Sự ra đời nước cộng hòa ấn Độ 26 tháng 1 năm 1950 có ý nghĩa như thế nào

Chuyên mụcNgày này năm xưasố ra ngày 9-1-2022cũng đượcBáo Quân đội nhân dân Điện tửthực hiện dưới hình thức các tác phẩmphát thanh podcasttại đâyvà video clip trênChuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 9-1

Sự kiện trong nước

- Ngày 9-1-1950: Hơn hai nghìn học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình trước dinh Tổng trấn Nam phần, chống chính quyền bù nhìn, tay sai Pháp.

- Ngày 9-1-1964: Hội nghị phòng không nhân dân toàn miền Bắc lần thứ nhất bàn kế hoạch triển khai hệ thống phòng không ba thứ quân.

- Ngày 9-1-1965: Khánh thành đường xe ô tô Bắc Quang - Hoàng Su Phì (Hà Giang) dài 61km.

- Ngày 9-1-1973: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 24 đơn vị và 12 cá nhân.

- Ngày 9-1-1975: Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch tiến công quân địch ở Tây Nguyên, với mật danh Chiến dịch 275. Mục đích của chiến dịch này là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng địa bàn phía nam Tây Nguyên, mở rộng hành lang nối liền Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Khu 5, thực hiện chia cắt chiến lược, tạo cục diện chuyển biến lớn để mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

- Ngày 9-1-2002, Lữ đoàn 162 chính thức được thành lập. Trước yêu cầu phát triển lực lượng, xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, ngày 9-1-2002, Lữ đoàn 162 chính thức được thành lập, trực thuộc Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 162 tự hào khẳng định khả năng tính chính quy, tinh nhuệ của đơn vị tàu mặt nước chiến đấu hiện đại nhất Quân chủng Hải quân.

Toàn cảnh Lễ thượng cờ tàu Hộ vệ tên lửa 015-Trần Hưng Đạo và 016-Quang Trung thuộc biên chế của Lữ đoàn 162. Ảnh: Daidoanket.vn

- Ngày 9-1-2009: Quyết định của Chủ tịch nước (số 56, 57/2009/QĐ-CTN) phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 06 tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mỹ.

- Ngày 9-1-1990, Xí nghiệp liên hợp Trắc địa Bản đồ thuộc Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu (tiền thân của Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ ngày nay) được thành lập. Hơn 30 năm qua, Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ đã vượt mọi khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; sản xuất, cung cấp các loại tư liệu địa hình và thông tin địa lý phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, vươn mình trở thành doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín, vị thế hàng đầu trong lĩnh vực trắc địa bản đồ của Việt Nam. Với những thành tích đạt được, Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào; Huân chương Anh dũng hạng Nhì của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CHDCND Lào và vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.

Đồng chí Thanhchanh Malixay, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nước CHDCND Lào trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Công ty TNHH MTV trắc địa bản đồ. Ảnh: Qdnd.vn

Sự kiện quốc tế

- Ngày 9-1-1861: Tiểu bang Mississippi ly khai khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

- Ngày 9-1-1905: Ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga, những người biểu tình đã bị quân của Nga Sa hoàng bắn chết.

- Ngày 9-1-1941: 6.000 người Do Thái bị giết trong một cuộc tàn sát ở Bucharest, Rumania.

Theo dấu chân Người

- Ngày 9-1-1923, báo LHumanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp đăng bài Vực thẳm thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc. Bài báo tố cáo giới thực dân một mặt khai thác thuộc địa và bóc lột dân bản xứ một cách thậm tệ để làm giàu không phải chỉ cho nước Pháp mà cho chính bọn chúng. Trong khi đó thì chúng lại yêu cầu chính quốc phải đầu tư nhiều tỷ đồng cho các thuộc địa. Như vậy, thực chất là chúng bòn rút chính nhân dân Pháp để phục vụ vào những việc làm lãng phí, xa xỉ, nơi bộ máy quan liêu và ăn bám. Tác giả đưa ra nhiều dẫn chứng với những con số thuyết phục trong đó có cuộc Triển lãm Thuộc địa vô cùng tốn kém đang diễn ra ở nước Pháp. Đây là thời điểm Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều bài viết đăng trên nhiều tờ báo tố cáo chế độ thực dân mà sau này là chất liệu để sau đó không lâu trở thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp nổi tiếng.

- Ngày 9-1-1952, báo Cứu Quốc dưới bút danh Đ.X trong bài viết: Thanh niên oanh liệt Bác bày tỏ cảm xúc và ca ngợi tinh thần một học sinh tên là Nguyễn Quốc Ân đã chấp nhận bị tra tấn và hy sinh khi bị buộc phải viết bài văn So sánh Hồ Chí Minh với Quốc trưởng Bảo Đại tại một trường ở vùng tạm bị chiếm thuộc tỉnh Hưng Yên, trong đó không chịu bôi nhọ lãnh tụ. Kết luận bài báo tác giả viết: Một dân tộc có con cháu như vậy là một dân tộc chắc chắn thắng lợi.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa - Tập 1 NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật 2010)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký Tạm ước ngày 14-9-1946. (Ảnh tư liệu)

- Ngày 9-1-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam hội đàm với Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp đang ở thăm Việt Nam về tình hình thế giới và những vấn đề quan hệ đến lợi ích của hai Đảng. (Báo Nhân dân, số 1402, ngày 10-1-1958)

- Ngày 9-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị tiếp tục bàn về Kế hoạch Nhà nước năm 1960. Phát biểu tại cuộc họp, Người biểu dương những cố gắng của công nhân, nông dân trong thực hiện Kế hoạch Nhà nước năm 1959 và nêu lên những yêu cầu về tổ chức, biện pháp thực hiện Kế hoạch Nhà nước năm 1960.(Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử - tập 7 )

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Thanh niên là một cái nguồn vô tận, từ nguồn ấy mà chúng ta đào tạo những cán bộ tốt cho hiện tại và tương lai của nước nhàlà lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Bài"Thanh niên nông dân", đăng trên báo Nhân dân trong tháng 1 năm 1954, trong bối cảnh, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp của dân tộc ta giành được nhiều thắng lợi lớn; lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng; trong đó, lực lượng chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng dân công với đại đa số là thanh niên nông dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu thanh niên xung phong dự Đại hội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước toàn miền Bắc tháng 1-1967. (Ảnh tư liệu)

Qua lời của Bác, chúng ta thấy Người nhận rõ đặc điểm và thế mạnh của lực lượng thanh niên Việt Nam, chủ yếu là con em của nông dân, bị phong kiến, địa chủ áp bức, bóc lột tàn tệ..., nhưng họ có lòng yêu nước nồng nàn, nhiệt tình cách mạng, cần cù chịu khó, cần phải tổ chức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thành những cán bộ tốt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong hiện tại và trong tương lai của nước nhà.

Lời huấn thị của Người không chỉ đặt ra yêu cầu và định hướng cho các tổ chức đảng, các cấp, các ngành phát động phong trào, tổ chức giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, nhất là thanh niên nông dân, mà còn khơi dậy tinh thần nhiệt huyết cách mạng, hăng hái thi đua học tập, huấn luyện, rèn luyện, tích cực đóng góp sức mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hiện nay, lời nói của Chủ tịch Hồ Chi Minh vẫn nguyên giá trị; được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào đường lối cách mạng trong tình hình mới; chủ trương xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực với những giải pháp đồng bộ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Bác Hồ với thanh niên thủ đô. Ảnh tư liệu

Thấm nhuần lời dạy của Người, thanh niên Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, phấn đấu tự mình nâng cao trình độ về mọi mặt, say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuổi trẻ - thanh niên Quân đội hăng hái thi đua "tiến công vào khoa học kỹ thuật", rèn đức, luyện tài, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, với Tổ quốc; luôn có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, làm chủ bản thân, làm chủ khoa học kỹ thuật, vũ khí trang bị, quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hoàn toàn thắng lợi.

Thanh niên tình nguyện cả nước và tuổi trẻ quân đội chung tay phòng chống Covid-19.

Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, bằng những việc làm thiết thực, tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ thanh niên quân đội nói riêng tiếp tục khẳng định vai trò xung kích, tình nguyện trên tuyến đầu chống dịch, góp phần lan tỏa và tô thắm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới.

Ngay sau khi Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phát động Phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề Quân đội cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, ngày 26-8-2021, Ban Thanh niên quân đội (TNQĐ) ban hành công văn về việc hưởng ứng đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống và chiến thắng dịch Covid-19, trong đó xác định: Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ với các khẩu hiệu hành động: Tuổi trẻ quân đội xung kích hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ địa phương phòng, chống đại dịch Covid-19; Tuổi trẻ quân đội đi từng ngõ, gõ từng nhà, trao quà từng đối tượng; TNQĐ quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19...; đề cao tinh thần chống dịch như chống giặc, coi đó là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình...

Ban TNQĐ tiếp tục theo dõi, hướng dẫn tuổi trẻ các đơn vị triển khai phong trào thi đua đặc biệt về phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19; tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh; kịp thời biểu dương, đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Cùng với đó, tiếp tục huy động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tặng quà nhân dân khu cách ly, phong tỏa và cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ PCD ở các địa phương; đẩy mạnh thực hiện phong trào hiến máu tình nguyện...

Với nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả, tuổi trẻ thanh niên cả nước với tinh thần tình nguyện, xung kích, khẩn trương đã góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân cả nước quyết tâm sớm đẩy lùi dịch bệnh, đem lại sự bình yên cho nhân dân.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

- Ngày 9-1-1966, trên trang nhất báo Quân độ nhân dân số 1720 có đăng bài: "Đảng, chính phủ và nhân dân ta nồng nhiệt tiếp đoàn đại biểu Liên-xô" và đăng trang trọng bức ảnh Hồ Chủ tịch thân mật tiếp đồng chí A.N.Sê-lê-pin.

- Ngày 9-1-1967, trên trang nhất báo Quân đội nhân dân số 2034, đăng bài và ảnh: "Hồ Chủ tịch cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đến dự lễ tuyên dương 45 đơn vị anh hùng và 111 anh hùng".

THANH HƯƠNG (Tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề