Tài liệu Module 2 hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Danh sách Mô Đun bồi dưỡng theo Chương trình GDPT 2018

Mô đun 1 “Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018” gồm 6 nội dung:

1. Tư tưởng chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình GDPT 2018;

2. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học/THCS/THPT trong chương trình GDPT 2018;

3. Kế hoạch giáo dục, nội dung Chương trình GDPT 2018;

4. Phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục môn học;

5. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn học;

6. Các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT;

2. Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018;

3. Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 3 “Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực” gồm 4 nội dung:

1. Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT;

2. Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và kết quả đánh giá trong dạy học, giáo dục học sinh;

3. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh tiểu học/THCS/THPT về phẩm chất, năng lực;

4. Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

Mô đun 4 “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT” 3 nội dung:

1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học;

3. Phân tích và phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong trường tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 5 “Tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học” gồm 3 nội dung:

1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng, lựa chọn và thực hiện các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh tiểu học/THCS/THPT (lồng ghép vào môn học/hoạt động giáo dục);

3. Xây dựng kênh thông tin về tư vấn hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 6 “Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT; vai trò của giáo viên, học sinh trong xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/THCS/THPT;

2. Xây dựng và quảng bá các giá trị cốt lõi của nhà trường, lớp học xây dựng niềm tin cho mọi học sinh, đồng nghiệp vào các giá trị cốt lõi đó;

3. Xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện.

Mô đun 7 “Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Những vấn đề chung về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học; vai trò của giáo viên;

2. Các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT;

3. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 8 “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Khái quát vai trò và lợi ích của sự gắn kết nhà trường với gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; trách nhiệm của giáo viên về vấn đề này;

2. Các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;

3. Xây dựng kế hoạch hành động phối hợp giữa giáo viên và gia đình để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học/THCS/THPT.

Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT” gồm 3 nội dung:

1. Vai trò của công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT;

2. Các phần mềm và thiết bị công nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT;

3. Ứng dụng công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh ở trường tiểu học/THCS/THPT.

Bồi dưỡng mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” cho giáo viên cốt cán tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình.

BAI_TONG_HOP__17162a70db.pdf

Đọc bài Lưu

QUY TRÌNH XÂY DỰNG TÀI LIỆU 18 BƯỚC,Quy trình tự bồi dưỡng thường xuyên, phát triển nghề nghiệp GV, CBQLGDPT trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS),Giới thiệu các mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới cho cán bộ quản lý, giáo viêncơ sở giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2021 ở tệp đính kèm.

Trong 3 ngày (16-18/11), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đón 543 giáo viên cốt cán cấp THCS/THPT của ba tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình đến tham gia tập huấn – bồi dưỡng mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”.

Mặc dù, các thầy cô vừa phải trải qua những ngày vất vả chống bão lụt số 13 đi qua các tỉnh miền Trung rạng sáng ngày 15/11 nhưng với tinh thần trách nhiệm và khao khát đổi mới, thầy cô đã không quản ngại mưa gió, bão lụt để tham gia đợt tập huấn này.

Tại đây, giáo viên cốt cán cấp THCS/THPT của ba Tỉnh được giảng viên chủ chốt của Trường ĐHSP hướng dẫn thực hiện mô đun 2 với ba nội dung: Các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS/THPT; Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo môn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT 2018; Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS/THPT.

Một trong những điểm mới và cốt lõi của mô đun 2 là cách thức thiết kế và tổ chức dạy học hướng tới tổ chức hoạt động học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Do đó, qua đợt tập huấn, các thầy cô cần nắm vững cách thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ đề/ bài học theo các chuỗi hoạt động tuân theo một quy trình của một phương pháp dạy học cụ thể, tuân theo nguyên tắc học sinh thực hiện hoạt động nào thì sẽ phát triển năng lực đó.

Trước đó, giáo viên cốt cán của hai Tỉnh đã tham gia 5 ngày bồi dưỡng online quan hệ thống LMS.

Sau 3 ngày tập huấn trực tiếp, cô giáo Lê Thị Thanh Hà – Trường THCS&THPT Cửa Việt, Sở GD&ĐT Quảng Trị đánh giá: "Mô đun 2 là một trong những mô đun mà tất cả các giáo viên đều háo hức và mong chờ. Mục tiêu của mô đun phù hợp với tất cả các đối tượng giáo viên bởi sự đơn giản, hiệu quả; giúp giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Từ đó giáo viên sẽ lựa chọn phương pháp, chiến lược phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền. Ngoài ra, chúng tôi là giáo viên cốt cán nên nhiệm vụ của chúng tôi phải hỗ trợ đồng nghiệp phát triển kĩ năng, phương pháp kĩ thuật dạy học sao cho hiệu quả nhất”.

Để chuẩn bị tốt cho đợt tập huấn – bồi dưỡng nội dung mô đun 2 cho giáo viên cốt cán 10 tỉnh miền Trung, cô Nguyễn Thị Ngọc Bé – Giảng viên sư phạm chủ chốt Trường ĐHSP, ĐH Huế cho biết: ”Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ tốt từ Ban Giám hiệu, Ban Quản lý Chương trình ETEP Trường với sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống LMS, hệ thống internet; đặc biệt là tôi được tham gia các khóa tập huấn, các nhóm nghiên cứu chuyên môn, từ đó chúng tôi được tạo điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đạt hiệu quả.

Bản thân giảng viên sư phạm chủ chốt có quá trình chuẩn bị về chuyên môn, tham khảo các tài liệu, văn bản có liên quan về Chương trình GDPT 2018. Nhờ vậy mà giảng viên sư phạm chủ chốt đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học”.

Hi vọng, qua đợt tập huấn các thầy cô sẽ là những nhân tố tích cực lan tỏa những đổi mới, xây dựng được cộng đồng học tập chuyên môn tại trường, tại địa phương mình; giúp đồng nghiệp tự tin, sẵn sàng thực hiện những đổi mới trong Chương trình GDPT 2018.

(Bùi Thị Mai Lan-Phụ trách truyền thông Chương trình ETEP, Trường ĐHSP Huế)

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ đề