Tại sao bot cai lậy

Tại sao bot cai lậy

Trạm thu phí BOT Cai Lậy dự kiến thu phí trở lại vào ngày 7-10 - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thống nhất chủ trương tổ chức thu phí lại dự án BOT Cai Lậy với thời gian dự kiến thu phí thử ngày 20-9, chính thức thu phí ngày 7-10-2022.

Hiện cả hai trạm thu phí trên tuyến tránh và quốc lộ 1 đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị thu phí không dừng; hoàn thành công tác vận hành chạy thử đảm bảo trạm thu phí theo hình thức không dừng như các trạm thu phí trên cả nước.

Nhà đầu tư đã hoàn thành sửa chữa hư hỏng mặt đường trên quốc lộ 1 và tuyến tránh; sơn sửa, vệ sinh khu vực trạm thu phí... 

Đối với một số tồn tại về công tác quản lý, bảo trì trên tuyến, ngày 12-9 tổ công tác kiểm tra điều kiện thu phí của Tổng cục Đường bộ đã yêu cầu nhà đầu tư khẩn trương thực hiện các công việc trước mắt để đảm bảo an toàn giao thông, hoàn thành trước ngày 18-9. 

Sau khi được thu phí trở lại, nhà đầu tư phải sửa chữa, khắc phục dứt điểm.

Về giá vé tại trạm thu phí ở quốc lộ 1 (theo mức thuế VAT 8%) thấp nhất là 14.000 đồng, cao nhất là 118.000 đồng. Giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí tuyến tránh (theo mức thuế VAT 8%) thấp nhất là 24.000 đồng, cao nhất là 137.000 đồng.

Sở Giao thông vận tải Tiền Giang cũng đã báo cáo Tổng cục Đường bộ danh sách các xe đủ điều kiện miễn giảm của đợt 1 với hơn 1.300 xe. Trong thời gian thu phí, doanh nghiệp dự án tiếp tục phối hợp với địa phương kịp thời thực hiện miễn giảm theo quy định.

Phạm vi miễn giảm cho các xe vùng lân cận trạm thu phí gồm 41 xã, phường, thị trấn. Đối tượng giảm giá là các xe cơ giới của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú (chủ sở hữu là cá nhân) và có trụ sở chính (chủ sở hữu là các tổ chức, doanh nghiệp) trên địa bàn 41 xã, phường, thị trấn trong phạm vi bán kính 10km quanh trạm thu phí km1990+300 quốc lộ 1 và đồng thời với địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Mức giảm giá: xe buýt giảm 100%; các loại xe không sử dụng để kinh doanh giảm 100%; các loại xe sử dụng để kinh doanh giảm 50%.

Dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tiền Giang) khởi công năm 2014 với tổng mức đầu tư khoảng 1.389 tỉ đồng. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới hoàn toàn dài khoảng 12km với tổng vốn hơn 1.000 tỉ đồng; phần sửa chữa quốc lộ 1 dài 26,5km với vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng.

Khi dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thử một thời gian, đầu tháng 8-2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt hoàn toàn trên quốc lộ 1, đoạn qua xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chính thức hoạt động. Tuy nhiên, ngay ngày đầu thu phí, trạm BOT này đã vấp phải sự phản đối của giới tài xế và liên tục phải xả trạm. 

Do quá trình thu phí diễn ra phức tạp, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong khu vực và giải tỏa ùn tắc giao thông, nhà đầu tư đã tạm dừng công tác thu phí hoàn vốn cho dự án từ đầu tháng 12-2017 cho đến nay.

Ngày 8-9, UBND tỉnh Tiền Giang đã họp về việc chuẩn bị thu phí lại dự án BOT Cai Lậy, trong đó thống nhất theo đề nghị của nhà đầu tư về thời gian thu phí thử là ngày 20-9, thu phí chính thức là ngày 7-10.

Tại sao bot cai lậy
BOT Cai Lậy sắp thu phí trở lại, vẫn lo nguy cơ phá vỡ phương án tài chính

TUẤN PHÙNG - ĐỨC PHÚ

Tại sao bot cai lậy

BOT Cai Lậy là một trong những dự án có nguy cơ bị phá vỡ phương án tài chính - Ảnh: N.TRẦN

Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Theo thống kê đến thời điểm năm 2019, đã huy động được khoảng 244.086 tỉ đồng để đầu tư 70 dự án giao thông theo phương thức PPP, bao gồm 63 dự án BOT, 4 dự án BT, 1 dự án BT kết hợp BOT và 2 dự án BOO.

Liên quan đến các dự án BOT giao thông, báo cáo chỉ rõ kết quả rà soát trạm thu phí của toàn bộ 70 dự án BOT cho thấy, có 21 trạm thu phí có bất cập. Để xử lý, bộ và địa phương đã phối hợp các nhà đầu tư áp dụng nhiều giải pháp như di dời trạm thu phí về vị trí phù hợp; bổ sung trạm thu phí, gộp trạm, miễn giảm phí cho người dân khu vực lân cận...

Đến nay đã xử lý được vướng mắc của 16/21 trạm. Còn lại trạm Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) dù đã thống nhất giải pháp xử lý và chuẩn bị đưa vào vận hành thu phí trở lại nhưng còn tiềm ẩn rủi ro. Còn lại 4 trạm, do tính chất đặc thù nên giải pháp xử lý bất cập liên quan đến một số nội dung chưa được pháp luật quy định cụ thể, vượt thẩm quyền xử lý của Bộ Giao thông vận tải.

Về những vướng mắc liên quan đến doanh thu thu phí BOT, những dự án này thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài đến trên 20 năm, trong khi dự báo về nhu cầu vận tải chỉ đảm bảo ở mức độ chính xác nhất định; việc điều chỉnh chính sách, quy hoạch... sẽ tác động rất lớn đến doanh thu và hiệu quả tài chính của các dự án BOT.

Toàn bộ các dự án BOT giao thông chưa được áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro nên thường rất khó khăn, thậm chí dẫn đến phá sản, gây nợ xấu khi dự án BOT bị sụt giảm doanh thu. Dẫn chứng, qua rà soát 70 dự án, đến nay có 54 dự án đang tổ chức thu phí hoàn vốn, các dự án còn lại chưa được thu phí hoặc đang dừng thu phí để quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Trong tổng số 54 dự án đang thu phí, 41/54 dự án có số thu thấp hơn so với số thu dự kiến tại hợp đồng dự án, trong đó 19 dự án có mức thu đạt dưới 70%, cá biệt có 3 dự án có doanh thu chỉ đạt dưới 30% so với phương án tài chính, gây phá vỡ phương án tài chính.

Để xử lý những vướng mắc này, Bộ Giao thông vận tải cho hay với 4 trạm thu phí BOT còn tồn tại bất cập chưa được thu phí, cần báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí vốn nhà nước để thanh toán chi phí đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, thay thế quyền thu phí, tái cơ cấu khoản nợ, khoanh nhóm nợ đối với các khoản vay tín dụng tại các dự án này.

Để tháo gỡ về doanh thu, Bộ Giao thông vận tải đề nghị đánh giá điều kiện của từng dự án BOT và đề xuất lộ trình tăng phí phù hợp. Đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép các tổ chức tín dụng được tái cơ cấu khoản nợ, khoanh nhóm nợ đối với một số khoản vay tín dụng đầu tư BOT có nguy cơ phát sinh nợ xấu do sụt giảm doanh thu.

Với dự án có phương án tài chính bị phá vỡ, bộ đề nghị cho phép sử dụng vốn nhà nước thanh toán chi phí đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Với dự án tiềm ẩn nguy cơ phát sinh phá vỡ phương án tài chính, cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Bao gồm các dự án BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, dự án BOT cải tạo quốc lộ 26, dự án BOT cầu Văn Lang.

Tại sao bot cai lậy
Không dám dời trạm BOT chặn luôn tuyến tránh vì sợ như... BOT Cai Lậy

N.AN

Tại sao bot cai lậy

BOT Cai Lậy dự kiến sẽ được thu phí trở lại từ tháng 8/2022 sau 5 năm tạm dừng thu phí

Dự án đầu tư xây dựng QL1 qua thị xã Cai Lậy dài hơn 38 km, tổng mức đầu tư ban đầu tư gần 1.400 tỷ đồng, bao gồm tăng cường mặt QL1 dài hơn 26 km và xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12 km. Trạm thu phí đặt trên QL để thu phí cho 2 tuyến đường.

Từ khi trạm đi vào hoạt động ngày 1/8/2017, nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé, tụ tập đông người gây ùn tắc, mất an ninh trật tự khiến chủ đầu tư phải liên tục xả trạm. Từ ngày 14/12/2017, BOT Cai Lậy đã phải tạm dừng thu phí.

Theo Tổng cục Đường bộ, từ tháng 2/2022, cơ quan này đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện xây dựng trạm thu phí trên tuyến tránh và sửa chữa hư hỏng mặt đường. 

Nhà đầu tư cũng đã 2 lần cam kết hoàn thành tuy nhiên tiến độ các công việc để có thể thu phí lại không bảo đảm quy định tại phụ lục hợp đồng (hoàn thành trong quý IV/2021). Lý do của sự chậm trễ, theo báo cáo của nhà đầu tư là do khó khăn về tài chính, ảnh hưởng của thời tiết trong thời gian qua.

Hoàn thành sửa chữa hư hỏng tuyến tránh và xây dựng trạm thu phí

Ngày 27/6, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục họp về việc chuẩn bị thu phí lại dự án BOT Cai Lậy. Theo báo cáo của nhà đầu tư, hiện đã cơ bản đã hoàn thành các công việc về xây dựng trạm thu phí, lắp đặt và kết nối thu phí trạm. Sau khi hoàn thành sửa chữa hư hỏng trên tuyến tránh, tổ chức lại giao thông cho các xe khách từ 29 chỗ trở lên và xe tải 3 trục phải lưu thông vào tuyến tránh khi đi qua thị xã Cai Lậy. 

Ghi nhận nỗ lực của nhà đầu tư, song Tổng cục Đường bộ cũng khẳng định, nhà đầu tư đã cam kết thực hiện nghiêm túc trách nhiệm hoàn thành xây dựng, cải tạo và kết nối thu phí không dừng các trạm thu phí của dự án, sửa chữa, bảo đảm giao thông trên tuyến trước ngày 15/7/2022. Do đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan có thẩm quyền về việc chậm hoàn thành các cam kết này. 

Phan Trang