Tại sao adn có tính đặc thù và đa dạng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 15: ADN giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 15 trang 45: Dựa vào các thông tin trên hãy trả lời các câu hỏi sau: Vì sao AND có tính đặc thù và đa dạng?

Trả lời:

– Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. Những cách sắp xếp khác nhau của các loại nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN.

– Tính đa dạng và đặc thù của ADN được chi phối chủ yếu do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 15 trang 46: Quan sát hình 15 và trả lời các câu hỏi sau:

– Các loại nucleotide nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp ?

– Giả sử Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:

– A – T – G – G – X – T – A – T – X –

Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN sẽ như thế nào?

Trả lời:

– Các loại nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung ( NTBS) :

A – T; G – X.

– Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng :

– T – A – X – X – G – A – T – A – G –

Bài 1 (trang 47 sgk Sinh học 9) : Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN.

Lời giải:

Đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN:

– ADN (axit đê ôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.

– ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm μm và khối lượng lớn có thể đạt tới hàng chục triệu đơn vị cacbon.

– ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (A, T, G, X).

– Bốn loại nucl ê ô tit trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tùy theo số lượng mà xác định chiều dài của ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo được vô số loại phân tử ADN khác nhau.

Bài 2 (trang 47 sgk Sinh học 9) : Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù.

Lời giải:

ADN có tính đa dạng và đặc thù vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại (A, T, G, X). Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng và thành phần các nuclêôtit.

Bài 3 (trang 47 sgk Sinh học 9) : Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?

Lời giải:

Cấu trúc không gian của ADN

– ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song quấn đều quanh một trục từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ.

– Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp theo nguyên tắc bổ sung A – T ; G – X và ngược lại .

– Mỗi chu kì xoắn cao 34Å gồm 10 cặp nuclêôtit

– Đường kính vòng xoắn là 20Å.

– Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch này thì suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia.

Bài 4 (trang 47 sgk Sinh học 9) : Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

A – T – G – X – T – A – G – T – X

Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

Lời giải:

Đoạn mạch đơn bổ sung có trình tự sắp xếp như sau:

T– A – X – G – A – T – X – A – G

Mạch ADN hoàn chỉnh:

Tại sao adn có tính đặc thù và đa dạng

Bài 5 (trang 47 sgk Sinh học 9) : Tính đặc thù của mỗi ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

a) Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN.

b) Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

c) Tỉ lệ (A + T)/(G + X) trong phân tử ADN.

d) Cả b và c.

Lời giải:

Đáp án: a

Bài 6 (trang 47 sgk Sinh học 9) : Theo nguyên tắc bổ sung thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng?

a) A + G= T + X

b) A=T; G=X

c) A+ T+ G= A+ X+ T

d) A + X + T= G + X + T

Lời giải:

Đáp án: a, b và c

Đáp án:

ADN có tính đa dạng và đặc thù vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại (A, T, G, X). Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng và thành phần các nuclêôtit.

ADN chắc chắn được hiểu là một vật liệu di truyền gen ở hầu hết các các thể sinh vật sống. Ở trong cơ thể con người, việc phân tích quá trình di truyền rất cần nghiên cứu đến ADN. Mỗi phân tử ADN đều có đặc trưng riêng vừa đặc thù vừa đa dạng. Vậy vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? Cùng Siêu Thị Y Tế tham khảo bài viết dưới đây.

Cấu trúc đặc trưng của ADN

Trước khi đi tìm lời đáp cho câu hỏi vì sao adn có tính đa dạng và đặc thù thì bạn đọc cần hiểu được cấu trúc từ mỗi phân tử ADN. Từ cấu trúc này mới có thể nhận định được sự đa dạng hay đặc thù của ADN.

Tại sao adn có tính đặc thù và đa dạng

Cấu trúc phân tử của ADN nói lên tính đa dạng và đặc thù

Phân tử DNA là một chuỗi xoắn kép được liên kết với nhau bằng hai sợi đơn độc lập và song song. Mỗi sợi đơn sẽ chứa đựng những Nu và tạo thành một chuỗi nucleotide .

Mỗi nucleotide gồm ba thành phần: đường deoxyribose, nhóm phosphate và một trong các cặp đôi nucleotit (A, T, G và X) . Ở chuỗi xoắn kép A sẽ liên kết với T còn lại G liên kết với X, đây là sự liên kết theo nguyên tắc bổ sung và nhờ vào các liên kết hydrogen.

Phân tử ADN ở các tế bào vi khuẩn thì thường được hình thành qua chuỗi mạch vòng, còn ADN ở sinh vật thường thường sẽ phát triển theo mạch thẳng.

Theo nghiên cứu trong nhân mỗi tế bào thì việc sắp xếp và xuất hiện các Nu sẽ theo mức độ hiện diện của chúng. Sự trùng lặp của các phân tử Nu được chia thành 3 cấp độ như sau:

Các trình tự lặp lại nhiều lần: Trình tự lặp lại nhiều lần hay còn gọi là hệ mạch gen ngắn, ở động vật có vú thì sự xuất hiện trường hợp này sẽ có từ 10-15% genome.

Các trình tự lặp lại trung bình: Tại trường hợp này thì mỗi đoạn mạch ADN được cấu tạo một cách đa dạng hơn, kích thước cũng lớn hơn và chiếm khoảng 25 – 40%.

Các trình tự duy nhất: Trình tự duy nhất ở đây chính là việc xuất hiện một đoạn mạch gen không bị trùng lặp kế tiếp cho đến hết chu trình liên kết.

Đây cũng là một trong những giải thích dễ hiểu nhất và chính xác nhất cho tính đặc trưng của mỗi phân tử ADN.

Để phân tích rõ hơn về phân tử ADN và cũng là tìm ra lời đáp cho câu hỏi vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù cần đi sâu hơn về những chức năng của mỗi phân tử ADN. Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin phân tích sau.

Tại sao adn có tính đặc thù và đa dạng

Giải thích vì sao ADN vừa có tính đặc thù vừa có tính đa dạng

Giải thích vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù

Có thể thấy được sự quan trọng của mỗi phân tử ADN trong hệ gen của con người hiện nay. Chính vì sự cần thiết và tính đặc trưng cao trong hệ gen di truyền đó mà các nhà nghiên cứu, các bác sĩ đều rất quan tâm đến chủ đề này.

Vậy đâu là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù. Cùng phân tích từng yếu tố một để nắm bắt được thông tin trọn vẹn nhất.

Vì sao ADN có tính đa dạng?

Sự đa dạng của ADN chính là dựa vào những thành phần cấu trúc của mỗi đoạn mạch phân tử được hình thành, liên kết và sắp xếp với nhau như phần trên bài viết đã đề cập.

Cấu trúc đoạn mạch xoắn được hình thành qua việc các Nu liên kết với nhau bằng liên kết hidro và tuân thủ theo đúng nguyên tắc bổ sung A – T và G – X.

Gợi ý: máy trợ thở cho bệnh nhân COPD phổi tắc nghẽn mãn tính

Tại sao adn có tính đặc thù và đa dạng

ADN có tính đa dạng là do đâu?

Nhờ cấu tạo này mà có rất nhiều chuỗi liên kết được tạo ra và thống nhất. Bên cạnh đó tính đa dạng chính là sự xuất hiện và trùng lặp của đoạn mạch qua những trường hợp được kể bên phần trên như: lặp nhiều, lặp trung bình và đoạn mạch duy nhất.Ở mỗi trường hợp sắp xếp và trung lặp lại tạo nên một đoạn mạch hoàn toàn mới và rất đa dạng.

Vì sao ADN có tính đặc thù?

Để hoàn thiện được lời đáp cho câu hỏi vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù chúng ta cần tìm hiểu thêm về tính đặc thù của cấu trúc phân tử ADN.

Ngược lại mới tính đa dạng của cấu trúc phân tử ADN thì tính đặc thù của nó lại được xem là sự khác biệt và tính độc nhất không có bất cứ một bản sao nào được hình thành.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hình thành lên sự khác nhau riêng biệt ở mỗi người.

Thế nên, người ta rất quan tâm đến việc hình thành và phát triển giống gen quý. Các nhà khoa học cũng dựa và việc phân tích tính đặc trưng để nghiên cứu về con người.

Tại sao adn có tính đặc thù và đa dạng

Vì sao ADN có tính đặc trưng?

Cấu trúc không gian của ADN đặc thù vì nó là vật chất di truyền không thể thay thế ở tế bào con người, cùng với đó là những đặc thu riêng biệt về cấu trúc và chức năng.

Không có hệ mạch nào có thể thay thế được tính di truyền của hệ gen. Mỗi một đoạn mạch xoắn trong không gian phân tử đều thể hiện được tính riêng biệt hóa về số lượng các cặp Nu liên kết với nhau.

Như vậy có thể thấy được câu hỏi vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù đồng thời như vậy đều có sự liên quan mật thiết đến nhau.

Mỗi tính chất đều có thể đồng thời thể hiện được cả sự đa dạng hay đặc thù mà hệ gen có được. Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp bạn đọc nắm được nguồn kiến thức hữu ích nhất.

Tham khảo máy tạo oxy 3 lít