So sánh tự tình 2 với thương vợ

  • Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương
    • Hồ Xuân Hương (? – ?), là nhà thơ nữ sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
    • Trần Tế Xương (1870 – 1907), là nhà thơ trào phúng sống vào khoảng cuối thế kỉ XIX.
  • Giới thiệu hai bài thơ Tự tình II và bài thơ Thương vợ
    • Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm có ba bài, bài thơ là nỗi sầu oán, đau đớn của người phụ nữ truân chuyên.
    • Thương vợ là bài thơ hay và cảm động mà Tú Xương viết về vợ mình. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng của Tú Xương dành cho người vợ tào khang của mình.
  • Dẫn dắt vấn đề
    • Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung
    • Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương
  • Thời đại, hoàn cảnh, nội dung cơ bản trong 2 bài thơ của 2 tác giả.
  • Số phận người phụ nữ: chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả
    • Ở bài Tự tình II là nỗi buồn về thân phận, về tình duyên, hạnh phúc ⇒ những điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng của người phụ nữ.
    • Ở bài Thương vợ: hình ảnh người phụ nữ chịu thương, chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng gạo, tiền của gia đình.
  • Những phẩm chất tốt đẹp và khát khao được yêu thương.
    • Trong bài Tự tình II, hình ảnh người phụ nữ sắt son khát khao được yêu thương, được hưởng hạnh phúc trọn vẹn một cách mãnh liệt.
    • Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú hiện lên với vẻ đẹp của một người phụ nữ truyền thống Việt Nam với những đức tính tốt đẹp: nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con hết mực.
  • Hai bài thơ là những hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến: luôn chịu những bất công, gian khổ.
  • Gợi mở vấn đề.

Đề bài: So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ “Tự tình 2” và “Thương vợ”

Show

Bạn đang xem: So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương

Gợi ý làm bài:

Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống.

Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi “Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà. Ở đây, bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông- cái doi đất nhô ra đầy nguy hiểm. Thấm thía nỗi vất vả, gian truân của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Có điều hình ảnh con cò trong ca dao đã tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú Xương còn tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mà còn là rợn ngợp của thời gian. Hình ảnh thân cò như một sự sáng tạo:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

Article post on: edu.dinhthienbao.com

Đưa từ lặn lội lên đầu câu, thay con cò bằng thân cò cũng làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, càng khơi dậy cả nỗi đau thân phận sâu sắc, thấm thía hơn:

“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Source: edu.dinhthienbao.com

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

Đó là những hiện thân cho những khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của ngưòi phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỉ. Trong cả hai bài thơ là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau đớn, tủi cực dưới chế độ phong kiến nhưng ở họ toát lên sự đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên số phận để làm tốt bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, một người phụ nữ dám vượt lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát.

Trên đây là bài tổng hợp gồm sơ đồ gợi ý tóm tắt, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu cho dạng đề So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương. Để tham khảo thêm bài phân tích về tác phẩm Tự tình II của nhà thơ Hồ Xuân Hương , các em có thể truy cập tại đây:  Phân tích bài thơ Tự tình II

—Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Ngữ văn tại website https://edu.dinhthienbao.com.

Article post on: edu.dinhthienbao.com

     Người phụ nữ trong xã hội xưa với những phẩm chất tốt đẹp là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho thơ văn. Tự tình và Thương vợ là hai trong số rất nhiều tác phẩm nói về vẻ đẹo trên. Cùng so sánh hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình và Thương vợ để thấy được sự tương đồng và khác biệt ở hai người phụ nữ trong hai tác phẩm trên nhé. 

So sánh tự tình 2 với thương vợ

So sánh hình ảnh người phụ nữ trong Tự tình và Thương vợ

Mở bài:

-      Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung

-      Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương.

Xem thêm:

Tự tình 2: Nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm

Phân tích bài thơ Tự Tình 

Thân bài:

-      Người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, gian khổ:

     + Trong bài thơ "Thương vợ" là hình ảnh một người phụ nữ chịu khó, đi sớm về khuya, vất vả quanh năm vì gánh nặng gia đình.

     + Trong bài viết "Tự tình II" là nỗi buồn về số phận, về chuyện tình cảm, về hạnh phúc gia đình - nhưng nó rất quan trọng và rất có ý nghĩa đối với phụ nữ.

-      Một người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp và mong muốn yêu thương:

     + Trong nhà thơ Hồ Xuân Hương, hình ảnh một người phụ nữ vẫn nổi bật với khát khao yêu thương mạnh mẽ và khát khao được yêu thương mạnh mẽ.

     + Trong bài viết 'Thương vợ', hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của một người phụ nữ truyền thống Việt Nam tốt bụng, can đảm, tự hy sinh, yêu thương chồng sâu sắc.

Xem thêm:

Bình giảng bài thơ Tự Tình- Hồ Xuân Hương

Phân tình hai câu đề và hai câu thực bài Tự Tình

Kết bài

-      Người phụ nữ phải chịu rất nhiều bất hạnh và hạn chế nhận thức xã hội

-      Nhắc nhở mọi người trân trọng hạnh phúc ngày hôm nay

Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều bất lợi, bất công, trái và phải, và bị hạn chế bởi xã hội phong kiến. Ngày nay, phụ nữ có quyền bình đẳng, quyền học tập, quyền lựa chọn tình yêu và quyền kiểm soát cuộc sống. Họ không còn được đối xử như trước. Mặc dù những người phụ nữ lớn tuổi có một cuộc sống khác xa khi xưa, hình ảnh đẹp của họ không bao giờ bị mất. Bất kể hoàn cảnh là gì, linh hồn cao quý của họ vẫn sáng lên. Và điều đó khiến chúng tôi luôn tự hào về người phụ nữ Việt Nam.

So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình và Thương vợ

Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhiều nhà văn nhà thơ đã thay họ đứng lên nói lên tiếng lòng của mình. Trong đó có Hồ Xuân Hương với “Tự tình” và Trần Tế Xương cùng “Thương vợ”. Camnang24h.net xin gửi đến bạn đọc bài viết So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình và Thương vợ. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Xem thêm:

Bài làm

Trong những năm từ thế kỉ mười bảy đến cuối thế kỉ mười chín, dưới sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ bị gần như bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến “trọng nam khinh nữ” hà khắc.

Họ phải chịu chói buộc trong chế độ xã hội nam quyền độc đoán, đa thê… cùng với sự áp đặt của lễ giáo phong kiến: “Tam tòng, tứ đức” (tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; tứ đức là: công, dung, ngôn, hạnh).

Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phải an phận, phục tùng và cam chịu. Vì thế, họ gặp rất nhiều đau khổ trong cuộc sống, tình duyên thì lận đận, phải chịu cuộc đời làm lẻ, làm thiếp cho người ta… Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhiều nhà văn nhà thơ đã thay họ đứng lên nói lên tiếng lòng của mình. Trong đó có Hồ Xuân Hương với “Tự tình” và Trần Tế Xương cùng “Thương vợ”.

Hai tác phẩm trên là lời khẳng định về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xưa. Họ đều là những con người đa tài, đa sắc như Hồ Xuân Hương đã gọi “hồng nhan” hay là tảo tần, thủy chung, và giàu đức hi sinh như Tú Xương lên tiếng.

