Tác động tích cực lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là

Khái niệm đô thị thông minh xuất hiện và được xây dựng dựa trên những sáng kiến từ đầu năm 1970 về đô thị điều khiển học, đô thị ảo, đô thị số, đô thị tri thức, đô thị đổi mới và giao thoa với những mô hình đô thị hiện tại như đô thị bền vững, đô thị an toàn, đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị sống tốt,… Mỗi quốc gia, mỗi thành phố khác nhau xây dựng đô thị thông minh theo những tiêu chí, những lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, tính chất đô thị, điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, mức độ đầu tư mong muốn và các vấn đề đô thị phải đối mặt. Đô thị thông minh không phải là một sản phẩm cụ thể theo một mẫu mô hình nào đó mà là một khung các định hướng và hành động nhằm áp dụng công nghệ thông minh vào các lĩnh vực để các chức năng của đô thị được hình thành và hoạt động hiệu quả hơn trên quan điểm phát triển đô thị bền vững sẵn có. Là một nước đi sau về xây dựng đô thị thông minh, nên hầu hết các khái niệm về đô thị thông minh của Việt Nam đều trên cơ sở kế thừa hệ thống khái niệm của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đưa ra các nội hàm khái niệm đô thị thông minh phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Nhìn chung, khái niệm đô thị thông minh ở Việt Nam được hiểu như sau: Đô thị thông minh là đô thị và khu vực dân cư ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, cung cấp các dịch vụ công, phát huy các nguồn lực của đô thị có sự tham gia của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ.

Những tác động tích cực của đô thị thông minh

Mô hình đô thị thông minh sẽ tối ưu hóa các dịch vụ cho người dân cũng như các doanh nghiệp và giúp đỡ tất cả các bên liên quan có được lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường. Cụ thể:

Một là, đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và hiệu quả hơn: Việc thu thập thu thập và phân tích dữ liệu đô thị nếu được thiết kế tốt sẽ mang lại cho các nhà quản lý khả năng truy cập và phân tích một lượng lớn dữ liệu, nhằm thu được thông tin hữu ích và có ý nghĩa phục vụ cho quá trình ra quyết định. Khi có thể theo dõi các chỉ số trong thời gian thực, mức độ hài lòng đối với các dịch vụ được cung cấp của người dân và doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng.

Hai là, dịch vụ giao thông vận tải và đi lại cho người dân được thực hiện tốt hơn: Hệ thống giao thông kết nối và được kiểm soát, theo dõi theo thời gian thực sẽ giúp giảm bớt thời gian đi lại, giảm ùn tắc giao thông, giảm phát thải các loại khí gây ô nhiễm môi trường. Từ việc cải thiện quản lý giao thông đến khả năng theo dõi vị trí xe buýt và tàu điện,… công nghệ thông minh cho phép nâng cao chất lượng giao thông nói chung, đặc biệt là giao thông công cộng trong công cộng trong thành phố.

Ba là, xây dựng được một cộng đồng an toàn hơn: Một đô thị thông minh phải là một thành phố an toàn hơn. Nhờ sử dụng các tiến bộ công nghệ như nhận dạng biển số xe, camera quan sát (camera an ninh) theo dõi giao thông, tỷ lệ tội phạm trong các đô thị thông minh sẽ giảm sút do thông tin về tội phạm được thu thập đa dạng hơn, nhanh hơn và kịp thời hơn.

Tư là, cung cấp các dịch vụ công hiệu quả hơn: Các công nghệ thông minh cho phép các thành phố tiếp cận những công cụ cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu và nhiên liệu đầu vào như hệ thống cấp nước thông minh giúp giảm thất thoát nước; hệ thống chiếu sáng thông minh giúp tiết kiệm điện năng hơn; các dịch vụ công trực tuyến giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch;…

Năm là, giảm tác động tiêu cực đến môi trường: Các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, cảm biến chất lượng không khí và các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cho phép giảm tác động tiêu cực tới môi trường. Ví dụ: hệ thống quản lý giao thông thông minh ở Stockholm (Thụy Điển) đã giảm được 20% lưu lượng, 50% thời gian đi lại, 10% phát thải vào giờ cao điểm; sau khi lắp đặt hệ thống quản lý nước thông minh, thành phố Mumbai (Ấn Độ) đã giảm 50% tỷ lệ thất thoát nước.

Sáu là, tăng cường sự bình đẳng ảnh trong tiếp cận công nghệ số: Các đô thị thông minh cung cấp địa điểm truy cập wifi công cộng chất lượng cao trong toàn thành phố, do đó giúp tăng cường sự bình đẳng giữa người dân trong việc tiếp cận và sử dụng các thành tựu của đô thị thông minh.

Bảy là, mang lại những cơ hội phát triển kinh tế mới: đầu tư vào các đô thị thông minh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu của các thành phố, nhằm thu hút cư dân và doanh nghiệp mới có đầu tư tại các đô thị. Bên cạnh đó, bằng cách cung cấp một nền tảng dữ liệu mở có khả năng truy cập thông tin thành phố, các công ty có thể nâng cao chất lượng của quá trình ra quyết định nhờ sử dụng kết quả của việc phân tích dữ liệu của các công nghệ thích hợp đô thị thông minh.

Tám là, cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng: Công nghệ thông minh có thể giúp cho việc phân tích và dự đoán chính xác, từ đó, xác định được khu vực cần được xử lý, giải quyết trước khi xảy ra sự cố cơ sở hạ tầng, nhờ đó tiết giảm chi phí vận hành và bảo trì, đồng thời giảm thiểu các sự gián đoạn của hệ thống hạ tầng ảnh hưởng đến đời sống của người dân và doanh nghiệp.

Những tác động tiêu cực của đô thị thông minh

Một là, quan hệ xã hội và tính gắn kết của cộng đồng suy giảm: Do chuyển đổi từ giao tiếp trực tiếp sang giao tiếp gián tiếp và các phương tiện thông tin khác, một bộ phận dân cư nghèo bị cô lập do không có đủ điều kiện tiếp cận các các tiện ích. Bên cạnh đó, việc sử dụng giao tiếp giữa gián tiếp thông qua các phương tiện liên lạc cũng khiến cho số lượng các giao tiếp trực tiếp giảm xuống.


Hai là, sự hướng dẫn của công nghệ dẫn đến nguy cơ các đô thị thiếu bản sắc: Các đô thị có thể đánh mất bản sắc riêng của mình nếu quá phụ thuộc vào các giải pháp công nghệ vì việc áp dụng các công nghệ giống nhau vào tất cả các đô thị mà thiếu tính toán đến yếu tố như sự phù hợp về mặt văn hóa và bản sắc đô thị.

Ba là, hạn chế về quyền riêng tư và nguy cơ lạm dụng kiểm soát xã hội: Khả năng theo dõi và tập trung dữ liệu mang lại quyền lực lớn cho người xử lý thông tin, bất kỳ ai có quyền truy cập vào dữ liệu của công dân đều có thể kiểm soát, có khả năng thao túng dư luận và tác động tiêu cực tới xã hội. Việc sử dụng camera an ninh và các hệ thống thông minh được kết nối qua tất cả các không gian khác nhau khiến việc duy trì quyền riêng tư của các cá nhân trở nên khó khăn hơn.

Tư là, phụ thuộc thái quá vào mạng lưới điện tử và mạng Internet: Khi phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thiết bị điện tử và mạng Internet, các địa phương sẽ mất quyền tự chủ trong việc ra quyết định và có thể trở nên không đủ năng lực để phản ứng hoặc hành động trong một tình huống nếu không có sự hỗ trợ của những công cụ này.

Tóm lại, khi xây dựng đô thị thông minh, cần phải hiểu, phân tích cho rõ những ưu điểm, hạn chế của đô thị thông minh, từ đó sẽ giúp cho quá trình xây dựng và vận hành đô thị thông minh được hiệu quả và hợp lý hơn.

Bối cảnh đô thị hoá đất nước đang tác động mạnh mẽ đến đời sống con người. Vậy đặc điểm của quá trình đô thị hóa là gì và tính quy luật của quá trình đô thị hóa như thế nào? Bài viết sau Tri thức cộng đồng sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ các khái niệm, đặc điểm và ảnh hưởng của đô thị hoá tại Việt Nam.

Xem thêm:

  • Kiến trúc thượng tầng là gì?
  • Đầu tư phát triển

Mục lục

Tác động tích cực lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là
Khái niệm đô thị hóa

Khái niệm đô thị hoá có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó chủ yếu là: 

  • Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
  • Trên quan điểm kinh tế: Đô thị hoá hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.

Tóm lại, đô thị hóa là: 

  • Quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân;
  • Bố trí dân cư;
  • Hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị;
  • Phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.

Ví dụ: Trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam, không gian đô thị được mở rộng. Dân cư ở các đô thị không ngừng tăng nhanh. Hạ tầng kỹ thuật được chú trọng đầu tư với việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Hạ tầng xã hội được đa dạng hoá, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

2. Tỷ lệ đô thị hóa

Tỷ lệ đô thị hoá là công cụ đo lường phần trăm mức độ đô thị hoá tại một đơn vị diện tích, cụ thể là so sánh diện tích khu vực đô thị hoá với diện tích của 1 đơn vị lãnh thổ nhất định. 

- Ví dụ: Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ đô thị hoá ở Việt Nam năm 2009 là 19,6% tương đương với 629 đô thị. Năm 2016 là 36,6% tương đương 802 đô thị.

3. Tốc độ đô thị hóa

Tốc độ đô thị hoá chỉ ra sự thay đổi mức độ thay đổi đô thị hoá trong một khoảng thời gian nhất định. 

Ví dụ: Trong giai đoạn 2009 - 2016, tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam là 15%, từ 19,6% vào năm 2009 lên 36,6% năm 2016.

4. Đặc điểm của đô thị hoá

Đặc điểm của đô thị hoá

Đặc điểm của đô thị hoá thể hiện qua 3 yếu tố: số dân gia tăng, mở rộng lãnh thổ, lối sống đô thị phổ biến. 

4.1. Số dân gia tăng

Thực tế cho thấy, đô thị hoá làm cho tỷ lệ dân số gia tăng, đặc biệt là ở những khu vực tỉnh thành phố lớn. Tỷ lệ này có sự thay đổi theo những mốc thời gian nhất định.

Cụ thể: Tại thời điểm thế kỉ thứ XIX, số dân thành thị ước tính đạt 30 triệu dân, chiếm 3% tỷ lệ dân số trên phạm vi lãnh thổ toàn cầu. 

Đô thị hóa thúc đẩy công cuộc di dân về những thành phố lớn để sinh sống và phát triển kinh tế. 

Cụ thể: năm đầu của thế kỷ XX, mức độ gia tăng dân số đạt hơn 600 triệu dân tại những thành phố có 10 vạn dân. Con số gia tăng này tương đương với khoảng 5,5% đến 16% dân cư thế giới tại thời điểm đó. 

4.2.  Mở rộng lãnh thổ

Giới thiệu: Đô thị hóa thúc đẩy khu vực lãnh thổ đô thị ngày càng được mở rộng sang các vùng và tỉnh thành lân cận. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được cải thiện với sự liên kết giữa các khu vực. Nhờ vậy, khoảng cách đời sống giữa dân cư các vùng tiếp giáp được kéo gần và hình thành sự mở rộng lãnh thổ của đô thị hoá

Mục đích: Sự liên kết này nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sinh hoạt và phát triển tài chính, kinh tế của người dân. Cư dân giữa các vùng có thể sử dụng dịch vụ của các vùng lân cận với sự chênh lệch về mức sống không quá khác biệt. 

