Tại sao evn lại có lợi nhuận thấp

EVN ghi nhận mức lãi lớn mặc dù năm 2020 tập đoàn này đã giảm giá tiền điện cho khách hàng - Ảnh: N.KH

Thông tin được EVN nêu trong báo cáo công bố thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch năm 2020 gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, nhấn mạnh với mức lợi nhuận trên, EVN cho rằng tỉ suất sinh lời tăng so với năm 2019 và ở mức hợp lý so với điều kiện đặc thù của ngành điện.

Cụ thể, tỉ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA) 2,0%, tăng 0,63%; tỉ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE) 6,21%, tăng 1,83%; lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ EVN đạt 1.598 tỉ đồng.

Như vậy, mức lãi được ghi nhận năm 2020 cao hơn nhiều so với năm trước đó là hơn 9.700 tỉ đồng và 2 năm trước đó khoảng 6.500 - 6.800 tỉ đồng.

Trong năm 2020, EVN đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện, thị trường điện đã bám sát nhu cầu phụ tải, khai thác hiệu quả các nguồn điện trong hệ thống.

Để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng, EVN đã triển khai các dịch vụ điện trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia và tại 63/63 tỉnh/thành phố. Hoàn thành tích hợp toàn bộ 12/12 dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia và chuyển đổi dịch vụ thanh toán tiền điện sang nền tảng thanh toán.

EVN đã bán điện trực tiếp cho 28,94 triệu khách hàng, tăng 0,9 triệu khách hàng so với năm 2019. Công tác thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt được đẩy mạnh và đạt tỉ lệ 70,3% về số khách hàng và đạt 91,72% trong tổng doanh thu.

Tổn thất điện năng năm 2020 giảm còn 6,42%, thấp hơn 0,08% so với kế hoạch và 0,07% so với năm 2019. Độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao, trong đó chỉ số SAIDI (thời gian mất điện bình quân khách hàng trong năm) giảm còn 356 phút, vượt chỉ tiêu năm (400 phút).

Như vậy với doanh thu và lợi nhuận đạt được, tập đoàn bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước, tổng giá trị tài sản hợp nhất toàn tập đoàn tính đến cuối năm 2020 là 729.452 tỉ đồng (tăng 1,1% so với năm 2019), trong đó vốn chủ sở hữu là 240.195 tỉ đồng (tăng 6%). Công ty mẹ EVN nộp ngân sách 10.513 tỉ đồng và toàn tập đoàn nộp ngân sách 23.177 tỉ đồng.

Tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300MW, tăng 14.300MW so với năm 2019. Trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.351MW (tăng 12.148MW so với năm 2019) và chiếm tỉ trọng 25,3%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN (sau Indonesia) và thứ 23 thế giới.

Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2020 là 247,08 tỉ kWh, tăng 2,9% so năm 2019. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN năm 2020 là 238,47 tỉ kWh, tăng trưởng 3,33% so với năm 2019. Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 216,95 tỉ kWh tăng 3,42% so với năm 2019 và bằng 100,02% kế hoạch.

EVN cho biết trong bối cảnh dịch bệnh, tập đoàn đã chia sẻ với những khó khăn của các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Theo đó, tập đoàn thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện trong 2 đợt với tổng số tiền 12.265 tỉ đồng (chưa bao gồm VAT).

Năm 2020, EVN không có khoản đầu tư tài chính nào và dành nguồn tiền đầu tư vào các dự án nguồn và lưới điện. Theo đó, giá trị khối lượng đầu tư toàn tập đoàn đạt 86.894 tỉ đồng, bằng 93,22% kế hoạch, gồm giá trị giải ngân cả năm 2020 đạt 83.715 tỉ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 33.405 tỉ đồng…

Nhiều dự án được tập trung đầu tư xây dựng như dự án nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng; thủy điện tích năng Bắc Ái; nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng; thủy điện Ialy mở rộng; nhiệt điện Quảng Trạch 1, nhiệt điện Ô Môn IV; đường dây 500kV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2; đường dây 500kV Mỹ Tho - Đức Hòa - Chơn Thành…

Trong nhiều năm qua, EVN đã cố gắng tìm mọi nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống điện. Vấn đề đặt ra là do tình hình tài chính ngành Điện có khó khăn, có năm  EVN bị lỗ, hoặc lãi rất ít, nên không đủ vốn để tái đầu tư phát triển. Để giảm giá thành sản xuất điện, góp phần vào việc tăng lợi nhuận, có vốn tái đầu tư phát triển sản xuất, EVN cần thực hiện các nhóm giải pháp đồng bộ, trong đó, giải pháp tối ưu hoá chi phí là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

  Thứ nhất: EVN tìm biện pháp để tiết kiệm chi phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Hằng năm, EVN đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng xây dựng nguồn và lưới điện. Chỉ cần tiết kiệm được 5 - 7% thì đã được hàng ngàn tỷ đồng. Đối với những dự án nằm trong Tổng sơ đồ phát triển Điện lực giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt, cần có kế hoạch triển khai từng dự án, trong đó, công tác chuẩn bị (giai đoạn chuẩn bị đầu tư) ít nhất từ 2 - 3 năm (từ việc xác định địa điểm, khảo sát thăm dò, lập báo cáo khả thi, lập thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, tổ chức đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tái định cư…). Trong những nhiệm vụ này việc lập tổng dự toán là hết sức quan trọng. Các hạng mục chi phí đầu tư được lập phải sát với tình hình thực tế dự án. Việc tổ chức đấu thầu,phải chọn được nhà thầu tốt nhất, có giá hợp lý tránh phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời, việc tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư hết sức quan trọng, nếu làm tốt ở khâu này cũng giảm được nhiều chi phí cho dự án…

Quản lý dự án là quản lý tất cả các công đoạn phải kiểm soát tốt từ xây dựng, vận tải, chi phí giám sát và các chi phí khác tìm mọi giải pháp giảm chi phí tới mức hợp lý. Để làm tốt các công việc này, cần phải lựa chọn Ban quản lý Dự án có đủ năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm cao, điều hành dự án một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai: Tối ưu hoá các chi phí trong quá trình tổ chức kinh doanh điện năng. Cơ cấu tổ chức kinh doanh điện năng của EVN được thực hiện theo 4 cấp: Tập đoàn - các tổng công ty - các công ty - các chi nhánh. Do đó cần có sự thống nhất cao trong việc tiết kiệm các chi phí từ trên xuống dưới. Muốn làm tốt được việc này, trước hết phải tổ chức xây dựng, cải tạo lưới điện phân phối, đưa điện đến hộ tiêu dùng một cách tốt nhất, giảm tổn thất điện năng. Công tác chăm sóc dịch vụ khách hàng luôn luôn phải được coi trọng, đặc biệt ở các công ty phân phối điện làm sao để cho mọi người dân, mọi doanh nghiệp, mọi khách hàng sử dụng điện luôn luôn được thoả mãn và hài lòng với các dịch vụ của ngành Điện.

Thứ ba: Tiết kiệm điện là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm tối ưu hoá các chi phí. Hiện nay, mức tiêu thụ điện năng theo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam còn rất cao, thể hiện qua hệ số đàn hồi điện/GDP. Tại nhiều nước trên thế giới hệ số này đã ở mức < 1, còn Việt Nam khoảng 1,5- 1,6, thậm chí có năm lớn hơn 2... Trong những nguyên nhân khiến khách hàng chưa chú ý đến tiết kiệm điện chính là  giá điện còn thấp, nên khách hàng dùng điện còn rất lãng phí.

Thực tế hiện nay, sản lượng điện tiêu thụ trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng đang chiếm khoảng 53% tổng sản lượng điện quốc gia. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đang có công nghệ lạc hậu, sử dụng thiết bị tiêu thụ điện năng cao, công tác quản lý tiết kiệm điện ở doanh nghiệp chưa tốt, gây ra lãng phí điện năng rất lớn. Các khách hàng khác như: Khách sạn, nhà hàng và các hộ dân cũng chưa quan tâm đúng mức tới việc tiết kiệm điện. Để làm tốt tiết kiệm điện, ngoài việc vận động tuyên truyền, chính sách hỗ trợ đối với khách hàng của EVN, Chính phủ cần đưa ra các chế tài, những quy định, những quy chế để buộc mọi người sử dụng điện phải có ý thức tiết kiệm hiệu quả.

Thứ tư: EVN cần phải xây dựng định mức, định biên lao động một cách hợp lý, tinh giảm số người làm việc, tăng năng suất lao động. Để đảm bảo quyền lợi người lao động, khi triển khai cần có những chính sách, cơ chế, lộ trình giải quyết hợp lý vấn đề này.

Thứ năm: Các chi phí khác phục vụ cho quá trình điều hành, sản xuất, kinh doanh… như chi phí đối ngoại, chi phí đi lại, ăn ở, tiếp khách, mua sắm… cũng cần được tiết kiệm một cách tối đa.

Thứ sáu: Cần đẩy mạnh công tác cổ phần hoá những đơn vị có đủ điều kiện, tập trung thúc đẩy thị trường điện và tăng nguồn vốn đầu tư cho các dự án.

Nếu EVN tập trung thực hiện đồng bộ những vấn đề nêu trên bằng những giải pháp, cơ chế phù hợp, cụ thể sát thực và với quyết tâm cao, chắc chắn nhiệm vụ “Tối ưu hoá chi phí” sẽ đạt được kết quả tốt, góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận để có thêm nguồn vốn cho việc tái đầu tư phát triển. Như vậy, “tối ưu hóa chi phí” chẳng những không mâu thuẫn với nhu cầu đầu tư ngày càng cao của EVN mà ngược lại, sẽ thúc đẩy đầu tư một cách hiệu quả.