Tại sao người tiểu đường không nên ăn nhiều tinh bột và uống nhiều nước ngọt

Ăn ngọt vào hạ đường huyết càng nặng, vì sao?

Bạn đọc Nguyễn Thị Anh D. (anhnguyen…@gmail.com) hỏi: Tôi hay bị hạ đường huyết nên mang theo kẹo và nước ngọt. Có lần tôi ăn xong thấy hơi mệt, sợ hạ nên uống hết chai nước ngọt mà vẫn còn các biểu hiện hạ đường huyết như xây xẩm, run tay, muốn ngất… Phải chăng tôi đã bước vào tuổi trung niên nên bệnh nặng thêm, mất tác dụng?

  • Người bị tiểu đường tự chăm sóc tại nhà ra sao?

  • Không hảo ngọt nhưng ăn sáng kiểu này, vẫn dễ tiểu đường

  • Phát hiện "thần dược" đẩy lùi cao huyết áp, tiểu đường trong... bia

  • Tiểu đường siêng tập lại dễ... đột tử vì hạ đường huyết?

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Hiện tượng chị mô tả là dấu hiệu của tình trạng "hạ đường huyết phản ứng sau ăn", nguyên nhân không phải do đói như những cơn hạ đường huyết thông thường, mà là do ăn cùng lúc quá nhiều tinh bột - đường. Khi đó, tuyến tụy cố gắng tăng tiết insulin để xử lý lượng đường tăng đột biến trong máu, đôi khi lượng insulin quá nhiều dẫn đến phản ứng ngược làm hạ đường huyết. Chị hơi mệt lại uống thêm cả chai nước ngọt nên phản ứng càng nặng.

Không nên ăn, uống cùng lúc quá nhiều đồ ngọt, tinh bột để phòng tránh tình trạng hạ đường huyết sau ăn (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Cách phòng tránh là chị không nên ăn, uống cùng lúc quá nhiều đồ ngọt, tinh bột. Lưu ý nước ngọt sẽ dễ làm hạ đường huyết sau ăn hơn thức ăn ngọt bởi dạng lỏng thường hấp thu nhanh hơn.

Nên ăn nhiều bữa trong ngày và ăn đúng giờ. Nếu bị hạ đường huyết do đói mà chưa kịp ăn, thì ăn tạm một ít bánh kẹo là đủ. Nếu tình trạng diễn ra quá thường xuyên hoặc đã cải thiện thói quen ăn uống mà vẫn bị thì chị nên đi khám chuyên khoa nội tiết để tầm soát các bệnh lý liên quan đến gan, tụy.

Thu Anh ghi

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không? Những người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều đường thì sẽ bị tiểu đường, bởi đường huyết tăng còn liên quan đến khả năng tiết insulin và làm việc hiệu quả của hormone đó. Vậy nên ăn bao nhiêu đường là đủ? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Chế độ ăn nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?

Không phải cứ ăn nhiều đường là sẽ bị bệnh tiểu đường,tuy nhiên người ăn nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn. Việc tăng đường huyết còn phụ thuộc vào khả năng tiết insulin của cơ thể.

Tiểu đường có 2 loại chính đó là: tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2, trong đó:

  • Tiểu đường type 1: do hệ thống miễn dịch của chính cơ thể phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin của tiểu đảo của Langerhans trong tuyến tụy. Vì vậy cơ thể không tự sản xuất insulin được, làm tăng glucose máu. Để giải thích cho điều này, nhiều giả thiết cho rằng có thể do gen hoặc virus gây ra. Vậy nên dù ăn nhiều đường cũng không gây ra tiểu đường type 1.
  • Tiểu đường type 2: Đường không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tiểu đường type 2. Nhưng người ăn đồ ngọt nhiều sẽ dễ bị tăng cân và có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 25% so với người bình thường. Tuy nhiên, không có nghĩa cứ ăn đồ ngọt hay đường thì sẽ mắc tiểu đường type 2, bởi vấn đề này liên quan đến khả năng sản sinh insulin hoặc bản thân hormone này làm việc không hiệu quả (kháng insulin). Như vậy, việc ăn nhiều đường kèm chế độ dinh dưỡng không phù hợp, lối sống sinh hoạt không lành mạnh dẫn tới thừa cân, béo phì, có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra tiểu đường type 2.
Ăn nhiều đường quá mức có thể là nguyên nhân gián tiếp gây đái tháo đường type 2

