Soạn Sinh 9 Bài 29: di truyền học người

Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 29: Di truyền học người - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 159". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Có thể dùng phương pháp nghiên cứu di truyền áp dụng trên động vật, thực vật để nghiên cứu di truyền học người được không? Tại sao? Có phương pháp nào đặc trưng riêng cho nghiên cứu di truyền ở người?

Tại sao những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng giống hệt nhau, cùng mắc các bệnh di truyền như nhau, cùng giới tính? Những đứa trẻ sinh đôi khác trứng thường khác nhau, có thể khác giới tính?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Phương pháp nghiên cứu di truyền người

1. Lập sơ đồ phả hệ

Làm quen với các kí hiệu trong di truyền phả hệ ở hình 29.2, trả lời câu hỏi "Phả hệ là gì? Làm thế nào lập được phả hệ?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Phân tích sự di truyền người qua phả hệ

Quan sát hình 29.3 và cho biết đặc điểm di truyền tính trạng dái tai ở gia đình này là trội hay lặn, có liên kết với giới tính không?

Quan sát hình 29.4 và cho biết:

- Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn, vì sao em biết?

- Sự di truyền màu mắt có liên quan với giới tính hay không? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Nghiên cứu di truyền người qua trẻ đồng sinh

Quan sát hình 29.5, mô tả các giai đoạn hình thành trẻ sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng.

Phân biệt sự hình thành người sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Thế nào là những trẻ sinh đôi cùng trứng? So sánh kiểu gen và kiểu hình của những trẻ sinh đôi cùng trứng. Thế nào là những trẻ sinh đôi khác trứng? So sánh kiểu gen và kiểu hình của những trẻ sinh đôi khác trứng.

=> Xem hướng dẫn giải

II. Bệnh và tật di truyền ở người

1. Bệnh di truyền ở người

Thế nào là bệnh di truyền người? Nguyên nhân và hậu quả của một số bệnh di truyền ở người.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tật di truyền ở người

Thế nào là tật di truyền ở người? Kể tên và hậu quả một số tật di truyền ở người.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền

Em đã biết gì về một số biện pháp nhằm hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người?

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Em hãy quan sát hình 29.11, trả lời câu hỏi:

- Bệnh do gen trội hay gen lặn gây ra?

- Bệnh có liên kết với giới tính không? giải thích.

- Hãy đưa ra lời khuyên cho cặp vợ chồng 5-6 nếu họ muốn sinh con.

Chọn các từ sau: đặc điểm, tính trạng, dòng họ, thế hệ, bổ sung vào chỗ chấm.

Nghiên cứu sự di truyền phả hệ nhằm theo dõi sự di truyền của một .....(1)..... nhất định trên những người thuộc cùng một ....(2).... qua nhiều ....(3)...., người ta có thể xác định được ...(4).... di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định, có kiên kết với giới tính hay không).

=> Xem hướng dẫn giải

2. Bệnh máu khó đông do một gen quy định. Người vợ (1) không mắc bệnh lấy chồng (2) không mắc bệnh sinh con trai (3) bị bệnh máu khó đông và con gái (4) không mắc bệnh.Người (3) lấy vợ (5) bình thường sinh con trai (6) bị bệnh máu khó đông và con gái (7) không mắc bệnh.

- Dựa vào thông tin trên, em hãy vẽ sơ đồ phả hệ về bệnh máu khó đông cho gia đình.

-Trả lời câu hỏi:

+ bệnh do gen trội hay gen lặn quy định?

+ bệnh có liên quan với giới tính hay không? Vì sao?

- Chọn các từ sau: gen, đồng sinh, tính trạng, môi trường, bổ sung vào chỗ chấm.

Nghiên cứu người ...... cùng trứng có thể xác định được ..... nào do .... quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của ...... tự nhiên và xã hội.

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

Nghiên cứu sự di truyền của một số bệnh, tật di truyền ở người qua điều tra thực trạng ở địa phương.

- Bước 1: Học sinh hình thành ý tưởng

- Bước 2: Điều tra thông tin người thân và xây dựng phả hệ

- Bước 3: học sinh phân tích kết quả và rút ra kết luận.

- Bước 4: Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu và đánh giá.

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm hiều thông tin về phả hệ của các dòng họ nổi tiếng thế giới.

Sưu tầm tài liệu về người đồng sinh sống trong môi trường khác nhau.

=> Xem hướng dẫn giải

Giải bài tập Sinh 9 trang 85

Soạn Sinh 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về một số bệnh di truyền ở người và các biện phát hạn chế phát sinh di truyền. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 85.

Giải Sinh 9 Bài 29 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Giải Sinh 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

I. Một vài bệnh di truyền ở người

1. Bệnh Đao

- Bộ NST:

Ở người bị bệnh Đao có 3 NST ở cặp số 21, thừa 1 NST so với người bình thường (2n + 1).

- Đặc điểm:

+ Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, tỷ lệ mắc bệnh 1/700 (châu Âu).

+ Bề ngoài: bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

+ Sinh lí: bị si đần bẩm sinh, không có con.

+ Do rối loạn trong quá trình phân bào ở 1 bên bố hoặc mẹ → cặp NST số 21 không phân li trong quá trình phân bào → tạo 2 giao tử: n + 1 (có 2 NST của cặp 21) và n – 1 (không có NST nào của cặp 21).

+ Giao tử n + 1 kết hợp với giao tử n trong quá trình thụ tinh → hợp tử 2n + 1 (cặp NST số 21 có 3 chiếc) → bệnh Đao.

2. Bệnh Tơcnơ (OX)

- Bộ NST:

+ Bệnh nhân Tơcnơ cặp NST giới tính chỉ có 1 NST X, khác so với người bình thường cặp NST giới tính có 2 NST X (2n – 1).

- Biểu hiện:

+ Bệnh chỉ gặp ở nữ, tỷ lệ khoảng 1/3000.

+ Bề ngoài: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

+ Chỉ khoảng 2% bệnh nhân sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ và không có con.

3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh

+ Bệnh bạch tạng: do đột biến gen lặn trên NST thường gây ra, người bệnh có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.

+ Bệnh câm điếc bẩm sinh: do gen lặn gây ra, thường thấy ở những người bị nhiễm phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

II. Một số tật di truyền ở người

- Ngoài ra, người ta còn phát hiện một số bệnh do gen trội gây ra: xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón.

III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền

- Hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật.

- Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

- Xử lí rác thải công nghiệp và sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước.

- Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ bị bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con ở những cặp vợ chồng đó.

-Tư vấn di truyền trước sinh.

Giải bài tập SGK Sinh 9 Bài 29 trang 85

Câu 1

Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?

Gợi ý đáp án

- Bệnh nhân Đao có các biểu hiện qua hình thái bên ngoài: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt một mí, hơi sâu, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

- Bệnh nhân Tớcnơ có bề ngoài: bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

Câu 2

Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người.

Gợi ý đáp án

- Bệnh bạch tạng: có da và tóc màu trắng, mắt hồng do một đột biến gen lặn gây ra.

- Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn khác gây ra (do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ).

- Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra.

Câu 3

Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó.

Gợi ý đáp án

* Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:

- Do tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên gây ra.

- Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào.

- Ô nhiễm môi trường (do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, một số chất độc hoá học rải trong chiến tranh).

* Biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền:

- Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học.

- Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễu môi trường.

- Sử dụng hợp lí, đúng quy định khi sử dụng thuốc sâu, diệt cỏ và một số chất độc có hại khác.

- Khi đã mắc một số tật, bệnh di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn, nếu kết hôn thì hạn chế hoặc không nên sinh con. Đặc biệt trường hợp gia đình chồng đã có người mang tật, bệnh di truyền, người phụ nữ lại mang tật, bệnh di truyền đó thì không nên sinh con.

Cập nhật: 27/07/2021

Video liên quan

Chủ đề