Tác giả của bài thơ Hồi hương ngẫu thư là ai

1. Tìm hiểu chung

- Hạ Tri Chương (659 – 744), tự Quý Chân, người quê Vĩnh Hưng thuộc Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Ông từng đỗ tiến sĩ, làm quan, được vua đường Huyền Tông rất vị nể. Sau 50 năm sinh sống, học tập, làm quan tại kinh đô Tràng An, ông xin về quê làm đạo sĩ.

Hạ Tri Chương giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác, có trí nhớ đặc biệt, thích uống rượu, tính tình hào phóng. Ông là bạn vọng niên với Lý Bạch. Ông hơn Lý Bạch trên bốn chục tuổi nhưng hai người như hai người bạn rất thân. Hạ Tri Chương cùng với Trương Húc , Trương Nhược Hư , Bão Dung được người đương thời là Ngô trung tứ sĩ (bốn danh sĩ đất ngô).

Hạ Tri Chương còn để lại 20 bài thơ, trong đó bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là nổi tiếng nhất.

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê gồm hai bài, được ông sáng tác khi từ quan về thăm nhà sau hơn hai mươi năm xa cách. Bài thơ được chọn để học là bài thứ nhất. Để hiểu sâu sắc bài thơ, có thể tham khảo bài thứ hai dưới đây.


Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa Cận lai nhân sự thiếu tiêu ma Duy hữu môn tiền Kính hồ thuỷ Xuân phong bất cải cựu thời ba (Quê nhà xa cách đã bao thu Nhân sự gần đây đã xác xơ Riêng có kính hồ bầy trước cửa Gió xuân không đổi sóng thời xưa)

- Trần Trọng Kim dịch)

2. Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
a. Nội dung

Cùng có chung chủ đề là tình cảm quê hương như bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch nhưng bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương lại có nét đặc sắc riêng.

Bài thơ bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của tác giả sau bao năm xa cách, nay được trở về thăm nhà, qua đó người đọc thấy được tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của nhà thơ. Tình cảm quê hương thể hiện trước hết ở ngay nhan đề: “ngẫu thư” là ngẫu nhiên sáng tác, không có ý định trước, không có sự chuẩn bị trước, cảm xúc bất chợt đến và ghi lại. Điều đó chứng tỏ tình cảm quê hương luôn thường trực, luôn canh cánh, đau đáu trong lòng nhà thơ, nên ngay phút giây đầu trở lại quê nhà cảm xúc đã trào dâng, tự nhiên buột ra thành lời, thành ý. - Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả nhưng lại bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Ở hai câu thơ này, phương thức thể hiện là biểu cảm qua tự sự, biểu cảm qua miêu tả, mục đích không phải để kể, không phải để tả mà là bộc lộ nỗi niềm tâm trạng. Một tâm trạng có phần ngậm ngùi. Ngậm ngùi vì thời gian xa quê quá dài, xa quê từ khi còn trẻ, về quê khi tuổi đã già, khoảng cách giữa trẻ - già, giữa “li gia”- “hồi hương” là hơn nửa thế kỉ li biệt. Càng ngậm ngùi hơn khi cuối đời mới về quê thì sống với quê hương, ở tại quê nhà, thời gian còn được là bao! Tình cảm quê hương đặc biệt sâu sắc ở câu thơ thứ hai. Để nhận ra điều này, cần thấy được mối quan hệ giữa cái đổi thay và điều không thay đổi. Cái đổi thay là “tóc mai đã rụng”. Thời gian làm thay đổi con người về tuổi tác, sức lực. Điều không thay đổi là “giọng quê” vẫn như xưa. Thời gian không thể làm thay đổi giọng nói mang đặc điểm ngữ âm quê cha đất tổ của con người. “Giọng quê không đổi cũng có nghĩa là tình cảm quê hương bền vững trước thời gian, trước mọi biến thiên của xã hội, cuộc đời. “Giọng quê không đổi” cũng có nghĩa là quê hương đã trở thành máu thịt của con người. Hai câu thơ đầu là lời tự hoạ về chính mình, tự hoạ bên ngoài về tuổi tác, giọng nói, tự hoạ bên trong là tình cảm quê hương gắn bó tha thiết bền chặt. - Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, qua đó càng thấy hơn tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Sự xuất hiện của các em nhỏ trong ngày tác giả về lại quê nhà là cảnh ngộ chân thực nhưng đồng thời tạo ra hoàn cảnh đầy kịch tính. Chân thực ở chỗ, nơi làng quê, khi có người lạ tới, các em nhỏ thường hồn nhiên vui cười chào hỏi, hoặc chỉ đường, hoặc kéo đến nhà để biết người đó là ai...Lại cũng rất chân thực ở chỗ, Hạ Tri Chương về quê lúc đã 86 tuổi, sau hơn nửa thế kỉ xa quê, bạn bè, người thân xưa kia dễ còn mấy ai và nếu còn thì đâu đã dễ nhận ra, nói gì đến các em nhỏ mới lớn. Tuy nhiên, hoàn cảnh lại chứa đầy kịch tính khi các em nhi đồng “tương kiến” (cùng gặp mặt) nhưng “bất tương thức” (cùng không quen biết) và càng kịch tính hơn khi mình là người làng mà nay hoá thành “khách”. Chính kịch tính này làm nổi bật lên tình cảm quê hương của tác giả. Trước nụ cười ngây thơ, trong sáng và câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ: “Khách ở chốn nao lại chơi?”, nhà thơ bỗng thấy ngậm ngùi, thậm chí có phần xót xa. Nhìn hình thức bên ngoài thì hai câu cuối là lời kể mang sắc thái đùa vui hóm hỉnh, nhưng ẩn trong cái “hài” là cái “bi”. Không ngậm ngùi, xót xa sao được khi giờ đây mình trở thành kẻ xa lạ với chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Không ngậm ngùi xót xa sao được khi chủ nhà lại thành khách xa, khách lạ? Chữ “khách” đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ “khách” mà diễn đạt được những sắc thái tình cảm của tác giả trong ngày mới về lại quê nhà. Tính chất bi hài của câu cuối thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, xót xa “cười ra nước mắt”, càng khắc hoạ rõ hơn tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của Hạ Tri Chương.

b. Nghệ thuật

Bài thơ có cấu tứ (cách tổ chức ý thơ) độc đáo: giữa hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có sự chuyển biến ý thơ bất ngờ mà vẫn hợp lí, tự nhiên. Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả, giọng điệu tự thuật. Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, cũng qua lời kể kết hợp với tả, lời thơ mang sắc thái đùa vui, hóm hỉnh nhưng bộc lộ nỗi lòng đầy ngậm ngùi, xót xa. Sự ngậm ngùi, xót xa là nền tâm trạng của cả bài. Ý thơ của hai câu thơ đầu đều xây dựng trên nền tâm trạng ấy. Tác giả không trực tiếp bộc lộ tình cảm mà giọng điệu câu thơ mang nỗi niềm tâm trạng. Chính vì vậy mà ý thơ càng kín đáo sâu sắc thì lại càng có sức gợi mạnh mẽ. - Nghệ thuật đối được sử dụng linh hoạt có hiệu quả lớn: Ở hai câu thơ đầu đều có phép đối trong một câu thơ (còn gọi là tiểu đối hoặc tự đối): “Thiếu tiểu li gia”/ “lão đại hồi”; “Hương âm vô cải”/ “mấn mao tồi”. Nhà thơ không câu nệ việc đối lời (số chữ trong hai vế đối của câu thơ không bằng nhau: 4/3) mà coi trọng sự đối ý. Về phương diện này thì phép đối rất chỉnh: thiếu tiểu đối với lão, li gia đối với đại hồi; hương âm đối với mân mao; vô cải đối với tồi. Bao trùm lên tất cả sự tương phản giữa cái đổi thay (mái tóc) và điều không thay đổi (giọng nói quê hương). Tác giả đã lấy hồn quê. Nghệ thuật đối làm nổi bật lên tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng: con người sau hơn nửa thế kỉ xa quê mà giọng quê không đổi thì chứng tỏ chất quê nhà, hồn quê nhà đã thấm vào máu thịt, tình quê hương không lúc nào phai. - Thủ pháp nghệ thuật “ngụ bi ư hài” (gửi cái bi vào trong cái hài): ở hai câu thơ cuối, hình thứ bên ngoài là lời kể kết hợp với tả, mang giọng điệu đùa vui hóm hỉnh nhưng tận đáy lòng là nỗi ngậm ngùi, xót xa.

