Thế nào là thơ Nôm Đường luật

Dạy học chủ đề thơ nôm đường luật ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.58 KB, 38 trang )

CHỦ ĐỀ “THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT ”
( Ngữ Văn 11, kì 1, 04 tiết)
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu thơ Nôm Đường luật
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề dạy học
Gồm các văn bản: Tự Tình ( Hồ Xuân Hương), Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Thương
vợ và Vịnh khoa thi hương ( Trần Tế Xương).
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
*Về kiến thức
- Nắm được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc của chữ Nôm, lịch sử phát triển
của thơ Nôm Đường luật.
- Nắm được kiến thức khái quát về thời đại, quê hương, gia đình, những nét chính
trong cuộc đời, những giá trị đặc sắc và những đóng góp trong sự nghiệp sáng tác của các
tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
- Hiểu được những nét chung và những nét riêng của các tác giả trong việc xây dựng
những hình tượng nghệ thuật: hình tượng thiên nhiên, hình tượng bức tranh cuộc sống,
hình tượng người phụ nữ, .... Từ đó hiểu được những thông điệp tư tưởng của mỗi tác giả
cũng như của thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX.
- Nắm được những đóng góp của ba tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần
Tế Xương trong việc học tập, tiếp thu và sáng tạo thể thơ Đường luật; những đặc sắc trong
việc sử dụng bút pháp cũng như việc sử dụng ngôn ngữ. Từ đó, thấy được tinh thần dân tộc
và tài năng nghệ thuật của các thi sĩ.
* Về kĩ năng
- Biết cách đọc – hiểu các phẩm thơ trữ tình trung đại theo đặc trưng thể loại.
- Biết cách vận dụng hiểu biết vào việc phân tích thơ trữ tình trung đại khi làm một
bài nghị luận văn học.

1


- Giúp HS nắm vững các kĩ năng: kĩ năng phân tích tình huống, phát hiện vấn đề, xử


lí thông tin, kĩ năng vẽ biểu đồ, sơ đồ, trình bày vấn đề, viết và trình bày báo cáo, kĩ năng
làm văn nghị luận….
* Về thái độ
- Trân trọng, yêu quý, gìn giữ di sản tinh thần của cha ông.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và quê hương trong thời hội nhập.
* Định hướng năng lực, phẩm chất
- Về năng lực
+ Các NL chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL tự quản lí, NL
giao tiếp NL hợp tác, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, NL sử dụng ngôn
ngữ, NL tính toán.
+ Các NL chuyên môn khác: NL đọc - hiểu, NL tạo lập văn bản, NL cảm thụ văn
học, NL vận dụng kiến thức Lịch sử vào giải quyết vấn đề thực tiễn, NL tự nhận thức, tự
điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội., NL tự chịu trách
nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước….
- Về phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với
bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; Yêu gia đình, quê hương,
đất nước; Nhân ái, khoan dung
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể
sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học

2


3


Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu


Mức độ vận dụng và

vận dụng cao
Nêu những nét chính về tác Chỉ ra những biểu hiện về Nêu những hiểu biết thêm
giả.

con người tác giả được thể về tác giả qua việc đọc hiểu

hiện trong tác phẩm.
bài thơ.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài Phân tích tác động của hoàn Nêu những việc sẽ làm nếu
thơ.

cảnh ra đời đến việc thể hiện ở vào hoàn cảnh tương tự
nội dung tư tưởng của bài của tác giả.

thơ.
Chỉ ra ngôn ngữ được sử Cắt nghĩa một số từ ngữ, Đánh giá việc sử dụng ngôn
dụng để sáng tác bài thơ.

hình ảnh… trong các câu thơ. ngữ của tác giả trong bài

Xác định thể thơ.

thơ.
Chỉ ra những đặc điểm về bố Đánh giá tác dụng của thể
cục, vần, nhịp, niêm, đối… thơ trong việc thể hiện nội

Xác định nhân vật trữ tình.


của thể thơ trong bài thơ.
dung bài thơ.
- Nêu cảm xúc của nhân vật Nhận xét về tâm trạng của
trữ tình trong từng câu/cặp nhân vật trữ tình trong
câu thơ.

câu/cặp câu/bài thơ.

- Khái quát bức tranh tâm
trạng của nhân vật trữ tình
trong bài thơ.
Xác định hình tượng nghệ - Phân tích những đặc điểm - Đánh giá cách xây dựng
thuật được xây dựng trong của hình tượng nghệ thuật hình tượng nghệ thuật.
bài thơ.

thơ.

- Nêu cảm nhận/ấn tượng

- Nêu tác dụng của hình riêng của bản thân về hình
tượng nghệ thuật trong việc tượng nghệ thuật.
giúp nhà thơ thể hiện cái
nhìn về cuộc sống và con
người.

4


Chỉ ra câu/cặp câu thơ thể - Lí giải tư tưởng của nhà thơ - Nhận xét về tư tưởng của
hiện rõ nhất tư tưởng của trong câu/cặp câu thơ đó.


tác giả được thể hiện trong

nhà thơ.

bài thơ.

5


Bước 5: biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Với bài Tự tình II (Hồ Xuân Hương), có thể sử dụng các câu hỏi sau:

6


Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng

và vận dụng cao
Nêu những nét chính về - Đề tài sáng tác của Bài thơ giúp em hiểu thêm gì
tác giả Hồ Xuân Hương HXH có gì đáng lưu ý?
(HXH)?

về tác giả?

- Tại sao lại nói HXH là


" Bà chúa thơ Nôm"?
Bài thơ được viết trong - Em hiểu thế nào là “Tự Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
hoàn cảnh nào?

tình”? Điều đó được thể giúp em hình dung như thế nào
hiện như thế nào trong về số phận người phụ nữ trong

tác phẩm?
xã hội phong kiến?
Bài thơ được viết bằng thể Những đặc điểm về bố - Em thấy việc sử dụng thể thơ
thơ và ngôn ngữ gì?

cục, vần, nhịp, đối… của đó có hợp lí không? Vì sao?
thể thơ trong bài thơ.

- Theo em, việc sử dụng ngôn

ngữ đó có tác dụng gì?
Nhân vật trữ tình trong - Những từ ngữ nào trong Em có nhận xét gì về tâm trạng
bài thơ là ai?

bài thơ giúp em xác định của nhân vật trữ tình trong bài
được nhân vật trữ tình?

thơ?

- Cảm hứng chủ đạo của
nhân vật trữ tình trong bài
thơ là gì?

- Hai câu thơ đầu tả gì? - Từ văng vẳng gợi âm -Tâm trạng của tác giả qua 2
Trong thời điểm nào?

thanh như thế nào?

- Em ấn tượng với từ ngữ - Giải thích nghĩa từ trơ?
nào trong câu thơ này?

câu thơ đầu?
- Liên hệ, so sánh với 2 câu đề

- Em hiểu hồng nhan là trong bài Tự tình I và III?

gì?
- Biện pháp tu từ nào - Hình ảnh chén rượu - So sánh với câu thực trong bài
được sử dụng trong hai hương đưa say lại tỉnh? Tự tình I và III?
câu thực?

Và trăng bóng xế, khuyết
chưa tròn gợi tâm trạng

7


gì của con người?
- Hai câu luận sử dụng - Các từ xiên ngang, đâm - Cảm nhận về vẻ đẹp trong
những biện pháp tu từ toạc diễn tả tư thế, hình tâm hồn, tính cách nhân vật trữ
nào?

dáng và vận động của rêu, tình qua hai câu luận?

đá có phải chỉ để nhằm tả
cảnh thiên nhiên dữ dội
hay không?
- Đặc sắc nghệ thuật tả
cảnh, tả tình của HXH
qua hai câu luận?

- Xác định nghĩa của hai - Vì sao lại có sự đột ngột - So sánh với hai câu kết trong
từ xuân trong câu 7?

chuyển biến trong tâm bài thơ Tự tình I?

