Tại sao nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã


Mục lục nội dung

Soạn bài: Ca Huế trên sông Hương (soạn 2 cách)

Soạn bài: Ca Huế trên sông Hương (soạn 2 cách)

Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

a) Ca Huế được hình thành từ đâu?

b) Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

c*) Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?

Soạn cách 1

a. Ca Huế được hình thành từ dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình nhã nhạc, thể hiện theo hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc

b. Bắt nguồn từ nguồn gốc hình thành, mà tạo cho ca Huế vừa vui tươi vừa sôi nổi vừa trang trọng uy nghi. “Ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng”

c. Có thể nói, nghe ca Huế là một thú vui tao nhã bởi:

+ Người thưởng thức ca Huế, có thể ngồi trên những chiếc thuyền rồng, thả nhẹ tâm hồn trên dòng sống Hương, lắng nghe từng bài ca Huế ngân nga trầm bổng.

+ Ca Huế mang nội dung tỏng sáng, chủ yếu ca ngợi quê hương, con người Huế -> làm cho tâm hồn người nghe cũng trở nên trong trẻo hơn

+ Những nguwoif thể hiện những điệu khúc dân ca là những nghệ sĩ tài hoa, điêu luyện trên những nhạc cụ dân gian

+ Không gian: trên sống Hương + thời gian: đêm trăng gió mát

=> Không gian, thời gian hòa quyện cùng những bài ca Huế làm cho tâm hồn người thưởng thức cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái biết bao.

Soạn cách 2

a. Ca Huế được hình thành từ nguồn nhạc dân gian và nhạc cung đình có cả điệu Bắc lẫn điệu Nam

b. Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng uy nghi vì thành phần hình thành nên nó:

- Giọng sôi nổi vui tươi khi nhắc tới sự hình thành của ca Huế được hình thành từ các làn điệu dân gian

- Giọng trang trọng uy nghi vì ca Huế là một loại nhạc cung đình chỉ dành cho các vua chúa

c. Nói nghe ca Huế là một thú tao nhã vì: ca Huế thanh cao ở nhiều khía cạnh từ nội dung đến hình thức, đến cách biểu diễn và thưởng thức và cả ở những ca công nhạc công,...

Trong bài Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh,câu nói nghe ca Huế là 1 thú tao nhã đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ.Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình,nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng.Ca Huế thể theo 2 dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh và khí nhạc.Thú nghe ca Huế tao nhã đấy sức quyến rũ.Đến đây du khách sẽ đc ngồi trên những con thuyền rồng trên sông Hương mà các vua chứ xưa hay ngự.Trong khoang thuyền dàn nhạc rất đa dạng gồm đàn tranh , đàn nguyệt , tỳ bà , nhị , đàn tam , xênh...Các nhạc công, ca công cn rất trẻ , nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp , nữ vận những chiếc áo dài. Về đêm, sông Hương trở nên huyền hoặc hơn ,ánh đèn điện hắt xuống dòng sông như tráng 1 lớp ánh bạc, gió mơn man,dìu dịu như xoa dịu lòng du khách,thuyền bồng bềnh trôi chở đầy khách và các ca công , nhạc công. Các nhạc công dùng các ngón đàn khá chau chuốt như ngón nhấn,ngón mổ , day , búng ,ngón phi,ngón rãi những khúc ca tiếng nhạc lúc khoan,lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn các lữ khách.Không gian như lắng đọng , thời gian như ngưng lại,chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly...và chợt nhận ra rằng đằng sâu cái gingj ca ngọt ngào ấy là nội tam phong phú của người con gái Huế,âm thầm kín đáovà cũng rất đỗi tinh tế.Như vậy những điều trên đã chứng tỏ ca Huế là 1 thú tao nhã

Huế không chỉ là nơi lưu giữ các di tích lịch sử mà còn được nổi tiếng với với cái tên " là nôi của những dòng nhạc có điệu hò khác nhau ". Đến Huế, không chỉ đi tham quan các khu di tích lịch sử như : Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Lăng Minh Mạng,sân Đại Triều Nhi và Điện Thái Hòa ; Thế miếu ...Mà khi đêm xuống, xương mù bao phủ lấy toàn thành phố, trên con thuyền rồng, những người khác đến nơi đây sẽ được nghe những bản điệu dân ca, không gian đang yên tĩnh, bỗng đâu chẳng còn im ắng như trước mà những âm thanh của tiếng đàn bầu, đàn nhị,...vang lên của dàn hòa tấu. Âm thanh du dương trầm bổng, khiến cho những người khách đến đây như không muốn đi. Những câu hát, câu chèo vang lên như xíu chân lòng người. Tiếng gió lao xao, những con sóng nhè nhẹ đập vào mạn thuyền, lúc ấy không gian thật lắng đọng để lại cho người nghe những cảm xúc riêng biệt khó quên.

Ca Huế trên Sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô Huế, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Vì thế, du khách đến Huế, ngoài nhu cầu thăm thú thưởng ngoạn những đền đài, lăng tẩm, ai cũng mong được một lần tựa mạn thuyền rồng để nghe những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm trên bồng bềnh sông nước Hương Giang. Đây là nhu cầu chính đáng của du khách, đặc biệt là những người yêu Huế, muốn thẩm thấu trọn vẹn cái hồn, cái tình của Huế ẩn sâu trong thú chơi nghệ thuật tinh tế đặc sắc này.

Tại sao nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã

Chẳng thế mà gần 70 năm trước chàng thi sỹ trẻ tài hoa Văn Cao, đã như lạc vào chốn “Thiên Thai” chỉ vì một lần tựa mạn thuyền rồng trên Sông Hương “...Em cạn lời cho anh dứt nhạc/Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh/Một đêm đàn lạnh trên sông Huế/ Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh...” .

Trước đây, nhiều người cho rằng, những làn điệu ca Huế bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, nên ca Huế trên sông Hương là thú vui tao nhã của những ông Hoàng, bà Chúa... Thật là một điều ngộ nhận.

Ca Huế không phải bắt nguồn từ âm nhạc cung đình, mặc dù hai dòng nhạc này có sự giao thoa, tác động qua lại lẫn nhau. Ca Huế thuộc loại hình âm nhạc cổ điển mang hai yếu tố âm nhạc dân gian và bác học, được nâng cao thành chính qui trong các buổi tế tự lễ tiết cung đình. Vì thế ca Huế được tổ chức diễn tấu rộng rãi không dành riêng cho một tầng lớp nào cả, thậm chí ca Huế còn hình thành và phát triển trước khi vùng đất Phú Xuân trở thành kinh đô của nhà Nguyễn. Thế nên đò hát trên Sông Hương xưa không phải cứ là thuyền rồng, thuyền phụng như bây giờ, mà đò khách loại lớn. Tuỳ vào lượng người nghe mà để đò đơn, hay kết đò đôi thành một sân khấu di động trên sông.

Trong khoang đò hát không khí ấm cúng thanh khiết, quanh chiếc chiếu cạp điều, thính khách, ca nhi, nhạc công quây quần như một salon âm nhạc. Ban nhạc trên đò tuy không đông nhưng phải đủ trống, kèn, nhị, nguyệt, đàn tranh, sáo trúc, còn phách thì do chính ca nhi kiêm giữ. Ca Huế được chia thành hai điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc) và điệu Nam. Điệu Bắc thì trang trọng vui tươi, âm sắc trong sáng rộn rã như, cổ bản, long ngâm, hành vân, long điệp... Điệu Nam thì trữ tình sâu lắng, xen lẫn cái da diết bi thương thổn thức như: Nam ai, nam bình, tương tư khúc...

Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như: thương, ai, xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện. Chính hơi nhạc đã làm cho các danh ca, danh cầm Huế không còn là người diễn xướng những làn điệu có sẵn, mà là đất để họ tạo nên sự khác biệt trong khổ luyện tài hoa. Chỉ cần qua sự khác biệt trong luyến giọng, rung làn, thả điệu là người ta biết được công phu khổ luyện nghề nghiệp của ca nhi đến đâu.

Đêm ca Huế trên sông Hương thường bắt đầu thả đò từ Chùa Thiên Mụ ngang qua kinh thành xuôi về Vỹ Dạ. Những đêm trăng thanh, gió mát sông Hương mờ ảo trong lãng đãng sương giăng, du khách tựa mạn thuyền, nhâm nhi ly rượu nhỏ, thả hồn theo nhịp phách, tiền dìu dặt thì chẳng khác nào lạc vào miền cổ tích thơ mộng. Chính cái thú chơi nghệ thuật đặc sắc, tinh tế, tao nhã này mà ca Huế trên sông đã được người dân Cố đô trân trọng giữ gìn và phát triển qua hàng trăm năm nay trước bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử trên đất thần kinh này.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1. Vì sao có thể nói nghe Ca Huế là 1 thú vui tao nhã?

2. Tại sao các điệu ca Huế nhắc tới trong văn bản vừa sôi nổi, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi?

3. Lí giải sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương?

Các câu hỏi tương tự

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết