Sức khỏe Thiền sư Thích Thanh Từ

Bà Rịa: Tịnh xá Quang Minh trang nghiêm tổ chức Vu Lan PL 2566

Sóc Trăng: Chùa Phổ Giác khai mạc khóa tu mùa hè Búp sen hồng lần X

Kế hoạch tổ chức Hội trại Lục hòa lần thứ X tỉnh Hưng Yên

Giáo đoàn 6 - Hệ phái Khất sĩ: Chuẩn bị lễ Tự tứ

Giáo hội PG nói gì vụ tu sĩ Pháp Minh dâm ô trong chốn chùa chiền

Nhạc niệm Phật NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT nghe ngủ ngon tĩnh tâm - tiêu tai nghiệp

Bình Dương: Chùa Bửu Châu tặng quà tại bệnh viện đa khoa tỉnh

Băng rôn, poster, background Vu Lan Báo Hiếu 2022

Chùa Phúc Hưng khai mạc khoá tu 'Gieo hạt sen hồng' lần thứ 2

Đồng Nai: Lễ tưởng niệm Ni Trưởng Thích Nữ Thắm Liên

GS.Nguyễn Đăng Hưng cùng 'Giấc mơ Việt Nam tôi'

Mỹ: Sắp tới khánh thành chùa Kim Cang

Những câu nói hay việc bảo vệ môi trường

Câu đối chùa Pháp Hoa tỉnh Đăk Nông

Niềm an vui - Liên Khúc Nhạc Phật Giáo Mới Nhất 2022

Chùa Bửu Châu cúng dường trường hạ tại Sài Gòn, Đồng Nai

Hiểu nghĩa trụ trì hay giữ chùa - HT.Thích Minh Tâm giảng

Đăng bảo toạ, trai đàn chẩn tế TT.Thích Nhật Quang

Độc tấu Đàn cò Điệu Xuân Nữ

Mẫu đăng ký khóa tu mùa hè chùa Pháp Hoa - Đăk Nông

Bình Phước: Tịnh xá Ngọc Chơn lễ bế mạc khóa Kỹ năng sống Khai Tâm

Bình Phước, Khai mạc khóa tu học Kỹ năng sống cho thanh thiếu niên

Giáo doàn 6: Tịnh xá Lộc Uyển và tịnh xá Kỳ Viên cúng dường trường hạ

Vì sao Đức Phật vẫn còn tóc mà các Tỳ-kheo thì không?

Ba Mẹ ơi Vu Lan về - Cảm niệm Cha Mẹ mùa Báo Hiếu

Giáo đoàn 6, chuẩn bị cho khóa tu học Kỹ năng sống cho thanh thiếu niên

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm

cách viết lá Triệu cho đám tang

Nhóm thiện nguyện Thiện Chí tặng quà tại Bombo

Giáo đoàn 6, các miền tịnh xá tập trung an cư tại trung tâm Giáo đoàn

Tác bạch lễ chung thất Mẹ, văn cảm niệm về Mẹ

Hễ phạm “thủ dâm” chính là tự tàn hại thân mình, nhơ bẩn tự tâm

Bình Chánh: Gia đình Phật tử hân hoan thiết trí lễ đài Phật đản 2566

Ban Văn hóa GHPGVN Quận 6 tổ chức đêm văn nghệ kính mừng Đại lễ Phật đản

Tịnh xá Lộc Uyển và CLB Thiện Duyên tổ chức lễ tắm Phật

Mẫu thiệp mời Đại Lễ Phật Đản PL.2566 - DL.2022

Giáo Đoàn VI: Bế mạc khóa tu “ Sống Chung Tu Học “ lần 3

Đại lễ Phật đản có Chào cờ, Quốc ca, Đạo ca?

Bình Phước: Ngày thứ 2 khóa tu “ Sống Chung Tu Học “ lần 3 của Giáo đoàn 6

Giáo Đoàn VI: Tổ chức khóa tu “ Sống Chung Tu Học “ lần 3

Văn dâng Lễ Mừng thọ Mẹ 86 tuổi

Chư tôn đức Tăng - Ni Giáo đoàn 6 hành đạo miền Tây

Sắp tới Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm An Giang

6 điều bạn nên ghi nhớ trong cuộc sống để được tự tin hơn

Tịnh xá Lộc Uyển từ thiện tại Quảng Ngãi

Văn nghệ sĩ sáng tác về ‘Bình Phước đất và người - Tiềm năng và triển vọng’

Giáo Đoàn VI hệ phái Khất sĩ khởi công xây dựng Tịnh xá Trúc Lâm

Tịnh xá Lộc Uyển và chùa Giác Quảng từ thiện tại Lâm Đồng

Bình Long: Lễ giỗ cố Trưởng lão Thích Giác Đính

Giáo đoàn VI tu tập một ngày tưởng niệm 42 năm đức thầy Giác Huệ vắng bóng

Sữa Abbott nhiễm vi khuẩn độc hại nhập về Việt Nam

Tiếng gọi mẹ ơi - sáng tác Lê Đình

Đừng quá hà khắc & thành kiến đối với người tu học Phật

Chùm ảnh Đại đức Thích Nguyên Thắng lúc sanh tiền

Quận 6: Tịnh xá lộc Uyển cúng Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm

HT. Thích Thông Lưu viên tịch ở tuổi 83

Nghi thức cúng đàn Dược Sư nhương tinh giải hạn đầu năm 2022

Phật dạy: Vạn sự tùy duyên

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

Bình Phước: Mang Tết đến với người dân và tuyến đầu chặn dịch

Văn cúng giao thừa xuân Nhâm dần 2022 dành cho bạn

Cáo phó: Ni Sư Thích Nữ Ngộ Mai viên tịch vào ngày cuối năm

Thơ xướng họa 'Xuân sang'

40 năm tìm lại một thâm tình

Mua động vật hoang dã để phóng sinh, có sai không?

Hòa thượng Chủ tịch Thích Thiện Nhơn ra công văn tổ chức xuân Nhâm Dần

Xuân về tại Âu Lạc Cổ Tự (chùa Da) xứ Nghệ

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về cõi không

Lễ tưởng niệm Sư Ông Làng Mai tại Nhất Sen Phật đường

Cái im lặng của Thiền sư trong Phật giáo

Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán không phải ai cũng biết

Lâm Đồng: Chư Tăng Ni tặng quà Tết 2022 tại lãnh địa 'Khỉ Ho Cò Gáy'

Chuyên gia Nhật giúp người Việt kinh doanh nông nghiệp

Văn khấn Ông Công Ông Táo 2022 bài cúng cổ truyền đầy đủ nhất

Bình Chánh: Báo cáo tổng kết công tác Phật sự 2021

Bình Chánh: CLB Thiện Duyên trao tặng quà tết 2022

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ở tuổi 95

Quận 6: Tịnh xá Lộc Uyển tặng quà từ thiện tết

Krông Nô: Đạo tràng Thiện Pháp tặng 100 phần quà Tết 2022

Phật giáo Krông Nô tặng quà Tết 2022 tại buôn 9 khu cách ly

Thiết kế Phật giáo Xuân Nhâm dần 2022

Phật giáo Krông Nô tặng quà Tết 2022

Tiền Giang: Phật giáo Gò Công Tây tổng kết công tác Phật sự năm 2021

Khóa tu 'Một ngày sống chung an lạc' lần 4 Giáo đoàn VI




Tiểu sử HT Thích Thanh Từ

Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).

HT Thích Thanh Từ

Thân phụ của Hòa thượng húy Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần. Cụ ông theo đạo Cao Đài, lập gia đình hơi muộn. Thân mẫu của Hòa thượng húy Nguyễn Thị Đủ quê làng Thiện Mỹ, dòng thanh bạch, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Cụ bà chân chất hiền lành, suốt đời tận tụy hi sinh vì chồng vì con.

ht_thich_thanh_tu.jpg Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, nhưng Người đã nổi bật những nét riêng từ thuở ấu thơ: trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt rất hiếu thảo với Cha Mẹ. Khoảng năm 9 tuổi, nhân theo Cụ ông lên Mốp Văn, Long Xuyên thọ tang người Bác thứ ba, Hòa thượng được đến chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê cúng cầu siêu cho Bác. Duyên xưa gặp lại, nghe tiếng chuông chùa ngân dài giữa khoảng thinh không cô tịch, Hòa thượng rúng động như có một nỗi niềm giao cảm tự bao giờ. Bất thần Người xuất khẩu thành thơ: Non đảnh là nơi thú lắm ai, Đó cảnh nhàn du của khách tài. Tiếng mõ công phu người tỉnh giấc, Chuông hồi văng vẳng quá bi ai! Có thể nói rằng chí xuất trần của Hòa thượng nổi dậy kể từ đây. Sớm chìm nổi theo dòng đời và nhất là sống trong thời loạn lạc, Hòa thượng càng thấm thía, càng đau xót nỗi thống khổ của con người. Chí xuất trần của Hòa thượng vì thế càng trở nên mãnh liệt hơn và Người luôn ôm ấp một tâm niệm: “Nếu tôi không thể làm một viên linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ.” Từ dạo đó trái nhân duyên đã chín muồi, cuộc đời của Hòa thượng rẽ sang một con đường sáng. Ngày 15 tháng 07 năm Kỷ Sửu 1949, sau ba tháng công quả tại chùa Phật Quang, Hòa thượng được Tổ Thiện Hoa chánh thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của Người đã được thành tựu. Từ đây Hòa thượng siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em. Ngoài ra còn phụ trông nom coi sóc mấy chục chú Tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song Hòa thượng luôn để tâm học Giáo điển. Năm 1949-1950, Hòa thượng theo học lớp Sơ đẳng năm thứ ba tại Phật học đường Phật Quang. Đến năm 1951, Hòa thượng bắt đầu học lên Trung đẳng. Một khuya nọ, nhân đọc kinh Lăng Nghiêm đến chỗ Phật chỉ Tôn giả A-nan nhận ra Bản tâm chân thật của chính mình qua Tánh thấy, Tánh nghe, bất giác Hòa thượng xúc động rơi lệ. Phải chăng đây là dấu hiệu cho biết chủng duyên Phật pháp nhiều đời của Người đã bắt đầu nẩy mầm? Cũng trong năm này chùa Phật Quang bị binh biến, Tổ Thiện Hoa phải dời Tăng chúng lên chùa Phước Hậu, Hòa thượng cũng được theo và thọ giới Sa-di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu. Năm 1953 Hòa thượng theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn, tiếp tục học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Tại đây, Hòa thượng được thọ giới Cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng đàn đầu. Từ năm 1954-1959, Hòa thượng học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Những vị đồng khóa cùng ra trường với Hòa thượng như quí ngài Huyền Vi, Thiền Định, Từ Thông... Như vậy là ngót mười năm Hòa thượng đã trải qua hai năm Sơ đẳng, ba năm Trung đẳng, bốn năm Cao đẳng. Tốt nghiệp các lớp Phật học xong là đoạn đường Tăng sinh đã hoàn tất. Hòa thượng bước sang thời kỳ hóa đạo. Hòa thượng là một vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng pháp, có uy tín lớn thời bấy giờ và được sự mến mộ của Phật tử xa gần. Năm 1960-1964, Hòa thượng đã giữ những chức vụ trong Phật giáo: Phó vụ trưởng Phật học vụ. Vụ trưởng Phật học vụ. Giáo sư kiêm Quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm. Giảng sư Viện đại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,... Sau lễ mãn khóa Cao Trung Chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng thầm nghĩ với ngần ấy đóng góp cũng phần nào tạm đủ nói lên tấm lòng tri ân và báo ân của mình đối với Thầy Tổ rồi. Hòa thượng liền xin phép với Tổ Thiện Hoa được lui về núi ẩn tu. Chí đã quyết, Hòa thượng dằn lòng dứt áo ra đi, âm thầm một mình một bóng lên chốn non thâm. Hòa thượng đã thật sự giã từ Phật học viện, giã từ phấn bảng với năm tháng miệt mài vì tứ chúng. Nhưng hai tiếng “Tăng Ni” vẫn xoáy sâu vào lòng Người, để sau này chút duyên “Thầy Trò” ấy lại gặp nhau và càng thêm son sắt trên đỉnh Tương Kỳ. Tháng 04 năm 1966, Hòa thượng dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi thất lá vuông vức bốn thước đơn sơ với bộ Đại Tạng Kinh, nhưng đã ấp ủ một Thiền tăng nghèo quyết nhận lại cho kỳ được hạt châu vô giá của chính mình. Đến rằm tháng tư năm Mậu Thân, Hòa thượng tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: “Nếu đạo không sáng, thệ không ra thất.” Thế là cửa sài đôi cánh khép. Toàn thể môn nhân qui ngưỡng lên non một lòng mong đợi. Tháng 07 năm 1968, Hòa thượng liễu đạt lý sắc không, thấu suốt thật tướng Bát-nhã. Từ con mắt Bát-nhã trông qua Tạng kinh, lời Phật, ý Tổ hoác toang thông thống. Giáo lý Đại thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng khám phá từ công phu thiền định của Người. Ngày 08 tháng 12 năm ấy, Hòa thượng tuyên bố ra thất giữa bao niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử. Nước cam lồ từ đây rưới khắp, suối từ bi từ đây tuôn chảy. Pháp Lạc thất thật xứng đáng là linh hồn của dòng thiền Chân Không. Nơi đây, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu của Hòa thượng. Hoài bão tu Thiền đã thai nghén bao năm trong thầm lặng đơn độc của Người, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để sau này Phật giáo Việt Nam vinh dự có một ngôi sao sáng mở ra trang Thiền sử Việt Nam rực rỡ huy hoàng vào cuối thế kỷ 20. Hòa thượng đã từng nói: “Tôi là kẻ nợ của Tăng Ni và Phật tử. Ai biết đòi thì tôi trả trước, ai chưa biết đòi thì trả sau.” Suốt đời Ngài đều dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện cho Tăng Ni tu hành tiến bộ. Tăng Ni tu hành có tiến bộ thì Phật pháp mới còn và lớn mạnh được. Sự tu hành tiến bộ của Tăng Ni là niềm vui của Ngài. Ngài nói: “Hoài bão của Thầy đều gởi gắm hết vào sự nỗ lực tu tập của tụi con. Tăng Ni tu có niềm vui, sáng được việc lớn, đó là biết thương tưởng đến Thầy. Bằng ngược lại thì thật là Thầy chưa đủ phước để được vui trước khi nhắm mắt. Bởi vì nguyện vọng khôi phục Thiền tông Việt Nam, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần của Thầy chưa thành tựu.” Các Thiền viện sau đây chính thức được Hòa thượng thành lập, làm nơi giáo hóa và hướng dẫn tu hành: Thiền viện Chân Không, núi Tương Kỳ - Vũng Tàu, thành lập vào tháng 04 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995. Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 08 năm 1974. Thiền viện Viên Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 04 năm 1975. Thiền viện Huệ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 04 năm 1979. Thiền viện Linh Chiếu, Long Thành - Đồng Nai, thành lập tháng 02 năm 1980. Thiền viện Phổ Chiếu, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập tháng 06 năm 1980. Thiền viện Tịch Chiếu, Long Hải, thành lập tháng 07 năm 1987. Thiền viện Liễu Đức, Long Thành - Đồng Nai. Thiền viện Trúc Lâm, Đà Lạt - Lâm Đồng, thành lập tháng 04 năm 1993. Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, 2002. Thiền viện Tuệ Quang, Linh Trung, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Thiền viện Hương Hải, Long Thành - Đồng Nai. Thiền viện Đạo Huệ, Long Thành - Đồng Nai. Thiền viện Tuệ Thông, Long Thành - Đồng Nai. Thiền viện Đại Đăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2001. Thiền viện Quang Chiếu, Forthworth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2000. Thiền viện Bồ Đề, Boston, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002. Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002. Thiền tự Ngọc Chiếu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ. Thiền tự Vô Ưu, San Jose, California, Hoa Kỳ. Thiền tự Đạo Viên, Québec, Gia Nã Đại, thành lập năm 2002. Thiền tự Thường Lạc - Pháp. Thiền tự Pháp Loa - Úc. Thiền tự Hiện Quang - Úc. Thiền tự Hỷ Xả - Úc. Thiền viện Tiêu Dao - Úc. Thiền tự Tuệ Căn - Úc. Hòa thượng cũng đã góp sức trùng tu hai Tổ đình Phật Quang và Phước Hậu, Trà Ôn, Vĩnh Long. Hòa thượng giảng và dịch rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ Hán văn sang Việt văn. Ngoài ra Hòa thượng còn giảng giải rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng Ni và Phật tử. Hòa thượng đã đi du hóa và thăm viếng các nước: Cam-pu-chia (1956) Ấn Độ, Tích Lan và Nhật Bản (1965) Trung Quốc (1993) Pháp (1994 - 2002) Thụy Sĩ (1994) Indonesia (1996) Gia Nã Đại (1994 - 2002) Hoa Kỳ (1994 - 2000 - 2001 - 2002) Úc Châu (1996 - 2002).

Tổng số Phật tử phát tâm qui y trong và ngoài nước là 84860 người. Trong đó, trong nước là 75260 người, nước ngoài là 9600 người.

Xem thêm:

>>Chùm ảnh đẹp: Thiền sư Thích Thanh Từ

  • Cải cách Phật giáo: vai trò Tăng Ni TT Thích Nhật Từ

  • Phim 'Về phía mặt trời' nói về cuộc đời và đạo nghiệp của HT Thích Trí Tịnh (trọn bộ Full HD)
  • Đức Phật và phụ vương - ĐĐ Thích Thiện Thuận
  • Phim hoạt hình: Mười câu chuyện thời Phật tại thế
  • Nghệ An: Lễ bổ nhiệm ĐĐ. Thích Quảng Hội trụ trì chùa Long Hoa
  • Quảng Trị: Chùa Sơn Thành tượng đài Quán Thế Âm cao 25m
  • Cuộc đời là một hành trình tâm linh - Thiền sư Sayadaw U Jotika
  • Phim Đức Phật (Buddha) Ấn Độ sản xuất tập 32
  • Ý nghĩa ngày Phật Thành Đạo - HT.Thích Thanh Từ
  • Dự án Di Lặc tại Mông Cổ do Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ đạo


  • Gọi điện

  • Nhắn tin

  • Chat zalo

  • Chat Fb

Video liên quan

Chủ đề