Tại sao uống thuốc bắc lại kiêng rau muống

TPO - Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Thế nhưng, ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều này kẻo rước cả đống bệnh nguy hiểm vào người.

Rau muống là loại rau quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Trong loại rau "giá rẻ" này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A... Đây chính là những axit amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho những người thiếu máu, người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Tuy nhiên theo các bác sỹ, khi ăn rau muống cần chú ý những điều sau:

Không ăn cùng với sữa

Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

Không ăn khi dùng thuốc, có vết thương hở

Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, đối với những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi gây xấu da.

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thi không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi. Ảnh minh họa: Internet

Không ăn rau muống nước

Ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc do hầu hết được trồng tại các ao hồ có nguồi nước bị ô nhiễm, rất bẩn, đây là môi trường cho nhiều giun sán ký sinh

Hơn nữa, quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.

Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được phun vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn so với rau trồng trên cạn.

Người mắc bệnh sỏi thận

Những người mắc chứng gút, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.

Người mắc bệnh viêm khớp

Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.

Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Người bị bệnh gút

Rau muống là loại rau chứa hàm lượng đạm rất cao nên nó không phải là món ăn lý tưởng cho những người bị bệnh, nhất là người đang mắc bệnh gút bởi nhóm đối tượng này cần phải tránh ăn loại thực phẩm có chứa lượng đạm cao.

Không ăn khi chưa chín kỹ

Ăn sống rau muống hoặc ăn rau chưa chín kĩ có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Bởi trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski.

Khi trứng sán này theo thức ăn vào cơ thể sẽ nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng, nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...

Người hệ tiêu hóa yếu không nên ăn rau muống

Ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.

Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Người đang uống thuốc Đông y

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thi không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.

Người suy nhược không nên ăn rau muống

Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.

Người điều trị ngoại khoa nội khoa không nên ăn rau muống

Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Khi đi cắt thuốc Đông y, hầu hết mọi người đều được thày thuốc dặn kiêng một số thức ăn gì đó. Các lương y chủ yếu tùy vào thể trạng của người bệnh để xác định thứ cần kiêng. Nhưng cũng có người áp dụng "danh sách" thực phẩm cấm kỵ cho mọi bệnh nhân. Có ông lang dặn đã uống thuốc là phải kiêng thịt gà, có người yêu cầu kiêng cá và các loại thủy sản, các vị chua cay, măng, rau muống...

Theo thạc sĩ Tạ Văn Sang, Trung tâm Y dược Tinh Hoa (14 Nguyễn Như Đổ, Hà Nội), việc kiêng kỵ khi dùng thuốc Đông y là cần thiết, nhưng cần theo thể tạng và cơ địa của bệnh nhân chứ không áp dụng chung cho mọi người. Chẳng hạn, người tạng nhiệt hay đang bị các bệnh do nhiệt (mụn nhọt...) thì nên kiêng những thực phẩm có tính nóng như cơm nếp, thịt gà, thịt chó, ớt, dứa, mít..., những người tạng hàn hoặc mắc các bệnh do hàn (như rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy) nên kiêng các thức ăn có tính lạnh như cua ốc...

Quảng cáo

Ngoài ra, những người có cơ địa mẫn cảm thì được thày thuốc khuyên nên tránh các thức ăn dễ gây dị ứng. "Danh sách" này khác nhau giữa các bệnh nhân. Trong đó, các loại thủy hải sản hay được bác sĩ dặn kiêng vì trong thực tế, đó là loại những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất.

Không chỉ khi uống thuốc Đông y mà ngay cả lúc bình thường, những thức ăn không phù hợp kể trên cũng cần được hạn chế. Đặc biệt, thực phẩm nào đã gây dị ứng thì cần kiêng tuyệt đối.

Quảng cáo

Kiêng không có nghĩa là nhịn

Theo thạc sĩ Sang, đến nay, sự tương tác giữa các thức ăn cụ thể đối với Đông dược chưa được khẳng định trong nghiên cứu khoa học nào. Việc dặn bệnh nhân kiêng gì là do quan điểm riêng của từng thày thuốc, do đó không có sự thống nhất, mỗi thày dặn kiêng vài thứ khác nhau.

"Nếu như người bệnh đến khám ở nhiều thày thuốc và áp dụng chính sách kiêng cữ của tất cả họ thì đôi khi chẳng có gì mà ăn nữa. Trong khi đó, người bệnh lại đang yếu và rất cần bồi dưỡng" - thạc sĩ Sang nói. Ngoài chất bột đường, đạm và chất béo là những thứ sinh năng lượng, con người còn cần vô số vi chất khác, mà phải ăn uống thật đa dạng mới tập hợp đủ. Vì vậy, trong khi các tương tác của thực phẩm thông thường đối với thuốc (nếu có) còn chưa được khẳng định rõ ràng, những người phải dùng thuốc dài ngày nên nghĩ đến một nguy cơ rất hiển nhiên: Thiếu chất do kiêng quá nhiều thứ.

