Tại sao bà bầu không được bước qua dây

Dây rốn quấn cổ thai nhi là cơn ác mộng của nhiều mẹ bầu, bởi những nguy hại khôn lường mà nó đem lại. Có nhiều nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ. Và một trong những nguyên nhân vẫn được các bà các mẹ theo quan niệm dân gian nhắc đến, đó là bước qua dây nhợ hay bước qua võng.Chị Thùy Linh (quận 9, TP. HCM) kể lại rằng, lúc chị mang thai con đầu lòng, vì còn trẻ lại con đầu cháu sớm nên chị không có nhiều kinh nghiệm. Đi khám, siêu âm thai bình thường, chị nghĩ rằng con trong bụng phát triển khỏe mạnh, vậy nhưng khi sinh ra thì chị thật sự hoảng hốt. Con chị bị dây rốn quấn cổ, và may là bé không sao.Khi bầu bé thứ hai, mẹ chồng ở dưới quê được cử lên chăm sóc chị Linh. Bà không cho chị động tay động chân bất cứ việc gì, vì sợ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Không những vậy, bà còn yêu cầu chị kiêng cữ rất nhiều điều, và một trong số đó là bước qua võng. Bà bảo, bầu bì cứ phải kiêng, có thờ có thiêng có kiêng có lành, không kiêng không cữ, sau này con lại bị dây rốn quấn cổ như đứa đầu. Bà nhiều lần mắng chị: “Có bầu thì bớt bớt lại, bước qua võng thế kia trăm phần trăm con bị dây rốn quấn cổ”.Chị Linh cho biết, chị nghĩ có nguyên nhân gì đó khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhưng chắc chắn không phải là vì mẹ bầu bước qua võng như các bà các mẹ vẫn nói. Theo chị Linh, có lẽ vì sợ mẹ mang thai nặng nề vấp té nên mới có những lời cảnh báo như vậy, còn chuyện dây rốn liên quan đến cái võng thì quá hoang đường.Có thật sự mẹ bầu bước qua võng, đi qua dây nhợ hay đeo trang sức thì thai nhi bị dây rốn quấn cổ?Thực ra đây chỉ là quan niệm dân gian, cho đến nay chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh việc bà bầu bước qua võng có thể gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên cẩn thận, việc bước qua võng hay dây nhợ có thể khiến mẹ vấp té, làm ảnh hưởng thai nhi.Một số hành động của mẹ có thể làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi, mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng.1/ Mẹ làm việc quá sứcTrong thời gian bầu bí mẹ cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn, Nếu mẹ thường xuyên làm việc quá sức có thể dẫn đến dây rốn quấn cổ vì thai nhi dễ có xu hướng chúc đầu xuống dưới, dễ dẫn đến dây rốn quấn cổ.2/ Mẹ đến chỗ ồn àoMẹ bầu đến những nơi đông người ồn ào và đầy mùi khói thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Việc mẹ ở trong không gian ồn ào cũng khiến con có xu hướng hoạt động nhiều hơn, dẫn đến tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ.3/ Mẹ thường xuyên thức khuyaMẹ thường xuyên mất ngủ, thức khuya khiến con trong bụng cũng mất ngủ theo, thai nhi trong bụng bức bối quẫy đạp nhiều sẽ làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ. Mẹ cần đi ngủ sớm trước 10 giờ mỗi tối và ngủ đủ giấc. Nên uống một ly sữa nóng để ngủ ngon hơn.4/ Mẹ hay cáu gắtTâm trạng mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng thai nhi. Khi mẹ buồn bực cáu gắt, thai nhi trong bụng cũng có tâm trạng không tốt. Do bị kích động, bé sẽ có xu hướng hoạt động nhiều hơn dẫn đến nguy cơ dây rốn quấn cổ.

Bạn đã bao giờ khó hiểu vì người lớn căn dặn không được bước qua người phụ nữ mang thai hay chưa? Nếu có, bài viết tại sao kiêng bước qua người bà bầu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

[Bí ẩn] Tại sao kiêng bước qua người bà bầu?

Từ bé đến lớn, bạn đã được nghe rất nhiều quan niệm dân gian liên quan đến bà bầu. Một trong số đó là việc kiêng bước qua người bà bầu. Nhưng thực tế, có rất ít người hiểu tại sao kiêng bước qua bà bầu? Cũng vì vậy mà thường “ngó lơ” và cho rằng đây chỉ là một quan niệm dân gian mà thôi! Nhưng liệu có phải như vậy hay không? Tại sao kiêng bước qua người bà bầu? Có căn cứ khoa học nào cho vấn đề này không nhỉ? Những thắc mắc này sẽ  được Tinh Hoa Tự Nhiên giải đáp ngay sau đây!

Tại sao kiêng bước qua người bà bầu?

Bước qua bụng bà bầu có sao không?

Trong đời sống dân gian, có rất nhiều quan niệm liên quan đến em bé mới sinh, mẹ bầu và cả mẹ sau sinh. Vì đây thường là những đối tượng được quan tâm nhiều nhất. Đồng thời, sức khỏe của họ cũng không được tốt trong thời gian này. Thế nên, đa số những quan niệm dân gian đều chỉ muốn tốt cho mẹ bầu, em bé và cả mẹ mới sinh mà thôi! Với vấn đề kiêng cử không được bước qua bà bầu cũng vậy.

1./ Lý giải tại sao kiêng bước qua người bà bầu theo dân gian

 ❖ Bà bầu sẽ bị nghén nhiều hơn nếu như bị ai đó bước qua người.

 ❖ Hành động bước qua người bà bầu bị cho là coi rẻ và khinh thường dù em bé chưa được sinh ra. Vậy nên, sau này bé sẽ bị tự ti, và hay bị người khác bắt nạt.

 ❖ Nếu bước qua mẹ mang thai lúc đang ngủ, sẽ làm cho mẹ bầu gặp ác mộng. Nhất là làm mơ thấy bị đánh đập, mơ trong nhiều ngày. Từ đó, làm cho bà bầu hoảng loạn, lo sợ, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc… ảnh hưởng rất lớn đến thai kỳ.

 ❖ Khi bước qua bà bầu, sẽ tạo nên “bóng” đè nặng lên mẹ và làm giảm sức khỏe của em bé trong bụng.

Lý giải tại sao kiêng bước qua người bà bầu

Đây là những điều lý giải theo người xưa về việc tại sao kiêng bước qua người bà bầu. Nhưng đừng vội cho rằng những điều này nhảm nhí, đọc phần tiếp theo sẽ giúp bạn trả lời: Vì sao không được bước qua chân bà bầu theo góc nhìn khoa học nha!

2./ Lý giải theo khoa học hiện đại

Ngay cả khi không bầu bí, liệu bạn có muốn người khác cứ bước qua bước lại trên người mình không? Hiển nhiên bạn sẽ thấy khó chịu đúng không nè? Và với mẹ bầu cũng như vậy. Nếu như bạn bước qua người mẹ mang thai. Bà bầu sẽ cảm thấy không thoải mái, thậm chí là khó chịu và cáu gắt. Nếu tâm trạng này diễn ra lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến bé con. Và em bé sinh ra cũng hay cau có, bực tức đấy!

Nếu chẳng may lúc bạn bước qua người mẹ mang thai mà không cẩn thận. Rất có thể bạn sẽ bị vấp ngã và va vào vùng bụng. Hành động này rất nguy hiểm đến mẹ bầu, thậm chí là có khả năng gây động thai, sảy thai. Vì vậy, dù những lý do theo dân gian không có cơ sở khoa học nào. Nhưng với những rủi ro có thể xảy ra, việc bước qua bà bầu cũng rất nguy hiểm.

Kết luận: Có nên bước qua bụng bà bầu? Tốt hơn hết vẫn là KHÔNG được, để đảm bảo an toàn cho mẹ mang thai và em bé.

Tham khảo thêm: Tại sao không nên mở dù trong nhà? Kiêng kỵ tâm linh

Ngược lại, nếu bà bầu bước qua người khác có bị gì không? Thực tế, nhiều mẹ hay lan truyền rằng nếu mẹ mang thai bước bước qua người chồng. Thì chồng sẽ ốm nghén thay cho vợ. Dù vẫn chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Cũng không không thể xác định “linh nghiệm” hay không? Chị em vẫn cứ tin “ầm ầm”.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế việc bước qua người khác nếu đang mang bầu. Vì lỡ bất cẩn có thể té ngã rất nguy hiểm.

Bà bầu bước qua người khác có sao không?

Những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian

Ngoài việc không để ai bước qua người mình, còn một số quan niệm dân gian khác như:

Bạn không được chụp ảnh lúc đang mang thai – vì sẽ làm cho bé sinh ra kém duyên.

Bà bầu không được đi chợ vào lúc sáng sớm – vì bà bầu theo dân gian mang vận “đen”. Mua mở hàng sẽ khiến cho hàng hóa ế ẩm, không bán được.

Bà mẹ mang thai không được bước qua võng, qua dây – bé trong bị sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Ngoài ra, việc này cũng rất nguy hiểm, dễ bị té ngã cho mẹ bầu.

Mẹ mang thai không được nằm ngửa – nhau dễ dính vào thai, khó sinh và nguy hiểm đến bé trong bụng.

Mẹ mang thai cần hạn chế đi đám tang – vì khí lạnh của người mất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Mẹ bầu không được ngồi trước cửa khi mang thai – Hành động mất lịch sự. Đồng thời, ngồi trước cửa còn mang ý nghĩa thống trị. Bé sinh ra khó dạy, dễ có tính tự cao tự đại.

Mẹ bầu không được ăn tô, chén sứt mẻ – người xưa cho rằng con sinh ra sẽ bị sứt môi, hở hàm ếch. Việc này cũng gây ra tác hại đến mẹ vì dễ bị rách, xước môi.

Bà bầu không được trang điểm – con đẻ ra không trân trọng nét đẹp của mình. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm không an toàn cũng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Trên đây là một số quan niệm về mẹ bầu từ xưa đến nay. Dù không có cơ sở khoa học, cũng không đúng hoàn toàn. Nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề vì “có kiêng có lành” nha!

Tham khảo thêm: Mùng 5 14 23 là ngày gì? Bí mật tâm linh cần biết

Không chỉ có kiêng bước qua bà bầu, bạn cũng không nên bước qua người khác. Vì theo dân gian, hành động này sẽ dẫm lên “vong hồn” và làm giảm đi tuổi thọ của người đó. Một số người có cách lý giải khác là nếu bước qua thì người bị bước sẽ gặp vận xui. (Tương tự như hành động lúc chiến tranh bước qua “xác chết”).

Mặc dù cũng chẳng có thể khẳng định rằng những quan niệm này là đúng. Nhưng việc bước qua người khác sẽ dễ làm họ khó chịu, và rất dễ bị vấp, té. Vì vậy, bạn cũng nên hạn chế nhé!

Bạn đã hiểu tại sao kiêng bước qua người bà bầu hay chưa? Hi vọng rằng đây là một bài viết bổ ích cho bạn!

Video liên quan

Chủ đề