Thời quen tiêu dùng của người việt năm trước dịch COVID

Dịch COVID-19 là thách thức nhưng cũng tạo cơ hội cho hình thức tiêu dùng mới - Tiêu dùng “không chạm” phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến. Ông Matthieu Francois, Giám đốc Hợp danh McKinsey & Company Việt Nam, thành viên ban tư vấn ngành hàng tiêu dùng đóng gói của McKinsey tại Đông Nam Á đã có những chia sẻ với Báo Lao Động về những xu thế tiêu dùng mới của người Việt.

Với tỉ lệ dân số đông, trẻ và thu nhập ngày càng tăng đang là những yếu tố để ngành tiêu dùng Việt Nam trở thành “miếng bánh” đầy hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Theo ông, tiêu dùng Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng thế nào?

Tầng lớp tiêu dùng Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 36 triệu người vào năm 2030, chiếm gần 75% dân số Việt Nam - so với chưa đầy 10% ở năm 2000. Hơn nữa, ngay trong bản thân tầng lớp tiêu dùng, người dân cùng đang trở nên giàu có hơn.

Báo cáo gần đây của McKinsey với tiêu đề “Góc nhìn đa diện về người tiêu dùng Việt” xác định một số thay đổi nhân khẩu học sẽ tái định hình tầng lớp trung lưu:

• Quy mô bình quân hộ gia đình Việt Nam đang giảm từ 4,5 người/hộ ở năm 1999 xuống 3,5 người/hộ ở năm 2019, do tỷ lệ sinh giảm, trao quyền kinh tế cho phụ nữ tăng, và do sức hấp dẫn của cuộc sống đô thị đối với giới trẻ.

• Tiêu dùng cũng đang phân bổ ngày càng rộng trên cả nước, tầng lớp trung lưu tại các thành phố nhỏ và nông thôn đang tăng trưởng nhanh hơn tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

• Ba phân khúc – gồm người cao tuổi, công dân thế hệ số, và phụ nữ - đang có sức ảnh hưởng ngày càng lớn đến tiêu dùng. Người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% dân số Việt Nam ở năm 2030, và chi tiêu của họ dự kiến tăng gấp ba lần trong cùng kỳ. Phân khúc công dân thế hệ số “luôn ở trạng thái kết nối”, gồm thế hệ Z và thế hệ Millennials, có thể chiếm khoảng 40% tiêu dùng của Việt Nam ở năm 2030. Phụ nữ nhiều khả năng sẽ có vai trò gia tăng trong các quyết định mua sắm của gia đình khi Việt Nam tiếp tục đạt được những bước tiến về sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động.

Tất cả các yếu tố này dẫn đến sự thay đổi trong hành vi mua sắm. Ví dụ, người tiêu dùng Việt đang mua sắm ngày càng nhiều ở các cửa hàng hiện đại (như siêu thị, cửa hàng tiện ích, đại siêu thị) cũng như qua kênh trực tuyến.

Ngoài ra, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng Việt càng chuộng các thương hiệu Á châu hoặc bản địa hơn so với các thương hiệu quốc tế, và mong có được những lựa chọn lành mạnh hơn, thể hiện ý thức xã hội cao hơn - điều này được phản ánh qua những gì họ mua. Sau cùng, sự khác biệt về thị hiếu giữa các khu vực địa lý, dù vẫn còn mạnh ở Việt Nam, song cũng đang giảm dần – tầng lớp tiêu dùng mới đang có sự đồng nhất hơn trong các lựa chọn của mình so với các thế hệ người tiêu dùng trước đây.

Có ý kiến cho rằng tiêu dùng Việt Nam hiện nay bị “đứng im” hay đang hình thành một hình thức tiêu dùng mới “lên ngôi” do đại dịch kéo dài suốt 2 năm qua, nhận định của Mck về vấn đề này thế nào?

Mặc dù tiêu dùng tại Việt Nam đã và đang chịu một số tác động ngắn hạn trong những thời điểm giãn cách xã hội do đại dịch, nhu cầu tiêu dùng trong dài hạn vẫn duy trì ở mức cao, nhờ sự thúc đẩy của tầng lớp tiêu dùng ngày càng lớn mạnh, sự xuất hiện của các phân khúc mới với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ (ví dụ: người cao tuổi, công dân thế hệ số, phụ nữ, người tiêu dùng tại các đô thị nhỏ và khu vực ngoại ô), và đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số. Về căn bản, tầng lớp trung lưu đã sẵn sàng để trở thành một đầu tàu tăng trưởng đầy sức mạnh cho Việt Nam trong những năm tới đây.

Thưa ông, dịch COVID-19 là thách thức nhưng cũng tạo cơ hội cho hình thức tiêu dùng mới - Tiêu dùng “không chạm” phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng từ mua sắm trực tiếp sang trực tuyến. Liệu điều này có dẫn đến thay đổi đối tượng tiêu dùng ngày càng trẻ hóa để tiếp cận nhanh với công nghệ và hành vi mua sắm hiện đại hơn?

Tôi đồng ý với điều này, hai năm vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng ngoạn mục về sử dụng các giải pháp số để mua sắm hoặc thanh toán – khiến Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Ở một số lĩnh vực như thương mại điện tử, thương mại xã hội, thanh toán số, Việt Nam đã có bước nhảy vọt trong một vài năm qua, và những hành vi này sẽ không biến mất.

Hạn chế duy nhất có thể xảy ra đối với xu hướng này sẽ xảy ra từ góc độ trải nghiệm khách hàng: người tiêu dùng Việt Nam rất nhanh nhạy trong việc thử nghiệm những hình thức tiêu dùng mới, và đã làm như vậy trong khoảng thời gian 2021-2022 chủ yếu khi họ buộc phải làm vậy (ví dụ như trong những thời điểm giãn cách xã hội). Nhưng, những hành vi này sẽ chỉ tiếp tục duy trì nếu các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ số có thể cung cấp được những trải nghiệm đáng nhớ khiến khách hàng hài lòng.

Nhiều doanh nghiệp chưa kịp thay đổi hình thức bán hàng trực tuyến do đại dịch nên doanh số bằng 0. Để tự cứu mình, họ đã phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu mới. Vậy ông đánh giá, trước sự “chuyển mình” này của các doanh nghiệp Việt?

Kỹ thuật số chắc chắn là một lĩnh vực mà các doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn. Gần 70% người dân Việt Nam sử dụng Internet ở năm 2020. Người tiêu dùng mọi lứa tuổi và vùng miền chấp nhận các công cụ số ở mức cao và càng cao hơn trong đại dịch COVID-19.

Theo quan điểm của chúng tôi, để chuyển đối số thành công, luôn đòi hỏi 3 yếu tố then chốt: thứ nhất, doanh nghiệp cần đảm bảo xác định đúng chiến lược, với định vị giá trị và mô hình kinh doanh phù hợp. Nói cách khác, doanh nghiệp cần đưa ra thứ mà người tiêu dùng mong muốn có được và nó phải có sức sống về mặt thương mại. Thứ hai, phương diện công nghệ đóng vai trò quan trọng, thường đòi hỏi kết hợp các công nghệ hiện có cũng như sáng tạo ra các công nghệ mới.

Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, thu hút và giữ nhân nhân lực phù hợp để triển khai chiến lược là yếu tố then chốt – đòi hỏi doanh nghiệp suy nghĩ không chỉ về cơ chế đãi ngộ, mà cả về văn hóa và phương thức làm việc, để phù hợp, có sức thu hút nhân lực trẻ hơn, sành công nghệ hơn.

Trước đại dịch chủ yếu vẫn là hình thức kinh doanh trực tiếp, tâm lý của người tiêu dùng muốn ”sờ” hay nhìn tận mắt sản phẩm. Liệu hết dịch hình thức mua sắm trực tuyến có còn tiếp tục phát triển không?

COVID đã khiến việc chấp nhận công nghệ số và sử dụng các dịch vụ số gia tăng tại Việt Nam. Việt Nam có số lượng khách hàng mới sử dụng công nghệ số tăng cao nhất tại Đông Nam Á trong đại dịch năm 2020 (tăng 41% so với mức bình quân 36% của Đông Nam Á).

Xu hướng sử dụng các dịch vụ số dự kiến tiếp tục gia tăng tại Việt Nam trong bình thường mới, tổng nguồn doanh thu tiềm năng của hệ sinh thái số có thể lên tới 100 tỷ USD ở năm 2025 (trong đó thị trường B2C chiếm tới 10% tổng giá trị này).

Theo McK thì các doanh nghiệp cần thay đổi và làm gì để đáp ứng yêu cầu “tiêu dùng số” của khách hàng ngày càng khó tính và đề cao trải nghiệm mua sắm?

McKinsey đã tiến hành một khảo sát cảm nhận của người tiêu dùng toàn cầu vào tháng Tư năm 2021 và nhận thấy các doanh nghiệp có thể cải thiện dịch vụ số dành cho người tiêu dùng bằng cách đổi mới trên ba phương diện mà người tiêu dùng cho là quan trọng nhất đối với họ

• Cải thiện sự tin tưởng vào dịch vụ số bằng cách tăng cường bảo mật và an toàn. Khoảng 44% người tiêu dùng tham gia khảo sát không hoàn toàn tin tưởng vào các dịch vụ số.

• Cải thiện trải nghiệm người dùng trên các kênh số bằng cách tinh chỉnh giao diện người dùng (UX/UI) và tạo tương tác đa kênh liền mạch, trong đó tối thiểu có một số tương tác (như các giao dịch có giá trị cao hoặc phức tạp cho người mua) có thể có sự hỗ trợ của con người.

• Cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng xuyên suốt hành trình bằng cách sẵn sàng cung cấp mọi sản phẩm dịch vụ qua kênh số, cải thiện dịch vụ hậu mãi, và triển khai các mức giá và các ưu đãi tốt hơn trên các kênh số.

Cảm ơn ông về những chia sẻ rất thú vị!

LĐO | 11/02/2022 | 14:36

Nhân viên siêu thị Thành phố Hồ Chí Minh bổ sung hàng hóa lên kệ phục vụ khách hàng mua sắm trực tiếp. (Ảnh: TTXVN phát)

Dịch COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động mua sắm của người dân theo xu hướng có kế hoạch, chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý.

Người dân cũng ưu tiên lựa chọn những mặt hàng chất lượng có giá cả phù hợp, cũng như săn hàng khuyến mãi, giảm giá... để tiết kiệm trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Do đó, nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh... đang đối mặt với bài toán thị trường sau giãn cách xã hội để nhanh chóng bắt kịp thói quen tiêu dùng mới của người dân.

Từ đầu tháng 10/2021 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã nới lỏng giãn cách xã hội, hoạt động thương mại, kinh doanh và mua sắm bắt đầu từng bước trở lại trạng thái "bình thường mới."

Ngày càng nhiều người dân thành phố tăng nhu cầu mua sắm và mở rộng nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu của bản thân, gia đình khi những trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng... mở cửa trở lại trên địa bàn thành phố.

Chị Liên Phương, cư ngụ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, cuối tuần vừa qua chị cùng con gái đã đến một số trung tâm thương mại để mua sắm quần áo, giày dép...

Gia đình khá đông thành viên, nhất là có nhiều trẻ con nên có nhiều nhu cầu mua sắm những mặt hàng quần áo, giày dép nhưng do thời gian giãn cách xã hội kéo dài nên trước đây gần như không có cơ hội tiêu dùng những ngành hàng này.

Cùng quan điểm, chị Nguyễn Thái, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong hai ngày cuối tuần cũng đã tranh thủ thời gian đến các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm để lựa chọn và mau sắm những sản phẩm cần thiết.

Trong thời gian giãn cách xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, những sản phẩm này dù được gia đình mua sắm dự phòng nhưng cũng đã sử dụng hết.

Ghi nhận ý kiến người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, dịch COVID-19 diễn biến khó lường nên đây là thời điểm thuận lợi để người dân tranh thủ mua sắm những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho bản thân và gia đình.

Trong giai đoạn mở cửa hoạt động trở lại, hàng loạt trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng... đã thực hiện khuyến mãi, giảm giá đa dạng ngành hàng, dẫn đến thị trường giá cả tương đối tốt cho người tiêu dùng mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.

Người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc năm 2021, nên thời điểm này cũng là giai đoạn phù hợp để mua sắm những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho gia đình chuẩn bị lễ/Tết, chứ không chỉ tập trung vào những nhóm ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm...

Đặc biệt, với những mặt hàng có thể dự phòng hoặc sử dụng trong thời gian lâu dài như hàng điện tử-điện máy, đồ trang trí nội thất, thời trang may mặc, hóa mỹ phẩm... thì người tiêu dùng có thể mua sắm để tận dụng cơ hội khuyến mãi, giảm giá từ đa dạng nhãn hàng, thương hiệu...

Trong khi đó, để đón đầu nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng... đã phối hợp cùng các nhãn hàng, thương hiệu trong và ngoài nước triển khai chương trình khuyến mãi, giảm giá lên đến 50%.

Thực phẩm tươi sống có nguồn cung dồi dào tại siêu thị Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN phát)

Những đơn vị này còn thực hiện phong phú hình thức kích cầu tiêu dùng như mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1; tặng phiếu giảm giá cho hóa đơn kế tiếp, phiếu mua hàng mệnh giá mặc định; bán hàng theo combo gồm sản phẩm chính kèm quà tặng...

Khảo sát thực tế, hầu hết trung tâm thương mại chủ yếu đón khách có "Thẻ xanh COVID-19" và đảm bảo biện pháp phòng chống dịch COVID-19 giúp khách hàng an tâm mua sắm.

Điển hình, tại Vincom Đồng Khởi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng đón lượng khách hàng tăng cao dần khi phối hợp với hàng loạt nhãn hàng, thương hiệu thực hiện khuyến mãi, giảm giá.

[Sẽ không thiếu các sản phẩm chăn nuôi vào dịp cuối năm]

Tuy mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương mại, nhưng mức giảm giá tương đương hoặc giảm hơn cả mua sắm trực tuyến nên không ít người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh khá phấn khởi.

Nhiều mặt hàng khuyến mãi, giảm giá là sản phẩm của một số nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng nên tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng mua sắm trong bối cảnh thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Tương tự, nhiều quầy hàng tại trung tâm thương mại, đại siêu thị... cũng thu hút lượng khách có mức thu nhập trung bình và khá với hoạt động giảm giá dao động ở mức từ 5-49%, tùy sản phẩm.

Hoạt động giảm giá này, được áp dụng luân phiên từng nhóm sản phẩm nên khách hàng bất cứ lúc nào đến quầy hàng tham quan và mua sắm đều có thể lựa chọn những mặt hàng phù hợp với giá cả phải chăng.

Còn những nhãn hàng, thương hiệu đã xây dựng được hệ thống chuỗi cửa hàng trên khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như Juno, Vascara, Biti's, PNJ... trở lại thị trường với hoạt động khuyến mãi, giảm giá "sốc" cho khách hàng thân thiết.

Điển hình, Vascara - thương hiệu thời trang balô, túi xách, giày dép, mắt kính... - đang chạy chương trình ưu đãi 100.000 đồng với hóa đơn 1 triệu đồng khi mua sản phẩm mới và kể cả một số sản phẩm đã áp dụng khuyến mãi từ 20-50%.

Theo dự báo của doanh nghiệp, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, nếu tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, cùng với việc tăng cường hoạt động kích cầu tiêu dùng thì có thể kỳ vọng thị trường bán lẻ sẽ khởi sắc trong những tháng còn lại của năm 2021.

Về phía đơn vị bán buôn có thể tìm đầu ra thuận lợi cho hàng hóa, sản phẩm bị tồn kho trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua. Riêng người tiêu dùng không chỉ được thỏa mãn nhu cầu mua sắm mà được tiêu dùng những sản phẩm có giá tốt hơn thời điểm bình thường.

Tuy vậy, không phải doanh nghiệp, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng có cơ hội đối với thị trường sau giãn cách xã hội, mà điều kiện thuận lợi chỉ dành cho một số nhóm ngành hàng nhất định và nhu cầu thị trường đang tăng cao.

Bên cạnh đó, tận dụng được cơ hội sản xuất kinh doanh trên thị trường hay không, còn phụ thuộc vào chiến lược kích cầu tiêu dùng và kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng nhóm ngành hàng...

So với thời điểm cuối tháng 9/2021, thị trường tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được các chuyên gia đánh giá là sôi động hơn nhiều và có những tín hiệu tích cực nhất định.

Cụ thể, từ ngày 16/9, một số nhóm ngành thuộc các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) đã được mở cửa trở lại. Đồng thời, hình thức vận chuyển hàng hóa có ứng dụng công nghệ cũng được phép hoạt động liên quận.

Tuy nhiên, các đơn vị được mở cửa trong giai đoạn hiện nay phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 nên số lượng điểm kinh doanh vận hành lại chưa nhiều so với thời điểm hiện nay.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2021 của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt 30.982 tỷ đồng, giảm 1,6% so với tháng trước và giảm 65,2% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung chung quý 3/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 104.689 tỷ đồng, giảm 58,3% so với quý trước và giảm 60,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, quý 3/2021 - tức là thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên toàn địa bàn (kể từ 0 giờ ngày 9/7/2021), nhu cầu mua sắm của người dân chỉ tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm... nên hầu như doanh thu các nhóm mặt hàng và dịch vụ khác giảm mạnh.

Trong quý này, Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các chương trình bình ổn thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu khi hàng loạt chợ truyền thống phải tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19, tránh được tình trạng khan hiếm hàng hóa diễn ra khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội.

Cộng dồn 9 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 636.306 tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước./.

Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề