Tại sao bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng không bình thường diễn ra ở đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng… Rối loạn tiêu hóa có thể là bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Bệnh lý có thể xảy ra ngay tại đường tiêu hóa nhưng cũng có thể xảy ra ngoài đường tiêu hóa.

Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa nhưng không phải bệnh lý ví dụ như đối với trẻ do ăn chế độ không phù hợp làm cho tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, mùi tanh…

Nhiều trường hợp do mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó phải dùng kháng sinh nhưng người bệnh không tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột, xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất, đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.

Hiện tượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở ruột được gọi là ‘loạn khuẩn’. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý của một số người, nhất là hiện tượng tự mua thuốc để điều trị bệnh cho mình hoặc người thân rất dễ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Để xác định chính xác có phải bị loạn khuẩn đường tiêu hóa hay không, người bệnh cần xét nghiệm phân tại các cơ sở y tế. Khi có kết quả đánh giá bị ‘loạn khuẩn’ của phòng xét nghiệm vi sinh y học, bác sĩ khám bệnh sẽ có phương pháp để điều chỉnh sự ‘loạn khuẩn’ đó. Hoặc trường hợp phụ nữ nghén khi mang thai nhưng cũng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như không muốn ăn, nôn, buồn nôn…

Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý.

Tuy nhiên, tùy theo từng loại bệnh mà triệu chứng xuất hiện có khác nhau không nhất thiết có đầy đủ các triệu chứng, có khi chỉ có một hoặc hai triệu chứng cũng có thể gọi là rối loạn tiêu hóa.

Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét) đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn).

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh gây rối loạn tiêu hóa thường xuyên do chế độ ăn uống không vệ sinh, nhiều mỡ, nhiều chất tanh…

Viêm ruột thừa cấp tính thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện.

Có những bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng thì đầy hơi trướng bụng, buồn nôn, nôn cũng có thể xuất hiện.

Người mắc sỏi thận cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa.         

Một số bệnh gây viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần như bệnh tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, ngộ độc thực phẩm…

Viêm đại tràng co thắt thì có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa có phần khác với viêm ruột cấp tính…

Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa nhưng khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn ốc tiền đình (cũng có triệu chứng buồn nôn, nôn).

Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng đặc trưng của rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau, có từng mức độ khác nhau ở mỗi người, nên khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần đi khám bác sĩ.

Với trẻ em đang bú mẹ, đang ăn bổ sung (ăn dặm), đang uống sữa bò, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc các cháu mới đi nhà trẻ, mẫu giáo do chế độ ăn chưa phù hợp tốt nhất là nên đến bệnh viện nhi, khoa nhi hoặc trung tâm dinh dưỡng để được bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và tư vấn.

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay để được xử trí kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đối với tính mạng.

Khi bị bệnh nhiễm khuẩn, người bệnh cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện tự mua kháng sinh để điều trị dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Từ 05/05/2022 – 15/06/2022 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc triển khai chương trình ưu đãi NỘI SOI TIÊU HÓA và TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA cực kỳ hấp dẫn dành tặng quý khách hàng tại 3 cơ sở: Yên Ninh – Savico – Phúc Trường Minh.

Chi tiết chương trình:

– ƯU ĐÃI 20% nội soi tiêu hóa

– GIẢM TỚI 1,6 TRIỆU ĐỒNG tầm soát ung thư tiêu hóa

– Miễn phí khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

NHANH TAY ĐĂNG KÝ NGAY 

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: 

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non nớt nên rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa để có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa từ sớm, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng đường tiêu hóa xuất hiện những biểu hiện bất thường như đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… Từ đó, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ, khiến con mệt mỏi, chậm tăng cân, chậm lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của bé.

Hầu hết các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày và sự phát triển của trẻ. Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là 6 nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất.

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Trong khi đó, hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của trẻ lại chưa đủ mạnh, hoặc bị rối loạn nên không thể tạo thành hàng rào để bảo vệ cơ thể bé, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do kháng sinh không chỉ có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà nó còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.

Từ đó dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vi khuẩn có hại nhiều hơn sẽ tấn công vi khuẩn có lợi và gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, táo bón, phân sống…

Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt nên dễ bị rối loạn, ngộ độc thức ăn khi bé tiêu thụ những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa hóa chất bảo vệ thực vật, đồ ăn ôi thiu hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để chế biến thức ăn cho bé.

Trẻ nhỏ thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc trẻ tiếp xúc nhiều với vật nuôi, đồ chơi, đồ dùng bị nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn từ môi trường đi vào hệ tiêu hóa và gây bệnh.

Ngoài ra, trẻ không rửa tay trước khi ăn cũng sẽ tạo điều kiện lây nhiễm giun sán, vi khuẩn và nhiều tác nhân khác gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy…

Dù trẻ được ăn đồ ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi nhưng bé vẫn gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa thì đó là do ba me chưa xây dựng đúng chế độ ăn cho bé.

Đồ ăn không đảm bảo vệ sinh khiến bé bị rối loạn tiêu hóa

Một số sai lầm trong việc ăn uống của trẻ như: cho ăn dặm quá sớm (khi chưa được 6 tháng tuổi), ăn các món ăn nhiều đạm, nhiều giàu mỡ, ăn quá nhiều rau củ giàu chất xơ, ăn các thức ăn khó tiêu như ngô, sắn, hoặc cho trẻ ăn quá no cũng có thể là nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Những sai lầm này khiến bé gặp phải tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…

Ngoài 5 nguyên nhân trên, rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là do một số bệnh lý khác gây nên. Ví dụ như bé bị viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản khiến con có đờm nhưng lại chưa biết khạc nhổ mà sẽ nuốt vào, khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương đường ruột mãn tính, dễ tái đi tái lại thường xuyên, thậm chí tái lại mãi không thể chữa khỏi.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng khiến bé không nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết, gây thiếu chất, thiếu dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển…

Vì vậy, ba mẹ cần quan sát trẻ, phát hiện và điều trị sớm nếu bé bị rối loạn tiêu hóa để ngăn ngừa những diễn tiến xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con.

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hãy áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh của con.

Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống

Vấn đề vệ sinh thực phẩm cần phải được quan tâm hàng đầu trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ. Khi chế biến đồ ăn cho bé, ba mẹ cần chọn thực phẩm tươi sống, rửa sạch trước khi chế biến. 

Đồ ăn của bé cần đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi

Ngoài ra, ba mẹ cần sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn cho bé. Đồ ăn của bé cần được nấu kỹ, không cho con ăn đồ tươi sống. Nấu xong nên cho bé ăn luôn để đảm bảo vệ sinh cũng như đảm bảo độ thơm ngon.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ thì ba mẹ cần biết cách xây dựng chế độ ăn phù hợp với trẻ ở từng lứa tuổi. Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo cung cấp đủ và cân bằng 4 nhóm chất quan trọng là chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Ba mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp hàm lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, có vai trò giữ và lọc thức ăn để lấy dinh dưỡng và đẩy chất thải ra ngoài. 

Cùng với đó, ba mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa với trẻ nhỏ hơn. Cung cấp đủ nước giúp làm loãng thức ăn để chúng dễ di chuyển và dễ được tiêu hóa trong đường ruột.

Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Ba mẹ nên chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân cho bé. Tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, vệ sinh đồ chơi cho bé để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn khi bé đưa đồ chơi, đồ dùng vào miệng.

Bên cạnh đó, hãy tẩy giun cho bé định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ.

Sử dụng thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ba mẹ nên bổ sung thêm những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như sữa chua men vi sinh để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Những sản phẩm này không chỉ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn mà còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột để bé luôn khỏe mạnh. Nhờ đó, con cũng ăn ngon miệng hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Trẻ nhỏ có thể ăn sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa

Vận động thường xuyên

Cho trẻ vận động, tập những bài tập phù hợp cũng là cách tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Hoạt động nhiều giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ vận động ngay sau khi ăn no.

Cho trẻ đi khám thường xuyên

Khi bé bị có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa mà áp dụng hết những biện pháp trên vẫn không cải thiện thì ba mẹ nên cho con đi khám ngay. Ngoài ra, ba mẹ cũng cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của con và phát hiện sớm những bất thường để có biện pháp xử lý ngay từ đầu.

Như vậy, bài viết này đã trình bày những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục. Ba mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé tốt hơn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Video liên quan

Chủ đề