Tại sao phim việt dở

Kịch bản kém chất lượng, diễn viên phải kiếm sống nên nhắm mắt nhận kịch bản dù dở. Tuy nhiên, để cho ra nhiều phim truyền hình có chất lượng xuống dốc như hiện nay trách nhiệm chính thuộc về sự quản lý của các đài truyền hình.Trước thực trạng phim truyền hình Việt Nam kém chất lượng, điển hình với các bộ phim được cho là thảm họa như Anh chàng vượt thời gian, Xin thề anh nói thật, Nợ đa tình… liên tiếp lên sóng giờ vàng, chiều 5-5, báo Phụ Nữ TP.HCM đã tổ chức tọa đàm Giải pháp nâng cao chất lượng phim truyền hình Việt Nam. Nhiều thực tế mà các hãng sản xuất phim, đạo diễn, biên kịch, diễn viên… nêu thẳng thắn tại tọa đàm đã gây sốc ngay chính những người trong cuộc.3.000 tập phim một năm - kịch bản tốt ở đâu ra?Đây là số tập phim để đáp ứng yêu cầu phải phát sóng 30% phim Việt Nam ở các giờ chiếu phim của các đài trong nước. Nhà báo-nhà phê bình điện ảnh Ngô Ngọc Ngũ Long bảo làm nhiều như thế mà nhân lực không có nên các nhà đài duyệt phim quá lỏng lẻo, đồng thời nguồn kịch bản hay cũng thiếu nghiêm trọng.Đại diện hãng phim MT Picture kêu rằng các nhà đài phải cho tăng thêm việc sử dụng nguồn kịch bản nước ngoài được Việt hóa làm giải pháp cho chuyện thiếu nguồn kịch bản hay trong nước. Hiện nguồn kịch bản Việt hóa bị các đài khống chế dưới 20% trên tổng số tập phim phát ra. Đồng ý chất lượng kịch bản quyết định đến 50% thành công của bộ phim nhưng theo đạo diễn Lê Cung Bắc lưu ý, việc Việt hóa kịch bản nước ngoài phải thật sự Việt hơn nữa chứ như hiện nay “chưa thật sự Việt lắm”.Bà Minh Hà, biên tập của phòng khai thác phim truyện Đài Truyền hình TP.HCM, phản đối việc Việt hóa kịch bản phim nước ngoài. Bà cho rằng nguồn kịch bản hay hiện nay không thiếu mà thiếu do không có nơi tiếp nhận kịch bản rõ ràng. Bà đề nghị nên có một trung tâm tiếp nhận kịch bản của đài truyền hình. Sau đó đài truyền hình sẽ đọc, chọn kịch bản để gửi về các hãng sản xuất phim, như vậy chất lượng phim sẽ ổn định hơn.Cảnh trong bộ phim được cho là “thảm họa phim truyền hình Việt” - Anh chàng vượt thời gian, do một nhà sản xuất không biết gì về phim ảnh vừa là tác giả vừa làm đạo diễn. Ảnh: TLNhà báo Lê Minh Quốc bức xúc chuyện các hãng phim, một số nhà biên kịch tên tuổi thường sử dụng sinh viên mới ra trường, lập thành nhóm, chia nhau các tình huống nhân vật để viết rồi ráp lại thành kịch bản phim. Theo ông, người viết trẻ thường thiếu vốn sống nên logic, tình huống kịch, các vấn đề trong phim thường thể hiện không đến nơi đến chốn, không sâu sắc, hợp lý hợp tình. Ông đề nghị các nhà sản xuất phim nên liên kết với các nhà văn, hội nhà văn để có đội ngũ viết lách chuyên nghiệp.Lương tâm hay lương tháng?“Đạo diễn, diễn viên hãy vì lương tâm mà từ chối những kịch bản phim dở” - đạo diễn Lê Cung Bắc thẳng thắn. Tuy nhiên, khi nhà báo Bạch Mai thắc mắc tại sao ngay cả diễn viên giỏi bây giờ xuất hiện trong nhiều phim Việt cũng thành diễn viên dở thì đụng phải vấn đề “lương tháng” để sống của họ.Diễn viên Hạnh Thúy thẳng thừng: “Nói lương tâm nhưng còn phải có lương tháng nữa. Diễn viên chúng tôi rất muốn một năm chỉ đóng 1-2 phim để có thời gian sống với nhân vật nhưng thù lao liệu có đủ sống? Chúng tôi buộc phải nhận nhiều phim, buộc phải chạy show mới sống được”.

