Thiết bị nào dưới đây là thiết bị ra không thể thiếu trong bộ máy tính

Trong một Case máy tính PC gồm nhiều linh kiện được lắp đặt lại với nhau, mỗi linh kiện có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Vậy trong một bộ Case máy tính thì cần phải có những linh kiện cơ bản nào để máy tính có thể chạy được? Ở bài viết này chúng tôi sẽ nói sơ quan về những thành phần bắt buộc phải có trong một Case máy tính.

Trong một Case máy tính cơ bản, các linh kiện bắt buộc phải có đó là: Mainboard, CPU, Ram, Ổ cứng, Nguồn. Nếu thiếu một trong các linh kiện này thì máy tính không thể hoạt động được. Sau đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn về các linh kiện bên trên.

CPU (Chíp vi xử lý trung tâm)

CPU là một thành phần quan trọng nhất trong một bộ Case máy tính. CPU có thể coi là bộ não của máy tính, nó quyết định toàn bộ tốc độ xử lý của toàn bộ hệ thống máy tính. Do đó một chiếc CPU tốc độ cao thì máy tính sẽ chạy nhanh hơn và ngược lại.

CPU máy tính

Hiện nay có 2 nhà sản xuất CPU chính là Intel và AMD. Intel thì sản xuất ra các dòng chíp Core i và Xeon. Còn AMD thì sản xuất ra dòng chíp Rezen và Threadripper. Tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế bạn có thể chọn CPU phù hợp cho mình.

Vậy khi đi mua CPU thì bạn cần lưu ý những gì? Bạn cần đặc biệt lưu ý đến Socket của CPU và thế hệ main. Bạn phải đảm bảo rằng CPU và Main cùng đời Socket thì mới lắp được CPU đó vào Main. Nếu bạn mua CPU có Socket khác socket ở main thì khi lắp vào sẽ không lắp được, hoặc nếu bạn cố lắp thì sẽ làm cho chân socket trên main bị hỏng.

RAM (Bộ nhớ tạm thời)

Khi bạn sử dụng phần mềm trên máy tính, CPU xử lý trung tâm sẽ liên tục truy cập vào dữ liệu của bộ nhớ trong máy tính. Cho nên máy tính hoạt động có trơn chu hay không phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ của bộ nhớ. Ram là nơi mà máy tính sẽ lưu thông tin một cách tạm thời, tức là khi máy tính bị tắt thì dữ liệu trên Ram sẽ tự động bị mất đi.

RAM máy tính

Khi đi mua RAM bạn cần lưu ý gì?Bạn cần lưu ý đến dung lượng và Bus của Ram. Dung lượng và Bus của Ram càng lớn thì tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. Ngoài ra bạn cần chú ý đến chuẩn Ram. Ví dụ bạn mua Ram có chuẩn DDR4 thì sẽ lắp vào được các dòng main H110, H310, B350, Z390, ... hoặc Ram có chuẩn DDR3 thì sẽ lắp được vào các dòng main G41, H61, B75, H81, B85.

Mainboard (Bo mạch chủ)

Một thành phần rất quan trọng không thể thiếu để kết nối các linh kiện với nhau đó chính là bo mạch chủ Mainboard. Mainboard chính là nơi phân phối nguồn điện tới toàn bộ các linh kiện khác trong bộ case máy tính. Ngoài ra nó còn có chức năng là nơi trung gian kết nối dữ liệu giữa các thành phần khác.

Mainboard máy tính

Khi đi mua mainboard bạn cần lưu ý những gì? Bạn cần chú ý tới Socket hỗ trợ trên main, nó phải cùng đời socket với CPU. Ngoài ra, trên thị trường có nhiều loại mainboard khác nhau, từ những loại giá rẻ cho đến những chiếc main cao cấp đắt tiền. Với những dòng main xử dụng CPU Intel,mã H là những chiếc main phổ thông giá rẻ, còn vớimã B và Z thì nó là hàng cao cấp hơn và giá tiền cũng đắt hơn. Đối với dòng main sử dụng CPU AMD thì có mã A là dòng giá rẻ, còn mã B và X là cao cấp hơn.

PSU - Nguồn máy tính

Một thành phần rất quan trọng trong Case máy tính mà có một số bạn "coi thường" nó, đó chính là PSU - Nguồn máy tính. Nguồn là nơi cung cấp điện cho toàn bộ Case máy tính, chính vì vậy nếu các bạn trang bị cho máy tính một bộ nguồn tốt thì hiệu năng và "độ ổn định" của máy tính luôn ở mức cao nhất. Và ngược lại, nếu bộ nguồn máy tính "là hàng lởm" thì các linh kiện máy tính khác có thể sẽ bị ảnh hưởng (như main có thể hỏng, ổ cứng nhanh lỗi, ...).

PSU - Nguồn máy tính

Vậy khi đi mua nguồn bạn cần lưu ý những gì? Bạn hãy mua nguồn chính hãng của những nhà sản xuất có tên tuổi. Nên chọn những nguồn có công suất thực và theo chuẩn 80 Plus. Ngoài ra nếu có điều kiện bạn nên mua những nguồn có công suất lớn một chút để cho máy tính chạy ổn định hơn. Bạn cũng cần chú ý đến cách tính công suất nguồn để tránh mua phải nguồn có công suất yếu quá. Nếu bạn chưa biết thì có thể xem hướng dẫn tại đây: Cách tính công suất nguồn.

Ổ cứng máy tính (HDD - SSD)

Ổ cứng máy tính là một thành phần không thể thiếu trong một Case máy tính PC. Nó là nơi chứa toàn bộ dữ liệu, hệ điều hành của máy tính. Hiện nay trên thị trường có 2 dòng ổ cứng chủ yếu là ổ cứng SSD và ổ cứng HDD.

Ổ cứng máy tính

Mỗi loại ổ cứng đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Đối với ổ cứng SSD sẽ có tốc độ truy xuất dữ liệu cao gấp 5 lần ổ cứng thông thường HDD. Tuy nhiên ổ cứng HDD thì lại có một ưu điểm khá lớn, tuy nó có tốc độ xử lý chậm hơn ổ SSD nhưng khi lưu dữ liệu trên ổ HDD thì các bạn hoàn toàn yên tâm. Bởi vì ở ổ cứng HDD nếu chẳng may bạn làm mất dữ liệu vì một lý do nào đó thì vẫn có thể lấy lại được với xác suất lên đến 95%.

Vậy nên mua ổ cứng như thế nào? Tại thời điểm này, về giá thành thì ổ SSD đắt hơn nhiều so với ổ HDD cùng dung lượng. Cho nên, chúng tôi khuyên bạn nên mua đồng thời cả 2 ổ cứng SSD và HDD để trang bị cho máy tính của mình. Bạn chỉ cần mua một chiếc ổ cứng SSD với dung lượng vừa đủ (từ 120Gb trở lên) để cài hệ điều hành, còn ổ HDD để lưu dữ liệu bạn có thể mua với dung lượng tùy thích. Như vậy sẽ tiết kiệm về chi phí và máy tính chạy sẽ nhanh mà dữ liệu sẽ được an toàn

Video liên quan

Chủ đề