Thời gian đi làm thêm của sinh viên

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

Hiện nay có rất nhiều sinh viên đến các trung tâm môi giới tìm cho mình một công việc bán thời gian với rất nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là kiếm thêm ít tiền gánh vác các khoản chi tiêu. Có thể coi đó là nhu cầu cần thiết của các bạn sinh viên vốn được coi là những người bị mắc căn bệnh trầm kha "viêm màng túi". Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó.


Về mặt tích cực, có thể coi công việc ngoài giờ của sinh viên là một môi trường học tập mà nhà trường không thể dạy được. Sinh viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội, điều này giúp cho họ có được thêm sự tự tin và mạnh mẽ, rất có ích cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó họ có thể rèn luyện thêm những kỹ năng mà họ đã được học trên giảng đường nhưng chưa có dịp đem nó ra thực hành. Ví dụ như sinh viên nghành ngoại ngữ làm nhân viên trong một số nhà hàng, quán ăn được giao tiếp với người nước ngoài. Trong quá trình làm việc, họ có thể thực hành luôn khả năng nghe nói và giao tiếp. Hay như sinh viên trong các ngành kinh tế chẳng hạn, họ sẽ hiểu biết hơn về tâm lý khách hàng, cách điều hành của các ông chủ sao cho đem lại hiệu quả nhất… Và một điều nữa là hầu hết sinh viên đều rảnh rỗi sau nửa ngày học ở trường. Vì thế nhiều sinh viên tìm cho mình một công việc bán thời gian, không chỉ giúp cho họ có thêm một khoản chi tiêu mà còn hữu ích hóa thời gian rảnh rỗi, tránh "nhàn cư vi bất thiện". Nhưng như đã nói, cái gì cũng có 2 mặt. Mặt tiêu cực không phải là ít. Chưa nói đến việc nhiều trung tâm tư vấn có nhiều mánh khóe lắm khi làm những sinh viên nhẹ dạ cả tin tiền mất tật mang. Công việc ngoài xã hội không hề đơn giản như nhiều người nghĩ hay lãng mạn như trong phim Hàn Quốc mà giới trẻ hay xem. Công việc đòi hỏi cường độ rất cao (chưa nói là khắc nghiệt) mà lương thì vô cùng… sinh viên. Với cường độ lao động như vậy, họ có thể nằm lăn ra ngủ khi về nhà trọ. Bài vở vì thế cũng đành phải xếp sau. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân mà số sinh viên phải thi lại, học lại không phải là con số nhỏ. Nhưng cái nguy hiểm nhất chính là những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà không phải sinh viên nào cũng biết được (hoặc có biết được nhưng khó có thể tránh) - những cám dỗ vật chất! Nó có thể làm cho người ta tự đưa chân mình vào vũng bùn lúc nào không hay... Những nhận xét ở trên chỉ là tương đối bởi vì thực tế có rất nhiều sinh viên sắp xếp thời gian cho việc học và việc làm hợp lý. Không những họ hạn chế được rất nhiều mặt trái của công việc bán thời gian, mà còn thúc đẩy việc học ngày một tốt hơn. Đó có thể coi là những sinh viên năng động của thế hệ mới. Tìm cho mình một công việc ngoài giờ là rất nên vì những mặt tích cực ai cũng có thể nhận ra, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh điều kiện khó khăn nhưng bên cạnh đó nên ghi nhớ:

- Công việc chính của bạn vẫn là học tập. Công việc làm thêm không giúp bạn đi đến mục tiêu mà bạn muốn hướng tới, có chăng chỉ là một trong những điều kiện để giúp tiến gần hơn tới tương lai. Chỉ có việc học ở giảng đường và với tấm bằng tốt nghiệp mới là hành trang để bạn bước tiếp.

- Bạn phải sắp xếp thời gian thật hợp lý (không dễ chút nào). Rất khó có thể dung hòa được cả công việc và học tập. Nhưng nên nhớ bạn phải ưu tiên cho việc học và thời gian nghỉ ngơi trong thời gian biểu của bạn.

- Nên tạm dừng công việc khi kỳ thi sắp đến. Bạn thử đặt lên bàn cân giữa một bên là công việc không có tương lai với mức lương vài trăm ngàn với một bên là kỳ thi có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này của bạn.

Có thể nói cấp ba chúng ta được học tập trong một môi trường có những “chỉ dẫn rõ ràng, có sự quan sát và theo dõi của giáo viên“ nhưng khi lên đến đại học, chúng ta phải tự tìm ra được hướng đi riêng cho mình và bạn sẽ phải tự lên một kế hoạch học tập trong thời gian sắp tới.

