Sự phát triển kinh tế và văn hóa năm 2024

Một số giải pháp phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường

Vấn đề phát triển hài hóa giữa kinh tế với văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường là phát triển bền vững trên cơ sở bảo đảm cân đối, hài hòa cả điều kiện cần và điều kiện đủ cho đất nước phát triển, theo nguyên tắc kiềng 3 chân: bền vững kinh tế, bền vững văn hóa- xã hội và bền vững về môi trường. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với phát triển văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường cần đặc biệt quan tâm và cần có nhiều giải pháp đồng bộ đi liền với sự đổi mới liên tục, không ngừng, tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh và từng giai đoạn phát triển của đất nước. Mỗi giai đoạn phát triển của đất nước cần có những giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế, thì sẽ đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

  1. Hiện nay, phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cốt lõi được thế giới quan tâm. Việt Nam phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường càng trở nên đặc biệt quan trọng. Nhân loại nhận thức được rằng, bên cạnh việc tạo ra việc nhiều của cải, vật chất, con người cần phải bảo đảm phát triển tốt các vấn đề xã hội, phấn đấu để có một xã hội phát triển trong công bằng, tiến bộ và văn minh. Đi cùng với đó, con người đã hiểu rõ sự tăng lên về vật chất, tiến bộ và công bằng xã hội cũng chưa thể đảm bảo cho con người có một cuộc sống thật sự tốt đẹp, nếu môi trường sống bị phá hủy và ô nhiễm trầm trọng. Do đó, tăng trưởng kinh tế cao, phát triển kinh tế bảo đảm cho con người có đầy đủ về vật chất, công bằng và tiến bộ xã hội với môi trường sống xanh, sạch, đẹp là mục tiêu và hướng phấn đấu của mọi người và mọi quốc gia. Đây là phát triển bền vững giữa kinh tế với phát triển bền vững giữa kinh tế với phát triển bền vững văn hóa – xã hội và phát triển bền vững về môi trường. Do đó, nhiều quốc gia đã coi phát triển bền vững là chiến lược phát triển không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Đối với Việt Nam, phát triển bền vững là con đường phát triển đúng đắn không chỉ trong hiện tại mà còn mãi mãi trong tương lai. Đây là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho con người Việt Nam có thể đạt được ấm no, tự do và hạnh phúc thực sự.

Xét theo 3 trụ cột cơ bản của phát triển bền vững bao gồm: kinh tế, xã hội và môi trường, thì tăng trưởng kinh tế là một điều kiện cần. Chỉ có tăng lên về lượng của kinh tế mới có thể biến đổi về chất của xã hội. Quốc gia muốn giàu có trước tiên phải có sự tăng lên mạnh mẽ vè lượng của nền kinh tế, tức là kinh tế phải tăng trưởng cao. Đây là biểu hiện tăng lên về lượng vật chất của mọi xã hội. Các nền kinh tế, như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan hay các nước công nghiệp mới nổi, đã biến đổi từ nghèo nàn lên giàu có, thịnh vượng nhờ nền kinh tế của họ có tốc độ tăng trưởng cao “(9% - 10-%/ năm) trong nhiều năm. Tuy nhiên, nền kinh tế có tăng trưởng cao chưa thể đưa đất nước đến giàu có, thịnh vượng thực sự nếu các mặt về văn hóa – xã hội và môi trường là điều kiện đủ không được bảo đảm và phát triển không phù hợp. Trong trường hợp này, các kết quả tăng trưởng cao của nền kinh tế cũng sẽ bị tự hủy hoại và mất đi giá trị vì cái giá phải trả cho văn hóa – xã hội xuống cấp, môi trường bị hủy hoại và ô nhiễm là rất lớn. Phát triển bền vững được hiểu với định nghĩa cơ bản ban đầu của nó là phát triển ngày hôm nay không làm tổn hại đến phát triển trong tương lai.

Một quốc gia phát triển bền vững là phải phát triển bảo đảm hài hòa cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là sự bảo đảm cho điều kiện cần và đủ của một nền kinh tế được phát triển hài hòa, hợp lý. Bên cạnh phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cần phải quan tâm phát triển văn hóa – xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội cũng như quan tâm đến bảo vệ môi trường, bảo đảm môi trường sống của con người phải thật sự xanh, sạch, đẹp. Tức là chọn điểm phát triển tối ưu của con người và cho con người. Để phát triển phải đạt được cả 3 mặt: tăng trưởng kinh tế cao gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường sống xanh, sạch, đẹp không phải chỉ thực hiện khi giàu có mà cần được triển khai thực hiện ngay bây giờ, trong từng bước phát triển của đất nước và được triển khai trong từng cơ chế, chính sách phát triển cụ thể. Đây chính là 3 trụ cột bảo đảm sự phát triển của nền kinh tế, của xã hội, của một đất nước theo nguyên lý kiềng 3 chân, lệch bên nào cũng đưa đến không cân bằng và có nguy cơ đổ vỡ.

Một kết quả tăng trưởng kinh tế cao sẽ không được bảo tồn và giữ gìn, khi mà văn hóa - xã hội xuống cấp. Sự xuống cấp về văn hóa, xã hội gây hậu quả vô cùng to lớn. Mọi sự vật cũng trở nên vô nghĩa khi con người sống không có đạo đức, không có văn hóa. Mất đạo đức, mất văn hóa là mất tất cả, không chỉ nền tảng xã hội tan vỡ, bản sắc dân tộc cũng tiêu tan mà mọi mặt của cuộc sống trở nên không còn giá trị. Chỉ có bảo vệ và phát triển tốt văn hóa - xã hội, thì xã hội mới trở nên hưng thịnh, cuộc sống của con người mới thật sự tốt đẹp.

Nếu văn hóa - xã hội xuống cấp, thì không chỉ không đem lại của cải vật chất cho xã hội, mà nó còn làm tiêu hao khá lớn của cải vật chất làm ra của con người, tức là con người phải trả một giá rất đắt cho coi thường và hủy hoại văn hóa - xã hội.

Văn hóa còn có vai trò như một bộ phận của nền kinh tế (kinh tế văn hóa) một khi được phát huy sẽ đem lại giá trị to lớn cho nền kinh tế. Đi liền với đó, khi tăng trưởng kinh tế cao, nhưng môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm trầm trọng, thức ăn, thuốc uống của con người bị độc hại sẽ làm cho con người mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm hơn, như: ung thư, vô sinh... Điều này sẽ dẫn đến của cải làm ra sẽ tan biến, vì chỉ tính riêng tiền thuốc chữa bệnh cũng đã hết số thu nhập làm ra.

Như vậy, nếu văn hóa - xã hội không được bảo vệ và phát triển, môi trường bị hủy hoại, gây ô nhiễm, thì nhiều khi tăng trưởng kinh tế dương và cao cũng không bù đắp được tổn hại do văn hóa - xã hội xuống cấp, môi trường bị phá hoại và ô nhiễm. Kết quả là của cải xã hội làm ra trong một năm cũng là một giá trị âm. Nếu tình trạng này kéo dài, thì nền kinh tế đó không phát triển được và đất nước lâm vào cảnh đói nghèo. Điều này cho thấy, để có thể trở nên phát triển thực sự một nền kinh tế, một quốc gia phải coi trọng cả 3 mặt của một vấn đề. Đó là phải có tăng trưởng kinh tế cao, đi liền với văn hóa - xã hội được phát triển ngày một văn minh, hiện đại, đạo đức xã hội ngày một cải thiện, môi trường được bảo vệ tốt, đời sống của con người ngày càng trở nên xanh, sạch, đẹp.

Vấn đề của việc phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường là phát triển theo nguyên lý kiềng 3 chân, không được xem nhẹ bất kỳ một trụ cột nào của phát triển, 3 trụ cột phát triển đều có tầm quan trọng như nhau, bảo đảm cho một thể chế, một nền kinh tế, một đất nước có thể bển vững được lâu dài và rộng hơn là để cả một thế giới loài người đang sống được bền vững.

  1. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có tốc độ tăng trưởng khá, nhiều năm có tốc độ tăng trưởng trên 7%. Có thể khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đã tăng lên về lượng. Như vậy, có thể nói tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt khá và cần phải tiếp tục giữ để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn. Nếu không có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục, thì Việt Nam khó thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Đặc biệt, để Việt Nam đạt được mục tiêu đặt ra năm 2030 và 2045 về phát triển, thì hơn lúc nào hết phải bứt phá đi lên, mà trước tiên là tốc độ tăng trưởng kinh tế phải cao.

