Sự khác biệt về các chỉ tiêu trên BCTC hợp nhất và BCTC riêng của công ty mẹ

Bạn đang quan tâm đến Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính hợp nhất & BCTC riêng lẻ phải không? Nào hãy cùng FIRSTREAL đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính hợp nhất & BCTC riêng lẻ tại đây.

Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất khác nhau

Các bạn kế toán viên hẳn không còn xa lạ với khái niệm báo cáo tài chính. Vậy giữa báo cáo tài chính hợp nhất và bctc riêng lẻ có gì khác nhau? Kế toán Việt Hưng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất khác nhau

Sự khác biệt về các chỉ tiêu trên BCTC hợp nhất và BCTC riêng của công ty mẹ
Báo cáo tài chính hợp nhất & BCTC riêng lẻ

NỘI DUNG CHÍNH

  • SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT & BCTC RIÊNG LẺ
    • 1. Báo cáo tài chính riêng lẻ là gì?
    • 2. Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính hợp nhất và BCTC riêng lẻ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT & BCTC RIÊNG LẺ

1. Báo cáo tài chính riêng lẻ là gì?

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất phản ánh tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Bao gồm: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…

Báo cáo tài chính hợp nhất?

Có thể bạn quan tâm: Cung Ma Kết Hợp Với Màu Gì

Là BCTC của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định:

  • Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con;
  • Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con;
  • Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).

XEM THÊM:  Giá gas hôm nay

Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.

XEM THÊM

Khóa học thực hành làm báo cáo tài chính

Khóa học lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Có thể bạn quan tâm: TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI QUẬN 4

Báo cáo tài chính hợp nhất là gì, sử dụng cho doanh nghiệp nào?

2. Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính hợp nhất và BCTC riêng lẻ

Sự khác biệt về các chỉ tiêu trên BCTC hợp nhất và BCTC riêng của công ty mẹ
Sự khác nhau giữa 2 báo cáo tài chính

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo trên nằm ở một số chỉ số mà chỉ có ở báo cáo tài chính hợp nhất.

  • Lợi thế thương mại ở phần tài sản
  • Hay lợi ích của cổ đông thiểu số ở phần nguồn vốn.

Các chỉ số trên là kết quả của quá trình hợp nhất các công ty con.

2.1. Bảng cân đối kế toán riêng lẻ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả B. Tài sản dài hạn

B. Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

2.2. Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả B. Tài sản dài hạn

V. Lợi thế thương mại

B. Vốn chủ sở hữu C. Lợi ích của cổ đông thiểu số Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

  • Nếu tất cả các công ty con đều được hợp nhất. Thì chỉ tiêu “đầu tư vào công ty con” không còn số tiền trên BCTC hợp nhất.
  • Nếu các công ty con được hợp nhất mà ở đó công ty mẹ nắm giữ < 100% vốn. Thì trên BCTC hợp nhất chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán. Và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số” trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất có một số tiền nhất định.
  • Nếu giá phí hợp nhất lớn hơn so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả được xác định tại ngày mua. Thì chỉ tiêu ‘lợi thế thương mại” trên bảng cân đối kế toán hợp nhất có một số tiền nhất định.

XEM THÊM:  TẢI PHẦN MỀM JUMPSTART

2.3. Sự khác biệt về con số vốn chủ sở hữu

  • Trong khi chủ sở hữu (cổ đông của công ty mẹ) không bỏ thêm vốn, cũng không hề rút bớt vốn. Do khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc,
  • BCTC hợp nhất, nó được lập theo phần vốn mà cổ đông của công ty mẹ hiện sở hữu ở công ty con tại ngày hợp nhất (Phương pháp vốn chủ sở hữu).

2.4. Trên bảng cân đối kế toán

  • BCTC riêng không thấy có chỉ tiêu “Lợi thế thương mại”
  • Trong khi trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất xuất hiện chỉ tiêu “Lợi thế thương mại”.

Lợi thế thương mại là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được. Và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định.

Với tất cả những điểm khác biệt giữa BCTC riêng lẻ và BCTC hợp nhất mà kế toán Việt Hưng chỉ ra. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn kế toán viên, sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

Có thể bạn quan tâm: Chuyển từ hệ 10 sang hệ 16

XEM THÊM:  CÔNG NGHỆ 8 TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP PHẦN 1

0 0 Bình chọnBình chọn

Vậy là đến đây bài viết về Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính hợp nhất & BCTC riêng lẻ đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website Firstreal.com.vn

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Mục lục bài viết

  • 1. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính của công ty mẹ, chi nhánh
  • 2. Hiểu như thế nào về báo cáo tài chính của công ty mẹ con ?
  • 3. Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con
  • 4. Tư vấn cho doanh nghiệp về kiểm toán báo cáo tài chính ?
  • 5. Những trường hợp phải kiểm toán báo cáo tài chính ?

1. Hướng dẫn lập báo cáo tài chính của công ty mẹ, chi nhánh

Thưa luật sư! Anh (Chị) cho em hỏi nếu chi nhánh công ty hạch toán độc lập với công ty mẹ thì cuối năm ngoài việc làm báo cáo tài chính riêng của chi nhánh thì công ty mẹ có phải làm báo cáo hợp nhất giữa công ty mẹ và chi nhánh không ạ. Và nếu như có lập báo cáo hợp nhất thì em muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thì em đọc ở đâu ạ ?

