Tại sao bầu không được xoa đầu ti

05/04/2018, 19:00 GMT+07:00

Tại sao bầu không được xoa đầu ti

Có những bộ phận trên cơ thể các phụ nữ khi mang thai không thể đụng chạm tùy tiện, bởi những tác hại khôn lường từ việc làm đó mang lại.

Phụ nữ mang thai thường rất vui mừng, thậm chí họ hay có những hành động âu yếm, vuốt ve cơ thể, tưởng tượng như chính đứa con của mình. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu, do chưa có kinh nghiệm, cũng như những kiến thức cơ bản cho việc “trọng đại” này. Họ vô tư, không lo nghĩ khi trên cơ thể mình có những nơi không được sờ chạm tùy tiện.

Vùng bụng, rốn, nách hay cả vùng ngực là nhưng cơ quan nhạy cảm và nếu bị kích thích thường xuyên sẽ rất có hại cho thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao nhé.

1. Vùng bụng

Bụng là nơi cơ thể của các thai phụ tiếp xúc gần gũi nhất với thai nhi. Vì thế, không ít các bậc phụ huynh suy nghĩ rằng xoa bụng thường xuyên sẽ làm tăng sự gắn kết tình cảm với đứa bé trong bụng. Hoặc đó cũng là cách để làm giảm hiện tượng rạn da khi các bà mẹ mang thai. Nhưng ít ai biết rằng, điều này sẽ gây ra tác hại vô cùng to lớn.

Bất cứ tháng nào của thai kì, sự kích thích trực tiếp vào vùng bụng là điều tối kị vì có thể gây ra những cơn co thắt tử cung. Các cơn co này xuất hiện nhiều sẽ có thể xuất hiện tình trạng đẻ non hoặc đẻ ngay trong lúc xoa bụng. Bên cạnh đó, việc xuyên xoa bụng có thể kích thích bé chuyển động liên tục, từ đó dẫn đến hiện tượng dây rốn quấn cổ. 

Vì thế cần biết những cách xoa bụng bầu đúng kĩ thuật để thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Muốn vuốt ve, hãy làm theo cách sau: Đặt một ngón tay nhẹ lên bụng rồi thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé khoảng 10 phút trước lúc ngủ mỗi ngày và tuyệt đối không dùng cả bàn tay xoa bụng.

Tại sao bầu không được xoa đầu ti
Không nên xoa bụng bầu nhiều vì ảnh hưởng đến thai nhi.

2. Vùng rốn

Rốn là bộ phận có vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai, vì nó là mối liên kết trực tiếp với em bé trong bụng.

Ở những tháng cuối thai kì, vùng rốn sẽ nhô dần ra và đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, các bà mẹ đừng quá lo lắng nhé. Chỉ cần giữ gìn vệ sinh đúng cách để vùng rốn luôn sạch sẽ. Để vệ sinh, các thai phụ có thể dùng tăm bông nhúng vào nước sạch và lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh làm tổn thương và nhiễm trùng.

Tại sao bầu không được xoa đầu ti

Rốn của thai phụ sẽ nhô dần ra trong những tháng cuối thai kì.

3. Vùng đầu ngực

Trong thời gian mang thai, vùng ngực chính là nơi có nhiều thay đổi về màu sắc cũng như kích thước. Đây là dấu hiệu bình thường, vì đó là hiện tượng tăng hormone trong cơ thể của thai phụ. Đặc biệt là vùng đầu ngực (đầu ti, núm vú) kết nối trực tiếp đến tử cung nên nếu mẹ đầu đừng chạm vào vùng núm vú nhiều sẽ gây ra các cơ co thắt tử cung dễ dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. 

Cũng như các vùng khác, vùng ngực phải được chăm sóc kĩ lưỡng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa của người mẹ sau khi sinh. Để vệ sinh vùng ngực đúng cách, các bà bầu có thể dùng nước ấm lau rửa thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không được kích thích quá mạnh hoặc chà xát đầu ngực để tránh được các cơn co thắt tử cung.

Việc chọn áo ngực đúng kích cỡ, có độ co giản tốt cũng là vấn đề nên được lưu ý. Bên cạnh đó, các thai phụ tuyệt đối không nên dùng các loại hóa mĩ phẩm lên đầu ngực sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa sau này.

Tại sao bầu không được xoa đầu ti

Vùng đầu ngực cũng đáng được các thai phụ quan tâm.

4. Vùng nách

Khi mang thai, tuyến yên tiết ra chất melamin, chất này làm giảm sắc tố da. Đó cũng là tình trạng biến đổi bình thường về sinh lý. Vì thế, vùng nách trở nên sẫm màu hơn, đặc biệt là vào mùa hè và sẽ biến mất đi sau khi sinh con.

Để vệ sinh vùng nách, các thai phụ hãy dùng nước ấm cùng với 1 ít xà phòng tắm, để làm sạch khu vực nhạy cảm này. Lưu ý, không nên dùng nước quá nóng để tránh gây tổn thương. Và luôn luôn giữ vệ sinh đúng cách, đặc biệt là những vùng nhạy cảm, để tránh các hiện tượng viêm nhiễm và biến chứng về sau.

Tại sao bầu không được xoa đầu ti

Vùng nhạy cảm này đều khiến các thai phụ quan ngại, không tự tin

Có thể thấy, không phải bất cứ bộ phận nào trên cở thể thai phụ cũng có thể sờ chạm, vì những nơi ấy có rất nhiều hệ thần kinh ảnh hương trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, các thai phụ nên lưu ý những bộ phận này, đặc biệt là các thai phụ lần đầu mang thai để tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc. Cho nên, các bà mẹ hãy “bỏ túi” ngay những lưu ý này, sẽ giúp cho bạn “mẹ tròn, con vuông”, gia đình hạnh phúc nhé.