Tuy nhiên, ông Sang cho biết, bệnh nhân đến điều trị bằng Đông y ở Trung tâm Y dược Tinh Hoa thường được khuyên kiêng ăn đậu xanh khi dùng thuốc. Cơ sở của khuyến cáo này là: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, vỏ đậu xanh có tác dụng giải độc rất cao nhờ khả năng làm giảm tác dụng của hóa chất. Do đó, nó cũng có thể làm các hoạt chất trong Đông dược giảm hiệu quả.

Hải Hà

Nên tránh đậu xanh khi dùng Đông dược.

Khác với các chế phẩm tân dược, thuốc Đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên phong phú. Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính và vị. Tính là tứ khí: hàn, lương, ôn, nhiệt, chỉ mức độ nóng, lạnh khác nhau của vị thuốc. Còn vị có ngũ vị (5 vị cơ bản): cay, chua, ngọt, đắng, mặn (ngoài ra còn có vị nhạt và vị chát). Tính và vị của thuốc có quan hệ một cách hữu cơ với nhau, không thể tách rời, tồn tại một cách khách quan như tự nhiên đã sinh ra nó. Mỗi vị thuốc lại có những khuynh hướng tác dụng khác nhau: có vị chủ thăng đi lên, có vị chủ giáng đi xuống, chủ phù hướng ra phía ngoài, chủ trầm đi vào phía bên trong. Từ đó mà tạo ra công năng chữa bệnh của từng dược liệu.

Khi được uống vào cơ thể, thuốc phát huy tác dụng nhờ sự quy nạp khí vị tinh hoa (hoạt chất) vào các tạng phủ, kinh mạch nhất định. Sự quy kinh ấy giống như sự phân bố các dược chất đến các cơ quan đích trong y học hiện đại. Những tác động liên quan đến quá trình này đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhất là chế độ ăn uống, kiêng khem, cách thức uống thuốc...

Một số điều kiêng kỵ khi dùng thuốc Đông y

Quảng cáo

Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc:

Khi dùng các thuốc thanh nhiệt, giải độc để điều trị các chứng dị ứng, nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao..., nhộng, lòng trắng trứng (albumin). Đây là những protein lạ sẽ làm tăng thêm nguy cơ dị ứng. Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới để chữa phong ngứa thì không nên ăn thịt gà vì thịt gà, nhất là da gà dễ gây phong ngứa.

Chẳng hạn, khi dùng thuốc thanh nhiệt an thần, nếu bạn ăn các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng (như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó) thì chúng sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm.

Quảng cáo

Khi dùng các thuốc giải cảm, cần kiêng ăn các chất chua mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm, ngược chiều tác dụng của thuốc.

Thuốc ôn lý, trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu mang lại sự ấm áp cho cơ thể, không nên ăn các thức ăn tanh, lạnh như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau giền, mùng tơi... vì những thức này làm cho hàn tà khó giải.

Thuốc kích thích tiêu hóa, bổ dạ dày, kiện tỳ, tiêu thực (đặc biệt là các thuốc chữa bệnh cam trẻ em) cần kiêng ăn các chất dầu mỡ, khó tiêu. Những thức ăn này gây nê trệ, làm cho sự hấp thu của hệ tràng vị vốn đã kém lại càng khó khăn hơn.

Thuốc có mật ong thì không nên ăn hành bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong và có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ.

Những thuốc thanh phế trừ đờm khi dùng không nên ăn chuối tiêu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa. Khi uống các thuốc bổ, không nên ăn các chất lợi tiểu như cải bẹ.

Trong thời gian uống thuốc, không nên uống nước chè hoặc sữa bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau, thường gặp là glycosid, alcaloid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, flavonoid, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu chứa nhân thơm, tanin và một số muối vô cơ khác. Khi dùng chung nước chè và sữa, chúng dễ tạo ra các phức hợp gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Tuy nhiên, việc kiêng kỵ cũng chỉ là tương đối, không nên thái quá. Cần chú ý bảo đảm đủ chất cho cơ thể, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng phục hồi sức khỏe.

DS Phạm Hinh, Sức Khỏe & Đời Sống

Video liên quan

Chủ đề