Thai nhi bao nhiêu tuần thì mọc tóc

Vào khoảng tháng thứ 3, thứ 4 của thai kỳ cũng chính là thời gian các bé mọc tóc, mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm và rất dễ bị viêm họng, cảm cúm. Mẹ bầu thường phải kiêng thuốc kháng sinh,… Vì vậy, cách tốt nhất và an toàn nhất là sử dụng các cách theo phương pháp dân gian dưới đây để mang lại hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Giá đỗ luộc

Chuẩn bị khoảng 100g giá đỗ, sau đó đem luộc lấy nước uống, cách này có thể giúp các mẹ bầu giảm được đau họng, giảm ho, làm mát và thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể giã giá đỗ và lấy nước uống cũng rất hiệu quả.

Giá đỗ luộc chữa ho mọc tóc.

Bột nghệ và muối

Đây là một trong những cách chữa ho mọc tóc cho bà bầu rất đơn giản và dễ kiếm. Chỉ cần lấy nửa cốc nước nóng và pha thêm nửa thìa bột nghệ và một ít muối khuấy đều lên, ngày uống 1 lần, sau ba ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bột nghệ và muối chữa ho mọc tóc.

Mật ong hấp lá hẹ

Cần 3-5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Cho mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp cách thủy cho tới lúc lá hẹ nhừ. Uống hỗn hợp vừa hấp được ngày 2-3 lần để giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng hiệu quả.

Mật ong hấp lá hẹ chữa ho mọc tóc.

Quất hấp mật ong

Quất hấp mật ong là cách chữa ho mọc tóc cho bà bầu mà từ xa xưa ông bà ta đã rất hay áp dụng. Chỉ cần 5-6 quả quất , cắt đôi cho vào bát cùng với mật ong, cho nồi cơm điện hoặc hấp cách thủy. Sau đó, để nguội và uống nhâm nhi để nước quất và mật ong ngấm vào cổ họng.

Thai nhi mọc tóc là một trong những dấu mốc đáng nhớ và được nhiều mẹ bầu quan tâm. Để giúp mẹ có thêm những kinh nghiệm quý giá cũng thời gian mang thai, hãy tìm hiểu thời điểm và dấu hiệu thai nhi mọc tóc trong thai kì trong bài viết dưới đây.

Thai nhi mọc tóc vào thời gian nào?

Thời điểm thai nhi mọc tóc cũng là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Những em bé sinh ra có những bé sẽ có bộ tóc rất dày, tuy nhiên cũng có những em bé có bộ tóc thưa và mỏng hơn. Để tìm hiểu về vấn đề này, mẹ cần nắm rõ thời điểm mọc tóc của thai nhi.

Thai nhi bắt đầu có nang tóc từ tuần 14 của thai kì

Thai nhi ngày một lớn dần lên, bắt đầu từ tuần thứ 14 trở đi, các nang tóc phát triển và bắt đầu mọc những sợi tóc li ti. Cùng với các tế bào da, nang tóc cũng xuất hiện và phân bổ trên toàn thân thai nhi từ các khu vực như mắt, lông mày, cằm … cho tới vùng lưng, bụng và tay. Tóc sẽ mọc và phát triển mạnh nhất bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Đây là giai đoạn hình thành các lông tơ có ở các vùng da có nang tóc.

Tóc của em bé bắt đầu tăng độ dài nhanh chóng vào tháng thứ 5 nhưng khi bước sang tháng thứ 7 độ dài của tóc bắt đầu chậm lại. Phần lông tơ ở các vùng cơ thể khác của bé cũng phát triển giống như tóc nhưng cho đến khoảng tháng thứ 8 thì lông tơ bắt đầu rụng hết trong khi tóc vẫn mọc bình thường. Chính vì vậy mà khi chào đời bé sẽ có làn da mịn màng và sạch sẽ. Đặc biệt là sau khi sinh khoảng 1-2 tháng thì tóc cũ của bé sẽ rụng dần để thay bằng đợt tóc mới.

Tóc bé ngay khi sinh dài hay ngắn, dày hay mỏng đều liên quan đến cấu tạo của gen di truyền hoặc chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai. Ngoài ra, các yếu tố như khí hậu, môi trường sống của mẹ cũng góp phần ảnh hưởng tới đặc điểm tóc của bé như màu sắc, độ mềm của tóc.

Dấu hiệu thai nhi mọc tóc mẹ nên biết

Quan niệm dân gian cho rằng, khi thai nhi mọc tóc có thể khiến mẹ bị bo

Khi thai nhi mọc tóc, cơ thể mẹ không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, đối với rất nhiều mẹ bầu khi thai nhi bắt đầu mọc tóc sẽ gây ho. Ho mọc tóc là tên gọi dân gian được lưu truyền dùng để chỉ hiện tượng phụ nữ bị ho trong lúc mang thai, đặc biệt là tháng thứ 3, thứ 4 của thai kì. Cơ sở của quan niệm này cho rằng những sợi tóc con của bé sẽ khiến mẹ bầu bị ngứa cổ và ho.

Nhiều mẹ bầu khi mang thai bị ho nhẹ vào giai đoạn từ tuần 14 trở đi sẽ cho rằng đây là thời điểm báo hiệu thai nhi mọc tóc. Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bị ho có thể do những yếu tố như:

  • Nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng suy giảm là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường, dẫn tới tình trạng ho, viêm họng.
  • Bị ho do thay đổi thời tiết hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Trong quá trình mang thai, dịch nhầy tăng lên, khiến mẹ bầu cảm thấy bị nghẹt mũi, ho.
  • Thai nhi mỗi ngày một lớn lên làm cho tử cung to ra, gây áp lực lên ổ bụng, nhất là dạ dày khiến cho dịch ở dạ dày bị trào ngược lên đường hô hấp trên, dẫn đến viêm họng, ho, ngạt mũi…

Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi mọc tóc

Bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu đầy đủ trong thai kì

  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng: Trong thời gian mang thai nói chung và thời kỳ ho mọc tóc nói riêng, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung đủ sắt và canxi để mẹ luôn khỏe và thai nhi phát triển thật tốt.
  • Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để giảm ho: Nếu các mẹ bị ho dai dẳng khi thai nhi mọc tóc, có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để giảm do như: quất ngâm mật ong, quất chưng đường phèn, ăn giá đỗ luộc, hẹ hấp mật ong…….
  • Tránh xa tác nhân gây ho: Khói bụi, môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá….là những tác nhân thường gặp nhất khiến mẹ bầu mệt mỏi và ho nhiều hơn. Mẹ nên tránh xa những tác nhân này nhé.
  • Tắm nước ấm: Khi thai nhi mọc tóc khiến mẹ bị ho, cơ thể mẹ đang ở trạng thái mệt mỏi, yếu ớt, hệ hô hấp rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý là phải tắm nước ấm để bảo vệ cơ thể trước những cơn ho khó chịu.

Thời điểm và dấu hiệu thai nhi mọc tóc trong thai kì đã được giải đáp trong bài viết trên. Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp những băn khoăn lo lắng của các mẹ. Khi mang thai, ở bất kì giai đoạn nào mẹ cũng cần chú ý có chế độ dinh dưỡng cân đối, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lí để giúp mẹ luôn có sức khỏe tốt và thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

Ăn gì để con mọc nhiều tóc khi mang thai?

Thực phẩm giúp trẻ có mái tóc mượt mà Muốn bé sở hữu mái tóc mượt mà mẹ bầu hoàn toàn có thể biến mong ước thành hiện thực bằng việc bổ sung vitamin B chứa nhiều trong những loại thực phẩm như thịt nạc, cá, gan động vật, sữa, bánh mì, đậu, trứng, cỏ biển, mè, bắp và rau xanh.

Thai nhi 24 tuần tuổi nặng bao nhiêu?

1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế.

Tại sao em bé mọc tóc mẹ lại ho?

Khái niệm hiện tượng ho mọc tóc Trên thực tế, việc mọc tóc của thai nhi không hề làm mẹ bị ho. Nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra là do cơ thể mẹ bầu nhạy cảm, dễ bị cảm cúm, viêm họng gây ho kéo dài. Do đó, thai phụ hãy đặc biệt chú ý nếu bị ho trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai bị ho nên làm gì?

Bị ho khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý những gì?.

Mẹ bầu nên ngủ sớm. ... .

Hạn chế đến những nơi đông người hay môi trường nhiều khói bụi, những nơi có gió lạnh..

Làm sạch cơ thể bằng nước ấm. ... .

Khi tắm hãy cho thêm ít giọt dầu tràm khi bị ho, bị cảm khi mang thai..

Nên mua chai súc miệng để làm sạch khuẩn vùng họng...

Chủ đề