Sự giống nhau giữa thể dục và thể thao

Sự khác biệt giữa Giáo dục thể chất và Thể thao là gì?



Mặc dù nhẹ Sự khác biệt giữa giáo dục thể chất và thể thao là điều hiển nhiên, có xu hướng là cả hai ngành thường bị nhầm lẫn.

Và đó là cả hai song hành và có nhiều cuộc điều tra để xác định lợi ích của mỗi, cả riêng biệt và cùng nhau.

Sự giống nhau giữa thể dục và thể thao

Các đánh giá khác nhau được thực hiện trong nhiều năm cho thấy tầm quan trọng của giáo dục thể chất trong hệ thống giáo dục, cũng như tầm quan trọng của thể thao trong cuộc sống của con người.

Cả hai đều có những đóng góp đáng kể về sự phát triển về thể chất, tình cảm, xã hội và nhận thức. Nếu có một điểm chung giữa hai ngành này là khả năng nâng cao khả năng nhận thức của một cá nhân. Nhưng cũng giống như có nhiều điểm tương đồng, sự khác biệt cũng vậy..

Hầu hết mọi người thường sử dụng cả hai thuật ngữ một cách bừa bãi, không đúng, là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

sự khác biệt giữa lao động và thể dục thể thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.4 KB, 14 trang )

B GIO DC V ĐO TO
TRƯỜNG ĐI HỌC KINH TẾ - LUẬT


GIO DC THỂ CHÂT
Họ và tên: Đặng Minh Toàn
MSSV: k124010103
Lớp :K12401
Con người trong quá trình tiến hoá, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự
nhiên đã hình thành và phát triển những kỹ năng như chạy, nhảy, bơi leo trèo
Trải qua quá trình sống, con người đã nhận biết rằng sự thành thục các kỹ năng
trên sẽ giúp ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn, để có thể hình thành những kỹ
năng đó chỉ có thông qua tập luyện thường xuyên, từ đó các bài tập thể chất ra đời
hay đến sau này được gọi là các bài tập thể dục thể thao. Có thể nói thể dục thể
thao hình thành cùng với sự tiến hoá của loài người thông qua con đường lao động
và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên. Từ đó, ta có thể coi thể dục thể thao được bắt
nguồn từ hoạt động lao động của con người. Tuy nhiên giữa lao động và tập luyện
thể dục thể thao khá khác biệt nhau, do đó lao động không thể thay thế hoàn toàn
cho tập luyện thể dục thể thao mà chúng chỉ có thể đóng vai trò bổ trợ cho nhau.
Bởi lao động đa phần chỉ hoạt động của con người, tiêu hao sức lực để làm
việc, tạo ra sản phẩm, hàng hóa. Do đó, lao động chỉ tác động cục bộ lên một số bộ
phận cơ thể nhất định và không mang tính chất bền vững, và chính vì không đồng
bộ tất cả các bộ phận trên cơ thể nên việc lao động không điều độ sẽ thường dẫn
đến những chấn thương, những tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Đi ngược
lại với mục đích rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe.
Còn thể dục thể thao là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằm nâng cao
hoặc duy trì sự vừa vặn của cơ thể và sức khỏe nói chung. Nó có thể được thực
hiện nhằm một vài lý do khác nhau. Những lý do này bao gồm sức mạnh cơ bắp,
hệ tim mạch, trau dồi kỹ năng thể thao, giảm và duy trì cân nặng, và sở thích. Các
bài tập thể dục đều đặn và thường xuyên nâng cao sức miễn dịch cơ thể và giúp
ngăn ngừa các bệnh hiện đại như bệnh tim, hệ tuần hoàn, tiểu đường típ hai và béo


phì. Nó còn nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp ngăn chặn trầm cảm, giúp nâng cao
tính lạc quan và còn là yếu tố làm tăng thêm sự hấp dẫn giới tính cá nhân hay hình
ảnh cơ thể cái mà luôn liên quan đến mức cao lòng tự trọng. Vì vậy, tập luyện thể
dục thể thao vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện sức khỏe, chứ không phải
là từ những hoạt động lao động, lao động không thể thay thế được vai trò của tập
luyện thể dục thể thao.
Ngoài ra, thể dục thể thao không chỉ dừng lại ở chức năng là rèn luyện sức
khỏe như mọi người đều biết, mà còn rất nhiều chức năng rất quan trọng khác mà
chúng ta không thể nào không kể đến. Thứ nhất, đó là chức năng giáo dục. Tuy chế
độ xã hội, quan niệm chính trị, các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng và nhận thức của
các quốc gia trên thế giới không giống nhau, nhưng đều rất coi trọng tác dụng của
thể dục thể thao trong giáo dục. Chức năng giáo dục của thể dục thể thao chủ yếu
được biển hiện trên hai phương diện:
Tác dụng của thể dục thể thao trong xã hội: Do thể dục thể thao có tính hoạt
động, tính cạnh tranh, tính nghệ thuật, tính lễ nghĩa và tính quốc tế nên có thể khêu
gợi và kích thích được lòng yêu tổ quốc, tinh thần tự hào, đoàn kết dân tộc. Đây
chính là ý nghĩa của thể dục thể thao trong xã hội.
Tác dụng giáo dục của thể dục thể thao trong trường học: Để thực hiện mục
tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta là tạo nên những con người
mới phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động thì thể dục thể thao là một
bộ phận không thể thiếu. Thể dục thể thao giúp cho việc nâng cao thể chất, giáo
dục tinh thần đoàn kết, các phẩm chất đạo đức và tâm lý cho học sinh.
Chức năng thứ hai đó là chức năng giải trí. Từ rất lâu con người đã nhận
thức và tận dụng được chức năng giải trí của thể dục thể thao làm công cụ vui chơi
giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, vất vả, mặt khác thể dục thể thao được sử
dụng như món ăn tinh thần. Ví dụ: Môn thể thao câu cá, các trò chơi vận động,
các hình thức biểu diễn thể thao.
Ngoài chức năng giải trí thì thể dục thể thao còn có chức năng quân sự. Từ
xưa, trong đấu tranh sinh tồn và bảo vệ quyền lợi của của các bộ lạc, bộ tộc, quốc
gia thể dục thể thao đã trở thành những bộ phận không thể thiếu trong việc huấn


luyện thể lực, kỹ năng chiến đấu cho các binh sỹ. Để có thể giành được thắng lợi
cho các cuộc chiến tranh, các binh sỹ bắt buộc phải được huấn luyện thành thục
các kỹ năng như chạy, nhảy, bơi lội Từ đó chức năng phục vụ quân sự của thể
dục thể thao ra đời. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của các binh khí và yêu
cầu tính nâng cao của bộ đội, đòi hỏi các chiến sỹ phải có thể lực và tinh thần thật
tốt nên việc tiến hành tập luyện toàn diện về mặt thể lực và các kỹ năng vận động
như chạy, nhảy, bơi trở thành vấn đề hết sức quan trọng mà thể dục thể thao có ý
nghĩa đặc biệt trong việc đáp ứng nhu cầu trên.
Không những thế, chức năng kinh tế của thể dục thể thao cũng rất quan
trọng. Vì thể dục thể thao và kinh tế có mối quan hệ tương hỗ, đã có nhiều nhà
kinh tế cho rằng sức lao động và sản xuất được nâng cao là tiêu chí quan trọng của
sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt khi tiến hành đánh giá giá trị sản xuất thì tố
chất của con người lại là tiêu chuẩn vi lượng chủ yếu nhất. Trong các loại tố chất
của con người thì tố chất thể lực đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy
các nước trên thế giới đã rất chú trọng đến tác dụng của thể dục thể thao đối với
việc phát triển thể lực cho người lao động, lấy việc làm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh
làm thành mục tiêu thúc đẩy sức lao động sản xuất của xã hội. Điều này thể hiện
chức năng kinh tế ban đầu của thể dục thể thao. Thể dục thể thao thành tích cao và
các ngành kinh tế thương mại, du lịch có mối quan hệ hết sức mật thiết. Một
cuộc thi đấu thể thao được tổ chức ở một địa điểm nào đó sẽ kéo theo hàng loạt
dịch vụ, ngành nghề kinh tế như: Du lịch, thương mại, thông tin, dịch vụ phát triển.
Và thêm một chức năng không thể thiếu nữa đó là chức năng chính trị.
Cùng với văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc đặt nền móng cho các mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Nó thể
hiện thông qua việc tiến hành thi đấu giao hữu các môn thể thao để làm tiền đề cho
các đoàn ngoại giao làm việc và hợp tác.
Trong các cuộc thi đấu quốc tế, khi vận động viên của nước nào giành được
chức vô địch thì là cờ của quốc gia đó được kéo lên cao nhất và quốc ca của nước
đó được cử hành, vinh quang và ý nghĩa về mặt chính trị này chỉ có thể có được
khi các vận động viên thi đấu hết mình vì mầu cơ sắc áo của dân tộc.


Tuy vậy, trong các chức năng vừa nói trên thì chức năng rèn luyện sức khỏe
vẫn đóng vai trò cốt yếu nhất của việc tập luyện thể dục thể thao. Bởi có sức khỏe
mới là có tất cả. Sức khỏe không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay
thương tật mà còn là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội.
Trong suốt cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có riêng cho mình một ước mơ,
miễn sao ước mơ đó mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp. Bạn có thể mơ có một
công việc tốt hơn, hay mơ có một căn nhà to hơn, thậm chí là mơ được giàu có hơn
hiện tại… Nhưng có một thứ vô cùng quan trọng có thể bạn không biết, đó chính là
SỨC KHỎE. Với bất cứ người nào, nếu như không có sức khỏe thì chắc chắn họ sẽ
chỉ ước duy nhất một điều là: CÓ SỨC KHỎE.
Đúng như thế, tập luyện thể dục thể thao sẽ thúc tiến quá trình sinh trưởng
phát dục nâng cao trình độ chức năng cơ thể. Thể chất tốt là điều kiện đảm bảo cho
sức khoẻ tốt. Rèn luyện thể thao có thể thúc tiến quá trình trao đổi chất ở các cơ
quan, tổ chức trong cơ thể, từ đó hoàn thiện nâng cao chức năng các bộ phận, cơ
quan trong cơ thể.
Thể chất được biểu hiện ở nhiều phương diện, nó bao gồm tình trạng phát
dục của các cơ quan bộ phận trong cơ thể, trình độ về năng lực hoạt động cơ bản
và các tố chất cơ thể, năng lực thích nghi với hoàn cảnh môi trường bên ngoài…
Ở đây, chúng ta nhìn từ góc độ sự ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với
chức năng của hệ vận động, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần
kinh để bàn về tập luyện thể dục thể thao đã tăng cường thể chất như thế nào?
Đầu tiên, đó là sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ vận
động.Các hoạt động thông thường của con người đều là dựa vào hệ vận động.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể có thể tăng cường được các chất của xương,
tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của các
khớp, từ đó mà năng lực hoạt động của cơ thể đã được nâng lên, xương và khớp
được cấu tạo thành. Xương trong cơ thể là một kết cấu kiên cố, nó bao gồm hơn
200 chiếc xương, những chiếc xương đó đã cấu tạo thành một chiếc khung giá có
tác dụng bảo vệ cho các cơ quan bộ phận bên trong của cơ thể như não, tim, phổi…
Xương còn có một chức năng khác nữa đó là tạo máu cho cơ thể. Do vậy, sự sinh


trưởng và trưởng thành của xương không chỉ có tác dụng quan trọng đối với hình
thái cơ thể mà còn có sự ảnh hưởng quan trọng đối với năng lực vận động và lao
động của con người.
Rèn luyện thân thể có thể cải biến kết cấu của xương, thường xuyên tập
luyện thể dục thể thao có thể tăng cường các chất trong xương. Tập luyện thể dục
thể thao làm cho cơ bắp có tác dụng lôi kéo và áp lực đối với xương làm cho
xương không chỉ biến hoá về phương diện hình thức mà còn làm cho tính cơ giới
của xương được nâng lên. Sự biến đổi thể hiện rõ rệt nhất trên phương diện hình
thái của xương đó là: Cơ bắp bám ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở các
lớp ngoài của xương cũng từ đó được tăng lên, sự sắp xếp của các chất mềm (xốp)
bên lớp trong của xương cũng căn cứ vào áp lực và lực kéo của cơ mà thích nghi.
Đây chính là sự tăng lên về sự kiên cố của xương, từ đó có thể chịu đựng được phụ
tải lớn, nâng cao năng lực chống chịu áp lực, trọng lượng lớn, sự kéo dài và xoay
chuyển…của xương.
Ví dụ: Vận động viên thể dục thực hiện động tác kéo tay xà đơn. Khi thực
hiện động tác này, hai tay của vận động viên luôn phải chịu trọng lực của cơ thể
và lực kéo tay của cơ bắp. Nếu thường xuyên tập luyện động tác này sẽ làm cho
xương của hai tay có sự thích nghi với việc chịu đựng 2 lực kể trên và từ đó năng
lực chịu tải của xương 2 tay đã được nâng lên. Cũng như thế, đối với các động
viên cầu lông, bắn súng thì tay thuận sẽ to và khoẻ hơn, các vận động viên nhảy
cao, nhảy xa, xương ở chân sẽ khoẻ hơn ở người thường…
Điều này đã nói rõ một vấn đề: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì
sự phát triển của xương được nâng lên rõ rệt trong khi những hoạt động lao động
có thể sẽ không giúp xương phát tốt như vậy.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy mạnh sự phát triển chiều
cao của các em thiếu niên nhi đồng. Chiều cao hoặc tốc độ trưởng thành được
quyết định bởi tốc độ tăng trưởng của thời kỳ dài xương của các em thiếu niên nhi
đồng. Đối với sự phát triển của xương thì đầu mút xương là hết sức quan trọng.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, từ
đó mà tăng được lượng vật chất dinh dưỡng mà sự phát triển mà đầu mút xương


đòi hỏi. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao còn có thể ảnh hưởng đến hệ
thống nội phân tiết là kích thích sự sinh trưởng của đầu mút xương, do vậy mà thúc
đẩy sự chuyển hoá vitamin D, tăng cường sự cung cấp các nguyên liệu tạo ra
xương, điều này có lợi cho phát triển và trưởng thành của xương.
Căn cứ vào điều tra, khi so sánh những người thường xuyên tập luyện thể
dục thể thao và những người không thường xuyên tập luyện cho thấy chiều cao
chênh lệch từ 4- 8 cm Trước khi cơ thể trưởng thành, thông qua tập luyện thể dục
thể thao có thể cải thiện sự cung cấp máu của xương, tăng cường sự trao đổi chất,
kích thích sự phát triển của xương, làm cho sự cốt hóa được diễn ra liên tục. Đồng
thời rèn luyện thân thể với các loại động tác cũng có tác dụng kích thích rất tốt đối
với sự phát triển của xương, có thể thúc đẩy phân tiết kích thích tố cũng có tác
dụng thúc đẩy việc phát triển chiều cao của các em học sinh lứa tuổi 10-14 giữa
trường TDTT chuyên nghiệp và trường không chuyên.
Nơi các xương trong cơ thể kết nối với nhau và cũng dựa vào đó để hoạt
động gọi là khớp, bao gồm có dây chằng và cơ. Dây chằng có tác dụng gia tăng sự
kiên cố cho khớp, còn cơ thì không những có thể gia tăng sự kiên cố cho khớp mà
còn có tác dụng lôi kéo làm cho khớp vận động. Khớp là đầu mối quan trọng cho
sự liên kết các xương với nhau. Tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học, hệ
thống vừa có tác dụng làm tăng tính ổn định của khớp, vừa có thể tăng cường sự
linh hoạt và biên độ của khớp. Tập luyện thể dục thể thao có thể gia tăng mật độ và
độ dày của mặt khớp, đồng thời cùng làm phát triển các cơ bao quanh khớp, tăng
cường sức mạnh cho ổ khớp và dây chằng bao quanh khớp. Do vậy, có thể làm
tăng thêm tính ổn định và kiên cố của khớp, tăng cường cho khớp lực chống đỡ lại
các phụ tải tác động lên khớp.
Ví dụ:Trong khi biểu diễn xiếc, có một diễn viên cao lớn ở phía dưới còn
một số diễn viên khác thì đứng lên trên anh ta để thực hiện một số tiết mục, như
vậy các khớp của vị diễn viên cao lớn này đã phải gánh chịu một áp lực lớn tương
đương với tổng trọng lượng của số diễn viên kia.
Khi tăng cường tính ổn định và kiên cố của khớp, do vì ổ khớp, dây chằng
và cơ bao quanh khớp được tăng cường về tính đàn hồi và tính co duỗi thì biên độ


và tính linh hoạt của khớp cũng không ngừng được tăng cường. Trong biểu diễn
môn thể dục tự do, các khớp của VĐV đã hoạt động với biên độ rất lớn ví như làm
động tác uốn cầu vồng hay xoạc ngang, nếu như không thường xuyên tập luyện sẽ
không thể thực hiện được.
Bất kể vận động nào của con người đều biểu hiện bởi hoạt động của cơ bắp,
do vậy sự phát triển của cơ bắp là hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng
lực lao động và vận động.
Rèn luyện thân thể sẽ cải biến cơ bắp một cách rõ rệt, làm cho số lượng sợi
cơ tăng lên từ đó mà thể tích bắp cơ tăng lên. Ở người bình thường thì trọng lượng
cơ bắp chiếm 35- 45% trọng lượng cơ thể, nhưng thông qua tập luyện thể dục thể
thao có thể tăng lên đến 50%. Ở trung học và tiểu học có rất nhiều em chân tay
ngực không thấy cơ bắp, chỉ cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì hiện
tượng này sẽ giảm đi, thay vào đó là một cơ thể khoẻ mạnh và đẹp. Khi tập luyện,
cơ bắp và xương được tăng cường hoạt động, sự cung cấp máu được tăng lên,
Prôtêin và dinh dưỡng được tăng cường, năng lực dự trữ của cơ cũng tăng lên, số
lượng sợi cơ tăng lên, vì vậy mà bắp cơ to dần lên, sức mạnh của cơ bắp cũng theo
đó mà tăng lên. Do các tế bào cơ được tăng cường, năng lực kết hợp với Ôxy tăng
lên, khả năng dự trữ các chất dinh dưỡng và đường tăng lên, số lượng mao mạch
trong cơ bắp tăng lên nhiều…điều này thích ứng với các yêu cầu của lao động và
hoạt động.
Thông qua tập luyện thể dục thể thao còn có thể nâng cao năng lực khống
chế cả hệ thống thần kinh đối với hệ thống cơ bắp, điều này thể hiện bởi tốc độ
phản ứng, độ chuẩn xác và tính nhịp điệu đều được nâng lên. Khi cơ bắp làm việc,
sự tiêu hao năng lượng được giảm xuống nhưng hiệu quả vẫn được nâng lên.
Những điều này làm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền và tính linh hoạt…đều tốt hơn
nhiều so với người bình thường. Ngoài ra vẫn còn giúp cho cơ thể phòng tránh
được các loại chấn thương do sự hoạt động kịch liệt của cơ bắp trong quá trình tập
luyện hay trong hoạt động đời sống hàng ngày.
Tiếp theo là sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống
hô hấp.


Chức năng của hệ thống hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO
2
của cơ thể, khi tập luyện thể dục thể thao cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về Oxy, chính vì
vậy mà tần số hô hấp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ quan của hệ thống
hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành
tập luyện thể dục thể thao trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực hấp thụ
Oxy, từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấp, cải
thiện cơ năng hệ thống hô hấp.
Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao năng
lượng, năng lượng đó được lấy từ nguồn dự trữ các chất trong cơ thể. Những vật
chất dự trữ này khi được đem ra để biến đổi thành năng lượng đòi hỏi phải có một
qúa trình Oxy hoá, do vậy, cơ thể bắt buộc phải không ngừng sử dụng Oxy từ môi
trường bên ngoài và thở ra CO2. Quá trình trao đổi này gọi là quá trình hô hấp.
Hệ thống hô hấp bao gồm phổi, khí quản, mũi trong đó phổi là nơi trao đổi
khí, còn lại đều là đường hô hấp. Cơ thể khi trong trạng thái yên tĩnh mỗi phút đòi
hỏi 0,25- 0,3 ml khí, như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động là có
thể đáp ứng. Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang không được sử
dụng sẽ bị thoái hoá đi, từ đó chức năng của hệ thống hô hấp sẽ giảm đi mạnh mẽ
và rất dễ mắc bệnh.
Chức năng hô hấp được cải thiện ở một số mặt sau:
Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu đựng với
lượng vận động lớn.
Cơ hô hấp chủ yếu là cơ hoành cách, cơ gian sườn, ngoài ra còn có thêm cơ
bụng, khi hít thở sâu các nhóm cơ ở ngực lưng cũng có tác dụng phụ trợ. Tập luyện
thể dục thể thao thường xuyên sẽ tăng cường cơ hô hấp do vậy mà chu vi lồng
ngực tăng lên nhiều.
Sự trưởng thành của cơ hô hấp làm cho biên độ của động tác hô hấp lớn lên,
hô hấp ở người bình thường khi hít vào hết sức và thở ra hết sức sự chênh lệch về
chu vi lồng ngực không nhiều (gọi là hô hấp kém) chỉ có 5-8 cm, ở người thường
xuyên tập luyện thể dục thể thao sự khác biệt này là có thể lên tới 9-16 cm. Vì vậy


tiến hành tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là có lợi cho việc nâng cao chức
năng của hệ thống hô hấp.
Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ Oxy và thải CO2.
Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức khoẻ và sự
sinh trưởng phát dục của thiếu niên nhi đồng. Thường xuyên tập luyện thể dục thể
thao đặc biệt là làm các động tác gập duỗi ngực có thể làm cho sức mạnh của cơ hô
hấp được tăng cường, lồng ngực to lên điều này có lợi cho sự sinh trưởng phát dục
của tổ chức phổi, cũng như sự khuyếch trương của phổi từ đó làm cho dung tích
sống tăng lên. Ngoài ra khi tập luyện thể dục thể thao với các vận động hít thở
mang tính thường xuyên cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của dung tích sống.
Ở người bình thường dung tích sống chỉ khoảng 3500 ml, ở những người thường
xuyên tập luyện thể dục thể thao tính đàn hồi của phổi tăng lên rõ rệt, sức mạnh
của cơ hô hấp tăng nhiều, dung tích sống lớn hơn người bình thường khoảng 1000
ml.
Tăng cường độ sâu hô hấp.
Ở người bình thường hô hấp nông và nhanh, khi yên tĩnh tần số yên tĩnh
khoảng 12-18 lần/ phút, ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hô hấp
sâu và chậm lúc yên tĩnh tần số hô hấp khoảng 8-12 lần/ phút. Như vậy có nghĩa là
các cơ hô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sự khác biệt này còn biểu hiện rõ
nét hơn trong khi vận động.
Ví dụ: Trong cùng một điều kiện, cùng một lượng vận động (vận động nhẹ
nhàng) ở người bình thường tần số hô hấp lên tới khoảng 32 lần/phút, mỗi lần hô
hấp dung lượng chỉ khoảng 300 ml, trong một phút tổng dung lượng hô hấp là 300
ml
×
32= 9600 ml. Nhưng ở vận động viên tần số hô hấp lại là 16 lần/phút, mỗi
lần hô hấp dung lượng đạt 600 ml, tổng dung lượng trong 1 phút thu được là 600
ml
×
16= 9600 ml.


