> Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.

ND chính

Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc: cơ sở hình thành Nhà nước; cơ cấu tổ chức Nhà nước và đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc

Loigiaihay.com

  • Quốc gia cổ Cham-pa

    Tóm tắt mục 2. Quốc gia cổ Cham-pa. Trên cơ sở của văn hoá Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay

  • Quốc gia cổ Phù Nam

    Tóm tắt mục 3. Quốc gia cổ Phù Nam. Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền

  • Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

  • Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì ?

    Giải bài tập 4 trang 79 SGK Lịch sử 10

Giải bài 1 trang 64 Lịch sử 6 Kết nối tri thức: Hãy ghi lại những thông tin cơ bản nhất về hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc...

Bài 14. Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Giải bài 1 trang 64 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sáchKết nối tri thức và cuộc sống.

Câu hỏi:Hãy ghi lại những thông tin cơ bản nhất về hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc theo các gợi ý sau thời gian thành lập – kết thúc kinh đô; tổ chức bộ máy nhà nước, một số truyền thuyết dân gian có liên quan.

Trả lời:

Nhà nướcNhà nước Văn LangNhà nước Âu Lạc
Thời gian thành lập và kết thúc kinh đôNước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ VII TCN )Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng An Dương Vương làm vua từ năm 257 tới 208 TCN. Nhưng theo đối chiếu vớiSử ký Tư Mã Thiênthì niên đại chính xác có lẽ là khoảng năm 208 tới 179 TCN.
Tổ chức bộ máy nhà nước+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).

+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).

+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Một số truyền thuyết dân gian có liên quanLạc Long Quân – Âu cơtruyện An Dương Vương,Hai Bà Trưng,Bà Triệu,Lý Bí…


    Bài học:
  • Bài 14. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc (Kết nối tri thức)
  • Chương 5. Việt Nam Từ Khoảng Thế Kỉ VII Trước Công Nguyên Đến Đầu Thế Kỉ X (Kết nối tri thức)

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức



Bài trướcTrình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Bài tiếp theoGiải bài 2 trang 64 Lịch sử 6 Kết nối tri thức: Nêu một số thành tựu tiêu biểu của thời đại Văn Lang – Âu Lạc

Video liên quan

Chủ đề