Thi lấy bằng lái xe máy mất bao lâu

16:08 - 09/06/2021

“Thi bằng lái xe A1 bao lâu có bằng?” là một trong số những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Để hợp pháp điều khiển phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần phải được cấp giấy phép lái xe dựa trên loại phương tiện mà họ điều khiển. Có thể thi nhiều loại bằng lái xe 2 bánh ví dụ như bằng lái xe A1, A2, A3, A4,.. nhưng trong đó phổ biến nhất vẫn là bằng lái xe A1 bởi thị phần Việt Nam chủ yếu là những mẫu xe 2 bánh phổ thông có dung tích nhỏ.

Có hình dáng tương tự với thẻ ATM, làm từ chất liệu nhựa PET có thể chịu đựng nhiệt độ lên tới 200 độ C và có độ bền lớn, bằng lái xe A1 cho phép một cá nhân điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Vậy thi bằng lái xe A1 bao lâu có bằng? Lệ phí thi bằng lái xe A1 là bao nhiêu? Một số quy định về đào tạo và sát hạch bằng lái xe A1 người dùng cần chú ý là gì? Thủ tục đăng ký bằng lái xe ra sao? Tinxe.vn xin gửi tới quý độc giả một số thông tin hữu ích dưới đây.

1. Thi bằng lái xe A1 bao lâu có bằng?

Thi bằng lái xe máy bao lâu có bằng? Thi xong bao lâu có bằng lái A1? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đỗ sát hạch bằng lái xe A1 quan tâm. Câu trả lời là:

Sau khi thi sát hạch thành công cả 2 phần thi lý thuyết và thực hành, học viên sẽ phải đợi đúng 15 ngày sau ngày sát hạch bằng lái xe A1 theo lịch làm việc của Sở Giao thông Vận tải. Đương nhiên sẽ bỏ qua các ngày thứ 7 và Chủ Nhật, vì thế thông thường thi bằng lái xe A1 xong sẽ phải chờ 15 – 18 ngày để nhận bằng lái xe máy mới.


Sau khi đậu, người đăng ký tham gia sát hạch bằng lái xe A1 sẽ chờ 15 – 18 ngày để nhận bằng

2. Lệ phí thi bằng lái xe A1 là bao nhiêu?

Thi bằng lái xe 2 bánh bao nhiêu tiền? Để tham gia đào tạo và sát hạch cấp bằng lái xe A1, bạn sẽ cần phải chi số tiền khoảng 550.000 đồng. Trong đó có 3 mục chính gồm:

  • Lệ phí khi nộp hồ sơ học thi bằng lái xe 2 bánh để trung tâm làm hồ sơ, gửi tài liệu học, hướng dẫn học và tổ chức thi cho học viên: 150.000 đồng.
  • Lệ phí khám sức khỏe đóng tại bệnh viện khám theo quy định: khoảng 150.000 đồng.
  • Lệ phí khi lên sân thi: 225.000 đồng

Trong đó, lệ phí sân thi bao gồm 40.000 đồng nộp khi vào phòng thi lý thuyết, 50.000 đồng khi nộp khi vào thi thực hành và 135.000 đồng còn lại là tiền in bằng lái xe. Trong trường hợp trượt phần sát hạch lý thuyết A1, người tham gia sát hạch không được phép thi phần thực hành và khi nào đi thi lại sẽ phải đóng lại từ phần thi lý thuyết. Nếu đỗ lý thuyết lái xe A1 nhưng trượt thực hành khi thi lấy bằng lái xe máy A1 lại sẽ chỉ cần phải đóng lại lệ phí phần thực hành.

3. Học bằng lái xe A1 mất bao lâu?

Nếu không tính thời gian học bằng A1 cũng như ôn thi bằng lái xe A1, kể từ lúc đăng ký cho tới lúc thi sát hạch và đến lúc nhận bằng học viên sẽ mất khoảng 25 - 30 ngày để chuẩn bị hồ sơ đăng ký, ghi danh và tham gia kỳ thi bằng lái xe 2 bánh.

Khi đã chọn được ngày thi giấy phép lái xe A1 phù hợp, học viên sẽ tới địa chỉ ghi danh của các trung tâm đào tạo học thi bằng lái xe 2 bánh để đăng ký. Nhưng với điều kiện là hồ sơ phải nộp trước ngày thi ít nhất 1 tuần để chốt danh sách và tiến hành nộp hồ sơ lên Sở Giao thông Vận tải chờ xét duyệt.


Nếu trừ đi thời gian nhận bằng, học viên tham gia đào tạo bằng lái xe A1 sẽ mất khoảng 2 tuần

Ngay sau khi nghe thông báo từ ban tuyển sinh của các trung tâm đào tạo, học viên sẽ tham gia 1 – 2 buổi học lý thuyết thi bằng lái xe A1 để nắm một số quy định cơ bản về việc điều khiển phương tiện mô tô khi tham gia giao thông. Chương trình thực hành cũng chỉ cần đào tạo 1 – 2 buổi, chủ yếu là để làm quen với phương tiện và các sa hình trong bài thi.

Bài thi lý thuyết bằng lái xe A1 và thực hành lái xe A1 thông thường sẽ diễn ra chỉ trong một buổi chiều hoặc sáng tùy theo lịch thi do Sở quy định. Thường thì học viên chỉ mất từ 2 – 3 tiếng là hoàn thành xong tất cả bài thi lý thuyết lái xe A1 và thi thực hành bằng lái xe máy.

Như vậy, thời gian thi bằng lái xe máy A1 chỉ trong vòng  từ 2 - 3 tiếng mà thôi. Nếu đỗ sát hạch, bạn sẽ phải chờ từ 15 - 18 ngày để lấy bằng lái xe máy.

Xem thêm:

4. Quy định về việc đăng ký đào tạo và thi sát hạch bằng lái xe A1

Để được tham gia kì thi sát hạch, lấy bằng lái xe hạng A1 cũng như các bằng lái xe khác như A2, A3 và A4 thì công dân bắt buộc phải từ 18 tuổi trở lên. Công dân cần cung cấp đầy đủ các thủ tục và giấy tờ cần thiết để được tham gia đào tạo và thi sát hạch.

Đầu tiên, giấy tờ chuẩn bị để nộp hồ sơ thi bằng lái xe A1 cần có giấy khám sức khỏe có thời hạn tối thiểu là 3 tháng gần nhất, được cấp bởi bệnh viện tuyến huyện trở lên.

Sau quá trình đào tạo, người thi bằng lái xe A1 sẽ cần phải trải qua 2 vòng thi bao gồm lý thuyết và thực hành. Hiện nay phần thi lý thuyết đã được chuyển sang làm trên máy tính và số câu hỏi đã tăng lên 20 câu, thí sinh làm đúng 16/20 câu được coi là đạt điểm lý thuyết.

Ở phần thi thực hành lấy bằng lái A1, người tham gia sát hạch cần đạt số 80/100 điểm mới đủ điều kiện đỗ, trong đó có một số lỗi chỉ cần vi phạm sẽ bị hủy kết quả thi ngay lập tức. Đồng thời, mỗi thí sinh sẽ chỉ có 10 phút để hoàn thành bài thi thực hành.

Lan Châm

Căn cứ:

- Luật Giao thông đường bộ 2008;

- Thông tư 17/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

- Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 17/2017;

- Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng.
 

1. Đối tượng học thi bằng lái xe

Người học lái xe phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

2- Đủ tuổi (tính đến ngày dự thi bằng lái xe), sức khỏe, trình độ:

  • Đủ 18 tuổi trở lên: Đối với người thi bằng lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2;
  • Đủ 21 tuổi trở lên: Đối với người thi bằng lái xe hạng C, FB2;

  • Đủ 24 tuổi trở lên: Đối với người thi bằng lái xe hạng D, FC;
  • Đủ 27 tuổi trở lên: Đối với người thi bằng lái xe hạng E (nam tối đa 55 tuổi, nữ tối đa 50 tuổi), FD.

Lưu ý: Trường hợp người học để nâng hạng bằng lái xe:

- Có thể học trước nhưng chỉ được dự thi khi đủ tuổi theo quy định.

- Phải đáp ứng thêm điều kiện về thời gian lái xe (hoặc hành nghề) và số km lái xe an toàn như sau:

GPLX

Điều kiện

  • Hạng B1 số tự động lên B1;
  • Hạng B1 lên B2

≥ 01 năm lái xe

≥ 12.000 km lái xe an toàn

  • Hạng B2 lên C;
  • Hạng C lên D;
  • Hạng D lên E;
  • Hạng B2, C, D, E lên FB2, FC, FD, FE;
  • Hạng D, E lên FC

≥ 03 năm hành nghề lái xe

≥ 50.000 km lái xe an toàn

  • Hạng B2 lên C;
  • Hạng C lên E

≥ 05 năm hành nghề lái xe

≥ 100.000 km lái xe an toàn

*** Trong thời gian học nâng hạng mà vi phạm giao thông bị tước Giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính (áp dụng từ ngày 01/12/2019).

- Phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên (đối với người học nâng hạng bằng lái xe lên các hạng D, E).

2. Quy trình thi bằng lái xe

 

2.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký học lái xe

a) Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo mẫu Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT). Nếu có nhu cầu tích hợp Giấy phép lái xe không thời hạn và có thời hạn thì đăng ký vào đơn.
  • Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam;

  • Hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe.

b) Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ gồm:

  • Giấy tờ như người học lái xe lần đầu;
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu Phụ lục 8 Thông tư 12/2017 và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

  • Bản sao Giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch). Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu Giấy phép lái xe (quy định này bị bãi bỏ từ ngày 01/12/2019)

c) Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe máy hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ (thực hiện từ ngày 01/12/2019) gồm:

  • Giấy tờ giống với người học lái xe lần đầu;

  • Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú), xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 38/2019.

Giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày cấp, cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

Cập nhật quy trình thi bằng lái xe mới nhất (Ảnh minh họa)

2.2. Học lý thuyết và thực hành tại Trung tâm đào tạo

- Người thi bằng lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để ôn luyện, kiểm tra. Riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.

Thời gian đào tạo

  • Hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02);

  • Hạng A2: 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12);

  • Hạng A3, A4: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40);
  • Hạng B1:

    + Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);

    + Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420).

Các môn kiểm tra

  • Pháp luật giao thông đường bộ đối với các hạng A2, A3, A4;
  • Thực hành lái xe đối với các hạng A3, A4.

- Người thi bằng lái xe các hạng B2, C, D, E và bằng lái xe các hạng FB2, FC, FD, FE phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo.

Trong thời hạn trên 01 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ sơ chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.

Thời gian đào tạo

  • Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);

  • Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).

Các môn kiểm tra

  • Tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;

  • Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

2.3. Tham gia kỳ thi sát hạch cấp bằng lái xe

Dự thi bằng lái xe tại Trung tâm sát hạch lái xe, nội dung sát hạch cấp bằng lái xe như sau:

- Thi lý thuyết: Gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe. Ngoài ra còn có nội dung liên quan đến:

  • Cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với bằng lái xe hạng A3, A4);
  • Cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1);

  • Cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên).

*** Chú ý:

- Thi lý thuyết hạng A1 ở các đô thị từ loại 2 trở lên thực hiện trên máy tính; các địa bàn khác thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính. Phòng thi có camera giám sát quá trình thi.

- Sát hạch lý thuyết đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F thực hiện trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát và công khai quá trình sát hạch

- Người có bằng lái xe ô tô được miễn thi lý thuyết khi thi lấy bằng lái xe hạng A1.

- Thi thực hành:

  • Đối với hạng A1, A2: Người dự thi phải điều khiển xe máy qua 04 bài sát hạch: Đi theo hình số 8; Qua vạch đường thẳng; Qua đường có vạch cản; Qua đường gồ ghề.

Ở các đô thị từ loại 3 trở lên phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động; các địa bàn khác có khoảng cách đến trung tâm đô thị từ loại 3 trở lên dưới 100 km phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động từ ngày 01/7/2018.

  • Đối với hạng A3, A4: Phải điều khiển xe tiến qua hình chữ chi và lùi theo hướng ngược lại.
  • Đối với hạng B1, B2, C, D, E: Phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch như:

+ Xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ;

+ Dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (hạng B1, B2 và C thực hiện ghép xe dọc; hạng B1, B2 và D, E thực hiện ghép xe ngang);

+ Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua;

+ Thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.

  • Đối với hạng FB2, FD, FE: Điều khiển xe tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại.

Các hạng B1, B2, C, D, E và F phải thi lái xe trên đường (điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên), riêng hạng B1, B2, C, D, E phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động và có 01 sát hạch viên trên xe.

  • Đối với hạng FC: Điều khiển xe tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại và ghép xe dọc vào nơi đỗ.

Đặc biệt, từ ngày 01/01/2021, người thi bằng lái xe ô tô (hạng B1 số tự động, B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông - xử lý các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính.
 

2.4. Nhận bằng lái xe

- Công nhận kết quả thi đối với người thi bằng lái xe hạng A1, A2, A3, A4:

  • Đạt nội dung lý thuyết và thực hành thì được công nhận trúng tuyển;
  • Không đạt nội dung lý thuyết không được thi thực hành;

  • Đạt nội dung lý thuyết nhưng không đạt nội dung thực hành được bảo lưu kết quả trong 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch.

- Công nhận kết quả thi đối với người thi bằng lái xe hạng B1 số tự động, B1, B2, C, D, E và các hạng F:

  • Đạt nội dung lý thuyết, lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và thực hành lái xe được công nhận trúng tuyển;
  • Không đạt nội dung lý thuyết thì không được thi lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng;

  • Không đạt nội dung lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng thì không được thi thực hành trong hình;

  • Không đạt nội dung thực hành trong hình thì không được sát hạch lái xe trên đường;
  • Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trong hình nhưng không đạt kết quả sát hạch lái xe trên đường được bảo lưu kết quả trong 01 năm.

*** Thí sinh mang điện thoại, thiết bị truyền tin trong phòng sát hạch lý thuyết, trên xe sát hạch hoặc có các hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả thi sẽ bị đình chỉ làm bài, hủy bỏ kết quả thi.

Sau khi thi đỗ sẽ được nhận giấy hẹn, trên giấy hẹn sẽ ghi thời gian và địa điểm nhận bằng lái xe.
 

3. Lệ phí thi bằng lái xe

Theo Biểu phí sát hạch, lệ phí cấp Giấy phép lái xe tại Thông tư 188/2016/TT-BTC:

Stt

Tên phí, lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Lệ phí cấp giấy phép lái xe

 

Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế)

Lần

135.000

2

Phí sát hạch lái xe

a

Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

 

- Sát hạch lý thuyết

- Sát hạch thực hành

Lần

Lần

40.000

50.000

b

Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

 

- Sát hạch lý thuyết

- Sát hạch thực hành trong hình

- Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng

Lần

Lần

Lần

90.000

300.000

60.000


Trên đây là lệ phí thi và cấp bằng lái xe chưa bao gồm chi phí đào tạo tại cơ sở đào tạo lái xe.

>> Thi bằng lái xe và 5 thắc mắc thường gặp

Video liên quan

Chủ đề