- Biện pháp tu từ gì được trạng nhân vật trữ tình - Nói rằng:"Người phụ nữ đã
sử dụng trong hai câu 7, như vậy?

buông xuôi, phó mặc hoàn toàn

8?

cho số phận của mình" có đúng

ko? Lý giải?
Tư tưởng của nhà thơ - Lí giải tư tưởng của nhà - Em có nhận xét gì về tư tưởng
được thể hiện rõ nhất thơ trong câu/cặp câu thơ của tác giả được thể hiện trong
trong câu/cặp câu thơ đó?

bài thơ?

nào?


8


Với bài Thương Vợ ( Trần Tế Xương) có thể có những câu hỏi sau:

9


Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng

và vận dụng cao
Nêu những nét chính về Nét độc đáo trong tính So sánh giữa chất trào phúng
tác giả Trần Tế Xương?

cách và sáng tác của Trần trong thơ Trần Tễ Xương và
Tế Xương so với những trong thơ Nguyễn Khuyến?

nhà thơ cùng thời?
Bài thơ được viết về đề tài Đề tài này có gì mới lạ và Hình dung mình là nhân vật
nào?

độc đáo?

trữ tình trong bài thơ, nêu cảm

nhận?

Bài thơ được viết bằng Cắt nghĩa một số từ ngữ, Theo em, việc sử dụng ngôn
ngôn ngữ nào?

hình ảnh… trong các câu ngữ đó có tác dụng gì?

thơ.
- Hãy xác định thể thơ mà - Chỉ ra đặc điểm của thể

Vẽ sơ đồ tư duy bố cục bài

Trần Tế Xương sử dụng thơ thất ngôn bát cú trong thơ ?
trong bài thơ.

bài thơ.

- Hãy xác định bố cục của - Chỉ ra những đặc điểm về
bài thơ.

vần, nhịp, niêm, đối…
trong bài thơ.

Nhân vật trữ tình trong - Những từ ngữ nào trong Em có nhận xét gì về hình ảnh
bài thơ là ai?

bài thơ giúp em xác định Bà Tú trong bài thơ?
được nhân vật trữ tình?
- Cảm hứng chủ đạo của
nhân vật trữ tình trong bài

thơ là gì?

- Hình ảnh bà Tú hiện lên -Mom sông là nơi như thế Cảm nhận về vẻ đẹp hình ảnh
qua công việc gì?

nào? Nuôi đủ có ý nghĩa bà Tú trong bài tho?

- Thủ pháp nghệ thuật gì như thế nào?
được sử dụng trong 6 câu - Phân tích hiệu quả nghệ

10


đầu?

thuật của các thủ pháp nghệ
thuật trên?
- Nhận xét hình

thân cò

trong bài thơ?
-Hình ảnh ông Tú hiện lên - Chửi Thói đời là chửi đối Qua lời chửi ta thấy vẻ đẹp
trực tiếp hay gián tiếp?

tượng nào?

nhân cách người chồng hiện

-Hai câu cuối là lời chửi - Tại sao ông Tú lại chửi hộ ra như thế nào?
của ai?


bà Tú?

Tư tưởng của nhà thơ - Lí giải tư tưởng của nhà - Em có nhận xét gì về tư
được thể hiện rõ nhất thơ trong cặp câu thơ đó?

tưởng ấy của tác giả được thể

trong cặp câu thơ nào?

hiện trong bài thơ?

11


Với bài Câu cá mùa thu ( Nguyễn Khuyến) có thể có những câu hỏi sau:

12


Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng

và vận dụng cao
Nêu những nét chính về Nhân cách nhà nho chân Em ấn tượng nhất về tác giả ở
tác giả Nguyễn Khuyến?

chính thể hiện như thế nào điều gì? Vì sao?


ở Nguyễn Khuyến?
Bài thơ được viết trong Đặt vào hoàn cảnh sáng Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự
hoàn cảnh nào?

tác đó, theo em bài thơ sẽ của tác giả, em sẽ làm gì?
thể hiện cảm nghĩ, tâm sự

gì của tác giả?
Nhan đề của bài thơ là Giải thích ý nghĩa của nhan Qua tìm hiểu nhan đề và hoàn
Câu cá mùa thu. Nhưng đề đó.

cảnh sáng tác của bài thơ, em

nội dung chính của bài

hiểu thêm vẻ đẹp tâm hồn nào

thơ có phải nói về chuyện

của Nguyễn Khuyến?

câu cá ko? Tại sao?
Bài thơ được viết bằng Cắt nghĩa một số từ ngữ, Theo em, việc sử dụng ngôn
ngôn ngữ nào?

hình ảnh… trong các câu ngữ đó có tác dụng gì?

thơ.
- Hãy xác định thể thơ mà - Chỉ ra đặc điểm của thể


Vẽ sơ đồ tư duy bố cục bài

Nguyễn Khuyến sử dụng thơ thất ngôn bát cú trong thơ ?
trong bài thơ.

bài thơ.

- Hãy xác định bố cục của - Chỉ ra những đặc điểm về
bài thơ.

vần, nhịp, niêm, đối…
trong bài thơ.

Nhân vật trữ tình trong - Những từ ngữ nào trong Em có nhận xét gì về tâm
bài thơ là ai?

bài thơ giúp em xác định trạng của nhân vật trữ tình
được nhân vật trữ tình?

trong bài thơ?

- Cảm hứng chủ đạo của
nhân vật trữ tình trong bài

13


thơ là gì?
- Cảnh thu được miêu tả Nhận xét về tác dụng và sự Cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh

qua những hình ảnh nào?

độc đáo của các biện pháp mùa thu trong 6 câu đầu? Em

- Điểm nhìn của nhà thơ nghệ thuật trong 6 câu thơ hiểu thêm gì về tâm hồn tác
là gì?

đầu? Phân tích cách gieo giả?
vần eo tài tình của nhà

thơ ?
Tình thu được miêu tả qua Tại sao chỉ có 2 câu nói về Cảm nhận về vẻ đẹp nhân
những hành động, tư thế chuyện đi câu? Phân tích tư cách nhà nho Nguyễn Khuyến
gì của người đi câu?

thế tựa gối buông cần?

trong bài thơ?

Tư tưởng của nhà thơ - Lí giải tư tưởng của nhà - Em có nhận xét gì về tư
được thể hiện rõ nhất thơ trong cặp câu thơ đó?

tưởng ấy của tác giả được thể

trong cặp câu thơ nào?

hiện trong bài thơ?
- Em học được gì từ Nguyễn
Khuyến qua bài thơ?
Hãy so sánh bài thơ Câu cá

mùa thu ( Thu điếu) với bài
thơ Thu vịnh?
- Điểm khác biệt của hai bài
thơ về nghệ thuật và nội dung
là gì?

14


Với bài Vịnh khoa thi hương có thể có những câu hỏi sau:

15


Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng

và vận dụng cao
Nêu những nét chính về Nhân cách nhà nho chân Em ấn tượng nhất về tác giả ở
tác giả Trần Tế Xương?

chính thể hiện như thế nào điều gì? Vì sao?

ở tác giả này?
Bài thơ được viết trong Đặt vào hoàn cảnh sáng Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự
hoàn cảnh nào?


tác đó, theo em bài thơ sẽ của tác giả, em sẽ làm gì?
thể hiện cảm nghĩ, tâm sự

gì của tác giả?
Nhan đề của bài thơ là Giải thích ý nghĩa của nhan Qua tìm hiểu nhan đề và hoàn
Vịnh khoa thi hương.

đề đó.

Nhưng nội dung chính

cảnh sáng tác của bài thơ, em
hiểu thêm vẻ đẹp tâm hồn nào

của bài thơ có phải nói về

của TTX?

chuyện thi cử không? Tại
sao?
Bài thơ được viết bằng Cắt nghĩa một số từ ngữ, Theo em, việc sử dụng ngôn
ngôn ngữ nào?

hình ảnh… trong các câu ngữ đó có tác dụng gì?

thơ.
- Hãy xác định thể thơ mà - Chỉ ra đặc điểm của thể
TTX sử dụng ?

Vẽ sơ đồ tư duy bố cục bài


thơ thất ngôn bát cú trong thơ ?

- Hãy xác định bố cục của bài thơ.
bài thơ.

- Chỉ ra những đặc điểm về
vần, nhịp, niêm, đối…
trong bài thơ.

Nhân vật trữ tình trong - Những từ ngữ nào trong Em có nhận xét gì về tâm
bài thơ là ai?

bài thơ giúp em xác định trạng của nhân vật trữ tình
được nhân vật trữ tình?

trong bài thơ?

- Cảm hứng chủ đạo của

16


nhân vật trữ tình trong bài
thơ là gì?
- Cảnh thi cử có gì khác Phân tích tác dụng các thủ Cảm nhận gì về bối cảnh thi
biệt?

pháp nghệ thuật được sử cử và xã hội đương thời?


dụng trong 6 câu đầu?
Tâm sự thời thế được gửi Câu hỏi cuối bài thơ có ý Cảm nhận về vẻ đẹp nhân
gắm qua câu thơ nào?

nghĩa gì?

cách nhà nho TTX ?

Tư tưởng của nhà thơ - Lí giải tư tưởng của nhà - Em có nhận xét gì về tư
được thể hiện rõ nhất thơ trong cặp câu thơ đó?

tưởng ấy của tác giả được thể

trong cặp câu thơ nào?

hiện trong bài thơ?

17


Bước 6: thiết kế tiến trình dạy học
- Xác định các văn bản được dùng dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
và vấn đề trọng tâm cần đọc hiểu ở mỗi văn bản:
+ Tìm hiểu chung về thơ Nôm Đường luật.
+ Bài Tự tình ( Hồ Xuân Hương): tập trung tìm hiểu tâm sự gửi gắm qua nhân vật
trữ tình trong bài thơ.
+ Bài Thương Vợ ( Trần Tế Xương): tập trung hình ảnh bà Tú.
+ Bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến): tập trung tìm hiểu ngôn ngữ, hình ảnh thơ
làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên và tâm tình của tác giả.
+ Bài Vịnh khoa thi hương ( Trần Tế Xương): Tập tring vào cảnh thi cử và cảm hứng

thời thế.
+ Đánh giá chung về nghệ thuật thơ Nôm Đường luật qua một số văn bản.
Ngoài những yếu tố trên, ở mỗi VB, các yếu tố còn lại vẫn được HS tìm hiểu nhưng
không phải là trọng tâm của giờ học.
- Xác định các văn bản được dùng để HS luyện tập đọc hiểu văn bản theo đặc trưng
thể loại: Thu Vịnh, Thu ẩm - Nguyễn Khuyến; Tự tình I và Tự tình III - Hồ Xuân Hương.
Hoạt động 1. Khởi động ( Dùng chung cho cả chủ đề)
GV tổ chức trò chơi mảnh ghép bí mật: " ĐÂY LÀ AI?" ( Chiếu một số hình ảnh, thông
tin về tác giả, sự nghiệp...vv. Học sinh sẽ nhìn hình đoán xem hình ảnh nền là ai)
GV dẫn dắt và giới thiệu về 3 tác giả: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Trần Tế
Xương; giới thiệu về chủ đề " Thơ Nôm Đường luật".
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

18


Hướng dẫn HS tìm hiểu lịch sử của thơ I. Tìm hiểu lịch sử của thơ Nôm Đường
Nôm Đường luật

luật và các tác giả

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết - Nguồn gốc của thơ Nôm Đường luật bắt
đầu từ sự ra đời của chữ Nôm.

quả .

- GV yêu cầu HS tích hợp với kiến thức bài - Chữ Nôm: ra đời vào khoảng thế kỉ XIII,

“Khái quát lịch sử Tiếng Việt” (Ngữ văn 10 là một hệ thống chữ viết ghi âm, dùng chữ
– kì II) để chỉ ra nguồn gốc chữ Nôm.

Hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại

Hs trình bày về lịch sử ra đời của chữ để ghi tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm
Nôm, một số cách tạo chữ Nôm của người tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người
Việt

Việt (âm Hán Việt).

- HS trình bày các giai đoạn phát triển của - Chữ Nôm là một thành quả văn hóa to lớn
thơ Nôm Đường luật, những tác giả tiêu của dân tộc.
biểu.

Thơ Nôm Đường luật

- - GV yêu cầu Hs nhận xét.

*Khái niệm thơ Nôm Đường luật: Thơ Nôm

- GV gợi ý để HS cả lớp đưa ra ý kiến nhận Đường luật chính là thơ viết theo luật
xét.

Đường và bằng chữ Nôm gồm các thể: thất
ngôn bát cú Đường luật, ngũ ngôn bát cú
Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ
tuyệt và cả thơ thất ngôn xen lục ngôn.
* Các giai đoạn phát triển của thơ Nôm
Đường luật:

- Giai đoạn hình thành (từ thế kỉ XIII cho
đến thế kỉ XV)
+ Tác giả tiêu biểu là Nguyễn Trãi với Quốc
Âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập.
- Giai đoạn phát triển (từ thế kỉ XVI đến

19


cuối thế kỉ XVIII)
+ Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập), thơ Nôm của
Hồ Xuân Hương.
- Giai đoạn cuối (thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ
XX)
+ Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Khuyến, Trần
Tìm hiểu về các tác giả Hồ Xuân Hương, Tế Xương
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
2. Các tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương
GV yêu cầu nhóm được phân công trình bày a. Tác giả Hồ Xuân Hương
yêu cầu:
* Tiểu sử
- Ba tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn - HXH (? - ?), sống vào khoảng cuối thế kỷ
Khuyến, Trần Tế Xương sinh ra và sống XVIII.
trong một thời đại như thế nào? Thời đại - Quê hương : tỉnh Nghệ An, sống chủ yếu
ấy có ảnh hưởng như thế nào đến sáng ở Kinh thành Thăng Long.
tác của ba tác giả đó.
- Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác.


- Con người: tài hoa, cá tính mạnh mẽ, giao
du rộng rãi với giới tài tử văn nhân, đi nhiều

- HS tích hợp kiến thức lịch sử lớp 11 về nơi.
giai đoạn lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ - Cuộc đời : long đong, lận đận, nhất là
XVIII đến hết thế kỉ XIX để trình bày.
đường tình duyên.
* Sự nghiệp sáng tác:
- Thơ HXH bao gồm cả chữ Hán và chữ
Nôm, là hiện tượng độc đáo của văn học
VN:
+ Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ
+ Trào phúng mà trữ tình

20


+ Sáng tác đậm chất dân gian
- Nội dung thơ văn: Thể hiện lòng thương
cảm đối với phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và
khát vọng của họ.
b. Tác giả Nguyễn Khuyến
* Tiểu sử ( 1835- 1909
- Quê quán: Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam.
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình
nhà nho nghèo, có truyền thống khoa bảng.
- Bản thân: thông minh, chăm chỉ, đỗ đạt
cao (đỗ đầu cả 3 kì thi Hương, Hội, Đình ->
Tam nguyên Yên Đổ)

- Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không
màng danh lợi, không hơp tác với kẻ thù,
sau đó về quê ở ẩn.
* Sự nghiệp sáng tác
- Sáng tác gồm cả chữ Hán và chữ Nôm
với số lượng lớn, còn 800 bài thơ văn.
- Nội dung thơ: thể hiện tình yêu đất nước
bạn bè, phản ánh cs thuần hậu chất phác.
- Đóng góp lớn nhất của ông là mảng đề tài
viết về làng quê, đặc biệt là mùa thu, tiêu
biểu là chùm thơ thu.
c. Tác giả Trần Tế Xương
* Tiểu sử (1870 – 1907)
- Quê quán: Làng Vị Xuyên, huyện mỹ Lộc,

21


Nam Định.
- Tên khai sinh: Trần Duy Uyên, tự Mộng
Trai, hiệu Mộng tích.
- Con người:
+ Đi học sớm nổi tiếng thông minh, giỏi thơ
GV chốt ý

phú.

-> Hồ Xuân Hương là một thên tài kì nữ, là + Cá tính sắc sảo, sống phóng túng, không
một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn gò mình vào khuôn phép trường thi. Tám lần
học Việt Nam. Được mệnh danh là “ bà thi hỏng chỉ đậu Tú tài.

chúa thơ Nôm”.