Ví dụ thực tế: 

  • Châu Âu: mật độ các thành phố lớn trên toàn thế giới chiếm khoảng 2% lục địa của châu Âu, tương đương với 3.000.000 km2. 
  • Nước Anh: Còn 5% là con số tỷ lệ của diện tích các thành phố lớn tại Anh so với toàn bộ lãnh thổ vào đầu thế kỉ XXI. Con số này đến nay đã tăng lên 6% và dự đoán sẽ tăng thêm 14% vào thời điểm cuối thế kỷ. 

4.3.  Lối sống đô thị phổ biến

Giới thiệu: Lối sống đô thị được biểu hiện rõ rệt qua các hoạt động sinh hoạt văn hoá, kinh tế, xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Hệ thống các căn nhà cao tầng, các trung tâm thương mại, hàng loạt các khu vui chơi giải trí,... được đầu tư và phát triển. 

Ví dụ: Lối sống đô thị phổ biến thể hiện qua các yếu tố: 

  • Nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ vui chơi giải trí tăng cao
  • Hệ thống y tế, giáo dục, trường học,... được đầu tư kỹ lưỡng
  • Hệ thống thông tin nhanh nhạy với kết nối không dây và thời kỳ công nghệ số 
  • Ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật để cải thiện chất lượng cuộc sống, tối ưu sản xuất và lưu thông

5. Tổng hợp 3 hình thức đô thị hoá

– Đô thị hoá nông thôn: là xu hướng bền vững có tính quy luật. Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn ( cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…), đây là sự tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.

– Đô thị hoá ngoại vi: là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng … tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị… góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.

– Đô thị hoá tự phát: là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là nông thôn … dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống…

6. Tổng hợp 5 nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hoá không thay đổi ngẫu nhiên, mà phụ thuộc vào 5 nhân tố ảnh hưởng dưới đây:

6.1. Điều kiện tự nhiên

Giới thiệu: Trước khi nền kinh tế được chú trọng và phát triển mạnh mẽ thì điều kiện tự nhiên đóng vai trò quyết định đến quá trình đô thị hoá. Các nhân tố tự nhiên sẽ thu hút dân cư mạnh hơn, do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. 

Ví dụ: Trong đó có thể kể đến một số yếu tố như: 

  • Khí hậu, thời tiết thuận lợi
  • Nguồn tài nguyên khoáng sản
  • Hệ thống giao thông và cơ hội khai thác, xây dựng các tuyến đường
  • Đất đai, sông ngòi thuận lợi
  • Hệ thống sinh thái đa dạng, có tiềm năng khai thác về giải trí, văn hoá

6.2. Điều kiện xã hội

Giới thiệu: Điều kiện xã hội biểu hiện thông qua sự chuyển biến của nền kinh tế và mức độ đáp ứng nhu cầu đời sống của con người. Trong đó, lực lượng sản xuất được nâng cao giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Những nhân tố điều kiện xã hội ảnh hưởng tới đô thị hoá:

  • Mức độ nhận thức của người dân, trình độ lao động của người lao động
  • Cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển kinh tế
  • Hiệu quả lưu thông hàng hoá trong nước và nước ngoài
  • Mức sống của người dân
  • Chính sách phát triển công nghiệp

6.3. Văn hóa dân tộc

Giới thiệu: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng. Nền văn hóa này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống xã hội, bao gồm: kinh tế, chính trị, xã hội,... .Đồng thời quyết định đến hình thái đô thị của một khu vực lãnh thổ. 

Cách thức ảnh hưởng của văn hoá dân tộc đến đô thị hoá:

  • Định hướng phát triển đô thị với hình ảnh văn hoá giàu bản sắc
  • Thu hút du lịch, đẩy mạnh các dịch vụ vui chơi giải trí với sức hút riêng
  • Gìn giữ các giá trị văn hoá để hình thành bề dày văn hoá dân tộc
  • Văn hoá dân tộc khác biệt giữa các vùng tạo nên quần thể đô thị đa dạng với nhiều màu sắc văn hoá độc đáo

6.4. Trình độ phát triển kinh tế

Giới thiệu: Trình độ phát triển kinh tế càng cao, tốc độ đô thị hoá càng tăng nhanh. Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đời sống của người dân. Không thể phủ nhận, yếu tố vật chất và tinh thần có sự tương tác qua lại mật thiết. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, sự cởi mở về tinh thần cũng từ đó được bộc lộ. 

Các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ phát triển kinh tế:

  • Chính sách, định hướng phát triển của bộ máy lãnh đạo, các cơ quan trung ương của nhà nước
  • Năng lực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
  • Khả năng vận dụng, thích nghi với công nghệ và kỹ thuật mới
  • Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân 
  • Hiệu quả nâng cao chất lượng nguồn lao động

>> Xem thêm: Cơ sở hạ tầng là gì? Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Mức độ gia tăng chóng mặt của các khu vực đô thị hoá tác động mạnh mẽ đến tâm lý và lối sống của người dân, đến xã hội mà môi trường cuộc sống xung quanh. 

7.1. Ảnh hưởng tích cực

Không thể phủ nhận, đô thị hóa đã góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống của con người: 

  • Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
  • Thay đổi phân bố dân cư, dàn đều mật độ dân số ở các vùng
  • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nguồn thu nhập mới
  • Tạo ra thị trường tiêu thụ và sản xuất hàng hoá đa dạng
  • Thu hút nguồn lao động chất lượng
  • Hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại
  • Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài

7.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Tuy nhiên, mặt trái của đô thị hoá đã đặt ra nhiều bài toán về biện pháp thích ứng và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực mà xu hướng toàn cầu này đem lại. Một số hệ luỵ xảy đến do đô thị hoá bao gồm:

  • Thiếu lao động làm nông, sản xuất tại địa phương
  • Áp lực thất nghiệp, quá tải dân số tại các thành phố lớn
  • Ô nhiễm môi trường sống
  • An ninh xã hội bất ổn
  • Tệ nạn xã hội gia tăng
  • Đời sống con người thiếu ổn định: nghèo đói, lạc hậu,...

8. Danh sách 2 tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá

8.1. Tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá theo chiều sâu

Các chỉ tiêu định lượng:

  • Diện tích cây xanh trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người, diện tích các công trình công cộng trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người…
  • GDP( GO ) bình quân đầu người
  • Trình độ dân trí
  • Số giường bệnh trên 1000 dân.
  • Các công trình văn hoá trên 1000 dân.
  • Tổng số máy điện thoại trên 100 dân.

 Các chỉ tiêu định tính:

  • Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
  • Chất lượng hạ tầng xã hội
  • Trình độ văn minh đô thị
  • Kiến trúc đô thị
  • Môi trường sinh thái

8.2. Tiêu chí đánh giá theo chiều rộng

Các chỉ tiêu định lượng:

  • Quy mô diện tích đô thị
  • Tỷ lệ diện tích đất đô thị trên đất nông thôn
  • Quy mô dân số đô thị, tỷ lệ dân số đô thị
  • Quy mô cơ cấu GDP ( GO ).
  • GDP ( GO ) bình quân đầu người
  • Diện tích đường giao thông trên đầu người
  • Trình độ dân trí
  • Số giường bệnh trên 1000 dân
  • Tổng số máy điện thoại trên 100 dân
  • Tuổi thọ bình quân

Các chỉ tiêu định tính:

  • Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
  • Chất lượng hạ tầng xã hội
  • Kiến trúc đô thị
  • Trình độ văn minh đô thị

Chia sẻ bài viết “Khái niệm, đặc điểm của đô thị hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa” này để nhiều người biết đến bạn nhé! Chúc bạn học tập và làm việc đạt kết quả tốt!

Nguồn tham khảo: Tri thức Cộng Đồng Uy tín