Để trả lời câu hỏi ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không thì mối liên hệ thức ăn có đường và đường trong máu là yếu tốt bệnh nhân nên hiểu. Phần lớn đường trong máu chủ yếu do thức ăn cung cấp, gồm hai loại là:

  • Đường tự nhiên: Với cấu trúc hóa học đơn giản (fructose hay glucose), có chủ yếu trong: trái cây, rau củ quả, mía, mạch nha, thực phẩm từ sữa…
  • Đường tự do: là những loại đường có trong thực phẩm và đồ uống đóng gói sẵn hoặc được chúng ta thêm vào khi chế biến các món ăn.

Khi đường huyết tăng cao, tuyến tụy bắt đầu sản sinh Insulin – thúc đẩy các tế bào hấp thụ đường để chuyển thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, làm hạ đường huyết và dự trữ một lượng đường ở gan dưới dạng Glycogen. Khi cơ thể cần thêm năng lượng, tuyến tụy sẽ sản sinh Glucagon để chuyển hoá lượng đường dự trữ này. Nhờ đó, đường huyết trong cơ thể sẽ được giữ ổn định.

Tuy nhiên ở người mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc đề kháng insulin khiến đường huyết không được chuyển hóa và luôn ở mức cao sau ăn. Tình trạng này kéo dài gây những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh.

Theo khuyến cáo của WHO, người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày xuống dưới 10% tổng năng lượng ăn vào. Giảm thêm xuống dưới 5% hoặc khoảng 25gram (6 muỗng cà phê) mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Hạn chế ăn nhiều đường để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Ngoài ra để hạn chế tiểu đường bạn nên lưu ý:

  • Không nên ăn đồ chế biến sẵn: đồ chế biến sẵn thường chứa đường và các chất béo bão hòa nên dễ dẫn đến béo phì, tăng cholesterol máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng lipid máu và tiểu đường.
  • Dùng các thảo mộc như: nghệ, quế, nha đam, gừng, việt quất… giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạ đường huyết và cholesterol máu.
  • Tránh ăn các thực phẩm, đồ uống có hàm lượng đường cao như: bánh kẹo, đường kính, socola, thức ăn chế biến sẵn hay nước ngọt (bao gồm cả loại ăn kiêng). Đây là những loại đồ ăn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì dễ mắc đái tháo đường, tim mạch, răng miệng…
  • Sử dụng chất làm ngọt thay cho đường: có vị ngọt nhưng không sinh năng lượng, thích hợp cho người tiểu đường như: mật ong, đường chà là, đường dừa, siro cây phong, rỉ đường, quả la hán…
  • Giảm đường trong chế biến món ăn và lưu ý lượng đường trong các sản phẩm như: tránh pha nước sốt nhiều đường, kiểm tra lượng đường trong thực phẩm đóng hộp…
  • Ưu tiên thực phẩm ít đường: tăng cường bổ sung các loại rau củ quả như măng tây, diếp cá, bông cải, bắp cải hay bưởi, bơ, đu đủ, cà chua…. giúp chống oxy hóa, cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Hạn chế tinh bột: cơm, bún, miến, phở… chứa nhiều đường đơn sẽ chuyển hóa nhanh chóng tạo năng lượng làm tăng đường huyết.
  • Nên ăn các thực phẩm cung cấp các loại carbohydrate hỗn hợp như: trái cây, rau quả, thực phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt… vì giàu dinh dưỡng và chất xơ.
Những loại thảo mộc tốt cho sức khỏe của người tiểu đường

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có nên ăn miến không?

Xoay quanh bệnh tiểu đường là rất nhiều thắc mắc của rất nhiều người về việc ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không cũng như những người đang có nguy cơ mắc tiểu đường do chế độ ăn nhiều đường. Cùng theo dõi một số câu hỏi được quan tâm và giải đáp được dưới đây để có thêm thông tin về bệnh tiểu đường nhé!

Trong thành phần của một lon nước ngọt chứa khoảng 10 muỗng cafe đường, trong khi lượng đường mà WHO khuyến nghị hấp thu vào cơ thể khoảng 6 muỗng/ ngày. Vì vậy việc uống nước ngọt hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn 26% so với người không uống.

Uống nhiều nước ngọt khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường type 2

Hàm lượng đường cao trong nước ngọt khiến năng lượng dư thừa được tích lũy dưới dạng chất béo làm bạn dễ bị tăng cân, béo phì – đây chính là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Đồng thời việc hấp thụ nhiều carbohydrate vào cơ thể làm đường huyết tăng cao và cơ thể không đủ tiết insulin để chuyển hóa sẽ gây đề kháng insulin.

Thèm ăn đồ ngọt là bị tiểu đường?” Câu trả lời là không. Bởi thèm đồ ngọt (thèm đường) không phải là một trong bốn dấu hiệu của bệnh tiểu đường (hay tăng đường huyết). Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường bao gồm: tiểu nhiều, uống nhiều (khát nước nhiều), gầy nhiều (sụt cân) và ăn nhiều.

Việc lạm dụng đồ ngọt vào chế độ ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào lượng đường trong cơ thể được chuyển hoá như thế nào.

Đường trong thức ăn, đồ uống khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để hoạt động và hấp thu hàng ngày và giữ lại một phần nhỏ trong máu để dự trữ. Vì vậy, nếu hấp thu đường đúng cách và chuyển hóa thành năng lượng trong cơ thể thì hoàn toàn không bị mắc tiểu đường.

Thèm ăn đồ ngọt không bị tiểu đường nhưng là yếu tố nguy cơ làm tiến triển tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng ăn đường hoàn toàn. Bởi trong quá trình điều trị tiểu đường bằng insulin có thể hạ đường huyết, nếu sử dụng đồ ngọt sẽ giúp đường huyết được duy trì ổn định.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường đưa vào khẩu phần ăn của mình để tránh tăng cân, béo phì, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đây chính là yếu tố nguy cơ khiến đường huyết tăng cao, tăng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ hay vấn đề về răng miệng…

Đồ ngọt sẽ gây béo phì và là nguyên nhân gián tiếp gây tiểu đường type 2

Theo thống kê từ Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) có khoảng 415 triệu người mắc và chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới. Ở Việt Nam, theo hội Nội tiết và Đái tháo đường (VADE) hiện có khoảng 3,53 triệu người mắc.

Không quá khó để nhận được câu trả lời về việc ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không và qua đó người bệnh cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh có thể dựa vào đó để giúp cho sức khỏe của bản thân tốt hơn.

Tỉ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng tăng cao, vậy chúng ta nên làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh?

  • Thường xuyên vận động: tập thể dục, vận động nhẹ nhàng hàng ngày, khoảng 30 phút/ ngày giúp cơ thể khoẻ mạnh, đường huyết ổn định. Bạn có thể đi bộ, chơi thể thao, tập thể dục, yoga, ….
  • Quản lý cân nặng: nếu cân nặng của bạn đang ở tình trạng báo động, cao hơn mức cho phép (BMI > 23: thừa cân, BMI > 25: béo phì) thì bạn nên có kế hoạch giảm cân khoảng 5 – 7% cân nặng, việc giảm cân giúp giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Ăn nhiều rau xanh: cung cấp các vitamin, chất xơ làm chậm quá trình hấp thu glucose vào máu, giảm táo bón. Nên ăn các rau xanh như: súp lơ, mồng tơi, rau đay, bắp cải,… và chế biến bằng cách luộc để giữ nguyên chất dinh dưỡng, tránh chiên, xào, quá nhiều dầu mỡ càng làm nặng thêm bệnh tiểu đường.
  • Ăn uống khoa học: ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa, tránh ăn quá no. Vì nếu bỏ bữa thì đường huyết sẽ bị hạ gây tụt đường huyết, còn ăn quá no làm đường huyết tăng cao, khó kiểm soát. Khi ăn đủ bữa sẽ giúp tuyến tụy tiết đủ insulin vào thời điểm đường huyết tăng cao nhất sau ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Qua bài viết trên, bạn đọc hẳn đã trả lời được câu hỏi “ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không?” Việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn đường vì đây là yếu tố nguy cơ làm tăng cân, béo phì dễ dẫn đến tiểu đường. Đồng thời bạn nên kết hợp với việc sử dụng các thảo mộc, giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sức khỏe bệnh tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Glucare Gold để được giải đáp chu đáo, tận tình nhé.

BS BÙI HỒNG THANH

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Video liên quan

Chủ đề