3. Ý nghĩa

- Tình quê hương thiết tha, sâu nặng của người xa quê khi trở lại quê nhà

- Tình quê hương là một trong những tình cảm bền vững, thiêng liêng nhất của con người

1. Tiểu sử

- Hạ Tri Chương (659-744), tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

- Ông đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Sau đó, ông xin từ quan về làm đạo sĩ.

- Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch.

- Ông thích uống rượu, tính tình hào phóng, ông còn để lại 20 bài thơ.

2. Sự nghiệp văn học

Thơ văn của ông phần nhiều phục vụ cung đình. Có một số ít bài thơ xuất sắc phải kể đến là hai bài Hồi hương ngẫu thư của ông sáng tác khi từ quan về quê thăm nhà sau hơn năm mươi năm xa cách.

Sơ đồ tư duy về Hạ Chi Trương:

Loigiaihay.com

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

  • Nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương (659 - 744)
  • Đôi nét về tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Hoàn cảnh ra đời bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Thể thơ bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Phương thức biểu đạt bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Bố cục bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Giá trị nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Giá trị nghệ thuật bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
    • Ý nghĩa nhan đề bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Dàn ý phân tích tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Các tác phẩm của Hạ Tri Chương
  • Đề thi giữa kì 1 lớp 7 có đáp án

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 7, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 7.

Nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Phiên âm:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

- Dịch nghĩa:

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?

- Dich thơ:

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

(Phạm Sĩ Vĩ dịch)

Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng?"

(Trần Trọng San dịch)

Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương (659 - 744)

- Tên tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

- Cuộc đời:

  • Ông đỗ tiến sĩ năm 695
  • Sau đó ông rời quê hương đến sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể.
  • Đến khi về già, ông xin từ quan về quê làm đạo sĩ - lúc ông rời đi vua có làm thơ ban tặng, các quan lại và hoàng tử đều đến đưa tiễn

- Con người:

  • Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch, thường gọi Lí Bạch là "trích tiên" (tiên bị đày)
  • Ông thích uống rượu, tính tình hào phóng, được mọi người yêu quý, kính trọng

- Sự nghiệp văn chương:

  • Ông có sở thích làm thơ
  • Ông để lại cho đời sau 20 bài thơ, trong đó bài thơ Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất

Đôi nét về tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Hoàn cảnh ra đời bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Sau hơn 50 năm sống và cống hiến cho đất nước ở kinh đô Trường An, Hạ Tri Chương quyết định từ quan trở về quê nhà. Năm 744, ông về đến quê nhà khi đã 86 tuổi. Vô cùng xúc động, nhà thơ đã sáng tác nên bài thơ nổi tiếng Hồi hương ngẫu thư.

- Hồi hương ngẫu thư là tên chung của những bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác lúc trở về quê nhà. Bài thơ được in trong sách giáo khoa là bài Hồi hương ngẫu thư số 1.

Thể thơ bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Bản gốc do Hạ Tri Chương sáng tác được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

- Bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều được viết bằng thể thơ lục bát - thể thơ tiêu biểu của văn học dân gian nước ta → Những người dịch thơ đã thổi hồn dân tộc vào tác phẩm thơ.

Phương thức biểu đạt bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Bố cục bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 12 câu thơ đầu
  • Hoàn cảnh và tình yêu quê hương của tác giả
Phần 22 câu thơ cuối
  • Tình huống và tâm trạng của tác giả khi về thăm quê

Giá trị nội dung bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ

Giá trị nghệ thuật bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi

- Phép đối

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm

- Sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc

Ý nghĩa nhan đề bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Hồi hương nghĩa là trở về quê hương. Đây là lần trở về quê hương sau hơn 50 năm sinh sống, làm quan ở Trường An của tác giả. Đây là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời ông, khi ông định cư ở quê hương mình cho đến cuối đời (dù thời gian không lâu). Ngẫu thư nghĩa là ngẫu nhiên viết, sáng tác một cách bất ngờ, không có sự chuẩn bị dự đoán trước. Như vậy nhan đề bài thơ đã hé lộ được tình huống, bối cảnh, những cảm xúc thôi thúc nhà thơ viết nên tác phẩm.