Văn hóa - xã hội cũng như môi trường, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhiều kết quả tốt trong những năm qua, nhưng thực tế vận còn đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Phòng, chống tham nhũng trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều vụ án tham nhũng đã được phát hiện và trừng trị. Nhưng tệ nạn này vẫn chưa phải là hết. Niềm tin của xã hội vào Đảng và Nhà nước đã được nâng cao, Nhân dân vẫn mong muốn công tác này thực hiện tốt hơn nữa. Nhiều biểu hiện tiêu cực trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội có giảm nhưng vẫn còn nhiều bức xúc.

Môi trường đã được quan tâm và có chính sách bảo vệ môi trường đã tốt hơn trước đây. Tuy nhiên, phá hoại môi trường và gây ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại ở đâu đó. Theo ước tính của các chuyên gia, nếu không bảo vệ môi trường, thì cái giá phải trả cho môi trường bị hủy hoại và ô nhiễm là khoảng 6% - 7% GDP. Nếu tính cả chi phí y tế để chữa bệnh cho người dân, thì tổng chi phí này đã mất 8% -10% GDP. Cộng với cái giá phải trả cho văn hóa - xã hội xuống cấp khoảng 5% - 6% GDP. Với con số này thì tăng trưởng kinh tế 8% - 9% chưa làm cho nền kinh tế phát triển được mà thực tế là kết quả âm. Đây là một thách thức không nhỏ, nếu không phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường.

  1. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường là điều cốt lõi và đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Nó vừa là mục tiêu, vừa là định hướng để nền kinh tế Việt Nam phát triền, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội XHCN, phù hợp với mục tiêu phát triển vì con người, cho con người Việt Nam có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường là phát triển bền vững trên cơ sở bảo đảm cân đối, hài hòa cả điều kiện cần và điều kiện đủ cho đất nước phát triển, theo nguyên tắc kiềng 3 chân: bền vững về kinh tế, bền vững về văn hóa - xã hội và bền vững về môi trường. Do đó, việc phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo đảm phát triển bền vững cả kinh tế, lẫn văn hóa - xã hội và môi trường:

Thứ nhất, xây dựng nền văn hóa nhân ái, trọng đạo nghĩa, nêu cao đạo đức cách mạng, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái tiêu cực cũng như các luận điệu sai trái, phản động, thù địch... Nhân rộng các điển hình tốt, điển hình hay để được lan tỏa ra toàn xã hội, loại bò dẩn cái chưa tốt, cái tiêu cực. Từng bước phát triển mạnh mẽ kinh tế văn hóa để kinh tế văn hóa có đóng góp xứng đáng vào phát triển kinh tế. Tạo mọi điếu kiện thuận lợi để các văn nghệ sĩ cống hiến, có nhiều tác phẩm hay, tác phẩm tốt có giá trị nghệ thuật và giá trị kinh tế cao. Cần khơi dậy và thổi hồn văn hóa các dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới phù hợp với thế giới văn minh, hiện đại. Loại bỏ sớm các hủ tục, tệ nạn, những biểu hiện lạc hậu, cổ hủ trong văn hóa ở một số cộng đồng dân cư, dân tộc. Đưa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiếp cận sớm và nhanh với văn minh của nhân loại bằng công nghệ cao và internet vạn vật…

Đẩy mạnh tiến trình xã hội số, làm cho mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều có cơ hội và điều kiện tiếp cận thông tin, tiếp cận dịch vụ Online và tiếp cận những giá trị trí tuệ, kinh nghiệm hay, tiến bộ của nhân loại trên thế giới và của các dân tộc khác nhau ở Việt Nam.

