Tại sao israel thắng trong cuộc chiến tranh 6 ngày

Cuộc chiến chớp nhoáng giữa Israel và các nước Arab tại Trung Đông năm 1967 chỉ kéo dài 6 ngày nhưng vô cùng ác liệt, với nhiều tổn thất. Đây được coi là cuộc chiến định hình thế cờ tại "chảo lửa" của thế giới trong suốt 50 năm qua.

Cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Israel và các “láng giềng” Ai Cập, Jordan và Syria diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10-6-1967. Dù chỉ diễn ra trong vòng 6 ngày, song nó là kết quả của những xung đột ngầm diễn ra trong khoảng thời gian dài trước đó.

Sau cuộc chiến Israel- các nước Arab năm 1956, theo nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), 3.400 lính “ mũ nồi xanh” của LHQ từ các nước Scandinaver, Canada, Brazil và Nam Tư được bố trí tại biên giới Israel- Ai cập trên bán đảo Sinai để lập vùng đệm giữa các bên.

Tại sao israel thắng trong cuộc chiến tranh 6 ngày
Xe tăng của Israel trong "Cuộc chiến 6 ngày". Ảnh : ITN

Tính từ thời điểm đó, tại biên giới giữa các nước về cơ bản không có xung đột lớn ngoài vài cuộc đấu súng hay tấn công bộc phát. Nhưng mọi việc bắt đầu nóng trở lại vào đầu năm 1967, khi mà cả Israel và các nước Arab trong khu vực tin rằng đối thủ sắp tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn để tiêu diệt mình.

Tới đầu tháng 4-1967, theo các tài liệu mới được giải mật, Syria đã nhận được tin tình báo rằng Israel sắp tấn công họ. Thông tin này nhanh chóng được Damacus chuyển tới cho đồng minh Ai Cập.

Vào ngày 7-4-1967, Syria bất ngờ nã pháo vào các khu vực dân cư của Israel. Tel Aviv đáp trả bằng những đòn không kích vào các trận địa pháo của Syria trên cao nguyên Golan. Máy bay của Israel thậm chí đã bay thẳng vào thủ đô Damacus của Syria để tiến hành một số vụ tấn công dằn mặt.

Tại sao israel thắng trong cuộc chiến tranh 6 ngày
Máy bay Israel trong các vụ không kích nhằm vào quân đội Syria.

Không để đồng minh Syria chờ lâu, Ai Cập bất ngờ yêu cầu quân LHQ rút lui khỏi Bán đảo Sinai. Họ cũng đóng đóng cửa Eo biển Tiran với tàu thuyền “mang cờ Israel hoặc chuyên chở vật liệu chiến lược”. Trong khoảng thời gian này, khoảng 100.000 quân cùng hơn 1000 xe tăng đã được quốc gia này điều tới sát biên giới Israel.

Cho rằng mình có nguy cơ bị tấn công và thậm chí xóa sổ khỏi thế giới một lần nữa, Bộ Tổng tham mưu Israel dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng quốc phòng mới – Tướng Moshe Daian đã ra quyết định tấn công phủ đầu các đối thủ để giành thế chủ động hoàn toàn.

Ngày 5-6-1967, Israel bắt đầu hành động. Chiến dịch đầu tiên và cũng là đòn phủ đầu mang tính quyết định của Israel chính là cuộc tấn công vào Không quân Ai Cập. Trong số các quốc gia Arab thời đó, Không quân Ai Cập là lực lượng đông và hiện đại nhất đã bị phía Israel gần như "xóa sổ" hoàn toàn. Phần lớn các máy bay của Ai Cập bị phá hủy khi chúng còn đang nằm dưới mặt đất.

Tại sao israel thắng trong cuộc chiến tranh 6 ngày
Nhiều máy bay của Ai Cập bị phá hủy khi chưa kịp cất cánh. Ảnh: AP

Tới ngày 9-6-1967, Israel đã chiếm hoàn toàn vùng đệm tại biên giới với Ai Cập, Jordan và Syria. Sức mạnh quân sự của 3 nước Arab gần như bị đè bẹp hoàn toàn. Theo số liệu thống kê, trong "Cuộc chiến tranh sáu ngày" này, Ai Cập có trên 10.000 binh sĩ thiệt mạng, 5.000 người bị bắt làm tù binh, gần 800 xe tăng cùng một khối lượng lớn các phương tiện quân sự bị phá hủy hoặc tịch thu.

Trong cuộc chiến này, Jordan đã thiệt hại gần 200 xe tăng cùng hàng nghìn binh sĩ. Riêng Quân đội Syria, tuy đã triển khai kế hoạch phòng thủ chu đáo nhưng cũng bị thiệt hại nặng.

Đến ngày 10-6-1967, hai bên chính thức ngừng bắn khi người Israel chiến thắng, trả được món nợ năm 1948, chiếm đóng gần như toàn bộ “vùng đất thánh” Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai, Bờ Tây và Cao nguyên Golan.

Tại sao israel thắng trong cuộc chiến tranh 6 ngày
Binh lính Israel tràn vào Jerusalem trong cuộc chiến năm 1967. Ảnh: ITN

Sau cuộc chiến này, người Israel coi Jerusalem, bao gồm thành cổ và vùng ngoại ô phía Đông, là thủ đô "vĩnh cửu và không thể phân chia" của họ, bất chấp việc người Palestine coi phía Đông Jerusalem là thủ đô cho quốc gia tương lai.

Nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ năm 1967, tại Trung Đông cũng đã diễn ra nhiều sự thay đổi về nhân khẩu học, bạo lực hay những tranh cãi xung quanh các vấn đề ở Jerusalem. 

Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận rằng kết quả của cuộc chiến này chính là yếu tố mấu chốt ảnh hưởng đến địa thế chính trị của toàn Trung Đông cho tới tận ngày nay.

Thiện Nhân (Tổng hợp)

Bùng nổ cách đây đúng 50 năm, vào ngày 5.6 và kéo dài đến 10.6.1967, cuộc chiến tranh chớp nhoáng giữa Israel với 3 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria và Jordan còn có tên gọi là “Cuộc chiến tranh 6 ngày”. Ngay trước cuộc chiến, Israel được cho là đã ráo riết chế tạo một quả bom hạt nhân và lên kế hoạch thử nó trong lãnh thổ Ai Cập. Kế hoạch sẽ được tiến hành khi Israel thấy có nguy cơ thất trận và giới chức nước này cho rằng việc kích nổ quả bom hạt nhân sẽ buộc đối phương rút lui.

Kế hoạch bí mật được người soạn thảo là chuẩn tướng không quân Israel Itzhak Yaakov tiết lộ với sử gia Avner Cohen trong các cuộc phỏng vấn vào năm 1999 và 2000, theo tờ The New York Times. Tuy nhiên, chi tiết của nó chỉ vừa được ông Cohen, học giả hàng đầu về lịch sử hạt nhân Israel và hiện là giáo sư tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury (Mỹ), công bố trên website của Trung tâm Woodrow Wilson (Mỹ).

Tiến sĩ Cohen cho hay ông đã hứa với cựu chuẩn tướng Yaakov là sẽ tìm thời gian và địa điểm thích hợp để công bố về kế hoạch nói trên. Ông Cohen cho rằng thời điểm đánh dấu 50 năm xảy ra cuộc chiến, khi ông Yaakov cùng nhiều nhân chứng đã qua đời, là lúc thích hợp để công bố điều được ông mô tả là “bí mật cuối cùng của cuộc chiến tranh 1967”.

Chiến dịch “ngày tận thế”



Vào năm 2001, một năm sau khi tiết lộ câu chuyện của mình với tiến sĩ Avner Cohen ở TP.New York, cựu chuẩn tướng Itzhak Yaakov trở về Israel và bị bắt ở tuổi 75, với cáo buộc gây tổn hại an ninh quốc gia thông qua việc trao đổi với nhà báo Israel Ronen Bergman. Những bài viết của ông Bergman về kế hoạch hạt nhân năm 1967 đều bị quân đội Israel kiểm duyệt. Sau đó, ông Yaakov bị kết tội tiết lộ thông tin mật trái phép và bị xử 2 năm tù treo. Ông qua đời năm 2013, lúc 87 tuổi.


Trong các cuộc trả lời phỏng vấn, cựu chuẩn tướng Yaakov đã gọi kế hoạch kích nổ bom hạt nhân là chiến dịch “ngày tận thế”. Ông kể lại rằng vào tháng 5.1967, khi căng thẳng dâng cao với quyết định của Ai Cập đóng cửa eo biển Tiran nằm giữa vịnh Aqaba và biển Đỏ, ông đang có chuyến công tác ở bang California (Mỹ) thì bất ngờ được triệu tập về Israel. Với nguy cơ chiến tranh bùng nổ hiển hiện trong đầu, ông Yaakov đã soạn thảo và xúc tiến kế hoạch kích nổ thiết bị hạt nhân ở bán đảo Sinai của Ai Cập. “Mục tiêu là tạo ra tình thế mới, một tình thế buộc các cường quốc can thiệp hoặc buộc quân Ai Cập dừng lại và thốt lên: Chờ một lát, chúng ta đã không chuẩn bị cho điều đó”, ông Yaakov kể lại.

Vị trí được chọn là đỉnh núi nằm cách một khu quân sự của Ai Cập hơn 19 km. Nếu kế hoạch được kích hoạt, quân đội Israel sẽ điều một toán lính nhảy dù đánh lạc hướng binh sĩ Ai Cập trong khu vực để một nhóm khác có thể tiến hành chuẩn bị cho vụ nổ thiết bị hạt nhân. Ngoài ra, hai trực thăng lớn sẽ hạ cánh, đưa thiết bị hạt nhân tới rồi lập chốt chỉ huy trong hẻm núi. Nếu thiết bị hạt nhân được kích nổ, đám mây hình nấm có thể được nhìn thấy từ mọi nơi ở Sinai và có thể từ tận thủ đô Cairo của Ai Cập. Ông Yaakov còn tiết lộ rằng khi đó ông đã tiến hành một chuyến trinh sát bằng trực thăng nhưng phải quay lại do chiến đấu cơ Ai Cập cất cánh để ngăn chặn họ.

Viên tướng Israel thừa nhận trước khi chiến tranh nổ ra, ông có cảm giác băn khoăn không biết quả bom nguyên tử có nổ hay không và liệu mình có thể sống sót sau khi tiến hành vụ nổ trên đất kẻ thù. Sự nghi ngờ này không bao giờ được giải đáp bởi Israel đã giành chiến thắng chớp nhoáng nên không cần triển khai bom hạt nhân đến Sinai. Nếu được hiện thực hóa, kế hoạch này sẽ đánh dấu lần đầu tiên vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh kể từ khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào cuối Thế chiến thứ 2.

Tại sao israel thắng trong cuộc chiến tranh 6 ngày
Hồ sơ vũ khí hạt nhân Israel

Những hồ sơ vừa mới giải mật cho thấy Nhà Trắng đã nhắm mắt làm ngơ để cho Israel trở thành quốc gia hạt nhân đầu tiên ở Trung Đông.


Sự lập lờ của Israel

Cuộc chiến tranh năm 1967 đánh dấu Israel trở thành lực lượng quân sự hùng mạnh nhất ở khu vực, theo The New York Times. Tuy nhiên, ông Yaakov vẫn tiếp tục vận động thử bom nguyên tử để minh định vị thế của Israel là một nhà nước hạt nhân, nhưng ý tưởng của ông không trở thành hiện thực. “Cho đến nay, tôi vẫn nghĩ chúng ta cần phải làm điều đó”, ông Yaakov nói với Giáo sư Cohen trong một cuộc phỏng vấn.

Lâu nay, Israel không thừa nhận sở hữu kho vũ khí hạt nhân nhằm duy trì tình trạng “mơ hồ hạt nhân” và tránh những lời kêu gọi phi hạt nhân hóa Trung Đông. Khi được yêu cầu bình luận về tiết lộ nói trên, một phát ngôn viên Đại sứ quán Israel tại Washington cho hay chính quyền Israel không bình luận về vai trò của ông Yaakov. Trong khi đó, ông Michael Oren, sử gia hiện giữ chức thứ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng Israel, tỏ ra nghi ngờ về tiết lộ của ông Yaakov. “Tôi cũng từng phỏng vấn Itzhak Yaakov và không tin câu chuyện của ông ấy chính xác”, tờ The Jerusalem Post dẫn lời ông Oren nhấn mạnh.

Tuy vậy, cố Thủ tướng Israel Shimon Peres từng ám chỉ sự tồn tại kế hoạch kích nổ vũ khí hạt nhân năm 1967. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Peres từng đề cập đến một đề xuất sẽ giúp “răn đe các nước Ả Rập và ngăn chặn chiến tranh”. Ngoài ra, trong những thời điểm khác nhau, giới chức Mỹ và cả cựu Tổng thống Jimmy Carter cũng đã thừa nhận sự tồn tại của chương trình phát triển vũ khí hạt nhân ở Israel, dù họ không cung cấp chi tiết, theo The New York Times.

Tại sao israel thắng trong cuộc chiến tranh 6 ngày
Israel có 200 vũ khí hạt nhân nhắm vào Iran

Israel có 200 vũ khí hạt nhân “nhắm vào Iran”, nên Tehran dù có thể sản xuất nhưng không dám dùng một quả bom hạt nhân, theo email của cựu ngoại trưởng Mỹ Colin Powell, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ giữ im lặng.


Tin liên quan