Tại sao máu loãng

Bệnh máu khó đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng bất ngờ. Chúng đe dọa tới tính mạng con người nếu không được kiểm soát kịp thời. Hãy cùng Khaibaoyte tìm hiểu sự nguy hiểm của bệnh máu khó đông và cách điều trị căn bệnh này nhé!

1. Bệnh máu khó đông nguy hiểm như thế nào?

1.1. Máu khó đông là bệnh gì?

Bệnh máu khó đông hay còn được biết đến là chứng rối loạn chảy máu. Chúng có tên khoa học là Hemophilia, và đôi khi được gọi là bệnh máu loãng. Bệnh nhân bị máu khó đông thiếu một số loại protein giúp đông máu. Cơ thể chúng ta có 13 loại protein như vậy, phối hợp với tiểu cầu giúp máu đông lại khi có tai nạn.

Tính trang xuất huyết khó kiểm soát ở người bệnh khiến cho hội chứng này trở nên nguy hiểm. Đây là căn bệnh di truyền thể lặn do gen quy định bị khiếm khuyết hay đột biến. Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh máu khó đông là 1 : 5000 trẻ em.

1.2. Triệu chứng gặp phải khi bị máu khó đông

Người bệnh máu khó đông sẽ có những dấu hiệu như:

  • Dễ chảy máu
  • Khi bị xây xát, máu chảy không ngừng.
  • Xuất hiện các vết bầm tím không có lý do
  • Chảy máu ở vị trí các khớp khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, …
  • Khớp xương sưng và có cảm giác đau
  • Đi ngoài ra máu

Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng biểu hiện rõ ràng nhất là máu chảy

1.3. Chẩn đoán bệnh

Nếu bạn cảm thấy các dấu hiệu không bình thường, hay tới các bệnh viện để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh kịp thời. Bởi bạn có thể gặp phải tai nạn chết người chỉ bởi một chấn thương do ngã hay đứt tay.

Theo các ước tính thống kê, chỉ có khoảng 50% người bệnh máu khó đông được phát hiện và chữa trị. Chính vì không được chẩn đoán và điều trị, nên người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Điều trị muộn còn tăng nguy cơ bệnh nhân bị tàn tật suốt đời.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh máu khó đông

2.1. Di truyền

Máu khó đông là bệnh lý do di truyền. Thế hệ sau có thể bị bệnh nếu không chú ý tầm soát và sàng lọc trước khi sinh.

2.2. Đột biến gen

Bên cạnh các yếu tố di truyền, một nguyên nhân khác là do đột biến gen. Bệnh máu khó đông do sai lệch về gen, gây ra bệnh cho thai nhi.

2.3. Đối tượng dễ bị mắc bệnh máu máu loãng

Gen gây bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể X. Nên con trai sẽ chỉ bị bệnh nếu bị di truyền từ mẹ.

Tỷ lệ nữ giới bị máu khó đông thấp hơn nam giới. Bởi nữ chỉ bị bệnh nếu nhận cả 2 nhiễm sắc thể X bị bệnh từ cả bố và mẹ. Vì vậy, các bé trai thường có nguy cơ bị bệnh máu loãng cao hơn.

Có thể thây nguy cơ mắc bệnh ở dưới phân tích sau:

  • Bố bị bệnh, mẹ bình thường: Sinh con trai hoàn toàn bình thường, sinh con gái mang gen bệnh.
  • Mẹ mang gen bệnh, bố bình thường thì 25% sinh con gái bình thường, và 25% con gái mang gen bệnh. Nếu sinh con trai thì 25% con trai bình thường, 25% con trai bị bệnh.
  • Nếu bố bị bệnh, mẹ mang gen bệnh thì khả năng sinh con gái sẽ bị bệnh.

3. Làm gì khi bệnh nhân Hemophilia bị chảy máu?

Ở những người bị máu khó đông nhẹ, nếu bị chảy máu khi bị đứt tay, trầy xước, … Có thể can thiệp xử lý bằng cách:

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế vận động
  • Chườm đá lên vết thương
  • Nâng cao vị trí vết thương
  • Băng bó vết thương.

Nếu sau 5 – 10 phút máu đã ngừng chay, thì bệnh nhân không cần phải đến bệnh viện.

Trong trường hợp đã không cầm được máu, người nhà cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Việc xử lý vết thương kịp thời sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Bệnh nhân trước khi thực hiện các ca nhổ răng, phẩu thuật, cắt bỏ amidan, … Cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh máu khó đông của bản thân.

4. Điều trị bệnh máu khó đông

Điều trị bệnh máu khó đông cần sự kiên trì. Chúng ta phải mất một thời gian dài và kết quả cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Có thể sử dụng các yếu tố giúp đông máu thay thế. Các yếu tố này có thể láy từ máu được hiện tặng, hoặc các nguồn khác không phải máu. Các hormon như desmopressin có thể được dùng để kích thích sự giải phóng protein giúp đông máu.

Tầm soát trước khi sinh có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc chứng máu khó đông.

5. Lưu ý dành cho người mắc bệnh máu khó đông

Gia đình và bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông cần ghi nhớ:

  • Không châm cứu, tiêm bắp
  • Không massage, giác hơi
  • Chế độ ăn của người bị máu khó đông: bổ sung bí ngô, rau cải, khoai tây
  • Đến các cơ sở y tế khám nếu trong gia đình có người bị bệnh loãng
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Khi sử dụng thuốc hỗ trợ cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Hy vọng với các thông tin bổ ích trên, bạn đã hiểu hơn về căn bệnh máu khó đông. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu đáng nghi nào, hãy đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra nhé.

Thiếu máu là hiện tượng không hiếm gặp bởi nó xảy ra với nhiều người, do những nguyên nhân khác nhau. Có nhiều hình thức, mức độ thiếu máu nên không phải mọi trường hợp đều nguy hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, thiếu máu xuất phát từ bệnh lý bên trong cơ thể, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hại đến tính mạng.

1. Vì sao có tình trạng thiếu máu?

1.1. Thế nào là thiếu máu?

Thiếu máu được định nghĩa là tình trạng giảm hemoglobin hữu dụng lưu hành trong máu. Ngoài ra, thiếu máu cũng xảy ra khi các tế bào hồng cầu không mang đủ huyết sắc tố (hemoglobin) thiết yếu - một loại protein giàu chất sắt có nhiệm vụ hỗ trợ hồng cầu đưa oxy từ phổi đến những mô tế bào khác bên trong cơ thể.

1.2. Thiếu máu do đâu mà ra?

Thiếu máu thường do các nguyên nhân chính sau đây:

- Mất máu

Do mất máu nên cơ thể sẽ tự phản ứng bằng cách hút nước từ các mô bên ngoài máu để các mạch máu được lấp đầy. Lượng nước bổ sung này sẽ khiến cho máu bị loãng ra, tế bào hồng cầu cùng vì thế mà bị pha loãng theo. Nguyên nhân gây mất máu thường gặp là: vỡ mạch máu, chấn thương, sinh con, phẫu thuật, loét dạ dày, bệnh trĩ, khối u, bệnh ung thư,...

Chảy máu do bệnh trĩ có thể dẫn tới thiếu máu

- Mắc một số bệnh mạn tính

Một số bệnh lý mạn tính như: suy giáp, bệnh gan do thuốc, bệnh thận hoặc một số bệnh nhiễm trùng, ngộ độc kim loại hoặc ung thư cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu.

- Sản xuất hồng cầu bị lỗi hoặc giảm

+ Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Khi các tế bào hồng cầu biến dạng và bị phá vỡ một cách nhanh chóng, bất thường hay bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ hơn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.

+ Thiếu máu do thiếu sắt

Không có đủ lượng sắt cho cơ thể khiến cho tế bào hồng cầu được sản xuất ra rất ít gây nên thiếu máu. Nguyên nhân của điều này thường do chế độ dinh dưỡng kém, có vấn đề về tiêu hóa, hiến máu quá nhiều,...

+ Vấn đề về tủy xương và tế bào gốc

Tủy được tìm thấy ở trung tâm của xương, có dạng mô mềm và xốp. Tủy xương góp phần tạo ra các tế bào gốc để phát triển thành các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Một số bệnh lý ảnh hưởng đến tủy xương sẽ làm phá vỡ sự sản xuất bình thường của các tế bào hồng cầu và gây thiếu máu.

- Thiếu vitamin

Việc sản xuất hồng cầu rất cần đến folate và vitamin B-12. Bị thiếu một trong hai vitamin này, lượng hồng cầu được sản xuất ra sẽ rất thấp nên thiếu máu là khó tránh.

- Tế bào hồng cầu bị phá hủy

Vòng đời của các tế bào hồng cầu ở trong máu thường khoảng 120 ngày. Tuy nhiên, chúng có thể bị phá hủy hoặc loại bỏ từ trước đó nên gây ra thiếu máu. Nguyên nhân hồng cầu bị phá vỡ quá mức thường do: sử dụng một số loại thuốc, nhiễm trùng, nhiễm độc nhện hoặc rắn, van tim giả hoặc ghép mạch máu, lá lách tăng kích thước, rối loạn đông máu,...

2. Dấu hiệu cho thấy bị thiếu máu là gì?

Ở mức độ nhẹ, hầu hết các trường hợp thiếu máu không có dấu hiệu nào rõ ràng nên chủ yếu được phát hiện thông qua các lần kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh lý. Tuy nhiên, khi gặp những dấu hiệu sau, bạn có thể nghi ngờ về tình trạng thiếu máu:

Người bị thiếu máu rất dễ cảm thấy choáng váng, chóng mặt

- Da dẻ xanh xao, nhợt nhạt.

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, suy nhược cơ thể.

- Hay gắt gỏng.

- Đau đầu.

- Khó tập trung suy nghĩ hay làm việc.

- Móng tay dễ gãy, giòn.

- Nhịp tim bị rối loạn.

- Choáng váng khi bỗng nhiên thay đổi tư thế.

- Hụt hơi hoặc khó thở.

- Tức ngực.

Bên cạnh đó, tùy vào căn nguyên gây thiếu máu mà dấu hiệu ở mỗi người cũng khác nhau, điển hình là:

- Thiếu máu hồng cầu hình liềm: da vàng, chân tay sưng đau, mệt mỏi,...

- Thiếu máu tán huyết: đau bụng, sốt, vàng da, nước tiểu có màu sẫm,...

- Thiếu máu bất sản: nhiễm trùng lặp lại nhiều lần, phát ban, sốt,...

- Thiếu máu do bị thiếu axit folic: bề mặt lưỡi nhẵn bóng, tiêu chảy,…

3. Cảnh báo những nguy hiểm do thiếu máu gây ra

Thiếu máu ở mức độ nhẹ không đáng lo bởi nó có thể cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung sắt và một số loại vitamin. Tuy nhiên, nếu thiếu máu do vấn đề bệnh lý thì cần được điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Các biến chứng nguy hại do thiếu máu gây ra, điển hình gồm:

- Suy nhược cơ thể ở mức độ nghiêm trọng: người bệnh mệt mỏi đến mức khó có thể thực hiện được các sinh hoạt đời thường.

- Thai kỳ: phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu folate rất dễ sinh non.

- Vấn đề về tim: rối loạn nhịp tim, nhất là nhịp tim nhanh bất thường được gây nên bởi tình trạng thiếu máu. Điều này được giải thích rằng khi ấy, để bù đắp vào lượng hồng cầu bị hao hụt, tim sẽ phải bơm nhiều máu hơn mức bình thường. Tình trạng này kéo dài rất dễ dẫn đến suy tim sung huyết.

- Tử vong: thiếu máu di truyền rất dễ biến chứng đe dọa tính mạng. Không những thế, tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ làm mất đi một lượng máu lớn gây thiếu máu cấp tính và dẫn đến tử vong.

Xét nghiệm máu là phương pháp thường dùng để chẩn đoán thiếu máu

4. Phương pháp chẩn đoán thiếu máu

Thường thì người bệnh không thể tự chẩn đoán chính xác được mình có bị thiếu máu hay không mà cần thông qua sự trợ giúp y tế. Các bác sĩ sẽ thông qua thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm máu để đưa ra chẩn đoán đúng nhất. Trong trường hợp này, xét nghiệm máu chủ yếu với mục đích đo lường nồng độ các tế bào hồng cầu và hemoglobin trong máu.

Ngoài ra, một số tế bào hồng cầu cũng có thể được đặt dưới kính hiển vi để kiểm tra về màu sắc, hình dạng và kích thước. Nếu thấy cần thiết, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thử nghiệm thêm bằng phương pháp khác để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu để chẩn đoán bệnh chính xác hơn và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.

Tuy không phải mọi trường hợp thiếu máu đều cần điều trị nhưng cũng không được phép chủ quan bởi nó có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý dễ biến chứng nguy hại cho sức khỏe và tính mạng. Muốn tìm hiểu thêm về hiện tượng này hoặc xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể hơn.

Video liên quan

Chủ đề