* Sự nghiệp sáng tác

-> Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt - Để lại hơn 100 bài thơ gồm nhiều thể loại:
cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước Thơ, phú, câu đối...
thương dân, kiên quyết không hợp tác với - Nội dung:
kẻ thù.

+ Thơ trào phúng: có sức châm biếm mạnh

 Trần Tế Xương có cuộc đời ngắn ngủi, mẽ sâu sắc; tiếng cười trong thơ Tú Xương
nhiều gian truân và một sự nghiệp thơ ca bất có nhiều cung bậc: châm biếm sâu cay, đả
tử.

kích quyết liệt, tự trào mang sắc thái ân hận
ngậm ngùi...
+ Thơ trữ tình: thể hiện nỗi u hoài trước sự
đổi thay của làng quê; tâm sự bất mãn với
đời; bộc lộ lòng yêu nước trước vận mệnh
dân tộc.
 Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều
xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với
dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng
về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân
tộc.

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản

II. Đọc hiểu văn bản theo chủ đề


22


theo đặc trưng thơ Nôm Đường luật
HĐ: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
Mục tiêu:
- Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng
cô đơn, lẻ loi, trơ trọi, bẽ bàng của và khao
khát hạnh phúc của chủ thể trữ tình, từ đó,
hiểu rõ hơn bản lĩnh và cá tính Hồ Xuân
Hương.
Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
Kĩ thuật dạy học: động não, phòng tranh,
mảnh ghép.
Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm
việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 4 nhóm. Các nhóm lần
lượt tìm hiểu bài thơ theo bố cục đề, thực,
luận, kết dựa trên gợi ý của giáo viên.
Nhóm 1: Tìm hiểu hai câu đề
Gợi ý:
- Trong hai câu đề, tâm sự của nhà thơ được
bộc lộ trong hoàn cảnh thời gian, không
gian như thế nào?
- Chủ thể trữ tình trong hai câu đề được tái
hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào?
- Cách dùng từ và kết hợp từ của nhà thơ

trong câu thơ thứ hai có gì đặc biệt? Cách
dùng từ và kết hợp từ như vậy nói lên điều
gì?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật
được nhà thơ sử dụng trong câu thơ thứ hai.

1. Văn bản Tự Tình ( Hồ Xuân Hương)

a. Hai câu đề:
- “Đêm khuya”: vừa là khoảng tg mà con
người đối diện với chính mình trong những
suy tư, trăn trở. Vừa gợi ra đc ko gian vắng
lặng, yên tĩnh. Âm thanh văng vẳng của
tiếng trống canh dồn càng làm cho ko gian
them quạnh hiu. Trong ko gian vắng lặng ấy
con người cảm thấy cô đơn,lẻ loi.
- Nhân vật trữ tình cảm nhận bước đi hối hả,
gấp gáp như giục giã, thôi thúc của tgian
qua nhịp dồn dâp, liên tiếp của tiếng trống
canh.Đó cũng chính là tâm trạng rối bời vừa
lo âu , vừa buồn bã của con ngừi ý thức đc
sự trôi chảy của tgian, của đời người.
- NT :
+ Trơ (phơi ra, bày ra) “ cái - hồng nhan( hai
chưc hồng nhan chỉ dung nhan của người
phụ nữ mà lại đi với từ cái thì thật rẻ rúng,
mỉa mai); “ với nước non” (cuộc đời, ko
gian mênh mông rộng lớn) thể hiện sự giãi

23



dầu sương gió.
+ “Trơ”: trơ trọi, lẻ bóng. NT đối: “cái hồng
nhan” >< “nước non” tô đậm cảm giác cô
đơn trống vắng.
+ “ Trơ”: bẽ bàng, tủi hổ. Thủ pháp đảo +
nhịp điệu 1/3/3 của câu thơ càng nhấn mạnh
vào sự bẽ bàng của duyên phận.

Nhóm 2: Tìm hiểu hai câu thực
Gợi ý:
- Trong hai câu thực, có những hình ảnh nào
đáng chú ý? Phân tích tâm trạng của chủ thể
trữ tình qua những hình ảnh đó.
- Trong hai câu thực, tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì? Phân tích hiệu quả của
biện pháp nghệ thuật ấy?