Nếu như Bà chúa thơ nôm với cái tài và cái ngông của mình dám thách thức với cả trời đất, thiên nhiên để nói lên cái đẹp cái tài hoa của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

(Tự tình II)

Thì đến với Tú Xương lại thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ hiền một người vợ đảm. Vì chồng, thương con mà bà cam chịu với cuộc sống khó khăn, vất vả:

“Lặn lội than cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

(Thương vợ)

Nhưng dân gian ta đã có câu: “Hồng nhan bạc phận”. Hồ Xuân Hương càng thể hiện cái tài, cái hồng nhan bao nhiêu thì lại càng làm nổi lên tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc trong đêm khuya vắng. Sự bẽ bàng, tủi hổ của Hồ Xuân Hương nói riêng cũng chính là của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại ấy nói chung. Những con người hạnh phúc ít ỏi, duyên nợ hẩm hiu: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân thì qua đi mà hạnh phúc vẫn không trọn vẹn như vầng trăng đến lúc xế bong mà vẫn chưa tròn. Mang than phận của một người vợ lẻ, tình yêu thì bị chia năm sẻ bảy chỉ còn lại tí con con: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Hồ Xuân Hương đã nói lên nỗi lòng của mình trước cái bất công của xã hội phong kiến. Còn với Tú Xương, ông đứng trên phương diện từ người đàn ông, người chồng, người con để thể hiện sự cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ:

“Một duyên, hai nợ âu đành phận

Năm nắng, mười mưa dám quản công”

Câu thơ vừa nói lên đức hy sinh cao quý của người phụ nữ mà cụ thể hơn ở đây là bà Tú, lại vừa thể hiện sự cam chịu trước số phận của mình. Nếu như đứng ở góc độ đạo lý, ta thấy rằng sự cam chịu của bà Tú chính là việc bà đang tuân thủ theo bổn phận làm vợ, làm mẹ của mình. Thế nhưng, theo góc độ tình cảm, ta thấy, việc bà Tú cam chịu, hi sinh tất cả vì chồng vì con thì ở bà lại hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó chính là sự đảm đang, chịu thương chịu khó, đức hi sinh âm thầm vì chồng vì con.

Cảm thông trước sự vất vả của người vợ, Tú Xương đã lên tiếng oán trách thói đời, trách xã hội bất công:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”.

Nói là trách đời nhưng thực ra qua hai câu sau ta thấy rằng ông đang trách mình. Mình đã không làm đúng vai trò của một người chồng. Câu thơ nói lên tiếng lòng của Trần Tế Xương đối với người phụ nữ. Vừa là lời cảm thông, vừa là sự bênh vực. Còn với Hồ Xuân Hương, ta lại thấy có lời oán trách táo bạo, giận cuộc sống đã đưa người phụ nữ vào chỗ lẻ loi, cô đơn, hiu hắt : “Oán giận trông ra khắp mọi chòm” (Tự Tình I). Hay phê phán cái xã hội thối nát, người đời bạc bẽo vô tâm: “Sau giận vì duyên để mỏi mòn” (Tự tình I). Đằng sau sự oán trách đó, là sự khát vọng và vươn lên, không để bị số phận làm khuất phục:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

(Tự tình II)

Bằng những động từ mạnh như “xiên”, “đâm”, kết hợp với bút pháp tu từ đảo ngữ càng nhấn mạnh sức phản kháng mãnh liệt và khát vọng bung tỏa bản lĩnh cá nhân. Và điều này cũng là nét đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương.

Tuy đứng ở hai khía cạnh, hai góc nhìn khác nhau về người phụ nữ, nhưng cả hai tác phẩm “Tự tình” và “Thương vợ” đều là những bài ca ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nếu như Hồ Xuân Hương đem đến cho người đọc về hình ảnh người phụ nữ tài sắc, thủy chung, nhưng lại chịu nhiều bất hạnh về cuộc sống và duyên phận thì Tú Xương mang đến cho chúng ta hình ảnh về đức hi sinh, sự can đảm chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Hơn nữa, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ càng đậm nét hơn khi chính họ là những con người bất hạnh nhưng luôn ngời sáng lên những ước mơ. Hai tác phẩm đều phản ánh khát vọng vươn lên làm chủ của người phụ nữ, bênh vực quyền sống, khát vọng hạnh phúc, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Phẩm chất truyền thống đẹp đẽ đó đã trở thành nét đẹp đương đại với phụ nữ Việt nam ngày nay: “Giỏi việc nước – đảm việc nhà”.