Hỏi

Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi, mang thai những tháng cuối vệ sinh núm vú có sợ ảnh hưởng kích thích đẻ non không ạ, vì em thấy các mẹ bầu lúc khó đẻ thường vê đầu ngực để dễ đẻ hơn? Mong được bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Hoa (1985)

Trả lời

Chào bạn, những kích thích vào núm vú trong toàn thai kỳ đều có thể gây co bóp tử cung tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Bạn nên tắm rửa hàng ngày bình thường, tránh đụng chạm quá nhiều vào núm vú.

Bạn có thể đến trực tiếp chuyên khoa Sản tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được các bác sĩ giàu chuyên môn tư vấn chi tiết nhé.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Uyên - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Nguyễn Đình Tời - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Phụ nữ khi mang thai bên cạnh việc mệt mỏi do ốm nghén, thay đổi nội tiết tố, còn có sự tăng trưởng hơn bình thường của vùng ngực, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Biết cách chăm sóc và vệ sinh đầu ngực khi mang thai sẽ giúp bảo vệ nguồn sữa cho em bé cũng như tránh nguy cơ tắc sữa, viêm tuyến vú, áp xe vú cho người mẹ.

Trong thời kỳ mang thai, phần ngực của người mẹ sẽ phát triển to hơn bình thường, đó là do sự kích thích đồng thời của tuyến yên, nhau thai sinh ra sữa, estrogen, progesterone để chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, khi mang thai 3 tháng cuối, nhũ hoa người mẹ có nhiều thay đổi như : núm vú to ra, chuyển sang màu đen, quầng vú đậm màu hơn, đầu ngực thường tiết ra những giọt dịch loãng màu vàng gọi là sữa non. Sữa non chứa rất nhiều dinh dưỡng và khoáng chất, là thực phẩm vàng đối với trẻ nhỏ. Vì vậy để bảo vệ nguồn dinh dưỡng cho con, người mẹ cần lưu ý các phương pháp chăm sóc nhũ hoa trong thời kỳ thai sản như sau:

  • Không chỉ lúc mang thai mà bất cứ giai đoạn nào, việc chọn áo ngực phù hợp là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ và chăm sóc phần ngực của chị em phụ nữ. Khi mang thai, ngực sẽ tăng kích thước để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ . Vì vậy, kích thước áo ngực mẹ vẫn thường dùng sẽ không còn phù hợp nữa. Người mẹ cần lựa chọn áo ngực có kích cỡ lớn hơn, phải có chất liệu mềm mại, thông thoáng, mặt trong êm ái để tránh gây kích ứng núm vú.

Tại sao bầu không được xoa đầu ti

Lựa chọn áo ngực phù hợp cho mẹ bầu

  • Để vệ sinh đầu ngực khi mang thai đúng cách, người mẹ cần thường xuyên tắm rửa, vệ sinh bầu ngực, mỗi ngày nên dùng nước ấm, khăn mềm để rửa sạch núm vú, loại bỏ những chất khô tiết ra và tích quanh núm vú. Hạn chế dùng xà phòng để vệ sinh vùng ngực vì dễ làm khô, nứt núm vú. Khi tắm, lúc da đang mềm, bạn cũng có thể nặn nhẹ đầu vú cho ra một ít sữa non giúp các lỗ tiết thông và sau này không bị tắc sữa.
  • Nếu bạn thấy núm vú ở một bên hay cả hai bên bị thụt vào trong, cần xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sau này. Trước tiên cần rửa sạch đầu vú và bầu vú, sau đó kéo lên xuống, sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Làm nhiều lần, mỗi lần 5 phút.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng tiết sữa.
  • Nếu mẹ bị chảy sữa nhiều, liên tục đến mức làm ướt áo, gây cảm giác khó chịu, mùi hôi, thì mẹ bầu nên thường xuyên thay áo ngực, sử dụng vải xô hoặc vải mềm lót bên trong áo ngực, đồng thời vệ sinh bầu ngực sạch sẽ.
  • Cần lưu ý không nên tác động mạnh vào ngực và nhũ hoa trong những tháng cuối thai kỳ. Việc xoa nắn không đúng cách có thể gây ra hiện tượng co bóp tử cung dẫn đến sinh non.

Việc tiết sữa non khi mang thai từ tháng thứ 6 trở đi là hiện tượng rất bình thường. Đầu tiên, người mẹ sẽ thấy xuất hiện ở đầu ti những gợn trắng, dấu hiệu này cho biết mẹ chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó, người mẹ mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự, sữa non có màu vàng, đặc dính. Tiết sữa non quá sớm khi sữa tiết ra sớm hơn (từ tháng thứ 5 trở về trước) thì bạn nên đi khám. Đó có thể là dấu hiệu cho biết thay đổi nội tiết trong cơ thể.

Nếu trong sữa non có lẫn máu, bạn không nên quá lo lắng, đây có thể là do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Điều này không gây nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sữa non có lẫn máu quá nhiều, đầu ngực bị căng tức thì bạn nên đi khám ngay.

Tại sao bầu không được xoa đầu ti

Chảy sữa non khi mang thai ở tháng thứ 7 trở đi là hiện tượng bình thường

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tư vấn cách phòng tránh trầm cảm sau sinh

XEM THÊM: