Tại sao Nga không gia nhập NATO

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersso. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo TASS, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andresson cho biết đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền ủng hộ việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không nhằm mục đích chống lại Nga.

[Lãnh đạo NATO tin tưởng sẽ nhanh chóng kết nạp Phần Lan, Thụy Điển]

Bà Andresson nói: "Chúng tôi nghĩ rằng (là thành viên NATO) sẽ tốt cho Thụy Điển. Việc xin gia nhập không nhằm chống lại Nga."

Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cho rằng đảng Dân chủ Xã hội "đã đưa ra quyết định lịch sử khi đồng ý gia nhập NATO" trong bối cảnh tình hình an ninh của châu Âu, trong đó có Thụy Điển được cho là đang xấu đi, liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine./.

(VIetnam+)

Một hồi chuông báo tử cho chiến lược tự chủ quốc phòng của châu Âu ? Hay một hồi kết vĩnh viễn cho quan hệ Nga – phương Tây ?  

Ngần ấy câu hỏi đang được một số nhà quan sát độc lập đặt ra. Chủ Nhật, 15/05/2022, hai nước Bắc Âu là Phần Lan và Thụy Điển lần lượt thông báo ý định gia nhập Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Với những quyết định này, Helsinski xem như chấm dứt thế trung lập duy trì từ hơn nửa thế kỷ nay – một điều kiện cho việc ký kết hiệp ước hòa bình với Matxcơva, chấm dứt cuộc chiến với Liên Xô.  

Về phía Stockholm, việc đảng cầm quyền Xã Hội – Dân Chủ, quyết định bật đèn xanh cho việc đệ đơn xin gia nhập, cũng đặt dấu chấm hết cho chính sách « không liên kết » - kim chỉ nam cho đường lối đối ngoại của Thụy Điển từ hơn 200 năm qua.   

Đang trong giai đoạn căng thẳng với Nga vì cuộc chiến tại Ukraina, những quyết định trên được cho là mang tính lịch sử, một bước ngoặt chiến lược của khối NATO. Từ chỉ có 12 nước thành viên lúc ban đầu (1949), NATO nay đã là một liên minh quân sự lớn nhất hành tinh có đến 30 nước tham gia, nhân danh chính sách « mở rộng cửa » được quy định trong điều khoản số 10.  

Nếu như Thụy Điển và Phần Lan được kết nạp, với sự hậu thuẫn của Na Uy (một trong số 12 nước sáng lập ban đầu), biên giới của NATO với Nga mở rộng thêm 1.000 km về phía bắc. Liên minh quân sự này có thể tổ chức tập trận và thiết lập các cơ sở quân sự ngay sát biên giới với Nga. Và nhất là vùng biển Baltic có nguy cơ biến thành « ao nhà » của NATO, cô lập hơn nữa cảng biển Saint-Petersbourg và vùng lãnh thổ lọt thỏm Kaliningrad của Nga. Báo Pháp Le Figaro nhắc lại, việc mở rộng NATO luôn là chiếc gai trong quan hệ NATO – Nga.  

Nhưng ông Anatol Lieven thuộc Quincy Institute for Responsible Statecraft, đặt câu hỏi : Thụy Điển và Phần Lan có nhất thiết phải gia nhập khối NATO, vốn dĩ đều là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, và đều được hưởng một hình thức bảo vệ chung cho dù không mạnh mẽ bằng điều khoản số 5 của NATO ?   

Một lần nữa, nhà nghiên cứu về Nga và châu Âu, nhắc lại, trước những màn trình diễn tồi tệ của quân đội Nga hiện nay ở Ukraina, chưa có gì cho thấy là Nga đe dọa đến NATO và hai nước Bắc Âu. Ngay cả trong thời Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô luôn tuân thủ nghiêm túc các điều khoản trong hiệp ước với Phần Lan. Và cũng giống như Ukraina, cuộc chiến anh dũng của người dân Phần Lan đã thuyết phục Nga hiểu rằng Matxcơva khó thể đè bẹp được Helsinski.  

Thế nên, đối với ông Anatol Lieven, Thụy Điển xin vào NATO chỉ vì những lợi thế an ninh, muốn hưởng lợi chiếc ô quân sự của Mỹ mà không phải đóng góp gì nhiều, nhưng đồng thời vẫn tự do chỉ trích chính sách chủ nghĩa đế quốc và kỳ thị sắc tộc của Mỹ.  

Còn với Phần Lan, nhà nghiên cứu người Anh lấy làm tiếc rằng Helsinksi đang từ bỏ vai trò cầu nối Đông – Tây, nhà trung gian giữa Nga và phương Tây. Ông Louis Clerc, trường đại học Turku ở Phần Lan, trên đài RFI không quên nhắc lại rằng « cuộc gặp thượng đỉnh giữa Vladimir Putin và Donald Trump từng được diễn ra ở Helsinki, Phần Lan – một nước hiểu rõ Nga và trung gian giữa Nga và thế giới. »  

Cuối cùng, từ những phân tích trên Anatol Lieven rút ra hai kết luận : Thứ nhất, sự việc cho thấy châu Âu một lần nữa chối bỏ trách nhiệm và không muốn từ bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc an ninh vào Mỹ. Chính sách của Hoa Kỳ và NATO đối với Nga trên thực tế là một « trò chơi có tổng bằng không » và châu Âu ngoan ngoãn đi theo. Quan hệ tốt đẹp với Nga khó thể tái lập bất kể chế độ nào lên cầm quyền. Thứ hai là việc đẩy Nga ra khỏi các cấu trúc châu Âu sẽ làm cho Matxcơva, về lâu dài, sẽ lệ thuộc chiến lược vào Trung Quốc và đưa siêu cường châu Á này tiến gần hơn nữa đến biên giới phía đông của châu Âu. 

TV5 : Tại sao hai nước Bắc Âu lại xin gia nhập NATO vào giữa lúc đang có chiến tranh tại Ukraina ?

Cyrille Bret :Yếu tố kích hoạt, như vừa nói, đó là cuộc xâm lược Ukraina do Nga phát động hôm 24/02. Nhưng cũng còn là việc Nga là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia không là thành viên của NATO, như trường hợp của Gruzia hay Moldavia.

Thụy Điển và Phần Lan đã có mối liên hệ với NATO qua hiệp định Đối tác vì Hòa bình ( PPP), một chương trình hợp tác song phương giữa NATO và các đối tác khu vực châu Âu – Đại Tây Dương. Việc gia nhập NATO của hai nước sẽ càng củng cố thêm quan hệ đối tác đó. Hai nước vùng Baltic này nhận thấy chỉ có NATO là có đủ khả mang lại cho họ sự « bảo hiểm chiến lược ».

TV5 : Thụy Điển và Phần Lan vào NATO, điều này làm thay đổi gì cho hai nước ?

Cyrille Bret : Nếu như đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan được chấp thuận, hai nước này sẽ được đặt dưới sự bảo vệ của điều 5 trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tức là khi một nước thành viên của NATO bị xâm lược thì toàn khối coi như cũng bị xâm lược. Một thỏa thuận như vậy tạo cho họ có thêm sự bảo vệ an ninh so với hiệp định Đối tác vì Hòa bình. Đổi lại hai nước cũng phải sẵn sàng tham chiến bên cạnh NATO, nếu một thành viên của khổi bị tấn công.

Hai nước cũng sẽ phải đồng ý có nỗ lực về vấn đề vũ khí và đồng bộ hóa các chuẩn mực kỹ thuật, tác chiến để có năng lực  phục vụ liên kết với các thành viên của NATO. Cụ thể, quân đội Phần Lan và Thụy Điển sẽ phải điểu chỉnh toàn bộ khí tài, phương thức tác chiến, các quy định theo chuẩn của NATO.

Thụy Điển và Phần Lan cũng sẽ phải đặt một số đơn vị quân đội quốc gia của mình dưới sự chỉ huy của nước ngoài, giống như trường hợp của Pháp chẳng hạn. Một số quân nhân Pháp vẫn đang phục vụ dưới sự chỉ huy của Mỹ, Séc hay Đan Mạch. Điều này sẽ làm thay đổi cách thức tác chiến hay mua sắm thiết bị khí tài của các lực lượng quân đội hai nước.

Hai nước sẽ bắt buộc phải dành ngân sách quốc phòng hàng năm là 2% GDP. Ngoài ra Thụy Điển và Phần Lan sẽ phải tham gia vào tất cả các cuộc họp thượng đỉnh, các hội nghị bộ trưởng và mọi cuộc họp liên quan đến điều phối quân sự.

 TV5 :  Hai nước sẽ phải tổ chức lại quân đội thế nào khi hội nhập với quân đội của NATO ?

Cyrille Bret : Trước hết cần phải chuyển đổi sang tiếng Anh các chỉ dẫn trong toàn bộ hệ thống kỹ thuật, tác chiến và trao đổi để NATO có thể đặt tên hiệu cho một số lĩnh vực tổ chức quân sự của các nước này. Công việc mang tính hành chính này rất lớn. Cũng cần phải dự trù tiến hành rất nhiều các cuộc tập trận chung. Các nước sẽ phải gửi sĩ quan hay hạ sĩ quan của mình đi học tại các cơ sở đào tạo sĩ quan của NATO, phần lớn các cơ sở này nằm ở châu Âu. Nhưng trong việc này, quân đội Thụy Điển và Phần Lan đã tham dự chủ yếu trong khôn khổ của hiệp định PPP. Hai nước  là thành viên của hiệp định từ năm 1994, vẫn đều đặn tham gia tất cả các cuộc tập trận hải và không quân của NATO trên biển Baltic.

Không như Montenegro khi trở thành thành viên thứ 29 của NATO năm 2017 thì công việc tiến hành có khác. Gia nhập NATO, nước này cần phải có những nỗ lực hiện đại hóa rất lớn, thực hiện rất phức tạp. Trong trường hợp của hai nước Bắc Âu, quân đội của họ đã quen thực hiện tác chiến với NATO. Cuối cùng hai nước vùng Baltic này sẽ phải chấp nhận một bất lợi là gia nhập khối nhưng không được hưởng những thuận lợi chính, tức là được trợ giúp.

TV5 : Trước đây việc hai nước không gia nhập NATO thì có lợi gì ?

Cyrille Bret :  Điều này là do truyền thống chính trị của hai nước. năm 1812 Thụy Điển đã lựa chọn không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào trong thời bình và bất kỳ cuộc xung đột nào trong thời chiến. Vùng đất Pomeranie thuộc Thụy Điển đã bị Napoléon xâm chiếm trong cùng năm đó. Về phía Phần Lan, nước này đã chọn con đường trung lập để tránh phải chịu sự hăm dọa chiến lược của Liên Xô sau hai cuộc chiến tranh chống lại đế chế Xô Viết.

Giữ trung lập giúp cho Thụy Điển trở thành một quốc gia cực kỳ phồn thịnh, không phải chịu hậu quả của bất kỳ cuộc xung đột lớn nào trên thế giới. Phần Lan thì đã giữ được để không bị Liên Xô tấn công.

TV5: Vậy quyết định gia nhập NATO này chẳng phải đã phá vỡ sự cân bằng đó ?

Cyrille Bret : Đây chính là những khía cạnh gây tranh luận. Quyết định này được nhìn nhận ở Phần Lan và Thụy Điển như  là viển vông và có thể gây khiêu khích Nga. Nga đã có phản ứng với những  nước này vì thông báo xin gia nhập NATO hôm Chủ nhật. Nhưng việc gia nhập này theo hướng chiến lược  phân cực châu Âu của Mỹ. Từ giờ người ta sẽ  ủng hộ hay chống Nga hoặc ủng hộ hay chống NATO. Điều này làm cực đoan hóa lập trường chiến lược hiện nay ở châu Âu và giúp cho sự trở lại châu Âu  của NATO và Hoa Kỳ.

TV5 : NATO mở rộng thêm sẽ có hậu quả gì cho nước Nga ?  

Cyrille Bret :  Nếu việc gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển hoàn tất, NATO có thể tạo được con đê chắn ở châu Âu. Chiến lược này của Mỹ nhằm ngăn chặn sự mở rộng vùng ảnh hưởng Xô Viết. Điều này sẽ buộc Nga phải coi biên giới với Phần Lan và không phận Baltic như là một đường biên giới mới với NATO. Vì thế, Nga sẽ phải gia tăng nỗ lực quân sự thêm. Nhưng điều này khó thực hiện vì họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn và đang là nạn nhân của các trừng phạt.  

Video liên quan

Chủ đề