Thứ hai, ngăn chặn nhanh sự phá hoại môi trường, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Đặc biệt, nghiêm cấm và có biện pháp trừng trị nghiêm khác việc sản xuất các loại thực phẩm độc hại, các loại thuốc giả, và đồ dùng gây độc hại cho con người. Bảo vệ nguồn nước, nguồn không khí, bảo đảm nước, không khí trong, sạch và an toàn cho sức khỏe. Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cống rãnh thoát nước, các hồ chứa nước để không còn tình trạng ứ đọng và gây ô nhiễm. Có chế tài xử phạt nặng các công ty, các cá nhân xả chất thải chưa xử lý ra môi trường xung quanh, làm hủy hoại nguồn nước, nguồn không khí và gây ra bệnh tật cho người dân. Yêu cầu các doanh nghiệp, công ty phải đưa công nghệ cao hoặc không gây ô nhiễm môi trường vào sản xuất kinh doanh. Đóng cửa, dừng hoạt động và không cho phép hoạt động các doanh nghiệp, công ty có công nghệ thấp gây ô nhiễm môi trường hoặc cố tình gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh trồng cây xanh, xây dựng các công viên cây xanh, các khu dân cư nhiều cây xanh, bảo đảm không khí trong lành. Đẩy mạnh phân loại rác đế tận dụng tối đa những loại rác có thể làm thức ăn cho gia súc, một số rác khác có thể đưa vào tái chế hoặc

một phần có thể làm chất đốt tạo điện năng và các tiện ích khác. Tuyên truyền và giáo dục con người có ý thức tiết kiệm, ý thức sử dụng hiệu quả các sản phẩm, hàng hóa trong ăn uống và trong sinh hoạt. Có chế tài xử phạt nặng đối với các gia đình và các cá nhân không có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác bừa bãi.

Thứ ba,khơi dậy khát vọng vươn lên, toàn dân vượt khó để xây dựng kinh tế. Động viên tinh thần tự tôn dân tộc, lòng tự hào và tự trọng của mỗi người dân, tạo nên một phong trào mọi người đổi mới, sáng tạo, làm giàu chính đáng, không chấp nhận nghèo đói, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng núi cao, xa xôi, hẻo lánh, từ dân tộc kinh đến toàn thể 54 dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Khơi dậy, động viên và hỗ trợ phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp. Khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn và tự hào của người đảng viên, người công chức trong việc nói không với tiêu cực, với cái xấu, cái sai, tiên phong đi đầu trong cái mới, cái tốt để đưa đất nước vươn lên giàu mạnh và thịnh vượng. Cần đẩy mạnh học hỏi tinh hoa trí tuệ, kinh nghiệm hay của nhân loại và vận dụng sáng tạo vào phát triển đất nước Việt Nam. Thu hút và tôn vinh người tài. Tạo điều kiện tối đa để những người có tài, có tâm xả thân cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Vinh danh các danh nhân có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển của đất nươc, của cộng đổng dân cư. Phát triển nhanh các doanh nghiệp Việt Nam để sớm có 2 triệu doanh nghiệp hoạt độnq trong nền kinh tế.

Thứ tư, sớm đưa công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh từng bước loại bỏ các công nghệ lạc hậu, ô nhiễm. Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn phát huy những giá trị tích cực trong văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường, làm giàu đi liền với nâng cao đạo đức, tính nhân văn nhân đạo trong mỗi con người Việt Nam. Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ (ngay từ lúc còn nhỏ) ý thức lao động, ý thức trách nhiệrn với xã hội, với cộng đồng và với gia đình về mọi mặt, từ phát triển kinh tế đến phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường. Xây dựng văn hóa lao động, văn hóa tiết kiệm, văn hóa trách nhiệm với xã hội, gia đình và chính mình. Khơi dậy và giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam khát vọng vươn cao, vươn xa, khát vọng làm điều tốt, điều thiện, mong muốn trở thành trò ngoan, con hiếu thảo, công dân gương mẫu. Bên cạnh giáo dục cho lớp trẻ thành người giỏi về chuyên môn, cũng cần chú ý giáo dục cho lớp trẻ thành những người đạo nghĩa, đức độ và xả thân vì cái chung, vì dân, vì nước. Để đạt được điều này, toàn xã hội phải vào cuộc, phải cùng nhau đoàn kết thành một khối thống nhất vì sự phát triển của đất nước Việt Nam và vì sự ấm no, tự do và hạnh phúc của con người Việt Nam.

Chủ đề