Em cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn doanh nghiệp, thuế trực tuyến, Gọi: 1900.6162

Trả lời:

luật doanh nghiệp năm 2020 quy định :

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc 1 phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngàng nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy, theo quy định nêu trên thì chi nhánh là 1 đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp mẹ, không có tư cách pháp nhân độc lập, tùy theo loại hình chi nhánh khi đăng ký thành lập sẽ quyết định xem chi nhánh đó có phải làm báo cáo tài chính hợp nhất không, nếu chi nhánh không đăng ký kê khai, hạch toán độc lập thì chi nhánh cần phải làm báo cáo tài chính hợp nhất với công ty mẹ, nếu chi nhánh hạch tóan độc lập, có mã số thuế và con dấu riêng thì bạn không cần phải làm báo cáo tài chính hợp nhất với công ty mẹ mà có thể kê khai thuế trực tiếp tại chi nhánh, bạn có thể tham khảo cách lập báo cáo tài chính cho chi nhánh theo quy định sau:

Kê khai thuế giá trị gia tăng: Theo điều 11, Thông tư 156/2013/TT-BTCHướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ:

- Chi nhánh hạch toán độc lập thì kê khai tại chi nhánh;

- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với trụ sở chính thì kê khai tại trụ sở chính. Nếu những chi nhánh này có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng và trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

"Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:

Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.

Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra. Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất."

* Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo diều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

- Chi nhánh hạch toán độc lập thì kê khai tại chi nhánh;

- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế thu nhập cá nhân tập trung tại trụ sở chính( chi nhánh không phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, Khi nộp hồ sơ khai thuế doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc)

* Kê khai thuế môn bài: Theo Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

"1. Người nộp thuế môn bài nộp Tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng...) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc."

Theo đó, với Chi nhánh hạch toán độc lập thì kê khai thuế môn bài tại chi nhánh đó; Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc là chi nhánh, cửa hàng... ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính. Nếu ở khác tỉnh thì nộp tờ khai và thuế môn bài tại chi nhánh đó. (tham khảo thêm: Thông tư 151/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế)

Trân trọng./.

2. Hiểu như thế nào về báo cáo tài chính của công ty mẹ con ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Báo cáo tài chính công ty mẹ con được quy định như thế nào ? Căn cứ văn bản pháp lý nào ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Việc lập, nộp và các khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con được quy định tại Điều 197 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Điều 197. Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con

Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, còn phải lập và đệ trình báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ.

Trân trọng./.

3. Một số vấn đề về báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình công ty mẹ - con

Nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, ngày 8.5.2002 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2387/VPCP-ĐMDN cho phép chuyển đổi thêm 09 doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ – con (Tập đoàn).

Sự khác biệt về các chỉ tiêu trên BCTC hợp nhất và BCTC riêng của công ty mẹ

Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

Như vậy, hiện nay đã có 21 doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con và một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo mô hình này, tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho mô hình này chưa được Nhà nước hướng dẫn một cách cụ thể, điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn trong công tác tài chính - kế toán của doanh nghiệp .

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề về phạm vi và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn (công ty mẹ và tất cả các công ty con), nhằm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tài chính của toàn tập đoàn, giúp cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời.

1. Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát. Ở đây, kiểm soát được hiểu là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích từ các hoạt động đó. Quyền kiểm soát được cho là tồn tại nếu công ty mẹ sở hữu hơn 50% quyền biểu quyết của một công ty con. Tuy nhiên, quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi công ty mẹ sở hữu 50% hoặc ít hơn quyền biểu quyết của một công ty con, nếu như công ty mẹ: có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo một quy chế hoặc thỏa thuận nào đó; có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số các thành viên ban giám đốc; có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của ban giám đốc. Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất cần hợp nhất tất cả các công ty con, kể cả các công ty con ở nước ngoài. Trong quá trình hợp nhất cần loại trừ những công ty con nếu công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời. Công ty mẹ hạch toán vốn góp ở các công ty con này tương tự như hạch toán các khoản đầu tư .

2. Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con, nó được lập trên cơ sở kết hợp theo từng chỉ tiêu, cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí.

Tuy nhiên, để báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện những thông tin tài chính một cách đầy đủ và đáng tin cậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất chúng ta cần tiến hành loại trừ các khoản sau đây:

(1) Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, loại trừ phần vốn kinh doanh của công ty mẹ cấp cho công ty con (Tài khoản 136 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của công ty con nhận vốn cấp của công ty mẹ (Tài khoản 411- công ty con ).

(2) Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại trừ tương tự.

(3) Loại trừ phần số dư các tài khoản phải thu nội bộ (Tài khoản 136 8) và các khoản phải trả nội bộ (338 8) trong cùng tập đoàn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .

(4) Loại trừ phần doanh thu bán hàng nội bộ và các khoản thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Doanh thu được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải là doanh thu từ bán hàng, thực hiện dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức khác ngoài tập đoàn .

Nếu doanh thu bán trong nội bộ của tập đoàn không được loại trừ thì báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của tập đoàn, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo ý muốn chủ quan.

° Khi loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ:

- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng hóa đã bán hết ra ngoài tập đoàn, thì loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và chắc chắn.

- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng vẫn còn một số tồn kho,chưa bán hết ra ngoài tập đoàn, thì ngoài việc loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, còn phải loại bỏ phần lợi nhuận chưa thực hiện liên quan đến hàng tồn kho nói trên Lợi nhuận loại trừ = Giá trị hàng tồn kho x Tỉ lệ lãi gộp do mua nội bộ của bên bán

Lợi nhuận loại trừ sẽ được cộng vào chỉ tiêu giá vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, đồng thời trừ giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.

° Loại trừ các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch (cung cấp dịch vụ, cho vay…) Khi loại trừ những khoản này, tập đoàn cần công khai trên báo cáo tài chính hợp nhất các khoản như : Doanh thu nội bộ, giá trị hàng tồn kho từ hoạt động mua bán hàng nội bộ và tỉ lệ lãi gộp của bên bán .

Ngoài ra, để có được sự trung thực và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ và các công ty con cần sử dụng một chính sách kế toán thống nhất trong các giao dịch cùng loại và những sự kiện trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu không thể sử dụng các chính sách kế toán thống nhất, thì phải giải trình và chỉ ra tỉ lệ của các khoản mục được hạch toán theo các chính sách kế toán khác trên báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời các báo cáo tài chính của các công ty con phải được kiểm tra trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.

4. Tư vấn cho doanh nghiệp về kiểm toán báo cáo tài chính ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty tôi là công ty TNHH 2 thành viên, có 2 thành viên góp vốn trong đó 1 người có quốc tích Việt Nam, 1 người mang quốc tịch nước ngoài. Người mang quốc tịch Việt Nam góp vốn chiếm 53% vốn điều lệ, người mang quốc tịch nước ngoài góp vốn chiếm 47% vốn điều lệ.

Vậy cho tôi hỏi, công ty tôi có thuộc diện phải kiểm toán báo cáo tài chính không ?

Người gửi: P.T

>> Tư vấn Luật Doanh nghiệp trực tiếp qua số điện thoại:1900.6162

Trả lời:

Vì công ty anh là công ty TNHH 2 thành viên, có 2 thành viên góp vốn trong đó 1 người có quốc tích Việt Nam, 1 người mang quốc tịch nước ngoài. Người mang quốc tịch Việt Nam góp vốn chiếm 53% vốn điều lệ, người mang quốc tịch nước ngoài góp vốn chiếm 47% vốn điều lệ. Do đó công ty thuộc vào loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về các đơn vị được kiểm toán.

Điều 37. Đơn vị được kiểm toán

1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;

c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

3. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

4. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.

Đồng thời, tại Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CPcủa chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập 2011quy định như sau:

Điều 15. Đơn vị được kiểm toán

1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

2. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

d) Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

đ) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

4. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.

5. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

6. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.

Theo nội dung mà pháp luật quy định nêu trên thì công ty anh thuộc diện phải thực hiện báo cáo tài chính.

Trân trọng./.

5. Những trường hợp phải kiểm toán báo cáo tài chính ?

Chào luật sư ! Công ty em là công ty TNHH một thành viên, có vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2015 công ty em đang trong quá trình xây dựng cơ bản. Mới chỉ phát sinh một số chi phí trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chưa phát sinh doanh thu. Luật sư cho em hỏi em có phải làm báo cáo tài chính năm 2015 không ? Công ty em có cần phải thuê kiểm toán báo cáo tài chính không ?

Em cảm ơn !

>> Tư vấn luật thuế trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thứ nhất, theo khoản 1 điều 99 của Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

"1. Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm:

Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ."

Như vậy, chỉ cần doanh nghiệp bạn thành lập thì mặc nhiên doanh nghiệp phải có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp bạn mặc dù mới chỉ phát sinh một số chi phí trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chưa phát sinh doanh thu nhưng vẫn phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính năm.

Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 100 quy định hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:

1. Báo cáo tài chính năm gồm:

– Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN

– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo tài chính được quy định tại Điều 10 của Nghị định 105/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập :

"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định;

c) Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định;

d) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm: Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu chi tài chính khác; tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của nguời lao động;

đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;

b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

c) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

d) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính;

đ) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;

e) Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định;

g) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

h) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng vi phạm quy định tại Điểm b, c, d, đ, g Khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c, d, đ Khoản 2 Điều này."

Vì vậy nếu công ty bạn không lập báo cáo tài chính năm 2015, công ty bạn sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên.

Thứ hai, theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập:

"1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán."

Điều 33 Luật kế toán 2015 quy định:

1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.

2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.

3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.

Như vậy, công ty bạn là công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài nên báo cáo tài chính năm bắt buộc phải thông qua kiểm toán. Công ty bạn cần thuê doanh nghiệp kiểm toán báo cáo tài chính.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế - Công ty luật Minh Khuê