Từ thống kê trên có thể thấy, ở người bình thường và vận động viên trong
cùng 1 phút thì dung lượng hô hấp là tương đồng. Nhưng trên thực tế, thì sự giao
đổi Oxy và CO2 lại khác nhau bởi lẽ mỗi lần hô hấp thì có khoảng 150 ml không
khí được lưu lại trong đường hô hấp mà không thể vào trong phế bào để tiến hành
giao đổi. Do đó lượng khí giao đổi sẽ là:
Ở người bình thường: (300 ml - 150 ml) × 32 = 4800 ml.
Ở vận động viên là: (600 ml - 150 ml) × 16 = 7200 ml.
Điều này cho thấy khi cơ bắp làm việc thì nhu cầu về Oxy tăng lên, ở người
bình thường sẽ phải tăng tần số hô hấp để đáp ứng nhu cầu đó do vậy khi vận động
thường thở gấp. Nhưng ở vận động viên do vì cơ năng hô hấp được nâng lên, hô
hấp sâu. Trong cùng một điều kiện như nhau, tần số hô hấp chưa cần tăng cao thì
đã đáp ứng đủ nhu cầu không khí để giao đổi do đó có thể làm việc được trong thời
gian dài mà không dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, do kết quả của tập luyện thể dục thể thao lâu dài đã cải thiện được
chức năng của hệ thống hô hấp và các hệ thống khác (hệ thống thần kinh, hệ thống
tuần hoàn…) nâng cao năng lực nhả CO2 và hấp thụ Oxy khi trao đổi khí, làm cho
vận động viên khi hoạt động kịch liệt vẫn có thể phát huy chức năng của hệ hô hấp
(ở người bình thường khó có thể đạt được). Do vậy mà làm cho quá trình Oxy hoá
các vật chất năng lượng càng thêm hoàn thiện. Điều này đảm bảo cho việc cung
cấp đầy đủ năng lượng khi vận động. Người bình thường khi thực hiện các bài tập
thể dục thể thao việc trao đổi Oxy có thể đạt được 60% tổng số khí khi hô hấp.
Nhưng sau khi trải qua tập luyện thể dục thể thao thì năng lượng trao đổi này đã
được nâng lên rõ rệt khi hoạt động vận động nhu cầu Oxy tăng lên vẫn có thể đáp
ứng được nhu cầu đó của cơ thể mà không làm cho cơ thể thiếu khí quá mức. Tập
luyện thể dục thể thao còn có thể rèn luyện con người nâng cao được năng lực chịu
đựng nợ dưỡng khí (khả năng chịu đựng thiếu Oxy). Trong điều kiện thiếu Oxy
vẫn có thể kiên trì thực hiện các hoạt động cơ bắp phức tạp.
Ví dụ như: VĐV leo núi trong điều kiện núi cao thiếu Oxy, không chỉ phải
duy trì các hoạt động duy trì tính mạng mà còn phải không ngừng hoàn thành
nhiệm vụ leo lên đỉnh núi đầy khó khăn.


Không những thế, tập luyện thể dục thể thao con ảnh hưởng đến chức năng
của hệ tuần hoàn:
Một hệ thống tuần hoàn tốt là điều kiện bắt buộc phải có cho một cơ thể
cường tráng khoẻ mạnh. Tập luyện thể dục thể thao có thể nâng cao chức năng của
tim, tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, nâng cao được chức năng của hệ thống
huyết quản.
Hệ thống tuần hoàn là do tim, máu và hệ thống huyết quản tạo thành vì vậy
mà gọi là hệ thống tuần hoàn máu. Tim là nơi phát ra động lực làm cho máu lưu
động, huyết quản là con kênh dẫn máu đi khắp nơi trong cơ thể, máu thì phụ trách
việc vận chuyển dinh dưỡng, Oxy, các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất và
CO
2
. Tim có tác dụng làm cho máu luôn lưu động trong huyết quản mang Oxy và
các chất dinh dưỡng để cho các tổ chức, tế bào, đồng thời đem các chất thải của
quá trình trao đổi chất sản sinh ra cũng như CO
2
ra ngoài phổi, thận và da…
Tập luyện thể dục thể thao có tác dụng rất tốt đối với các cơ quan, hệ thống
trong cơ thể, đối với hệ thống huyết quản cũng như vậy. Khi tiến hành tập luyện
thể dục thể thao sự tiêu hao năng lượng và các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi
chất tăng lên trong cơ thể. Lúc này đòi hỏi phải nâng cao chức năng của tim, tăng
nhanh tốt độ lưu truyền máu, đồng thời nâng cao chức năng của hệ tuần hoàn.
Ví dụ: Trong hoạt động ở các môn chạy dài, bóng đá, bóng rổ hay bơi lội…
đều có thể làm cho chức năng của hệ thống tuần hoàn đạt được sự tăng cường rõ
rệt, làm cho cơ tim dầy lên, tần số mạch và huyết áp giảm, làm cho hệ tuần hoàn
được tập luyện, kết cấu, chức năng có được sự cải thiện chủ yếu biểu hiện ở các
phương diện sau:
Tăng cường tính vận động của tim.
Tập luyện thể dục thể thao làm tăng cường máu của cơ tim, làm cho cơ tim
có nhiều vật chất dinh dưỡng hơn. Do tập luyện thể dục thể thao cơ tim dần dần


được tăng cường, thành tim dầy lên, thể tích khoang tim tăng lên (người bình
thường khoảng 700ml, VĐV là 1000ml). Do vậy thể tích khoang tim của VĐV lớn
hơn một chút so với người bình thường. Hiện tượng này được gọi là “phì đại tim
mang tính vận động” Người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao do tập luyện
thường kỳ, cơ ở khoang tim sẽ to và khoẻ dần lên, dùng máy chuyên môn để xem
xét có thể thấy khoang tim của họ to hơn một chút so với người thường, ngoại hình
đầy đặn, cơ tim phát triển, lực co bóp tim tăng lên, dung lượng tim cũng tăng lên
nhiều, do vậy mà mỗi lần co bóp tim lượng máu được đẩy ra khỏi tim (lưu lượng
tâm thu) cũng tăng lên.
Tần số mạch giảm và chậm khi yên tĩnh.
Ở người bình thường tần số mạch vào khoảng 70-80 lần/phút, thường xuyên
tập luyện thể dục thể thao tần số mạch đập chỉ khoảng 50-60lần/phút, các vận động
viên ưu tú có khi giảm xuống tới 40lần/phút. Điều này là do ở VĐV lưu lượng tâm
thu tăng lên do đó tần số mạch giảm xuống nhưng vẫn cung cấp đủ cho nhu cầu
trao đổi chất của toàn bộ cơ thể. Trong trạng thái yêu tĩnh, lưu lượng phút mà cơ
thể đòi hỏi khoảng 75lần. Trong khi đó lưu lượng tâm thu ở VĐV khoảng 90ml,
tim chỉ cần co bóp khoảng 50 lần là đủ cung cấp máu cho cơ thể. Tần số mạch
giảm xuống do đó mà tim có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
“Tiết kiệm hoá” trong làm việc của tim:
Tiến hành vận động nhẹ nhàng, ở cùng một lượng vận động, tần số mạch
đập và biên độ biến đổi huyết áp ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
nhỏ hơn người bình thường và không dễ bị mệt mỏi, hồi phục nhanh. Người không
thường xuyên tập luyện sẽ đòi hỏi tần số mạch cao hơn, do đó thời gian nghỉ ngơi
của tim ngắn đi, rất dễ mệt mỏi, sau khi vận động thời gian hồi phục cũng cần dài
hơn. Nguyên nhân chủ yếu là người thường xuyên tập luyện có lực co bóp tim lớn
hơn, lưu lượng tâm thu lớn hơn, do đó chỉ cần tăng một chút tần số mạch là đã có
thể đáp ứng đủ yêu cầu, đồng thời do việc tập luyện thể dục thể thao làm cho huyết
quản bảo vệ và duy trì tốt sự lưu truyền của máu nên ở các VĐV nhẹ nhàng, biên
độ biến hoá về tần số mạch và huyết áp đều nhỏ hơn so với ở người bình thường.
Hiện tượng này được gọi là hiện tượng “tiết kiệm hoá”.


Khi hoạt động kịch liệt, chức năng của tim có thể đạt tới trình độ cao.
Người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì chức năng của tim rất
tốt, đó là cơ tim khoẻ, dung lượng tim lớn, lực co bóp tim khoẻ. Khi hoạt động
kịch liệt có thể nhanh chóng phát huy chức năng tim, có thể đạt đến mức độ mà ở
người thường không thể đạt tới.
Ví dụ như tần số mạch đập của VĐV ưu tú có thể đạt tới 200-220 lần/phút,
lưu lượng phút có thể đạt tới trên 40lít.
Do vậy có thể đảm nhiệm được những công việc hoặc lao động với lượng
vận động huấn luyện hoặc phụ tải rất lớn, trong khi đó ở người thường tần số mạch
đập tối đa chỉ đạt tới 180 lần/phút, lúc này lượng máu trở về tim sẽ giảm xuống do
vậy lưu lượng tâm thu giảm xuống, tuần hoàn máu vì thế cũng giảm hiệu quả.
Cũng với sự tích luỹ các sản phẩm của trao đổi chất (axit lactic) làm cho khó có thể
duy trì được công việc thậm chí còn xuất hiện hiện tượng tức ngực, khó thở, loạn
nhịp tim, đau đầu…sự hồi phục sau vận động giảm.
Tăng tính dẫn truyền của huyết quản.
Tập luyện thể dục thể thao có thể tăng cường được tính dẫn truyền máu của
thành mạch, điều này là rất có lợi đối với người già. Ở người già, cùng với sự gia
tăng của tuổi tác, tính dẫn truyền của máu thành mạch cũng giảm xuống, chính vì
vậy mà ở người già thường hay mắc các bệnh tuổi già đặc biệt là bệnh cao huyết
áp. Người già thông qua tập luyện thể dục thể thao có thể tăng cường tính dẫn
truyền máu của thành mạch, từ đó có thể phòng ngừa được các bệnh tuổi già và
bệnh cao huyết áp.
Ngoài ra, y học đã chứng minh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ
làm tăng hàm lượng hồng cầu, bạch cầu, có thể cung cấp kịp thời dinh dưỡng và
Oxy cho cơ thể, mang các chất thải của quá trình trao đổi chất cũng như CO
2
ra
ngoài.
Cùng với mức sống ngày càng cao, nếu như không thường xuyên tham gia
tập luyện thể dục thể thao thì “bệnh văn minh” tất nhiên sẽ gia tăng. Hiện nay đã