- Từ “trơ” trong văn cảnh câu thơ ko chỉ là
bẽ bàng tủi hổ mà còn thể hiện sự kiên
cường, bền bỉ, thách thức. Từ trơ kết hợp
với nước non thể hiện sự thách đố( bên cạnh
nỗi đau XH còn là bản lĩnh XH). Nó đồng
nghia với từ trơ trong thơ Bà Huyện Thanh
Quan: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế
nguyệt”( Thăng Long thành hòa cổ)
=> Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian
hình tượng một người đàn bà với cảm giác
cô đơn, trống vắng trc vũ trụ và tủi hổ, bẽ

bàng trc cuộc đời.
b. Hai câu thực:
- Uống rượu mong giải sầu nhưng không
được, Say lại tỉnh”
- “ say lại tỉnh “ gợi lên cái vòng quẩn
quanh, tình duyên trở thành trò đùa của con
tạo, càng say càng tỉnh càng cảm nhận nổi
đau của thân phận
- Vầng trăng - xế - khuyết - chưa tròn: Yếu
tố vi lượng à chẳng bao giờ viên mãn .
Trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”.
Tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên chưa trọn
vẹn. Hương vị của rượu để lại vị đắng chát,
hương vị của tình để lại phận hẩm duyên ôi.
- Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại
tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết à tức, bởi
con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ
ra à vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng.

24


Nhóm 3: Tìm hiểu hai câu luận
Gợi ý:
- Em hãy phân tích hình ảnh thiên nhiên và
chỉ ra sự tương quan giữa thiên nhiên và tâm
trạng con người trong hai câu luận.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong hai
câu luận có gì đặc biệt? Phân tích tác dụng
của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng

trong hai câu thơ này.

Nhóm 4: Tìm hiểu hai câu kết
Gợi ý:
- Trong hai câu kết, tâm trạng của chủ thể
trữ tình được bộc lộ qua những từ ngữ nào?
- Từ “xuân” và từ “lại” trong hai câu kết có
ý nghĩa gì?
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng và sắp
xếp từ ngữ trong câu thơ cuối?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư
kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các
câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận
lên bảng phụ.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.

=>2 câu thực là nỗi xót xa , cay đắng cho
duyên phận dở dang lỡ làng.
c.Hai câu luận:
-Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả
cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức
sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính
Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm
mọi cách vượt lên số phận.
- Động từ mạnh kết hợp với bổ ngữ ngang,
toạc độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang
ngạnh.Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc
chân mây như vạch đất vạch trời mà hờn mà

oán, ko chỉ phẫn uất mà còn là sự phản
kháng. Cách sử dụng từ ngữ “ xiên ngang ,
đâm toạc thể hiện phong cách rất HXH.
Cách sử dụng từ ngữ như vậy làm cho thiên
nhiên trong thơ bà bao giờ cũng sinh động
căng tràn sức sống- một sức sống mãnh liệt
ngay trong cả tình huống bi thương.
- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn
uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn
uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ
tình.
=> Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh
đc cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang
nỗi niềm phẫn uất của con người.
d. Hai câu kết:
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
- Câu 7:
+ Xuân đi: Tuổi xuân ( tác giả )
+ Xuân lại:Mùa xuân ( đất trời )
+ Lại(1): Thêm lần nữa.
+ Lại(2): Trở lại.
->Với mùa xuân của đất trời, của cỏ cây hoa
lá thì mùa xuân đi rồi mùa xuân sẽ trở lại
nhưng với con người thì tuổi xuân qua đi
không trở lại. Hơn thế sự trở lại của mùa
xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi

25



Mục lục

Thơ nôm đường luật (Từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương)

Trương Lương
0 1.009 1 hours read
thơ nôm đường luật
Bạn đang xem: Thơ nôm đường luật (Từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương) Tại Website bpackingapp.com
Tài liệu Thơ nôm đường luật (Từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương): … Ebook Thơ nôm đường luật (Từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương)

Video liên quan

Chủ đề