Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm

Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa.

Đề bài

Tai sao ở nước ta hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ quy mô và cơ cấu dân số nước ta

Lời giải chi tiết

- Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng vì: Việt Nam có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao => dẫn đến tỉ lệ sinh cao

- Ví dụ: Nếusố dân là 65 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mỗi năm dân số tăng 0,975 triệu người. Nếuquy mô dân số 85 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 1,3%, thì mỗi năm dân số tăng thêm 1,105 triệu người.

=> Như vậy, mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số lớn nên dân số vẫn tăng thêm nhiều hơn.

Loigiaihay.com

  • Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí ? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua

    Giải bài tập Bài 3 trang 72 SGK Địa lí 12

  • Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

    Giải bài tập Bài 1 trang 72 SGK Địa lí 12

  • Hãy nêu hậu quả của phân bố dân cư chưa hợp lí

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 71 SGK Địa lí 12

  • Từ bảng 16.3, hãy so sánh và cho nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng dân số thành thị, nông thôn

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 71 SGK Địa lí 12

  • Từ bảng 16.2, hãy so sánh và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Địa lí 12

  • Bài tập 2: a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

  • Thiên nhiên phân hóa theo Bắc-Nam

    Phân lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).

  • So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm

    Giải bài tập Bài 2 trang 80 SGK Địa lí 12

Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa?

Lí thuyết:

Quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người

Theo kết quả TĐT năm 2019, tính tới 0 giờ ngày 01/4/2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8%; dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) và thứ 15 trên thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Như vậy sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam đã tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999-2009 (1,18%/năm).

Trong tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam, dân tộc Kinh chiếm đa số (85,3%) với quy mô 82,1 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của dân tộc Kinh giai đoạn 2009-2019 là 1,09%/năm thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (1,14%/năm) và thấp hơn tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của nhóm dân tộc khác (1,42%).

Trong 53 dân tộc thiểu số, 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày là dân tộc đông dân nhất với 1,85 triệu người); 11 dân tộc có dân số dưới 5000 người, trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428 người).

Mật đô dân số tăng và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á

Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Phi-li-pin (363 người/km2) và Xin-ga-po (8.292 người/km2) .

Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.060 người/km2 và 757 người/km2. Đây là những vùng bao gồm hai địa phương đông dân nhất cả nước, trong đó Hà Nội thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng với mật độ dân số là 2.398 người/km2 và thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ với mật độ dân số là 4.363 người/km2.

Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 132 người/km2 và 107 người/km2. Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao nhất, cao hơn gần 86 lần so với tỉnh Lai Châu (có mật độ dân số là 51 người/km2), là địa phương có mật độ dân số thấp nhất cả nước.

Sơ lược về dân số Việt Nam

Theo thống kê kết quả tử cuộc điều tra dân số lần thứ 5 tại Việt Nam cho thấy tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019, dân số tại Việt Nam là 96.208.984 người và là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, con số này cũng đứng thứ 3 về thống kê các nước có số dân đông trong khu vực Đông Nam Á.

Trong đó có 47,88 triệu dân là nam giới chiếm 49.8% và 48,32 triệu người là nữ giới chiếm 50.2% trên tổng dân số. Cũng theo đó chúng ta có thể thấy sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân đạt 1,14%/năm và có xu hướng giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).

Kết quả thống kê cũng cho thấy Việt Nam là một quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực Đông Nam Á với mật độ dân số là 290 người/km vuông tăng 31 người/km vuông so với năm 2009. Trong đó, khu vực Hà Nội và TP.HCM có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2. Điều này chứng tỏ tốc độ đô thị hoá diễn ra ở nước ta khá nhanh và rộng khắp tại các địa phương đã tác động đến sự gia tăng dân số ở khu vực thành thị.

Bên cạnh đó việc phân bổ dân cư giữa các vùng kinh tế – xã hội có sự khác biệt đáng kể, chủ yếu dân cư tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với khoảng 21%. Tây Nguyên và các vùng núi là nơi có ít dân cư sinh sống nhất chỉ chiếm 6.1% dân số.Trong đó 85.3% dân số là người kinh và 14.7% dân số là người thuộc các dân tộc khác.

Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số có xu hướng giảm? Nêu ví dụ minh họa

Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoạ.

Xem lời giải

Video liên quan

Chủ đề