không có ít người chết vì mắc các bệnh về tim mạch, ở Liên bang Đức 20 trở lại
đây, số lượng người chết vì bệnh tim chiếm 52%-53% tổng số ngưới chết. Theo tài
liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới công bố năm 1984 số người chết do mắc các
bệnh về tim là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong chiếm tỷ lệ cao nhất.
Do vậy việc thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc giảm tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến tim và hệ tuần hoàn.
Bên cạnh đó, tập luyện thể dục thể thao cũng có tác động khá nhiều đến hệ
tiêu hoá. Dạ dày và ruột là những cơ quan chủ yếu của hệ thống tiêu hoá trong cơ
thể. Năng lực tiêu hoá của dạ dày và ruột tốt sẽ có những ảnh hưởng tốt đối với sức
khoẻ con người. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ nâng cao được công
năng tiêu hoá của dạ dày và ruột, tăng cường sự khoẻ mạnh cho gan, đồng thời còn
có tác dụng trị liệu và phòng ngừa một số bệnh về hệ thống tiêu hóa.
Thường xuyên tập luyện, do nhu cầu hoạt động của cơ bắp nên dạ dày và
ruột phải tăng cường chức năng tiêu hoá, lúc này dịch và men tiêu hoá tăng lên
nhiều, sự co bóp ở đường dẫn truyền tiêu hoá càng được tăng lên mạnh mẽ, tuần
hoàn máu ở dạ dày và ở ruột cũng được cải thiện. Do phát sinh các thay đổi nêu
trên mà việc tiêu hoá thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng được diễn ra thuận
lợi, mặt khác do khi vận động phải hô hấp sâu, cơ hoành cách hoạt động với biên
độ lớn nên đã di chuyển nhiều xuống phía dưới, cơ bụng cũng hoạt động mạnh,
điều này đã có tác dụng mát xa cho dạ dày và ruột. Do tập luyện thể dục thể thao
có tác dụng nâng cao năng lực tiêu hoá của dạ dày và ruột như vậy nên đã có
không ít người sử dụng tập luyện thể dục thể thao như một phương pháp trị liệu đối
với một số bệnh dạ dày và họ đã thu được hiệu quả nhất định.
Gan là một tạng lớn trong cơ thể con người, nó đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với hệ tiêu hoá, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao chức năng của
gan được tăng cường điều này rất có lợi cho việc tiêu hoá thức ăn. Khi vận động sự
tiêu hao nguồn năng lượng dự trữ tăng lên, khiến cho gan phải hoạt động tích cực
hơn từ đó mà chức năng gan được tập luyện thường xuyên và phát triển. Lượng
đường đơn trong gan của vận động viên và người thường và tốc độ đẩy đường đơn
ra ngoài của gan ở vận động viên cũng nhanh hơn người thường. Đường đơn ở gan


là hết sức quan trọng đối với sự khoẻ mạnh của gan, nó có thể bảo vệ cho gan, vì
nguyên nhân này mà các bác sĩ thường yêu cầu những bệnh nhân gan ăn nhiều hoa
quả có đường. Chức năng gan ở vận động viên là rất tốt, khả năng đề kháng với
bệnh gan cũng rất cao. Ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì việc sử
dụng đường đơn trong gan cũng kinh tế hơn ở người thường. Từ những yếu tố trên
có thể thấy tập luyện thể dục thể thao có thể làm tăng thêm sức khoẻ cho gan, mà
gan có khoẻ thì mới có thể nâng cao được năng lực lao động và vận động.
Ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với hệ thống thần kinh cũng là một
điều tất yếu khi tập luyện thể dục thể thao. Hệ thống thần kinh khống chế các loại
hành vi của con người, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ làm nâng cao
năng lực làm việc của các tế bào thần kinh ở đại não, nâng cao tính linh hoạt và sự
hưng phấn của hệ thống thần kinh, phản ứng nhanh, tăng thêm tốc độ linh hoạt và
sự chuẩn xác nhịp nhàng của động tác. Hệ thống thần kinh là do hệ thống trung
khu và hệ thống thần kinh ngoại biên tạo thành.
Hình thức hoạt động của chúng như sau: Sau khi cơ thể tiếp nhận được tín
hiệu kích thích thông qua các nơ ron thần kinh để dẫn truyền đến hệ thống trung
khu thần kinh, sau khi hệ thống trung khu thần kinh phân tích, tổng hợp thì các
xung động hưng phấn sẽ được dẫn truyền tới các cơ quan từ đó tạo ra các phản ứng
tương ứng.
Ví dụ: Khi tham gia thi đấu bóng rổ, trong tình huống thiên biến vạn hoá
của thi đấu trên sân đòi hỏi hoàn thành động tác kịp thời và chuẩn xác. Ở người
bình thường tốc độ phản ứng là 0,4 giây trở lên, ở vận động viên là 0,332 giây, đối
với các vận động viên bóng bàn tốc độ phản ứng đạt tới 0,1 giây.
Những vấn đề này đều đem lại những lợi ích cho công việc hay những hoạt
động sinh hoạt đời thường.
Ngoài ra thường xuyên tập luyện thể dục thể thao còn có thể phòng ngừa
được bệnh suy nhược thần kinh. Vận động còn đảm bảo cho việc giữ cân bằng giữa
hưng phấn và ức chế của đại não, từ đó phòng ngừa được sự phát sinh suy nhược
thần kinh. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể làm cho sự hưng phấn
được tăng cường, ức chế càng thêm sâu sắc hoặc làm cho hưng phấn và ức chế


được tập trung, như vậy đã nâng cao được tính linh hoạt của quá trình thần kinh.
Khi tập luyện thể dục thể thao do trung khu vận động hưng phấn cao độ làm cho
ngoại vi sản sinh sự ức chế sâu sắc, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh được
nghỉ ngơi tốt. Tập luyện thể dục thể thao thường yêu cầu phải hoàn thành những
động tác phức tạp, có độ khó cao hơn so với các hoạt động thường ngày, vì vậy mà
cơ thể bắt buộc phải động viên chức năng của bản thân đến mức cao độ mới có thể
thích nghi được với các yêu cầu của nhiệm vụ. Thông qua tập luyện thời gian dài,
không chỉ cơ bắp phát triển, do động tác có lực, mà tốc độ, tính mềm dẻo, sự linh
hoạt…của động tác cũng được tăng cường, đối với thể lực lao động thì sức bền bỉ
cũng được nâng lên, khả năng phòng bệnh và khả năng thích nghi với các loại kích
thích bên ngoài môi trường cũng được nâng lên. Bởi lẽ vận động có tác dụng rất tốt
đối với hệ thống thần kinh nên phần lớn các bác sĩ thường lấy tập luyện thể dục thể
thao để làm thành một phương pháp trị liệu, đặc biệt là điều trị các trở ngại về chức
năng của hệ thống thần kinh- nguyên nhân dẫn đến các bệnh thần kinh. Ở Mỹ một
số chuyên gia về bệnh thần kinh đã mở một lớp gọi là “vận động dự phòng” cho
một số người bị suy nhược thần kinh nhẹ, trong lớp này họ đã lấy chạy bộ thay cho
việc dùng thuốc. Trải qua một tuần tập luyện thì đã có 60%- 85% bệnh nhân xuất
hiện dấu hiệu hồi phục.
Qua đây, chúng ta đã thấy được những vai trò cũng như những chức
năng vô cùng quan trọng của thể dục thể thao đối với sức khỏe của con người. Sẽ
không có một hình thức luyện tập nào tốt hơn, có thể thay thế được tập thể dục thể
thao, kể cả hoạt động lao động thường nhật. Tuy nhiên, tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên sẽ làm cho cơ thể linh hoạt hơn, từ đó có thể bổ trợ cho các hoạt
động lao động trở nên dẽ dàng, hiệu quả hơn. Để có được một sức khỏe dẻo dai, cơ
thể cường tráng thì không còn cách nào khác là hãy luyện tập thể dục thể thao ngay
hôm nay.

Sự khác biệt giữa thể dục nghệ thuật và thể dục nhịp điệu: thể dục nghệ thuật với thể dục nhịp điệu

Sự giống nhau giữa thể dục và thể thao

Sức khoẻ vs Thể dục: Sự khác biệt giữa Sức khoẻ và Thể dục Thảo luận

Sự giống nhau giữa thể dục và thể thao

Sự khác biệt giữa giáo viên, huấn luyện viên và huấn luyện viên | Thầy giáo vs Trainer vs Huấn luyện

Sự giống nhau giữa thể dục và thể thao

Sự khác biệt giữa thầy giáo, huấn luyện viên và huấn luyện viên là gì? Một giáo viên đi học chính thức. Một huấn luyện viên giúp một protégé xuất sắc trong một lĩnh vực được lựa chọn. Một huấn luyện viên

1. Khái niệm về văn hóa

Muốn hiểu được TDTT (còn gọi là văn hóa thể chất), trước tiên cần hiểu đúng khái niệm văn hóa, một hệ thống tập hợp lớn hơn, bao gồm cả TDTT, mới có thể tạo cơ sở mở đầu chung về phương pháp luận để đi sâu vào TDTT, tìm ra những cái chung và riêng (ở mức cần thiết) so với các bộ phận văn hóa khác.

Ngay từ thời Phục hưng, thuật ngữ văn hóa đã được hiểu là một hoạt động, một lĩnh vực tồn tại thực sự của con người, mang “tính người”, đối lập với “tính tự nhiên”, “tính động vật”, phát triển phù hợp với bản chất của họ. Nó trước hết là tất cả tài sản, thành tựu về tinh thần và vật chất, kể cả thể chất của từng con người, của xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển lịch sử, được xác định như một “thiên nhiên thứ hai”, được cải biến, nhân hóa qua nhiều thế hệ. Trong quá trình này, con người vừa là chủ thể lẫn khách thể. Nói khái quát hơn, thuật ngữ này dùng chỉ đặc trưng vật chất và tinh thần của một thời đại (ví dụ như văn hóa cổ đại), của một dân tộc (như văn hóa Việt Nam), của một phạm vi hoạt động sinh sống hoặc sáng tạo (văn hóa lao động, văn hóa nghệ thuật, văn hóa thể chất – TDTT…). Văn hóa bao gồm những thành tựu vật chất của hoạt động con người (máy móc, công trình xây dựng, nhà thi đấu…), kết quả của nhận thức (tác phẩm nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức, những luật lệ ngày càng chính xác, công bằng trong thi đấu thể thao…), những khả năng được hiện thực hóa trong đời sống (sự hiểu biết, tổ chức xã hội, phong tục, tập quán, trình độ thưởng thức, thành tích thể thao…). Mỗi một hình thái kinh tế xã hội được xác định bởi một kiểu văn hóa. Văn hóa thay đổi do sự chuyển đổi của một hình thái kinh tế – xã hội, đồng thời kế thừa nhiều giá trị văn hóa của quá khứ.

Trong điều kiện xã hội có giai cấp, song song với văn hóa của giai cấp thống trị, còn có văn hóa của những người lao động bị trị, mang những yếu tố dân chủ và nhân đạo. Ở Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, chúng ta đang từng bước xây dựng nền văn hóa mới, có nội dung XHCN và tính chất dân tộc.

Tiếc rằng lâu nay, chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật…) mà còn coi nhẹ văn hóa thể chất.