Dàn ý phân tích tác phẩm Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hạ Tri Chương (những nét chính về cuộc đời, các sáng tác chính…)

- Giới thiệu về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu: Hoàn cảnh và tình yêu quê hương của tác giả

"Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi"

- Câu thơ 1: Nhà thơ sử dụng các hình ảnh đối:

  • Tiểu (nhỏ, trẻ) - lão - (lớn, già)
  • Li (rời đi, rời xa) - hồi (trở về, trở lại)

→ Cặp từ đối đã tạo nên sự đăng đối, nhịp nhàng trong câu thơ

→ Đồng thời, kể ra được tình huống cảm động của nhà thơ: rời đi quê hương để xây nghiệp lớn từ khi còn rất trẻ, đến khi trở về quê được thì đã rất già rồi

→ Khoảng thời gian tác giả phải xa quê hương mình là rất lâu, nó dài gần bằng cả một đời người

→ Chính vì thế, giây phút được đặt chân lại trên mảnh đất quê hương trở nên thiêng liêng, cảm động hơn bao giờ hết

→ Cả 2 bản dịch thơ vẫn giữ được cặp hình ảnh đối này.

- Câu thơ 2: Bức chân dung tự họa về mình của nhà thơ:

  • Hương âm vô cải - giọng nói quê hương vẫn thế, không có gì thay đổi
  • Mấn mao tồi - tóc mai đã rụng rồi

→ Cả 2 hình ảnh này đều mang ý nghĩa tượng trưng:

  • Giọng nói tượng trưng cho những hình ảnh, dấu vết, tình cảm cho quê hương của tác giả - dù nhiều năm như vậy cũng không phai mờ - chỉ nội tâm nhân vật trữ tình
  • Tóc mai rụng là hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển dời của thời gian, ý chỉ thời gian đã trôi qua rất lâu rồi, từ một chàng trai trẻ tuổi trở thành một ông lão rụng cả tóc - gần một đời người đã trôi qua - chỉ ngoại hình nhân vật trữ tình.

→ Hai hình ảnh được đặt cạnh nhau đã bổ trợ ý nghĩa và tôn nhau lên: tuy thời gian đã qua rất lâu, ngoại hình đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, nhưng những tình cảm dành cho quê hương thì vẫn vẹn nguyên như thế.

→ Câu thơ khẳng định tình cảm yêu thương tha thiết mà nhà thơ dành cho quê hương của mình.

→ Hai câu thơ đầu như một lời kể, một lời thở dài đầy thỏa mãn, chứa đựng những tình cảm thầm kín, sâu nặng của người con xa quê nay được trở về.

b. Hai câu còn lại: Tình huống và tâm trạng của tác giả khi về thăm quê

"Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?"

- Câu thơ diễn tả một tình huống vô cùng trớ trêu mà nhân vật trữ tình gặp phải lúc về quê:

  • Nhi đồng: chỉ nhũng đứa trẻ nhỏ tuổi, thế hệ mới của ngôi làng, các em sinh ra và lớn lên khi nhà thơ đã rời quê hương lên kinh đô Trường An rất lâu rồi
  • Bất tương thức: không nhận ra → Những đứa trẻ đang vui chơi không ai nhận ra được tác giả là ai, đối với chúng ông là một người xa lạ
  • Tiếu vấn: cười hỏi → Hành động thể hiện sự ngây thơ, vui vẻ, niềm nở của những đứa trẻ thơ
  • Khách tòng hà xứ lai: Khách từ nới nào đến chơi - câu hỏi đưa tác giả từ vị thế một người con về thăm quê trở thành một vị khách đến ghé chơi

→ Câu hỏi và thái độ của những đứa trẻ rất lễ phép, thân thiện và vui vẻ - đối lập hoàn toàn với tâm trạng của nhà thơ, bởi trong tình huống éo le như thế, nhà thơ khó mà vui vẻ được:

  • Mảnh đất xưa vẫn vậy, nhưng mọi người lại không nhận ra ông
  • Ông trở thành một con người xa lạ, một vị khách ghé thăm

→ Lũ trẻ càng vui sướng, cười tươi bao nhiêu thì tâm hồn nhà thơ lại càng hụt hẫng, ngậm ngùi, xót xa bấy nhiêu.

→ Tác giả đã sử dụng âm thanh vui tươi, thơ ngây của những đứa trẻ để tạo sự tương phản, từ đó thể hiện sự đau buồn, chua xót của chính mình

→ Từ đó, khẳng định tình yêu quê hương sâu đậm, thiết tha của ông - tuy thời gian đã rất lâu, người dân đã không mấy ai còn nhớ đến ông nữa, và chính ông đã trở thành một người khách - những ông vẫn yêu thương, trân trọng quê hương mình như thuở ban đầu.

- Bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ đã làm mất đi nét nghĩa hay của 2 câu thơ cuối: khi bỏ đi chi tiết tiếng cười của trẻ và tạo thành hình ảnh đứa trẻ không ngoan (thấy lạ nên không chào) → Bản dịch này không được sát nghĩa như bản dịch của Trần Trọng San.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

  • Nội dung: tình yêu quê hương tha thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới trở về
  • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nghệ thuật đối, kết hợp tự sự và biểu cảm…

Các tác phẩm của Hạ Tri Chương

Vịnh liễu

Phiên âm:

Bích ngọc trang thành nhất thụ cao,
Vạn điều thuỳ hạ lục ty thao.
Bất tri tế diệp thuỳ tài xuất,
Nhị nguyệt xuân phong tự tiễn đao.

Dịch nghĩa:

Ngọc biếc trang điềm thành một cây cao,
Vạn nhành rủ xuống những sợi tơ biếc.
Chẳng biết những lá nhỏ đã bị ai cắt mất,
Gió xuân tháng hai như kéo dao.

Đề Viên thị biệt nghiệp

Phiên âm:

Chủ nhân bất tương thức,
Ngẫu toạ vị lâm tuyền.
Mạc mạn sầu cô tửu,
Nang trung tự hữu tiền.

Dịch nghĩa:

Ta chưa hề biết chủ nhân,
Chỉ vì thích suối rừng mà tình cờ ngồi bên nhau.
Xin đừng buồn phiền về việc mua rượu,
Vì trong túi đang có sẵn tiền.

Hồi hương ngẫu thư kỳ 2

Phiên âm:

Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa,
Cận lai nhân sự bán tiêu ma.
Duy hữu môn tiền Kính hồ thuỷ,
Xuân phong bất cải cựu thời ba.

Dịch nghĩa:

Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng,
Gần đây xóm làng con người nửa đã thay đổi mất.
Duy chỉ có Kính hồ ở trước cửa,
Gió xuân về vẫn không thay đổi con sóng xưa.

Thái liên khúc

Phiên âm:

Khể sơn bãi vụ uất tha nga,
Kính thuỷ vô phong dã tự ba.
Mạc ngôn xuân độ phương phi tận,
Biệt hữu trung lưu thái kỵ hà.

Dịch nghĩa:

Mây mù tan hết, núi Khể thấy cao vòi vọi,
Nước hồ Kính không có gió cũng tự nổi sóng.
Đừng có nói rằng hương xuân thơm tho đã hết,
Đặc biệt là khi trên hồ đặng hái ấu và hái sen.

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 có đáp án

  • Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm học 2020 - 2021 đầy đủ các môn
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 1
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 2
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 3
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 4
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 có đáp án
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh trường THCS Lê Quý Đôn
  • Bộ đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh năm học 2019 - 2020
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Toán có đáp án
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh năm học 2019 - 2020 có đáp án

------------------------------------------------------------------------------

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh.

Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Tài liệu tham khảo:

  • Soạn bài lớp 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Soạn Văn 7: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Phân tích bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương
  • Dàn ý cảm nghĩ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
  • Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
  • Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Video liên quan

Chủ đề