Người làm cả buổi tọa đàm bất ngờ, xúc động chính là diễn viên Kim Phượng. Cô bảo mình đang sống trong mâu thuẫn, luôn khao khát đóng phim nhưng luôn phải từ chối phim vì kịch bản, cách làm phim không ra sao. Kim Phượng nói như khóc: “Tôi khẩn cầu báo chí đừng đưa tin về những hot boy, hot girl vừa mới cởi quần, cởi áo hay có khả năng phát biểu nhăng cuội để họ thành nổi tiếng. Làm như vậy, các nhà sản xuất phim nhìn họ như là những yếu tố gây chú ý, tăng doanh thu cho phim nên mời họ đóng phim của mình bất chấp mọi điều. Tôi có người bạn học trường điện ảnh, diễn có nghề, vì quá yêu phim nên sẵn sàng làm chân soát vé chỗ anh Phước Sang chỉ để có cơ hội được biết đến, được kêu đi phim! Hãy để những người biết nghề, biết làm phim, biết đóng phim thật sự được trở về với phim”.

Cũng nói về lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp khi xuất hiện đội ngũ diễn viên vừa dở vừa thiếu chuyên nghiệp, kéo chất lượng phim Việt tệ đi, đạo diễn Trần Ngọc Phong rụt rè: “Chúng tôi làm phim bằng những đồng tiền quý báu của nhà sản xuất, nên việc để họ tính sao cho không lỗ, có lời là đương nhiên. Nhưng chúng tôi cũng xin nhà sản xuất cho chúng tôi thêm quyền để chọn một số diễn viên cho phim của mình”…Ông Hữu Vinh, đại diện Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, đã có phát biểu “chốt” buổi tọa đàm: “Để cho ra nhiều phim truyền hình có chất lượng xuống dốc như hiện nay trách nhiệm chính thuộc về sự quản lý của các đài truyền hình. Chúng tôi e ngại rằng các đài truyền hình đang đặt quyền lợi khán giả thấp hơn các quyền lợi khác. Cục sẽ chấn chỉnh về điều này vào sắp tới sau khi lắng nghe sự góp ý của dư luận, báo chí”.Ngày trước phim làm một tuần xong một tập chúng tôi gọi là phim mì ăn liền. Bây giờ mấy anh em trong nghề nói với tôi như vậy lỗi thời rồi, chỉ quay một ngày, thậm chí nửa ngày xong một tập thì là phim gì? Hồi trước cùng lắm thì có phim dở, bây giờ thì có những phim tào lao không thể nào chấp nhận được.Nhà báo-nhà phê bình phim NGÔ NGỌC NGŨ LONGTại sao những nhà sản xuất phim thường chọn ca sĩ, người mẫu đóng phim dù diễn xuất của họ chỉ lờ lợ. Trong khi đó bạn bè tôi bao nhiêu người mất ba năm ăn học trong trường sân khấu điện ảnh, diễn có nghề, biết về đạo đức diễn viên lại chật vật lo tìm việc kiếm sống, không có cơ hội lên phim?Diễn viên trẻVÂN TRANGNgười ngoài nhìn vào chỉ biết diễn viên diễn dở, không thuộc thoại nhưng với cách làm phim quá ít thời gian như hiện nay diễn viên học thoại nổi không. Cả 5-7 trang kịch bản, hơn 1.000 từ, mà nội dung chẳng có gì, thời gian quay gấp rút, chuyển từ cảnh trong nhà, ngoài đường, ra quán…, hỏi làm sao diễn viên học thoại, làm sao diễn, chỉ biết cố nói thoại trên phim.Diễn viên KHƯƠNG NGỌCTheo Pháp Luật TPHCM

Nhà làm phim Việt mắc chứng tự tâng bốc lẫn nhau, không chịu tiếp nhận phê bình, rồi nói khán giả dễ dãi là nguỵ biện.

Nhiều người cho rằng, phim Việt dở là do khán giả dễ tính. Không đúng. Thị hiếu khán giả là khán giả thích xem cái gì chứ không phải là sự dễ dãi. Khán giả thích xem phim có nhiều tình huống gay cấn, giải quyết tình huống đơn giản, hiệu quả, hợp lý. Phim chiến tranh, phim lịch sử cổ trang, khán giả thích xem khung cảnh chiến trận hoành tráng, các thế đánh đẹp mắt và hợp lý, đội hình chiến trận phù hợp với vũ khí áo giáp.

Phim tâm lý xã hội, khán giả thích xem những tình huống tâm lý sâu sắc, những lựa chọn, những quyết định khó khăn của nhân vật trong hoàn cảnh sống khó khăn, éo le, đầy bi kịch.

Người giàu có khó khăn của người giàu, người nghèo có khó khăn của người nghèo. Khó khăn của người giàu là phải vắt óc làm sao một đồng vốn bỏ ra thu lại được hai đồng. Từ đó dẫn đến họ buộc phải nghiêm khắc với bản thân và người thân chứ không phải người giàu là tung tiền ra xài như nước, sống sung sướng giàu sang.

Chẳng có nhà làm phim nào đi sâu vào hoàn cảnh sống của người giàu cả bởi vì hoàn cảnh đó đương nhiên là đầy sự tiện nghi sang trọng. Thay vào đó, nhà làm phim phải lột tả được những quyết định đầy khó khăn của người giàu với người thân với con cái "không muốn đi theo nghiệp gia đình", với nhân viên làm thuê đầy trung thành từ khi còn "trứng nước" nhưng thiếu tài năng quản lý kiểm soát quy mô kinh doanh lớn hơn, với đối tác lâu năm nhưng sẵn sàng quay ngoắt 180 độ nếu không đạt được lợi ích mong muốn.

