Thế nào là sống giản dị lớp 7

- Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

Giản dị là hạnh phúc với những gì mình đang có

* Biểu hiện : không xa hoa, lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. 

* Trái với giản dị :

- Xa hoa, lảng phí, cầu kỳ, qua loa, tuỳ tiện, nói năng bộc lốc, trống không...

(Tấm gương về lối sống giản dị Hồ Chí Minh)

2. Ý nghĩa:

- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.

Nếu nhân cách là một viên ngọc sáng thì tính giản dị là cái hộp giữ gìn và tỏa sáng nhân cách ấy

- Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ.

Nghệ sĩ Hoài Linh dù giàu có và nổi tiếng vẫn giữ cho mình sự giản dị
và được mọi người yêu mến, quý trọng

câu 1:

sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

Ý nghĩa : sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Câu 2:

Trung thực Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Phải sống trung thực vì sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng

Về bản thân em, em luôn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không gian lận khi thi,...........

Câu 3:

tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều trỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống: Giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

Câu 4:

yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

Biểu hiện tốt:Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia,........

Biểu hiện chưa tốt: không biết tha thứ, hy sinh cho mọi người,.........

Câu 5:

Đoàn kết tương trợ, chia sẻ và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

VD: các bạn lớp 7A giúp đỡ các bạn lớp 7B lao động,....

ý nghĩa: giúp chúng ta có thêm sức mạnh khi gặp khó khăn

câu 6:

khoan dung là rộng lòng tha thứ

Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người.Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt.Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và con người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu

câu 7:

gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân

Ảnh hưởng: giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống,.....

Câu 8:

tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành độngmột cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

bản thân em luôn chủ động, tự giác học tập, làm việc nhà; luôn tham gia các hoạt động tập thể,.........

Câu 9:

yêu thương con người:

- Thương người như thể thương thân.

- người dưng có ngãi thì đãi người dưng

anh em không ngaic thì đừng anh em

- tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông

khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em

đoàn kết tượng trợ:

- chung lưng đấu cật

- cả bè hơn cây nứa

- là lành đùm lá rách

tự trọng:

- Giấy rách phải giữ lấy lề.- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Quân tử nhất ngôn.

tự tin:

- Thua keo này bày keo khác.- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.

- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.

trung thực:

- Ăn ngay nói thẳng.- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

- Của ít lòng nhiều.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 1: Sống giản dị giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Sống giản dị là những người sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.

Lời giải:

Những biểu hiện của sống giản dị: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, chan hòa, không quá khách sáo…

Lời giải:

– Giản dị là: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bên ngoài, thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người.

– Xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức: Sống không tiết kiệm, lãng phí, học đòi ăn mặc, cầu kỳ trong giao tiếp, vui chơi vượt quá khả năng kinh tế cho phép.

Lời giải:

Đối với cá nhân: Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người; được mọi người quý mến, cảm thông, giúp đỡ.

Đối với gia đình: Giúp cho mọi người trong gia đình biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phuc cho gia đình.

Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại làm lành mạnh xã hội.

A. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu.

B. Tính tình dễ dãi.

C. Không chú ý đến hình thức.

D. Không chơi với bạn nhà giàu có hơn mình.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

A. Là quần áo trước khi đi học.

B. Xịt keo, làm tóc rất cầu kì trước khi đi học.

C. Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

D. Hằng năm đều tổ chức sinh nhật.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần sống giản dị.

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng.

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị.

D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gũi, quý mến.

E. Sống giản dị là luôn tiết kiệm trong chi tiêu.

G. Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là biểu hiện của sống giản dị.

Lời giải:

Đáp án đúng: B, D, G

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?

2/ Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?

Lời giải:

1/ Em không đồng tình với suy nghĩ của Hoà. Bởi vì, cách ăn mặc của Hòa là đua đòi, không phù hợp với học sinh. Bên cạnh đấy, suy nghĩ của Hòa sẽ làm khoảng cách giữa Hòa với các bạn kéo xa ra.

2/ Em sẽ khuyên Hoà mặc đồng phục theo quy định chung của trường.

Câu hỏi:

1/ Em thấy suy nghĩ của Minh đúng hay sai ? Vì sao ?

2/Nếu em có một người bạn như Minh, em sẽ làm gì ?

Lời giải:

1/ Minh có suy nghĩ không đúng. Bởi vì, là học sinh nên ăn mặc cho giản dị, phù hợp với hoàn cảnh sống. Không nên ăn chơi, đua đòi, chạy theo mốt.

2/ Em sẽ khuyên bạn không nên cầu kỳ trong ăn mặc. Bạn nên tập trung vào học tập cho tốt, sau này khi là người lớn thì có thể dùng số tiền kiếm ra được để mua đồ.

Lời giải:

Biểu hiện của người sống giản dị: luôn gần gũi với mọi người, có tình cảm chân thành với mọi người, nên được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Lời giải:

Rèn luyện tính giản dị:

– Ăn mặc chuẩn theo quy định của học sinh.

– Không nhuộm tóc xanh đỏ, nói năng bừa bãi.

– Cố gắng rèn luyện ý chí, tránh bị những cám dỗ từ những thứ bên ngoài.

– Biết quý trọng những gì mình đang có, biết thông cảm chia sẻ với cuộc sống khó khăn của người khác, chia sẻ với các em nhỏ, cụ già đang sống trong hoàn cảnh khó khăn

– Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.

Lời giải:

Qua câu chuyện trên, theo em, học sinh rèn luyện tính giản dị như:

– Ăn mặc, tác phong phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện và hoàn cảnh gia đình.

– Không đua đòi chạy theo nhu cầu vật chất hình thức bên ngoài, không đua đòi những trào lưu của xã hội.

– Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

– Đối xử với mọi người một cách chân thành, cởi mở.

– Biết quý trọng những gì mình đang có, biết thông cảm chia sẻ với cuộc sống khó khăn của người khác, chia sẻ với các em nhỏ, cụ già đang sống trong hoàn cảnh khó khăn

– Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.

Sống giản dị là một lối sống đẹp của mỗi một con người. Chính điều đó , mà trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi dân ta phải sống giản dị. Vậy sống giản dị là sống như thế nào? Nó có ý nghĩa ra sao? Mời các bạn cùng đến với bài học “ sống giản dị”.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

1. Đọc truyện: " Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập."

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a. Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên?

Em có nhận xét như sau:

  • Trang phục của Bác rất giản dị
  • Tác phong của Bác nhanh nhẹn
  • Lời nói của Bác ấm áp.

b. Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác có tác động như thế nào tới tình cảm của dân ta? Em hãy tìm thêm những ví dụ khác về sự giản dị của Bác Hồ.

  • Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã xóa đi tất cả những gì còn xa cách đối với nhân dân.
  • Người thực sự là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

- Những ví dụ khác về sự giản dị của Bác Hồ:

  • Bác Hồ chơi với các cháu thiếu nhi
  • Bác Hồ cùng tát nước với các bác nông dân
  • Bác Hồ trồng cây, tưới cây và cho cá ăn hàng ngày…

c. Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống? Lấy ví dụ minh họa?

  • Không xa hoa lãng phí, phô trương.
  • Không cầu kì kiểu cách.
  • Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
  • Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

d. Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống chúng ta?

  • Sống giản dị sẽ được nhiều người yêu quý và kính nể.
  • Đỡ xa hoa, lãng phí
  • Dễ nhận được sự cảm thông, nhận được nhiều thiện cảm từ người khác

2. Nội dung:

* Khái niệm sống giản dị: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

* Biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí; Không cầu kì, kiểu cách.

* Ý nghĩa:

  • Là phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
  • Sống giản dị dễ nhận được sự cảm thông và yêu mến của mọi người.

Bài tập a: Trong các ảnh sau đây, theo em, bức ảnh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?

Bài tập b: Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị?

  • Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
  • Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu
  • Nói năng cộc lốc, trống không
  • Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa.
  • Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
  • Thái độ khách sáo, kiểu cách
  • Tổ chức sinh nhật linh đình.

Bài tập c: Tìm thêm những biểu hiện khác  của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết?

=> Trắc nghiệm công dân 7 bài 1: Sống giản dị

Video liên quan

Chủ đề