Nếu bạn chuẩn bị trở thành một sinh viên năm nhất, hãy khoan vội đi làm thêm vì 3 lý do sau đây…

Tư tưởng đó rất đúng, nếu bạn là sinh viên, lời khuyên tốt nhất chính là hãy đi làm thêm nếu có thể, nhưng bạn phải biết thời gian nào mới thích hợp.

Thời gian đi làm thêm của sinh viên

Nếu bạn chuẩn bị trở thành một sinh viên năm nhất, hãy khoan vội đi làm thêm vì 3 lý do sau đây:

Hãy tập làm quen với môi trường học tập mới!

Có thể nói cấp ba chúng ta được học tập trong một môi trường có những “chỉ dẫn rõ ràng, có sự quan sát và theo dõi của giáo viên“ nhưng khi lên đến đại học, chúng ta phải tự tìm ra được hướng đi riêng cho mình và bạn sẽ phải tự lên một kế hoạch học tập trong thời gian sắp tới. Không ít sinh viên năm nhất cảm thấy hụt hẫng và không theo kịp chương trình đại học, không phải vì bạn không giỏi mà chính là vì sự thay đổi của môi trường khiến bạn chưa hoàn toàn thích ứng được .

Thời gian đi làm thêm của sinh viên

Lên đại học, sẽ không ai nói chúng ta rằng nội dung bài học đó rất quan trọng, chúng ta cần phải ghi chép lại, sẽ không ai soạn sẵn cho chúng ta những tờ đề cương chi tiết như những năm cấp ba và cũng sẽ không có ai nhắc nhở chúng ta rằng: “ Kỳ thi đang đến gần , hãy chăm chỉ học tập lên nào…“cả. Tất cả những điều đó, chúng ta đều phải tự làm cho bản thân mình.

Vì vậy, hãy khoan vội việc đi làm thêm, hãy tự cho chúng ta một khoảng thời gian nhất định để thích nghi hoàn toàn với môi trường mới. Hãy dành thời gian để đi khám phá xung quanh trường, tìm xem văn phòng khoa của mình ở đâu,  tìm xem thư viện của trường ở đâu, bên trong thư viện có những loại sách gì hay trường của bạn đang theo học có học bổng hay các hoạt động gì không. Những điều đó tưởng chừng như đơn giản , nhưng lại giúp ích khá nhiều cho bạn sau này đấy. 

Dành thời gian giao lưu và kết bạn nhiều hơn

Cấp ba và đại học hoàn toàn khác nhau, một điều hiển nhiên là khi đến một môi trường mới chúng ta sẽ gặp được những người mới, vì vậy hãy giành thời gian để giao lưu và làm quen với mọi người xung quanh. Bạn bè sẽ là những người cùng ta trải qua suốt 4 năm đại học, hãy khoan vội kiếm một việc làm thêm mà hãy dành thời gian để tìm hiểu và kết bạn với những người bạn trong lớp, có khi bạn lại có thể tìm thấy một đứa bạn “tâm đầu ý hợp“ thì sao.

Thời gian đi làm thêm của sinh viên

Nếu như bạn cảm thấy buồn chán với một thời khóa biểu chỉ có “đến trường học tập, gặp gỡ bạn bè và đi về nhà như vậy“, tại sao bạn không thử tham gia các câu lạc bộ và các hoạt động, sự kiện của trường hay đoàn? Điều đó không chỉ giúp bạn dễ thích nghi với môi trường mới, mở rộng mối quan hệ, tự tin và năng động hơn… và ngoài ra bạn hoàn toàn có thể ghi những sự kiện bạn đã tham gia vào CV xin việc của bạn sau này . Một điều nữa chính là, các câu lạc bộ ở trường đại học rất đa dạng và thú vị, từ ca hát, thể thao, chụp ảnh hay chơi nhạc cụ… bạn hoàn toàn có thể lựa chọn để tham gia vào.

Bạn biết không, các nhà tuyển dụng thường rất cân nhắc những CV xin việc có thành tích nhất định trong học tập và các hoạt động ngoại khóa đấy.

Chúng ta còn rất nhiều thời gian phía trước

Đa số các bạn sinh viên khi chọn đi làm thêm đều vì những lý do như lấy thêm kinh nghiệm, phụ giúp một phần nào đó học phí, hay chi phí sinh hoạt trong những năm đại học. Điều đó hoàn toàn đúng, nếu bạn đang là sinh viên, hãy cố gắng đi làm thêm vì có những kiến thức và kỹ năng chúng ta chỉ có thể thu được từ quá trình làm việc ngoài xã hội, nhưng chúng ta phải biết khoảng thời gian nào mới là thích hợp.

Thời gian đi làm thêm của sinh viên

Bạn sẽ khó lòng xoay sở khi vừa phải thích nghi với môi trường mới, phương pháp học tập mới và công việc làm thêm của mình. Cũng giống như những đứa trẻ nhỏ, trước khi muốn học cách để chạy thì chúng phải vững vàng từ những bước đi đầu tiên. Bạn T.Trang – một sinh viên năm 3 ĐH cho biết: “Sau khi đậu vào đại học, mình đã xin vào làm part- time tại một quán café . Khi hết ca làm về đến nhà, mình chỉ muốn nhanh chóng đi ngủ, chẳng còn tâm trí nào để học hành nữa, kết quả là học kỳ đầu tiên của năm nhất điểm số của mình chỉ lẹt đẹt ở mức trung bình“

Sau khi thi xong đại học, hãy dành cả mùa hè đó để thư giản và nghỉ ngơi vì bạn đã mệt mỏi và cố gắng rất nhiều rồi, hãy xem như đó là một thời gian bạn tự thưởng cho bản thân mình sau những ngày tháng ôn thi vất vả và sau đó chúng ta sẽ lại bắt đầu một cuộc hành trình mới, một giai đoạn học tập mới. Suốt bốn năm đại học, trung bình chúng ta có 8 học kỳ, vì vậy hãy dành ra một học kỳ đầu tiên để làm quen với mọi thay đổi xung quanh. Chúng ta không có quá ít thời gian để bạn phải gấp rút nhanh chóng kiếm việc làm thêm như vậy, hãy phân bố thời gian một cách hợp lý và rõ ràng để bạn có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập lẫn công việc làm thêm của mình.

Những chia sẻ từ các bạn sinh viên

Đa số khi được hỏi về điều gì nên cân nhắc trước khi đi làm thêm, các bạn sinh viên đều cho rằng: Cân bằng thời gian và việc học là quan trọng nhất, và nếu bạn không thể làm tốt cả hai thứ cùng một lúc thì hãy ưu tiên việc học trước. Bạn L.An chia sẻ: “Hồi trước mình có làm trong một tiệm bánh khá nổi tiếng, với mức lương là 11 ngàn đồng/h và yêu cầu nhân viên không được phép ngồi trong suốt thời gian làm việc. Tối về là mình lao ngay đi ngủ, bài vở mình vứt qua một bên hết. Nhìn điểm số trong lớp thấp hẳn, với đi làm cực quá cũng nản lắm, nên mình ráng làm hết tháng đó rồi xin nghỉ, tập trung lại việc học. Qua năm hai thì trường mình cho học sinh tự đăng ký thời khóa biểu nên mình cũng sắp xếp lại thời gian hợp lý để vừa đi học vừa đi làm“. 

Không chỉ dừng lại ở việc cân bằng thời gian , nếu bạn thật sự muốn đi làm thêm hãy bảo đảm rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về nơi làm việc, vì đã có không ít trường hợp các bạn sinh viên bị rơi vào bẫy của những công ty lừa đảo. Như trường hợp của bạn H.Quân: “Hồi năm nhất mình cũng ham đi làm lắm,nghĩ là lớn rồi cũng nên phụ giúp gia đình .Có một bữa ngồi lướt facebook, mình thấy bài đăng tuyển nhân viên cho hệ thống cửa hàng tiện lợi, mức lương cũng ổn, điều kiện tuyển dụng cũng không gắt gao lắm, không đòi hỏi kinh nghiệm gì cả. Mình mừng lắm, cũng nộp đơn xin việc rồi được gọi đi phỏng vấn, nhưng hóa ra đó lại là một công ty lừa đảo, mình vừa mất gần 400 ngàn mà vừa chẳng có việc làm“. 

Kết

Đi làm thêm cũng chính là một phần trải nghiệm không thể thiếu trong những năm tháng thời sinh viên, không chỉ dừng lại ở việc kiếm tiền mà nó còn mang lại cho bạn những kỹ năng và bài học thực tế quý giá, nhưng cũng đừng vì vậy mà quá gấp rút bạn nhé. Rồi sẽ đến một thời điểm, khi mà bạn đã có thể tự cân bằng và thích nghi tốt với môi trường Đại học, lúc đó tìm kiếm một công việc làm thêm cũng không muộn.

Theo Thể thao văn hóa