Người ta làm phim về người giàu là làm như vậy chứ không phải là diễn cảnh sống xa hoa xài tiền như nước của họ. Như vậy, xin hỏi tâm lý thị hiếu khán giả dễ dãi hay tâm lý của người làm phim dễ dãi ?

>> 'Xem phim Việt, cứ tưởng kịch nói có quay ngoại cảnh'

Rõ ràng là cái sau. Xã hội vẫn đầy những người ganh tỵ với người giàu vì họ không hiểu người giàu. Người làm phim cũng đồng thời là người làm văn hóa phải tìm mọi cách làm giảm đi sự hiểu lầm này thì anh lại làm tăng sự ganh ghét này thêm.

Anh làm phim nhắm vào những đối tượng nghề nghiệp mà bản thân anh cũng không hiểu thì làm sao làm đúng, làm "như thật" được. Ông bác sỹ vừa xong ca đại phẫu đi ra, mặt mũi hồng hào tươi tỉnh? Bó tay. Ông bác sỹ phải đứng suốt 6 đến 8 tiếng đồng hồ mổ cho bệnh nhân, không nghỉ ngơi một giây nào, không cơm nước cho đến khi mổ xong mà ra vẫn mặt mũi hồng hào tươi tỉnh?

Đấy là chưa nói đến tuổi tác. Có tư cách làm bác sỹ đại phẫu thì trẻ lắm cũng phải 45 - 50 tuổi thế nhưng bác sỹ trong phim thì mặt mũi non choẹt. Người làm phim với con mắt của người ngoài cuộc như thế thì phim của anh dễ dãi là đúng rồi. "Tôi phải làm ngày làm đêm để kịp giao hàng cho khách". Làm ngày làm đêm thì mặt mũi phải hốc hác, tinh thần uể oải, nước da tái nhợt, mắt mũi thâm quầng, đầu tóc rối bù, râu ria lởm chởm, quần áo nhàu nát. Người ta hóa trang nhân vật cho phù hợp tình huống chứ đâu phải hóa trang nhân vật để ăn ảnh.

Từ chi tiết nhỏ nhặt trở đi đầy lỗi như những hạt sạn cho đến to như núi mà cũng gọi là làm phim. Chúng tôi xem phim Mỹ còn nhặt ra được sạn huống gì phim Việt Nam. Người Mỹ họ tinh lắm, thiếu sót chỗ nào họ lên diễn đàn la ó phê phán om xòm ngay, cho nên mới có nhiều phim bom tấn, siêu phẩm điện ảnh "được" đề cử giải Mâm Xôi. Còn ta, toàn là mèo khen mèo, người trong nghề tâng bốc tung hô lẫn nhau.

Xem xong phim, nếu chịu khó xem tiếp phần danh sách đoàn làm phim phía sau mới thấy được đội ngũ làm phim của họ hùng hậu ra sao. Nhân vật chính phụ các kiểu nhiều lắm là vài chục người, thế nhưng đoàn làm phim thì đến hàng trăm thậm chí cả nghìn người. Ông đạo diễn phần lớn chỉ quan tâm chỉ đạo diễn xuất để làm sao thể hiện được tâm lý  cảm xúc nhân vật còn nhân vật có nghề nghiệp gì, thói quen nghề nghiệp ra sao sẽ có người chịu trách nhiệm chỉ đạo nghệ thuật riêng phù hợp với ngành nghề đó chứ ông đạo diễn có phải là thánh đâu mà cái gì cũng biết.

Còn ta, ông đạo diễn chính là thánh sống, cái gì cũng biết cũng thông, một mình ôm hết. Tự mình làm phim dễ dãi, không chịu tiếp nhận phê bình của khán giả rồi nói khán giả dễ dãi là ngụy biện. Anh thử cho người xem phê phán anh xem, lại chả guốc dép chai lọ trứng gà trứng vịt ném đầy đầu.

Người ta bị ném tối tăm mặt mũi thì họ mới làm phim ngày càng hoàn thiện để ít bị ném hơn. Còn phim của ta không để cho khán giả ném đá nên ảo tưởng làm phim như thế là đạt yêu cầu, là thỏa mãn được thị hiếu của khán giả.

Trước năm 1990, phim Hàn Quốc đứng ở đâu trong làng điện ảnh thế giới? Thử cho mấy ông đạo diễn Việt vài chục triệu đô xem có làm ra được bộ phim nào ra hồn không? Tiền làm sao mua được kinh nghiệm làm phim trải qua vô số "thương tích" do bị khán giả ném đá? Phim càng ít bị khán giả ném đá thì nghệ thuật và doanh thu càng đi song song cùng chiều với nhau chứ không phải song song ngược chiều đâu. 

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

Lâm

Video liên quan

Chủ đề