Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Tiêu đề

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Phân loại

Loại bài viết

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Tác giả

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Tiêu đề

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Hình ảnh

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Tóm tắt

Ngày xuất bản

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Tin nổi bật

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Trạng thái

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Link thay thế nội dung

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Nội dung

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 5/2021 (Phần 2)Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 5/2021 (Phần 2)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg5/24/2021 3:00 PMNoĐã ban hành

​1. Quy định về lưu trữ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo đó: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được lưu trữ 05 bộ (mỗi nơi 01 bộ, gồm: UBND cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp xã).

Tài liệu lưu trữ gồm: văn bản phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và các bản đồ chuyên đề.

Thông tư 01/2021/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 26/5/2021.

2. 03 trường hợp miễn lệ phí cấp hộ chiếu

Thông tư 25/2021/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Theo đó, quy định miễn lệ phí cấp hộ chiếu đối với 03 trường hợp sau:

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Nguồn: internet)

- Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu;

- Người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu;

- Những trường hợp vì lý do nhân đạo.

Tổ chức thu lệ phí phải đóng dấu "Miễn thu lệ phí" (GRATIS) vào giấy tờ đã cấp.

Thông tư 25/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.

3. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân

Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên các cấp. Theo đó, đối với cấp THCS, THPT theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT, cấu trúc, thời lượng chương trình gồm:

- Khối học phần chung (phần A): 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 02 tín chỉ tự chọn;

- Khối học phần nhánh:

+ Dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B);

+ Dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).

Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 tín chỉ lựa chọn theo môn học, 06 tín chỉ thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 tín chỉ tự chọn.

Đối với cấp tiểu học theo Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT, khối lượng chương trình gồm 35 tín chỉ, trong đó phần bắt buộc 31 tín chỉ và phần tự chọn 4 tín chỉ.

Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.

4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA

Ngày 21/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2021/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA giai đoạn 2021-2022. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 53.

- Được nhập khẩu vào Việt Nam từ:

+ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len;

+ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước).

- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định UKVFTA.

Nghị định 53/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 21/5/2021.

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 5/2021 (Phần 1)Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 5/2021 (Phần 1)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg5/14/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

1. Yêu cầu về người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp thẩm định giá

Nghị định 12/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá. Theo đó, bổ sung quy định về yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá.

Cụ thể, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 hoặc điểm c khoản 3 hoặc điểm c khoản 4 hoặc điểm c khoản 5 Điều 39 Luật giá 2012;

- Có ít nhất 03 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề trước khi trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá;

- Không là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong khoảng thời gian 01 năm (12 tháng) tính tới thời điểm nộp hồ sơ cấp, cấp lại Giấy chứng nhận này.

Nghị định 12/2021/NĐ-CP có hiệu lực kề từ ngày 01/5/2021.

2. Quy định về chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Nguồn: internet)

Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Theo đó, chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử được quy định như sau:

- Hồ sơ thuế điện tử gồm:

+ Hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa;

+ Hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế;…

- Chứng từ nộp NSNN điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP dưới dạng điện tử,...

- Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử.

Các chứng từ điện tử phải được ký điện tử theo quy định, trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định.

Thông tư 19/2021/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 03/5/2021.

3. Thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong CSDLQG về dân cư

Theo Nghị định 37/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật căn cước công dân, chủ thể có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong CSDLQG về dân cư gồm có:

- Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an;

- Giám đốc Công an cấp tỉnh;

- Trưởng Công an cấp huyện;

- Trưởng Công an cấp xã.

Như vậy, đã bổ sung thẩm quyền cho Trưởng Công an cấp xã cho phép cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn quản lý quy định khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 137/2015 được khai thác thông tin trong CSDLQG về dân cư.

Nghị định 37/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 14/5/2021.

4. Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm

Đây là nội dung tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP. Theo đó, việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) được quy định như sau:

- Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định 21/2021 và pháp luật liên quan.

Trường hợp TSBĐ là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý TSBĐ phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.

- Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý TSBĐ trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.

- Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.

- Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.

Nghị định 21/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2021.

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 4/2021 (Phần 2)Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 4/2021 (Phần 2)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg4/23/2021 3:00 PMNoĐã ban hành

​1. Bổ sung quy định về các trường hợp không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Đây là nội dung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Ảnh minh họa)

Theo đó, bổ sung quy định về các trường hợp không thu thuế xuất, nhập khẩu (XNK) như sau:

- Không thu thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế theo quy định như:

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất;

+ Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm;

+ Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế XNK nhưng không có hàng hóa XNK hoặc XNK ít hơn so với hàng hóa XNK đã nộp thuế; không hoàn thuế đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu.

- Không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế XNK quy định về:

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập;

+ Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất.

Người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục XNK hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan.

Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/4/2021.

2. Học sinh từ 6 - 15 tuổi được thi vào trường năng khiếu thể dục thể thao

Ngày 12/3/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao. Theo đó, quy định đối tượng tuyển sinh vào trường phổ thông năng khiếu TDTT như sau:

- Học sinh có độ tuổi từ 06 tuổi đến 15 tuổi, hoàn thành chương trình giáo dục theo độ tuổi, cấp học tương ứng theo quy định; (Hiện hành, theo Quyết định 32/2003/QĐ-BGDĐT thì có độ tuổi phù hợp từng môn,...).

- Có sức khoẻ, thể hình, đạo đức tốt, học lực từ trung bình trở lên, có năng khiếu TDTT và có nguyện vọng phát triển tài năng thể thao cống hiến cho sự nghiệp thể thao quốc gia;

- Được sự đồng ý của gia đình và đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định đều được tham gia thi tuyển vào trường phổ thông năng khiếu TDTT theo các môn thể thao sở trường.

Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 27/4/2021.

3. Đình chỉ thi tốt nghiệp THPT nếu mang vật dụng bị cấm vào phòng chờ

Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Ảnh minh họa)

Theo đó, thí sinh mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp THPT vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ sẽ bị đình chỉ thi (hiện hành chỉ quy định đối với phòng thi).

Điều 14 Quy chế thi quy định:

- Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi:

+ Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính;

+ Máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (cụ thể trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT);

+ Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác) do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành;

+ Các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác;

- Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 27/4/2021.

Quy định xử phạt vi phạm quy định về hoạt động nuôi chim yếnThông tinTinQuy định xử phạt vi phạm quy định về hoạt động nuôi chim yến/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg4/8/2021 11:00 AMNoĐã ban hành

​​​​​Ngày 01/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2021.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Ảnh: Nhà nuôi chim yến​​​​

Theo đó, đối với vi phạm quy định về hoạt động nuôi chim yến, tại Điều 27 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng loa phóng phát âm thanh để dẫn dụ chim yến trong trường hợp nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m hoạt động trước ngày Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 có hiệu lực thi hành.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như: Sử dụng thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn tối đa cho phép theo quy định; Phát âm thanh để dẫn dụ chim yến ngoài khoảng thời gian theo quy định.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt, dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến hoặc nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật đuợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn theo quy định; buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên,..

Nguồn: http://pbgdpl.camau.gov.vn/quy-dinh-xu-phat-vi-pham-quy-dinh-ve-hoat-dong-nuoi-chim-yen.445

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáoThông tinTinNguyễn Thị LinhXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg4/2/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày 29/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Theo Nghị định, đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có mức phạt khác nhau. Nhưng mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản cáo là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Cụ thể:

Phạt tới 3 triệu đồng nếu bán vé tham dự lễ hội

Về tổ chức lễ hội, Nghị định quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi sau: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội; mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng nếu bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích…

Quảng cáo thuốc lá, rượu từ 15 độ trở lên bị phạt tới 70 triệu đồng

Về lĩnh vực quảng cáo, Nghị định quy định phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: 1- Quảng cáo thuốc lá; 2- Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; 3- Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo; 4- Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành; 5- Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.

Đối với hành vi treo đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi; quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

Nghị định số 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/6/2021.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
NĐ 38_2020.pdf

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 4/2021 (Phần 1)Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 4/2021 (Phần 1)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg4/1/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

1. Điểm mới của thẻ BHYT mẫu mới từ 01/4/2021

Kể từ ngày 01/4/2021, mẫu thẻ BHYT mới sẽ được đưa vào sử dụng theo quy định tại Quyết định 1666/QĐ-BHXH ngày 03/12/2020. Theo đó, so với mẫu thẻ cũ thì mẫu mới có một số điểm khác biệt như:

- Bỏ nội dung "địa chỉ" trên phôi thẻ

- Không còn ghi tên cha (mẹ) trên thẻ BHYT của trẻ dưới 6 tuổi

- Thẻ được ép plastic sau khi in

- Phần mã số: chỉ in in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT (mẫu hiện hành mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 04 ô).

- Bổ sung một số thông tin vào mặt sau của thẻ như:

+ Sử dụng mã số BHXH và đăng ký giao dịch tại địa chỉ:

https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để tiếp tục tham gia BHYT, cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT, kiểm tra chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT được hưởng.

+ Để biết thông tin thẻ BHYT, truy cập địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn hoặc nhắn tin theo cú pháp: BH THE {mã số BHXH} gửi 8079.

Lưu ý: Phôi thẻ cũ đã in mà chưa sử dụng hết tiếp tục được sử dụng để cấp cho người tham gia BHYT.

2. Thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ hoạt động dịch vụ kế toán

Ngày 25/01/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 09/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán. Theo đó, thời hạn kiểm tra trực tiếp định kỳ được quy định như sau:

- 3 năm/lần đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán mà trong 3 năm trước liền kề tính đến thời điểm kiểm tra có:

+ Doanh thu dịch vụ kế toán từng năm trên báo cáo tài chính từ 20 tỷ đồng trở lên.

+ Mỗi năm có từ 100 khách hàng dịch vụ kế toán trở lên.

- Ít nhất 5 năm/lần đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán không thuộc đối tượng nêu trên.

(Hiện nay, Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 32/2007/QĐ-BTC quy định: "Các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải được kiểm tra chất lượng định kỳ 3 năm một lần").

3. Thời gian làm việc của hệ thống thanh toán liên ngân hàng

NHNN ban hành Thông tư 21/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 37/2016/TT-NHNN về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (Hệ thống TTLNH).

Theo đó, các thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTLNH được quy định như sau:

- Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 8 giờ 00 phút của ngày làm việc;

- Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu nhận Lệnh thanh toán ngoại tệ: 9 giờ 00 phút của ngày làm việc;

- Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp, thời điểm ngừng nhận yêu cầu xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 16 giờ 30 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;

- Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ: 17 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 45 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;

- Thời điểm hoàn thành thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán đã nhận trong hàng đợi quyết toán (nếu có): tối đa 30 phút kể từ thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán;

- Thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày (kiểm tra các điều kiện đối chiếu, thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia): ngay sau thời điểm hoàn thành thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán đã nhận trong hàng đợi quyết toán.

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 3/2021 (Phần 2)Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 3/2021 (Phần 2)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg3/25/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

​​1. Rút ngắn thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm

Nội dung này được đề cập tại Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Luật Công chứng, ban hành ngày 03/2/2021.

Theo đó, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm). (Hiện hành, tại Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định thời gian tham gia là 03 ngày làm việc/năm (24 giờ/năm).

Đồng thời, bổ sung thêm các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm:

+ Công chứng viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

+ Công chứng viên phải điều trị dài ngày tại cơ sở KCB đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên, có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.

Thông tư 01/2021/TT-BTP có hiệu lực thi hành ngày 26/3/2021.

2. Quy định về quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô

Theo Thông tư 02/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì đơn vị kinh doanh vận tải phải lắp đặt camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

- Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm:

+ Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p;

+ Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm).

- Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel.

Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại.

- Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.

Thông tư 02/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ 25/3/2021.

3. Trường hợp thu hồi khu vực biển giao cho tổ chức, cá nhân

Chính phủ ban hành Nghị định 11/2021/NĐ-CP về giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển.

Theo đó, tổ chức, cá nhân đã được giao khu vực biển (KVB) để khai thác sử dụng tài nguyên biển sẽ bị thu hồi nếu thuộc các trường hợp sau:

- Tổ chức, cá nhân được giao KVB lợi dụng việc sử dụng KVB gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển …;

- Tổ chức, cá nhân sử dụng KVB trái mục đích sử dụng quy định trong Quyết định giao KVB;

- Văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi;

- Sau 24 tháng liên tục kể từ ngày Quyết định giao KVB có hiệu lực mà tổ chức, cá nhân không sử dụng một phần hoặc; (hiện hành quy định sau 12 tháng)

Toàn bộ khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân sử dụng KVB để nuôi trồng thủy sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, d, đ, e và g khoản 1 Điều 45 Luật Thủy sản (quy định mới);

- KVB đã giao được sử dụng để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật.

Nghị định 11/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 30/3/2021.

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 3/2021 (Phần 1)Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 3/2021 (Phần 1)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg3/17/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

​​1. Các trường hợp được xác định KCB đúng tuyến BHYT từ 01/3/2021

Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 01/3/2021. Theo đó, có 08 trường hợp khám chữa bệnh (KCB) BHYT đúng tuyến bao gồm:

(1) Đến KCB đúng cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

(2) Thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đi KCB tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.

Trường hợp trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi KCB.

(3) Đi cấp cứu.

(4) Được chuyển tuyến KCB BHYT theo quy định, bao gồm:

- Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015.

- Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018.

- Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT ngày 26/2/2016.

(5) Có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và KCB ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

(6) Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến.

(7) Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

(8) Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

2. Xe máy điện phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự

Đây là nội dung tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP và Thông tư 04/2021/TT-BTC về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, quy định xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với mức phí hiểm như sau:

- Đối với xe máy điện là 55.000 đồng.

- Đối với các loại xe cơ giới tương tự khác là 290.000 đồng.

Thời hạn bảo hiểm xe máy điện tối thiểu là 1 năm, tối đa là 3 năm và được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Nghị định 03/2021/NĐ-CP và Thông tư 04/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2021.

3. Giáo viên xúc phạm danh dự học sinh có thể bị phạt đến 5 triệu đồng

Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ ngày 10/3/2021. Theo đó, vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học được quy định như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau (mức phạt đối với cá nhân từ 2.500.000 đến 5.000.000 đồng):

- Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Nghị định 04/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013.

4. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 – 2025

Đây là nội dung tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 có hiệu lực từ ngày 15/3/2021. Theo đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2022 – 2025 được phân chia cụ thể riêng cho khu vực nông thôn và khu vực thành thị, cụ thể như sau:

- Chuẩn hộ nghèo:

+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Chuẩn hộ cận nghèo:

+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

5. Có thể nộp hồ sơ cấp Giấy phép lái xe quốc tế trực tuyến

Nội dung này được đề cập tại Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 29/2015/TT-BGTVT về cấp, sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2021.

Theo đó, cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP quốc tế theo mẫu quy định trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (hiện hành chỉ cho nộp đơn trực tiếp).

Khi nộp đơn qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai.

Đồng thời, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí thông qua chức năng thanh toán lệ phí của hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân.

Nếu đơn đề nghị không đúng quy định, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôiThông tinTinNguyễn Thị LinhQuy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg3/9/2021 10:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 01/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.

Theo đó, Nghị định gồm 4 chương, 48 điều được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam. Hình thức xử phạt bao gồm cảnh cáo và phạt tiền. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phấm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Cụ thể, phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán dòng, giống vật nuôi mới mà chưa có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm, kiểm định không trung thực…

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi...

Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt tiền gấp đôi.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/4/2021 và thay thế Nghị định 64/2018/NĐ-CP.

Linh.STP.BD​

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
14.2021.NĐ_CP.pdf

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 02/2021Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 02/2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg2/22/2021 2:00 PMNoĐã ban hành

​1. Thêm 01 loại giấy tờ để được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 08/02/2021.

Theo đó, Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Cụ thể, theo quy định mới, hộ gia đình cá nhân trong nước có "giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn" đối với trường hợp nhà ở phải xin giấy phép thì được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Đã có hướng dẫn về hành vi "Quấy rối tình dục tại nơi làm việc"

Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.

Theo đó, quấy rối tình dục có thể xảy ra:

- Dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc;

- Hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

3. Các trường hợp NLĐ nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Nội dung này được đề cập tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ban hành ngày 30/12/2020.

Theo đó, ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài thuộc 14 trường hợp khác sẽ không thuộc diện cấp giấy phép lao động, đơn cử như:

- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

- Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

- Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu ...

Nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/02/2021.

4. Bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở một số lĩnh vực

Từ ngày 15/02/2021 nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) ở các lĩnh vực như tư pháp, ngân hàng, y tế ... bị bãi bỏ bởi các văn bản sau:

- Thông tư 09/2020/TT-BTP bãi bỏ Quyết định 06/2006/QĐ-BTP ngày 24/7/2006 và Thông tư 18/2014/TT-BTP ngày 08/9/2014.

- Thông tư 18/2020/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2020 bãi bỏ 08 văn bản QPPL, đơn cử như Thông tư 10/2009/TT-NHNN ngày 08/5/2009, Quyết định 61/2000/QĐ-NHNN9 ngày 23/02/2000, Quyết định 41/2006/QĐ-NHNN ngày 17/8/2006 ...

- Thông tư 22/2020/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30/12/2020 bãi bỏ toàn bộ 31 Thông tư và Thông tư liên tịch và 02 Quyết định, đồng thời bãi bỏ một phần 21 văn bản QPPL, đơn cử như:

Thông tư 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015; Thông tư 05/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015;…

- Thông tư 29/2020/TT-BYT ban hành ngày 31/12/2020 bãi bỏ toàn bộ 28 văn bản QPPL tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư.

5. Sửa mức thu phí thẩm định cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 01/2021/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường (có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2021).

Theo đó, quy định sửa đổi mức thu phí thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:

- Tại các thành phố trực thuộc trung ương; các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:

+ Từ 01 đến 03 phòng: 4.000.000 đồng/giấy.

+ Từ 04 đến 05 phòng: 6.000.000 đồng/giấy.

+ Từ 06 phòng trở lên: 12.000.000 đồng/giấy.

(Hiện hành Điều 4 Thông tư 212/2016/TT-BTC quy định mức phí thẩm định từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng tùy theo số phòng).

- Tại các khu vực khác:

+ Từ 01 đến 03 phòng: 2.000.000 đồng/giấy.

+ Từ 04 đến 05 phòng: 3.000.000 đồng/giấy.

+ Từ 06 phòng trở lên: 6.000.000 đồng/giấy.

(Hiện hành Thông tư 212 quy định mức phí thẩm định từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng tùy theo số phòng).

6. Biểu mẫu hành chính sử dụng trong đăng ký nhận con nuôi trong nước

Bộ Tư pháp có Thông tư 10/2020/TT-BTP ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ Sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi (có hiệu lực từ ngày 26/02/2021).

Theo đó, ban hành 07 biểu mẫu sử dụng cho việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước, cụ thể gồm:

- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước (bản chính - có nội dung).

- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước ((bản chính - phôi, không có nội dung).

- Trích lục nuôi con nuôi trong nước (Bản sao).

- Đơn xin nhận con nuôi trong nước.

- Đơn đăng ký nhu cầu nhận trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi trong nước.

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.

- Báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước.​

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính - Những điểm mới cơ bảnThông tinTinLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính - Những điểm mới cơ bản/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg1/26/2021 3:00 PMNoĐã ban hành

​Tại Kỳ họp thứ 10, ngày 13/11/2020, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính - Luật số 67/2020/QH14 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022). Theo đó, nhiều nội dung cơ bản, quan trọng của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) như: Mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực; thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng và điều kiện, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính… đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm thể chế kịp thời, đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cơ bản khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

1. Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC

Luật XLVPHC được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Sau hơn 07 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật XLVPHC đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập lớn, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, cụ thể:

Một là, đối với quy định chung tại Phần thứ nhất của Luật XLVPHC, những khó khăn, vướng mắc tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: Quy định về giải thích từ ngữ "tái phạm" có sự không thống nhất với quy định "đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm" của Bộ luật hình sự (BLHS); sự không thống nhất giữa quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 10 về việc xử lý đối với trường hợp "vi phạm hành chính nhiều lần"; tại Điều 12 Luật XLVPHC quy định về những hành vi bị nghiêm cấm, tuy nhiên, trên thực tế, còn một số hành vi vi phạm thường xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật nhưng chưa được Luật XLVPHC quy định là hành vi bị nghiêm cấm...

Hai là, đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính, những khó khăn, vướng mắc chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực còn quá thấp, thiếu tính răn đe; sự thay đổi tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến thay đổi về thẩm quyền xử phạt; thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm bị giới hạn bởi thẩm quyền phạt tiền dẫn đến tình trạng dồn quá nhiều vụ việc lên cơ quan cấp trên; thiếu quy định về việc cấp trưởng được giao quyền cho cấp phó trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; các quy định về thời hạn, thời hiệu thực hiện các công việc chưa phù hợp thực tế; thủ tục thực hiện một số công việc (như lập biên bản vi phạm hành chính, giải trình…) chưa cụ thể; quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính cũng gặp một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng do phạm vi lĩnh vực được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ còn hạn hẹp, chưa có quy định cụ thể về quy trình "chuyển hóa" kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị do các cá nhân, tổ chức cung cấp thành chứng cứ để xác định vi phạm hành chính; thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn nhiều bất cập; chưa có quy định về việc hoãn thi hành quyết định phạt, giảm, miễn tiền phạt cho đối tượng vi phạm hành chính là tổ chức, chưa có quy định về thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính…

Ba là, đối với việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Việc quy định điều kiện, đối tượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Luật XLVPHC hiện hành khiến cho việc triển khai công tác này trên thực tế rất hạn chế (đặc biệt là quy định thực hiện hành vi vi phạm "02 lần trở lên trong 06 tháng"); quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với đối tượng nhiều lần thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong một số trường hợp không có sự thống nhất với quy định của BLHS; thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bị kéo dài không cần thiết do đối tượng phải trải qua biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn rườm rà, nhiều quy định chưa thống nhất; một số quy định thiếu tính khả thi; thiếu quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người sử dụng trái phép chất ma túy...

Bốn là, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật hiện hành cũng gặp nhiều vướng mắc, bất cập, cụ thể là: Việc quy định những trường hợp được áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính quá hạn hẹp; chưa có quy định cụ thể việc thẩm quyền tạm giữ của một chức danh có bị giới hạn bởi thẩm quyền tịch thu của chức danh đó không (trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ có được vượt quá thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện không); thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn rườm rà, chưa tạo điều kiện cho người có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ trên thực tế…

Năm là, đối với công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, khó khăn, vướng mắc chủ yếu phát sinh trong công tác báo cáo định kỳ: Việc quy định chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng thực tế đã và đang gây nhiều khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện việc thống kê, tổng hợp báo cáo do quy định mật độ báo cáo định kỳ như vậy là quá dày, trong khi nội dung, yêu cầu báo cáo nhiều, phức tạp.

Bên cạnh đó, thời gian qua, một số Bộ luật, Luật mới được ban hành như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) - BLHS; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Quản lý ngoại thương năm 2017; Luật Dược năm 2016; Luật Thú y năm 2015; Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015; Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Luật Cạnh tranh năm 2018; Luật Quản lý thuế năm 2019; Luật Chứng khoán năm 2019… đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Luật XLVPHC hiện hành để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

Xuất phát từ những lý do trên, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 (Nghị quyết số 78/2019/QH14 ngày 11/6/2019 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019) nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2. Những điểm mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC

Như đã nêu trên, trong khuôn khổ Chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 13/11/2020 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC với tỷ lệ 92,53% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và Luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC được thông qua đánh dấu một bước phát triển mới trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.

Về bố cục, cũng tương tự như các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều khác, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC gồm 03 điều, bao gồm:

- Điều 1 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC (có 75 khoản);

- Điều 2 - Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 163 của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 và Luật số 23/2018/QH14).

- Điều 3 - Hiệu lực thi hành.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 66/142 điều (trong đó 16 điều sửa đổi, bổ sung toàn diện), sửa kỹ thuật 11/142 điều, bổ sung mới 04 điều, bãi bỏ 03 điều của Luật XLVPHC hiện hành, với những điểm mới cơ bản sau đây:

2.1. Về những quy định chung

Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định chung tại Phần thứ nhất của Luật XLVPHC bao gồm:

Thứ nhất, khoản 1 Điều 1 Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung khái niệm tái phạm quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật XLVPHC để bảo đảm thống nhất với quy định của BLHS, bảo đảm tính công bằng, khách quan trong áp dụng pháp luật. Theo đó, tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính nhiều lần tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Luật XLVPHC [1] theo hướng: Một người thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng. Quy định này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành thời gian qua liên quan đến quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 và điểm b khoản 1 Điều 10 Luật XLVPHC hiện hành [2], bảo đảm thống nhất trong áp dụng pháp luật trên thực tiễn

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Điều 4 Luật XLVPHC [3]:

(i) So với Luật XLVPHC hiện hành, ngoài việc được giao quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; Chính phủ còn được giao quy định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; đối tượng bị xử phạt; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Quy định này sẽ góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (nghị định) xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. (ii) Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

(iii) Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ quy định của Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật XLVPHC về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính [4], theo đó:

(i) Tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn lên 02 năm, sửa đổi tên gọi của một số lĩnh vực tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC để bảo đảm thống nhất với Điều 24 Luật XLVPHC, đồng thời, quy định rõ vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

(ii) Sửa đổi quy định về thời hiệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 Luật XLVPHC;

(iii) Bổ sung quy định về việc tính thời hiệu trong trường hợp cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo hướng thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Thứ năm, bổ sung một số hành vi vi phạm thường xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật nhưng chưa được Luật XLVPHC quy định là hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật XLVPHC như: Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng mức xử phạt không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính; không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả. Việc bổ sung quy định này căn cứ vào thực tiễn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thời gian qua, nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của người có thẩm quyền, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ và thực hiện đúng phương châm "Chính phủ kiến tạo".

3.2. Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước So với Luật XLVPHC hiện hành, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC [5] được sửa đổi, bổ sung theo hướng:

(i) Tăng mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực như: Giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội; cơ yếu, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, giáo dục; điện lực; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thủy lợi; báo chí; kinh doanh bất động sản. Mức phạt tiền tối đa trong Luật sửa đổi, bổ sung lần này được cân nhắc điều chỉnh nâng lên phù hợp với tính chất xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước của một số lĩnh vực, bảo đảm ý nghĩa răn đe và phòng ngừa của chế tài xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời để bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta.

(ii) Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực như: Tín ngưỡng, đối ngoại; cứu nạn, cứu hộ; in; an toàn thông tin mạng; kiểm toán nhà nước, cản trở hoạt động tố tụng.

(iii) Sửa đổi tên của một số lĩnh vực như: Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng thành trồng trọt; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thành chăn nuôi; dạy nghề thành giáo dục nghề nghiệp; quản lý rừng, lâm sản thành lâm nghiệp; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác thành hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; hạn chế cạnh tranh thành cạnh tranh…

3.3. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung tên gọi/bãi bỏ một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành xuất phát từ việc một số cơ quan, đơn vị được sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong thời qua. Ví dụ: một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Hải quan...

Thứ hai, Luật bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các lực lượng, cơ quan như: Kiểm ngư (Điều 43a); Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Điều 45a); Kiểm toán nhà nước (Điều 48a)...

Thứ ba, Luật đã chỉnh lý quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo hướng:

(i) Bên cạnh thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các chức danh là cấp cuối cùng của mỗi lực lượng đã được Luật XLVPHC hiện hành quy định, dự thảo Luật bổ sung thêm 08 nhóm chức danh (chủ yếu thuộc các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc ở cấp tỉnh hoặc liên tỉnh) có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phụ thuộc vào giá trị tang vật, phương tiện [6].

(ii) Các chức danh khác ở cấp cơ sở có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt theo thẩm quyền để vừa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành (phát sinh quá nhiều vụ việc vi phạm do trị giá tang vật phương tiện vi phạm vượt quá thẩm quyền phạt tiền nên cơ quan cấp dưới phải chuyển lên cấp trên, dẫn đến tình trạng ùn tắc, quá tải, không thể kịp thời xử lý các hành vi vi phạm bảo đảm đúng về thời hạn và trình tự theo quy định của Luật), vừa bảo đảm quyền lực được kiểm soát và giới hạn, tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về trường hợp chức danh có sự thay đổi về tên gọi nhưng không có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó được giữ nguyên và trường hợp có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn (tên gọi được giữ nguyên hoặc có sự thay đổi) thì thẩm quyền xử phạt của chức danh đó do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung quy định về giao quyền xử phạt theo hướng cấp trưởng có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời gian được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính, cấp phó có quyền hạn như cấp trưởng đối với phạm vi được giao, trừ quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính (cấp trưởng chỉ được thực hiện việc giao quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho cấp phó trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt theo quy định tại Điều 123 của Luật XLVPHC).

3.4. Về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

So với Luật XLVPHC hiện hành, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thủ tục xử phạt theo hướng tăng thời gian tiến hành một số công việc, sửa đổi thủ tục thực hiện một số công việc bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế, bảo đảm tính khả thi nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật thời gian qua, cụ thể:

Một là, Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 58 Luật XLVPHC) [7]theo hướng quy định nguyên tắc "phải kịp thời lập biên bản" và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định cụ thể về thời hạn lập biên bản để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay, bảo đảm phù hợp với từng lĩnh vực quản lý nhà nước; đồng thời, quy định cụ thể về địa điểm lập biên bản, nội dung biên bản và bổ sung quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính qua phương thức điện tử và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này...

Hai là, tăng thời hạn định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại khoản 3 Điều 60 Luật XLVPHC [8] từ 24 giờ lên 48 giờ để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, đồng thời, bảo đảm việc định giá cũng như xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chính xác.

Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp và thủ tục giải trình tại Điều 61 Luật XLVPHC [9] nhằm bảo đảm tính khả thi trên thực tế. Theo đó, đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Về thời hạn giải trình, Luật chỉ sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ "trong thời hạn không quá 05 ngày" thành "trong thời hạn 05 ngày làm việc", kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Đồng thời, Luật quy định rõ việc gia hạn của người có thẩm quyền xử phạt phải bằng văn bản. Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, Luật sửa quy định về việc người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp từ "trong thời hạn 05 ngày" thành "trong thời hạn 05 ngày làm việc", kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Luật đã bổ sung 01 khoản quy định về trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn lại có yêu cầu giải trình thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm.

Bốn là, sửa đổi, bổ sung Điều 64 Luật XLVPHC [10] theo hướng mở rộng lĩnh vực được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính, bao gồm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Năm là, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định về tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hết thời hiệu thi hành, thời hiệu cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng: (i) Người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật XLVPHC, nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

(ii) Đối với trường hợp hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật XLVPHC) thì không thi hành quyết định đó nữa, nhưng vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nếu quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả.

(iii) Đối với trường hợp hết thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế (quy định tại khoản 2a Điều 88 Luật XLVPHC) thì không thi hành quyết định cưỡng chế đó, nhưng vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Sáu là, Luật sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 66 Luật XLVPHC [11] để khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh thời gian qua như: Hầu hết các bộ, ngành địa phương đều cho rằng, thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật XLVPHC hiện hành (07 ngày) là quá ngắn, không bảo đảm tính khả thi, không phù hợp với thực tiễn, gây nhiều khó khăn cho người có thẩm quyền xử phạt. Quy định về việc gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gặp rất nhiều vướng mắc (đặc biệt là tiêu chí xác định thế nào là thủ trưởng cấp trên trực tiếp thực hiện việc gia hạn), gây khó khăn cho người có thẩm quyền xử phạt, dẫn đến tình trạng có rất nhiều trường hợp bị quá thời hạn ra quyết định xử phạt, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính.

Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 66 Luật XLVPHC theo hướng:

(i) Đối với vụ việc vi phạm hành chính thông thường thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. (ii) Riêng đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật XLVPHC thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc thuộc trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Việc bỏ quy định về thủ tục gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính, bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính được nhanh chóng, thuận lợi, kịp thời hơn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.

3.5. Về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

So với Luật XLVPHC hiện hành, Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoãn, miễn, giảm tiền phạt tại Điều 76 và Điều 77 Luật XLVPHC theo hướng bổ sung quy định tổ chức cũng được hoãn, giảm, miễn tiền phạt để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho tổ chức/doanh nghiệp khi gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh…[12], cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên.

(ii) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể, cá nhân, tổ chức phải có xác nhận của các cơ quan, tổ chức sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên; Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Thứ hai, việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi: (i) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. (ii) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Thứ ba, Luật bổ sung quy định tổ chức cũng được miễn phần tiền phạt còn lại và miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt bên cạnh quy định miễn tiền phạt cho cá nhân như Luật XLVPHC hiện hành. Tuy nhiên, để được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt, tổ chức phải đáp ứng đủ các điều kiện, bao gồm: (i) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này.

(ii) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt.

(iii) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Tổ chức được miễn toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ các điều kiện:

(i) Đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này. (ii) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt.

(iii) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

3.6. Về đối tượng, điều kiện, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng và điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:

Luật số 67/2020/QH14 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đối tượng và điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với BLHS; quy định về độ tuổi, số lần vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính... bảo đảm phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, cụ thể:

- Quy định cụ thể các hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Làm rõ hơn quy định "02 lần trở lên trong 06 tháng", thống nhất trong cách áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Bỏ quy định về việc đối tượng phải vi phạm "02 lần trong 06 tháng" là điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc để bảo đảm tính khả thi;

- Bổ sung quy định về việc áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người sử dụng trái phép chất ma túy (người từ đủ 14 tuổi trở lên đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy);

- Bỏ quy định áp dụng biện pháp "tiền đề" giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định; đồng thời, sửa đổi quy định về đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo hướng viện dẫn đến quy định của Luật Phòng, chống ma túy nhằm tránh phát sinh xung đột giữa hai Luật.

Thứ hai, Luật số 67/2020/QH14 cũng đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc sửa đổi các quy định tại khoản 1 Điều 98, khoản 3 Điều 99, khoản 3 Điều 101 và khoản 3 Điều 103 Luật XLVPHC liên quan đến thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo hướng:

(i) Không quy định việc kiểm tra tính pháp lý thành một thủ tục riêng biệt, độc lập;

(ii) Không quy định thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thay vào đó, dự thảo Luật quy định rõ, cơ quan nào lập hồ sơ đề nghị thì phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ.

Thứ ba, Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Điều 131 Luật XLVPHC theo hướng:

(i) Đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có nơi cư trú ổn định, cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ quyết định giao cho gia đình quản lý đối tượng trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

(ii) Đối với người không có nơi cư trú ổn định hoặc có nơi cư trú ổn định nhưng gia đình không đồng ý quản lý thì cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ quyết định: Giao cho trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú hoặc có hành vi vi phạm tổ chức quản lý trong trường hợp bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

2.7. Bên cạnh những vấn đề nêu trên, Luật số 67/2020/QH14 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như: Bổ sung trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính tại Điều 122 Luật XLVPHC [13]; sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính tại Điều 123 Luật XLVPHC [14]; sửa đổi quy định về biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề tại Điều 125 Luật XLVPHC [15]; sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu tại Điều 126 Luật XLVPHC [16]; bãi bỏ quy định về việc báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính định kỳ 06 tháng tại Điều 17 Luật XLVPHC nhằm giảm bớt thủ tục và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện việc thống kê, tổng hợp báo cáo; bổ sung biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng (Điều 140a) áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính...

Lời kết

Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng là một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân, liên quan đời sống hàng ngày của nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Do đó, cần phải được tổ chức phổ biến, quán triệt và thực hiện một cách hiệu quả Luật, đặc biệt là những điểm mới, những thay đổi của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC so với Luật hiện hành, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương hành chính; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay./.

Nguồn: https://xlvphc.moj.gov.vn/qt/tintuc/pages/trao-doi-kinh-nghiem.aspx?ItemID=134

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 01/2021Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 01/2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg1/21/2021 9:00 AMNoĐã ban hành

​1. Thí sinh thi công chức, viên chức được mang thuốc theo bệnh án vào phòng thi

Đây là nội dung tại Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 6/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Theo đó, Nội quy mới đối với thí sinh dự thi công chức, viên chức áp dụng từ ngày 20/01/2021 cho phép thí sinh được mang vào phòng thi một số loại thuốc mà thí sinh dự thi có bệnh án phải mang theo.

Ngoài ra, liên quan đến quy định đối với thí sinh dự thi, Thông tư quy định:

- Bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen.

- Không được sử dụng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì để làm bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác); không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng lên bài thi.

Như vậy, nếu đề thi có quy định khác thì người làm bài thi được thực hiện theo nội dung yêu cầu trên đề thi; đây là trường hợp ngoại lệ mà quy định hiện nay chưa được đề cập đến.

Thông tư số 6/2020/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 20/01/2021.

2. Định nghĩa mới về "pháo hoa" từ ngày 11/01/2021

Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, tại Nghị định này định nghĩa pháo hoa như sau:

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây tiếng nổ.

Hiện hành, tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP thì pháo hoa được định nghĩa là "sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ".

Việc thay đổi khái niệm này là phù hợp với việc tại Nghị định số 137/2020, luật pháp cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như: Lễ cưới, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương,...

Nghị định số 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 và thay thế Nghị số định 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

3. 06 việc công an cấp xã không được làm khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư số 126/2020/TT-BCA quy định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân.

Theo đó, quy định 06 việc cán bộ, chiến sĩ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an không được làm khi tiến hành tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

(1) Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

(2) Nhận đơn, thư và giải quyết công việc cho công dân tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở cơ quan Công an, trừ trường hợp cấp bách công dân đến báo tin về tội phạm; đồng thời phải báo cáo ngay với lãnh đạo trực tiếp biết.

(3) Sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người tham gia tố tụng, người thân thích của họ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

(4) Tư vấn cho người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trái pháp luật.

(5) Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

(6) Đưa hồ sơ, tài liệu vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

Thông tư số 126/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/01/2021.

4. Tiêu chuẩn mới trong tuyển sinh theo chế độ cử tuyển

Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Theo đó, tiêu chuẩn chung trong tuyển sinh theo chế độ cử tuyển gồm:

- Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn;

- Có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này (điểm mới so với quy định hiện hành tại Nghị định số 134/2006);

- Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;

- Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành (hiện hành quy định không quá 25 tuổi);

Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Nghị định số 141/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 23/01/2021.

5. Mức đóng BHYT cho HSSV hệ dân sự trong trường quân đội

Thông tư số 143/2020/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng là học sinh, sinh viên (HSSV) hệ dân sự trong các học viện, nhà trường Quân đội và Cơ yếu được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT như sau:

- Hỗ trợ 100% mức đóng đối với HSSV thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo và các huyện được áp dụng cơ chế chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008;

- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng đối với HSSV thuộc hộ cận nghèo và hộ gia đình nghèo đa chiều theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (còn lại 30% HSSV tự đóng);

- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng đối với HSSV khác (còn lại 70% HSSV tự đóng).

Trường hợp HSSV thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng trên thì được hưởng mức hỗ trợ đóng theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.

Thông tư số 143/2020/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 21/01/2021.

Một số điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 (Phần 1)Thông tinTinNguyễn Thị LinhMột số điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 (Phần 1)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg1/20/2021 2:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 13/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 gồm có 3 điều với một số nội dung mới:

1. Về giải thích từ ngữ

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi phần giải thích từ ngữ đối với "tái phạm" theo hướng tách bạch giữa xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đồng thời bỏ quy định tính thời hạn tái phạm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt, cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng.

2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

"Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;"

Như vậy, từ 01/01/2022 một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần có thể được xem là tình tiết tăng nặng trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng. Quy định này đã khắc phục được vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 khi mà một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì có nơi xử phạt từng hành vi, có nơi xử phạt 1 hành vi rồi áp dụng tình tiết tăng nặng dẫn đến áp dụng pháp luật không thống nhất.

3. Về thẩm quyền quy định xử phạt

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 đã bổ sung việc giao Chính phủ quy định về: Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Trước đây chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định về hành vi vi phạm và xử phạt.

"1. Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định các nội dung sau đây:

  1. Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
  1. Chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

2. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Căn cứ quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng".

(khoản 3 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

4. Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, và bổ sung trường hợp thời hiệu là 02 năm đối với vi phạm về Hóa đơn.

Sửa đổi quy định thời hiệu xử phạt 02 năm về thủ tục thuế thành: Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

5. Về những hành vi bị nghiêm cấm

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 đã sửa đổi,bổ sung hành vi bị nghiêm cấm là: Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.

Bổ sung hành vi bị nghiêm cấm: Không theo dõi, đôn đốc,kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

6. Phạt tiền ở các Thành phố trực thuộc Trung ương

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 mở rộng thẩm quyền quyết định áp dụng khung tiền phạt và mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính ở Thành phố trực thuộc trung ương.

Trước đây, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này (áp dụng ở khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương).

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể cho cả khu vực nội thành và ngoại thành.

(khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Linh.STP.BD

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư phápThông tinTinHướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg1/12/2021 9:00 AMNoĐã ban hành

​​Ngày 21/12/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư số 07/2020/TT-BTP Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thông tư số 07/2020/TT-BTP được ban hành nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập và bổ sung, thay thế các quy định đã không còn phù hợp của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV. Thông tư số 07/2020/TT-BTP có những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:

Bổ sung các chức năng, nhiệm vụ mới được giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Sở Tư pháp.

Thông tư số 07/2020/TT-BTP có sự rà soát để cập nhật, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp cho phù hợp với các văn bản luật có liên quan đã được ban hành trong thời qua như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật phá sản và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về hòa giải thương mại; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, cụ thể:

- Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: rà soát, bổ sung các nhiệm vụ mới được giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi năm 2020).

- Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: rà soát, sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính: rà soát, bỏ các quy định có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chỉnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

- Về công tác bồi thường nhà nước: rà soát, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

- Về công tác trợ giúp pháp lý: rà soát, sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong công tác trợ giúp pháp lý, bổ sung nhiệm vụ của Phòng Tư pháp trong việc "thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật" theo quy định tại Điều 42 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017.

- Về công tác bổ trợ tư pháp: sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tại sản; Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

- Về đăng ký giao dịch bảo đảm: sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.

- Bổ sung 01 khoản tại Điều 2 Thông tư (khoản 29) về nhiệm vụ: "Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật" để bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ của Sở Tư pháp, đặc biệt trong việc quản lý các hội thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo quy định của luật luật sư, luật công chứng.

- Thông tư cũng rà soát, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong các lĩnh vực như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.

Bổ sung quy định về con dấu, tài khoản của Phòng Tư pháp

Để bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 9, Điều 8 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dung con dấu, trong đó có quy định: cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là chủ thể được sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc không có hình biểu tượng (không có hình Quốc huy). Đồng thời, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

Hướng dẫn kiện toàn tổ chức, biên chế Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp

Không quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để đảm bảo phù hợp với trách nhiệm của Bộ trưởng được quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: "Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,.. Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở theo ngành, lĩnh vực quản lý."

Theo quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTP, các Bộ chỉ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và không hướng dẫn về cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và theo quy định của pháp luật (khoản 13 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, để đảm bảo việc quy định tổ chức bộ máy của các phòng thuộc Sở Tư pháp thống nhất theo nhóm lĩnh vực, Thông tư số 07/2020/TT-BTP bổ sung quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quy định cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý ngành theo nhóm các lĩnh vực. Có thể nói, việc không quy định cụ thể về tổ chức và biên chế của Phòng Tư pháp như Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BVN để đảm bảo tính hợp lý trong bối cảnh biên chế thực tế các Phòng Tư pháp rất ít (theo thống kê, tổng hợp thì hiện nay, trung bình mỗi Phòng Tư pháp có 04 công chức/Phòng) nên việc quy định cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp gồm có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức khác như Thông tư 23/2014/TTLT-BTP-BVN là không khả thi và không phù hợp với chủ trương tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế hiện nay.

Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sachmoi.aspx?ItemID=3390

Tăng cường mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoánThông tinTinNguyễn Thị LinhTăng cường mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg1/6/2021 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Ảnh nguồn từ internet)

Theo đó, từ ngày 01/01/2021 mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này được tăng lên đáng kể so với quy định trước đây, mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.

Riêng hành vi vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán và thao túng thị trường chứng khoán thì mức phạt tiền tối đa đối với hành vi này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định ở trên thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định ở trên để xử phạt.

Theo Nghị định, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, đơn cử như sau:

- Phạt tiền từ 200-300 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

+Chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp tổ chức chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ là công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức chào bán, phát hành chứng khoán và công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ của tổ chức chào bán, phát hành chứng khoán;

+Không đảm bảo việc chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, trung thực, có thể kiểm chứng được, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; không rà soát đối tượng tham gia mua trái phiếu phát hành riêng lẻ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

- Phạt tiền từ 400-500 triệu đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành, chứng khoán riêng lẻ có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.

- Phạt tiền từ 1-1,5 tỷ đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ điều kiện chào bán, phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ.

- Phạt từ 500-600 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

+Chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật;

+Chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp, trừ trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp được quy định tại Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Điều 14, khoản 6 Điều 15 Luật Chứng khoán;

+Chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc đã nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng;

+Không thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo cam kết bảo lãnh phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

- Phạt tiền từ 600-700 triệu đồng đối với tổ chức nước ngoài chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam vi phạm cam kết không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài hoặc vi phạm cam kết không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn dự án được cấp phép…

Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Nghị định số 156/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Nghị định số 108/2013/NĐ-CP và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP.

Linh.STP.BD

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 11/2020Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 11/2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg11/30/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

​​1. Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

Đây là quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non, theo đó:

Trẻ em độ tuổi mẫu giáo (trừ trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09/05/2017) đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm bảo đảm một trong những điều kiện sau được hỗ trợ ăn trưa:

- Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn ĐBKK, xã có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.

- Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trẻ em là con của: Liệt sĩ; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).

- Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

Mức hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Nghị định số 105/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/11/2020.

2. Các hành vi học sinh trường trung học không được làm

Đây là nội dung tại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi chung là trường trung học).

Theo đó, học sinh trường trung học không được thực hiện các hành vi sau:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 01/11/2020.

3. Quy trình thu thập vân tay để cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử

Thông tư số 110/2020/TT-BCA quy định quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử như sau:

- Trường hợp vân tay được thu thập bằng máy quét chuyên dùng thì thực hiện như sau:

+ Thu thập vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái; vân tay lăn 10 ngón.

+ Trường hợp nếu không thu thập được đủ 10 vân tay thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu thập được.

- Trường hợp vân tay được thu thập bằng máy quét chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn để phục vụ việc nhận dạng tự động thì thực hiện thu thập vân tay bằng cách lăn mực;

Sau đó được quét lại để lưu trữ hoặc khai thác từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân (nếu có) và ghi chú cụ thể trong hồ sơ thu thập vân tay.

Lưu ý: Quy trình thu thập vân tay bằng máy quét chuyên dùng và bằng cách lăn mực không áp dụng đối với trường hợp không thể thu thập được vân tay nào để phục vụ nhận dạng tự động.

Thông tư 110/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 30/11/2020.

4. Người dưới 18 tuổi uống rượu, bia có thể bị phạt đến 500.000 đồng

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:

- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

+ Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;

+ Ép buộc người khác uống rượu bia.

Lưu ý: Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm.

Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.

5. Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng

Đây là nội dung tại Nghị định 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Theo đó, mức hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt được quy định như sau:

- Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;

- Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ.

Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

Nghị định 116/2020/NĐ-CP áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022.

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 10/2020Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 10/2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg10/26/2020 5:00 PMNoĐã ban hành

​​1. Không được gọi điện thoại quảng cáo trước 8h sáng và sau 5h chiều

Từ ngày 01/10/2020, Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác chính thức có hiệu lực thi hành.

Theo đó, chỉ được gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với chủ thuê bao.

Tổ chức có hành vi gọi điện thoại quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

2. Người Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền không mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu sẽ bị phạt

Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2020.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

- Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

- Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định;

- Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.

3. Mức phạt hành vi pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối

Nội dung này được quy định tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Theo đó, phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối và có thể bị tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây, có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng:

+ Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế theo quy định;

+ Thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối.

Lưu ý, các mức phạt nêu trên áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng ½ so với tổ chức.

Nghị định 99/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 11/10/2020.

4. Tăng mức phạt hành vi vi phạm về quấy rối người tiêu dùng

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ 15/10/2020 thì:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (hiện hành từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng) đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có các hành vi quấy rối người tiêu dùng như sau:

+ Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên.

+ Có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

Trường hợp nếu có các hành vi ép buộc người tiêu dùng sau đây thì có thể bị phạt tiền đến 30.000.000 đồng:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch;

- Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bảnThông tinTinNguyễn Thị LinhXử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg10/15/2020 5:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày Ngày 07/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, trong đó quy định cụ thể mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Nguồn: internet)

Đơn cử như sau:

Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp thông tin chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; cung cấp thông tin xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; cung cấp thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; cung cấp thông tin xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; cung cấp thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;...

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp thông tin xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín của cá nhân; thực hiện không đúng quy định trong giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; cung cấp đường dẫn đến trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng có nội dung vi phạm pháp luật; đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; không gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin được trích dẫn đã gỡ bỏ nội dung thông tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không thực hiện đăng tải nội dung thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm mà trang thông tin điện tử tổng hợp đã trích dẫn thông tin.

Không trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức theo quy định; cung cấp thông tin có nội dung cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng; cung cấp thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; cung cấp thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em;...

Đối với một trong các hành vi: Cung cấp thông tin có nội dung kích động bạo lực; cung cấp thông tin miêu tả tỉ mỉ hành vi tội ác, tai nạn rùng rợn, hành động dâm ô, đồi trụy thì sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.

Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia khi đăng, phát hình ảnh bản đồ Việt Nam; cung cấp thông tin có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp thông tin có nội dung quy kết tội danh khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; đăng, phát các tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí, xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy; cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp ngoài phạm vi tổng hợp thông tin đã được cấp phép.

Phạt tiền từ 50-70 triệu đồng đối với hành vi thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp khi chưa được cấp phép.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/12/2020./.

Linh Nguyễn

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tếThông tinTinNguyễn Thị LinhQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg10/1/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

​Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực y tế.

Nghị định này quy định về hành vi VPHC, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi VPHC, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt VPHC theo từng chức danh đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực y tế.

Theo Nghị định, hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung: a- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 1-24 tháng đối với: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III; giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm HIV; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; giấy phép kinh doanh rượu, bia; giấy phép hoạt động Ngân hàng mô; chứng chỉ hành nghề dược; chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; b- Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC trong lĩnh vực y tế; c- Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1-24 tháng; d- Trục xuất.

Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực y tế có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Luật Xử lý VPHC.

Nghị định quy định, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC về dân số là 30 triệu đồng đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC về bảo hiểm y tế là 75 triệu đồng đối với cá nhân và 150 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Tập trung đông người tại vùng dịch bị phạt tới 40 triệu đồng

Theo Nghị định, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A; đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch; không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.

Ngoài ra, phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020.

Nguồn: chinhphu.vn

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc giaThông tinTinNguyễn Thị LinhXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg9/28/2020 2:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 24/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Nghị định này quy định về các hành vi VPHC, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Các hành vi VPHC xảy ra ở khu vực biên giới không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC của cá nhân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là 50 triệu đồng. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trong đó: Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với một trong những hành vi:

- Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo.

- Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia.

- Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.

- Xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới; đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.

Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền, trong đó, phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi bắn, phóng, thả, điều khiển các phương tiện bay trong khu vực biên giới hoặc qua biên giới.

Nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; không thông báo, khai báo đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.

Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới; cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới; người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo với đồn biên phòng; cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới;...

Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cư dân biên giới cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới; không khai báo với đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại về mục đích, thời gian, danh sách người, số lượng phương tiện, nội dung và phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới; ra, vào, đi lại, điều khiển phương tiện, tiến hành các hoạt động không đúng quy định trong vùng cấm;...

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2020 và thay thế Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Linh Nguyễn

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
Nghị định 96.2020.NĐ-CP.pdf

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 9/2020Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 9/2020/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2020-09/HINH 1_Key_15092020153614.jpg9/15/2020 4:00 PMNoĐã ban hành

1. Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên phổ thông là 08 tuần

Từ ngày 01/9/2020, Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực thi hành.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Ảnh minh họa)

Theo đó, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm (quy định hiện hành là 2 tháng).

Trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của giáo viên do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định theo thẩm quyền.

Ngoài thời gian nghỉ hè, giáo viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.

Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ GD&ĐT ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.

2. Phạt đến 30 triệu đồng nếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo

Đây là nội dung tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; HN&GĐ; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo đó, phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch sau:

- Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch;

- Giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng;

- Yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo;

- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch;

- Cản trở hoạt động công chứng.

Đồng thời, buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm trên (trừ hành vi cản trở hoạt động công chứng).

Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2020.

3. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN

Ngày 28/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) bắt buộc.

Theo đó: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho NLĐ theo quy định khi NLĐ có đủ các điều kiện:

- Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại thời điểm bị TNLĐ, BNN (điều kiện mới);

- Suy giảm khả năng lao động do bị TNLĐ, BNN từ 31% trở lên;

- Được NSDLĐ sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của NLĐ nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi.

Nghị định 88/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2020.

4. Hướng dẫn quy trình đăng ký hộ tịch trực tuyến

Nghị định 87/2020/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch (ĐKHT) trực tuyến có hiệu lực từ ngày 15/9/2020.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Ảnh minh họa)

Theo đó, người có yêu cầu ĐKHT trực tuyến truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn. Khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định.

Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định.

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan ĐKHT…

5. Hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam

Nghị định 89/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam có hiệu lực từ ngày 20/9/2020. Theo đó, BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm:

- Ở trung ương là BHXH Việt Nam;

- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh trực thuộc BHXH Việt Nam;

- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh;

- Không tổ chức đơn vị BHXH huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn (mới).

Linh Nguyễn

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 7/2020 (phần 2)Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 7/2020 (phần 2)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg7/22/2020 10:00 AMNoĐã ban hành

​1. Điều kiện doanh nghiệp được giảm mức đóng BHXH bắt buộc từ 15/7/2020

Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) được giảm tỷ lệ đóng vào quỹ TNLĐ, BNN từ 0.5% xuống còn 0.3% khi có các điều kiện sau:

- Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và BHXH;

- Thực hiện việc báo cáo định kỳ TNLĐ và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

- Tần suất TNLĐ của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất TNLĐ trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra TNLĐ tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Nghị định 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2020.

2. Thay đổi trong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, bổ sung một số giấy tờ sau có thể sử dụng để xác nhận về việc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trong hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

- Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc DN hoặc HTX giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp NLĐ là người quản lý DN, quản lý HTX;

Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt HĐLĐ do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình tại Khoản 6 Điều 1 Nghị đinh 61/2020.

Nghị định 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2020.

3. Chậm nhất là 15/6 phải gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm

Ngày 01/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức.

Theo đó, chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương phải gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức về Bộ Nội vụ để thẩm định.

(Hiện hành, theo Điều 9 Nghị định 21/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì mốc thời gian quy định là chậm nhất ngày 20/7 của năm trước liền kề).

Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm bao gồm:

+ Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm;

+ Kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;

+ Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch.

Nghị định 62/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/7/2020.

4. Từ 2021, cơ sở phân phối nguyên liệu làm thuốc phải thực hiện quản lý hoạt động phân phối bằng phần mềm vi tính

Ngày 10/6/2020, Bộ Y tế ban hành Thông tư 9/2020/TT-BYT sửa đổi Thông tư 03/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Theo đó, bổ sung quy định quy định về đánh giá thực hành tốt nguyên liệu làm thuộc như sau:

- Đến ngày 01/01/2021, cơ sở phân phối nguyên liệu làm thuốc phải có thiết bị, máy tính kết nối internet và thực hiện quản lý hoạt động phân phối bằng phần mềm vi tính, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả, nguồn gốc mua vào, bán ra.

- Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán nguyên liệu làm thuốc, chất lượng nguyên liệu làm thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu.

Thông tư 9/2020/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 25/07/2020.

Linh Nguyễn

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 7/2020Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 7/2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg7/8/2020 10:00 AMNoĐã ban hành

1. Lộ trình tăng mức phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp

Nghị định 53/2020/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đưa ra lộ trình tăng mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp như sau:

Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi):

- Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

- Kể từ ngày 01/01/2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

+ 4.000.000 đồng/năm đối với cơ sở lưu lượng nước thải bình quân từ 10 đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);

+ 3.000.000 đồng/năm đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 05 đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ).

+ 2.500.000 đồng/năm đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 05 m3/ngày (24 giờ).

Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.

Trong đó:

- F là số phí phải nộp.

- f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01/01/2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

- C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 53/2020.

2. Quy định về sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

Theo Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:

- Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu.

Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.

- Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định.

- Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

Nghị định 26/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002.

3. Những việc hiệu trưởng trường công lập phải công khai

Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập, quy định 12 việc hiệu trưởng phải công khai:

- 09 việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết, đơn cử như:

+ Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục;

+ Các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục;

+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục;...

- 03 việc phải công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát, đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật: + Những việc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; + Tất cả các quy định của cơ sở giáo dục liên quan đến việc học tập của người học theo quy định của pháp luật;

+ Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT thay thế Quyết định 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000.

4. 19 biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước

Bộ Công an ban hành Thông tư 24/2020/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Theo đó, quy định 19 biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước, đơn cử như:

- Mẫu số 01: Văn bản xác định độ mật đối với vật, địa điểm, lời nói, hoạt động, hình thức khác chứa bí mật nhà nước.

- Mẫu số 02: Dấu chỉ độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.

- Mẫu số 03: Dấu ký hiệu A, B, C.

- Mẫu số 04: Dấu Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; dấu Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước.

- Mẫu số 05: Dấu Giải mật.

Thông tư 24/2020/TT-BCA bãi bỏ Thông tư 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015.

5. 03 Thông tư về thuế, phí, lệ phí

- Thông tư 32/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 268/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý, sử dụng lệ phí phân bổ và phí sử dụng mã, số viễn thông.

- Thông tư 31/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

- Thông tư 92/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 72/2014/TT-BTC quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.

​​Linh Nguyễn

Từ 01/7/2020, 12 Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hànhThông tinTinNguyễn Thị LinhTừ 01/7/2020, 12 Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg6/25/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

​​1. Luật quản lý thuế 2019 (thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 13/6/2019)

- Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước như vậy, không còn quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc như hiện hành yêu cầu người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế.

- Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế (hiện hành là 10 ngày làm việc). Trường hợp cấp lại do bị mất, rách, nát, cháy thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (hiện hành là 05 ngày làm việc).

- Kéo dài thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tncn: xem chi tiết tại đây.

- Luật hóa quy định về hóa đơn điện tử: xem chi tiết tại đây.

- Thêm trường hợp được gia hạn nộp thuế: xem chi tiết tại đây.

2. Luật kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 (thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2019)

- Bổ sung khái niệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán là: cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.

- Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm toán nhà nước:

+ Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của luật phòng, chống tham nhũng;

+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính.

- Bổ sung quy định về việc kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm bảo đảm mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng, tổng kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.

- Đơn vị được kiểm toán được quyền khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo quy định của luật tố tụng hành chính 2015.

3. Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 (thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 15/11/2018)

- Quy định rõ phạm vi thông tin bí mật nhà nước (bmnn) thuộc từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ như:

+ Thông tin về giáo dục và đào tạo có đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;

+ Thông tin về y tế, dân số có thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của đảng, nhà nước; thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số;

- Quy định thời hạn bảo vệ bmnn là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bmnn đến hết thời hạn sau đây:

+ 30 năm đối với BMNN độ tuyệt mật;

+ 20 năm đối với BMNN độ tối mật;

+ 10 năm đối với BMNN độ mật.

- Các trường hợp BMNN được giải mật toàn bộ hoặc một phần gồm có:

+ Hết thời hạn bảo vệ BMNN quy định tại điều 19 và thời gian gia hạn quy định tại điều 20 của luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018;

+ Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;

+ Không còn thuộc danh mục BMNN.

  1. Luật dân quân tự vệ 2019 (thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 22/11/2019)

- Về thành phần của dân quân tự vệ:

+ Không còn phân chia dân quân tự vệ thành dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi như luật dân quân tự vệ 2009;

+ Bổ sung thêm trong thành phần có dân quân tự vệ thường trực và dân quân tự vệ biển.

- Thêm nhiều trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, đơn cử như:

+ Nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

+ Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.

5. Luật cán bộ, công chức và luật viên chức sửa đổi 2019

- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ được áp dụng với 03 đối tượng sau: + Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

+ Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 58 luật viên chức 2010;

+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kt-xh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, thời hạn của hợp đồng làm việc xác định thời hạn cũng được kéo dài đến 60 tháng (hiện nay tối đa chỉ đến 36 tháng);

- Bổ sung thêm 02 đối tượng được tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển:

+ Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;

+ Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

- Hình thức kỷ luật hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

6. Luật giáo dục 2019

- Quy định mới về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (gv):

+ Mầm non: có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên (hiện nay chỉ yêu cầu có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm);

+ Tiểu học, thcs, thpt: có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo gv trở lên, nếu môn học chưa đủ gv đáp ứng yêu cầu này thì gv phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học, tuy nhiên sẽ phải hoàn trả lại nếu sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp:

+ Không công tác trong ngành giáo dục;

+ Công tác không đủ thời gian quy định.

7. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam sửa đổi 2019

- Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ 4 trường hợp sau:

+ Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại việt nam theo quy định;

+ Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;

+ Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động (gplđ) hoặc xác nhận không thuộc diện cấp gplđ theo quy định;

+ Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có gplđ hoặc xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ theo quy định.

- Sửa đổi, bổ sung thêm các ký hiệu thị thực như: Ls, Đt1, Đt2, Đt3, Đt4, Dn1, Dn2, Lđ1, Lđ2 (hiện hành chỉ có các ký hiệu là Đt, Dn, Lđ);

- Luật hóa quy định về thị thực điện tử:

+ Ký hiệu Ev, có giá trị một lần và có thời hạn không quá 30 ngày;

+ Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh, xuất cảnh phải đủ các điều kiện theo quy định và phải nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do chính phủ quyết định.

8. Luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019

- Không còn khái niệm họp bất thường trong hoạt động của chính phủ, hđnd và ubnd mà thay vào đó sẽ là họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. - Bổ sung thêm 01 tiêu chuẩn của đại biểu hđnd: có một quốc tịch là quốc tịch việt nam. - Số lượng phó chủ tịch ubnd xã loại ii sẽ có không quá 02 người, đã được tăng thêm 01 người so với quy định hiện hành.

- Tổng số đại biểu hđnd tp.hà nội, tp.hcm được bầu là 95 đại biểu (hiện nay là 105 đại biểu).

Ngoài ra, luật mới còn quy định điều chỉnh giảm số lượng đại biểu hđnd và thay đổi số lượng thành viên thường trực hđnd tỉnh, huyện, xã.

9. Luật lực lượng dự bị động viên 2019

- Quy định 04 trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

+ Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ;

+ Khi thi hành lệnh thiết quân luật;

+ Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp;

+ Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

- Quy định về tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên:

+ Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội nhân dân được tổ chức thành các đơn vị dự bị động viên.

+ Đơn vị dự bị động viên phải duy trì quân số quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, có số lượng dự phòng từ 10% đến 15% và dự trữ vũ khí, trang bị kỹ thuật theo phân cấp.

10. Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân việt nam 2019

Từ ngày 01/7/2020, nhiều loại hộ chiếu sẽ được gắn chíp điện tử:

Luật quy định hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người được cấp. được cấp cho công dân việt nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Các loại hộ chiếu sẽ được gắn chíp điện tử bao gồm:

- Hộ chiếu ngoại giao;

- Hộ chiếu công vụ;

- Hộ chiếu phổ thông.

  1. Luật thư viện 2019

Luật thư viện 2019 đã mở rộng đối tượng được thành lập thư viện, cụ thể: tổ chức, cá nhân việt nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư đều có quyền thành lập thư viện ngoài công lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;

- Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện; - Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;

- Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;

- Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

(theo quy định hiện hành, chỉ có tổ chức của việt nam có quyền thành lập thư viện).

12. Luật kiến trúc 2019

Quy định về điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc:

- Có trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;

- Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân; trường hợp cá nhân đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia hoặc giải thưởng quốc tế về kiến trúc sẽ được miễn điều kiện này.

- Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc. trường hợp cá nhân có thời gian liên tục từ 10 năm trở lên trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc, hành nghề kiến trúc được miễn điều kiện này.

nguồn:https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thong-bao-van-ban-moi/chinh-sach/29521/tong-hop-diem-moi-12-luat-co-hieu-luc-tu-ngay-01-7-2020

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 6/2020 (phần 2)Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 6/2020 (phần 2)/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2020-06/HINH 1_Key_22062020081633.jpg6/22/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

1. Quy định về cửa khẩu NK, XK hàng hóa tạm nhập tái xuất

Đây là quy định tại Thông tư 09/2020/TT-BCT về lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới đất liền đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Theo đó, từ 00h00 ngày 01/01/2021, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì:

- Việc nhập khẩu hoặc tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở theo quy định tại Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014.

- Quy định này áp dụng cho cả hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa đó được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền.

Thông tư 09/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ 30/6/2020.

2. Phân loại xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế

Ngày 14/5/2020, Bộ Y tế ban hành Thông tư 7/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, xe ô tô chuyên dùng trong lĩnh vực y tế được phân loại như sau:

- Xe ô tô cứu thương gồm có:

+ Xe ô tô cứu thương đáp ứng quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương tại Thông tư 27/2017/TT-BYT ngày 28/6/2017;

+ Xe ô tô cứu thương có kết cấu đặc biệt (xe có kết cấu không gian rộng rãi được trang bị máy móc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác cấp cứu, hồi sức tích cực trên xe).

- Xe ô tô chuyên dùng có kết cấu đặc biệt sử dụng trong lĩnh vực y tế gồm: Xe chụp X.quang lưu động; xe khám, chữa mắt lưu động; Xe xét nghiệm lưu động; Xe phẫu thuật lưu động; Xe lấy máu ...

- Xe ô tô chuyên dùng có gắn hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động y tế, bao gồm: xe vận chuyển người bệnh; xe giám định pháp y, xe vận chuyển tử thi; xe chở máy phun và hóa chất lưu động ...

Thông tư 7/2020/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ 28/6/2020.

3. Hướng dẫn cơ cấu tổ chức của đại học vùng

Nội dung này được quy định tại Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

Theo đó, Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT; chịu sự quản lý theo lãnh thổ của UBND cấp tỉnh nơi đại học vùng đặt trụ sở; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Cơ cấu tổ chức được quy định gồm có:

+ Hội đồng đại học vùng.

+ Giám đốc đại học vùng; phó giám đốc đại học vùng.

+ Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có).

+ Trường đại học thành viên, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường thuộc đại học vùng, ban chức năng; tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác.

+ Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học vùng.

Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 29/6/2020 và thay thế Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014.

4. Bãi bỏ một số VBQPPL trong lĩnh vực ngân sách nhà nước

Theo Thông tư 38/2020/TT-BTC về bãi bỏ VBQPPL do Bộ Tài chính ban hành trong lĩnh vực ngân sách nhà nước có hiệu lực từ 26/6/2020, một số văn bản sau đây bị bãi bỏ toàn bộ:

- Quyết định 42/2004/QĐ-BTC ngày 22/4/2004 về việc ban hành quy định về chi ngân sách trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền.

- Thông tư 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 quy định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân.

- Thông tư 319/2016/TT-BTC ngày 13/12/2016 quy định việc xử lý chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 sang năm 2017.

Linh Nguyễn

Bộ Tài chính giảm 20% mức phí khi đăng ký giao dịch đảm bảo đến hết năm 2020Thông tinTinNguyễn Thị LinhBộ Tài chính giảm 20% mức phí khi đăng ký giao dịch đảm bảo đến hết năm 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg6/9/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

Nhằm tiếp tục thực hiện các giải pháp để hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 01/6/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 49/2020/TT-BTC để giảm phí từ 20% đối với một số dịch vụ trong lĩnh vực đăng ký giao dịch đảm bảo.

Theo quy định tại Thông tư, kể từ ngày 01/6/2020, cơ quan, đơn vị thực hiện các công việc đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ nộp phí bằng 80% mức thu phí quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 4 Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 và mức thu phí quy định tại điểm c, đ khoản 1 Điều 1 Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2017. Cụ thể gồm các loại phí:

- Phí đăng ký giao dịch bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển;

- Phí đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký;

- Phí xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;

- Phí đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm;

- Phí cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm;

- Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển.

Trường hợp yêu cầu cơ quan, đơn vị thực hiện cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay), tàu biển nộp phí bằng 80% mức thu phí quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 202/2016/TT-BTC.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020. Kể từ ngày 01/01/2021, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 01/6/2020.

Linh Nguyễn

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024
TT 49.2020.TTBTC.pdf

Hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chínhThông tinTinHoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg6/4/2020 2:00 PMNoĐã ban hành

Tóm tắt: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời gian qua, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đang phát sinh nhiều bất cập, hạn chế. Hiện nay, Quốc hội đang xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở nghiên cứu Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, bài viết đưa ra một số góp ý hoàn thiện đạo luật quan trọng này.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

Ảnh minh họa: Nguồn internet

1. Vấn đề đa dạng hóa các hình thức xử phạt

Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) năm 2012 quy định các hình thức xử phạt là: cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; trục xuất. Cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ nhất, chủ yếu tác động về mặt tinh thần. Các hình thức xử phạt như phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC gây ra thiệt hại trực tiếp về kinh tế cho người vi phạm. Các hình thức xử phạt như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; trục xuất mang tính hạn chế quyền của chủ thể vi phạm. Việc áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn sẽ buộc chủ thể vi phạm phải tạm ngưng thực hiện quyền trong thời gian bị tước, đình chỉ. Việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất sẽ khiến cho người vi phạm bị hạn chế quyền tự do đi lại, tự do cư trú sau khi đã bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Qua thực tiễn áp dụng các hình thức xử phạt có thể nhận thấy, hình thức xử phạt cảnh cáo là quá nhẹ, không có tác dụng trong đấu tranh phòng, chống VPHC. Hình thức phạt tiền chỉ có tính răn đe với "người nghèo" còn "người giàu" thì tình nguyện chịu nộp phạt để tiếp tục vi phạm[1]. Hình thức xử phạt trục xuất chỉ áp dụng đối với người nước ngoài mà không thể áp dụng đối với công dân Việt Nam.Đối với các hình thức xử phạt như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn cũng phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể mới có thể áp dụng. Ngoài ra, nếu chủ thể vi phạm không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc không có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì không thể áp dụng các hình thức xử phạt kể trên.

Như vậy, các hình thức xử phạt VPHC được pháp luật hiện hành quy định khá nghèo nàn và không phát huy tính giáo dục, răn đe cũng như hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, chống vi phạm. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần nghiên cứu để bổ sung một số hình thức xử phạt nhằm thể hiện tính răn đe, trừng trị, giáo dục trong xử phạt VPHC.

Theo Tờ trình của Bộ Tư pháp ngày 29/9/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC năm 2012, Cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất bổ sung hình thức xử phạt "tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép lái xe". Hình thức xử phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng rượu, bia, ma túy khi điều khiển phương tiện trong lĩnh vực an toàn giao thông. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, không nên bổ sung hình thức xử phạt này vào hệ thống các hình thức xử phạt VPHC vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, nếu xem "tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép lái xe" là một hình thức xử phạt thì đây là một bước thụt lùi của pháp luật xử phạt VPHC, vì đã khôi phục lại hình thức xử phạt "tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề" được quy định trong Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008).

Trước đây, hình thức xử phạt "tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề" được áp dụng có thời hạn hoặc không thời hạn[2] - tức là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn. Trong trường hợp chủ thể VPHC bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn thì xem như đã tươc bỏ hoàn toàn việc thực hiện quyền của một chủ thể. Điều này sẽ gây ra bất lợi rất lớn cho những người bị áp dụng hình thức xử phạt này. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật phải vì con người; pháp luật vì con người thì trước hết pháp luật phải mang tính nhân đạo[3]. Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề vô thời hạn rõ ràng không thể hiện được mục đích nhân đạo của pháp luật. Do đó, Luật Xử lý VPHC năm 2012 đã loại bỏ hình thức xử phạt này, chỉ quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định - tức là tước có thời hạn chứ không còn tước vĩnh viễn. Quy định này đặc biệt có ý nghĩa vì trong nhiều trường hợp, việc áp dụng các hình thức phạt chính như cảnh cáo, phạt tiền lại không gây nên nhiều ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân, tổ chức bằng việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề[4].

Thứ hai, việc áp dụng hình thức xử phạt"tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép lái xe" mang nặng tính trừng trị chứ không có ý nghĩa giáo dục. Điều này trái với mục đích xử phạt VPHC. Khi bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì chủ thể vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để người vi phạm tự xem xét, điều chỉnh hành vi của mình liên quan đến việc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Áp dụng hình thức xử phạt này không nhằm mục đích vô hiệu giá trị pháp lý của giấy phép, chứng chỉ hành nghề bởi sau khi hết thời hạn bị tước quyền thì người vi phạm vẫn còn cơ hội có trở lại một số quyền cơ bản của mình (lái xe, lái tàu), hoặc một số lĩnh vực mà mình đã có chuyên môn cao (hành nghề y, nghề luật…). Như vậy, hình thức xử phạt này không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn có ý nghĩa giáo dục người vi phạm. Trong khi đó, nếu "tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép" thì rõ ràng mục đích chỉ nhằm trừng trị mà không có ý nghĩa giáo dục. Ngay cả đối với hình thức xử phạt có tính nghiêm khắc nhất là trục xuất - buộc người nước ngoài VPHC phải rời khỏi lãnh thổ nước Việt Nam thì người bị trục xuất vẫn có thể trở lại Việt Nam sau 03 năm kể từ ngàyquyết địnhtrục xuấtcó hiệu lực[5].

Thứ ba, nếu được thừa nhận thì hình thức xử phạt "tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép lái xe" chỉ áp dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà không áp dụng trong các lĩnh vực khác. Tính đến ngày 16/9/2019, theo thống kê của Bộ Tư pháp có tất cả 89 nghị định, trong đó có 56 nghị định đang có hiệu lực, tương ứng với 56 lĩnh vực (không tính các nghị định sửa đổi, bổ sung hay đã bị thay thế, hay quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Xử lý VPHC năm 2012, hoặc liên quan đến biện pháp xử lý hành chính)[6]. Như vậy, hình thức xử phạt này nếu được thừa nhận chỉ áp dụng trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt VPHC về lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này đã tạo ra sự phân biệt đối xử về chế tài khi xử phạt VPHC trong các lĩnh vực. Trên thực tế, khó có cơ sở để khẳng định rằng, hành vi sử dụng rượu, bia, ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là nguy hiểm hơn so với hành vi sử dụng rượu, bia, ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Chúng tôi cho rằng, nếu cơ quan soạn thảo chưa có những nghiên cứu thực định và đánh giá tác động hoàn chỉnh thì không nên thừa nhận hình thức xử phạt này. Mặt khác, hiện nay, đối với các vi phạm liên quan đến sử dụng rượu, bia, ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã quy định thời hạn tước tối thiểu là 10 tháng và tối đa lên đến 24 tháng[7]. Thiết nghĩ, khoảng thời gian này đã đủ để người vi phạm ăn năn hối cải và hướng thiện nên không cần phải trừng trị tới mức tước quyền vĩnh viễn.

Chúng tôi cho rằng, thay vì bổ sung hình thức xử phạt "tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép lái xe", Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC năm 2012 (Dự thảo Luật) cần bổ sung hình thức xử phạt lao động bắt buộc. Hình thức xử phạt này đã được thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, một số bang ở Úc[8].

Lao động bắt buộc là hình thức xử phạt buộc người VPHC phải lao động phục vụ cộng đồng. Hình thức xử phạt này nhằm buộc người vi phạm phải thực hiện một số công việc mang tính xã hội, phục vụ trực tiếp lợi ích của cộng đồng địa phương. Nếu được thừa nhận thì hình thức xử phạt này sẽ có thể phát huy tác dụng đối với những VPHC mà việc áp dụng các hình thức xử phạt khác không phát huy tác dụng.

Đơn cử, khoản 1 Điều 23 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định: "Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá".

Qua quy định trên, có thể thấy, hành vi "bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá" có bản chất và nguyên nhân từ sự lười biếng, không muốn tốn công sức của người thực hiện. Do đó, theo đúng nguyên tắc, hình thức xử phạt được áp dụng ở đây phải là hình thức tạo ra sự bất lợi về sức lao động thì mới bảo đảm sự tương xứng về tính chất[9]. Tuy nhiên, do Luật Xử lý VPHC năm 2012 không quy định hình thức xử phạt lao động bắt buộc nên Nghị định số 176/2013/NĐ-CP phải áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Về nguyên tắc, hành vi vi phạm nêu trên ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của những người xung quanh nên phải thực hiện những hoạt động nhằm cải tạo môi trường. Như vậy, đối với những vi phạm này cần áp dụng hình thức xử phạt lao động bắt buộc tại các công trình công ích như chăm sóc cây xanh, dọn dẹp vệ sinh ở công viên, cải tạo kênh mương… Đây không phải là cưỡng bức lao động mà nhằm mục đích để người vi phạm ý thức về VPHC của họ.

2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt VPHC, khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:

  1. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  1. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  1. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
  1. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong lần sửa đổi này, Dự thảo Luật bổ sung thêm hai biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC là: đ) Ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các hoạt động dịch vụ khác đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm và e) Chấm dứt hiệu lực giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động.

Thứ nhất, về biện pháp "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các hoạt động dịch vụ khácđối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm".

Khoản 2 Điều 20 Luật Điện lực năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2018) quy định việc mua bán điện trên thị trường điện lực được thực hiện theo hai hình thức: i. mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện; ii. mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực. Như vậy, quan hệ giữa bên bán điện và khách hàng sử dụng điện là một quan hệ dân sự. Tương tự, quan hệ giữa bên cung cấp nước sạch và khách hàng sử dụng nước cũng được thiết lập trên cơ sở hợp đồng dân sự. Khi chủ thể VPHC không chấp hành quyết định xử phạt mà chủ yếu ở đây là các quyết định phạt tiền[10] thì không phải là vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng cung cấp điện, nước nên nhà cung cấp không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng hay ngưng hiệu lực của hợp đồng. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hay ngưng hiệu lực của hợp đồng sẽ cấu thành một vi phạm của nhà cung cấp. Lúc đó, người bị ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước có thể khởi kiện thành một vụ án dân sự buộc bên cung cấp điện phải bồi thường thiệt hại. Rõ ràng, bên cung cấp các dịch vụ điện, nước sẽ không bao giờ mong muốn bị kéo vào tình thế éo le này.

Mặt khác, mục đích của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC nhằm thi hành được quyết định xử phạt mà chủ yếu ở đây thu được tiền vào ngân sách nhà nước. Việc ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước có thể sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như gây ảnh hưởng tới hoạt động chung của nền kinh tế. Lúc này đây, các doanh nghiệp có thể sẽ càng kéo dài thời gian thi hành quyết định xử phạt bởi không tiến hành được hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không có thu nhập để nộp phạt. Việc áp dụng biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho những người vi phạm mà còn gây thiệt hại cho cả bên cung cấp các dịch vụ điện, nước.

Trong thực tế, nếu được thừa nhận, việc áp dụng biện pháp này cũng sẽ rất dễ vi phạm quyền con người và các nguyên tắc xử phạt VPHC. Đơn cử, một doanh nghiệp tư nhân VPHC và không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Biện áp "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước" được áp dụng có thể dẫn đến trường hợp là tất cả các thành viên trong gia đình sẽ không có điện, nước sinh hoạt. Như vậy, việc áp dụng biện pháp này đã không phù hợp với nguyên tắc phân hóa rõ ràng trách nhiệm hành chính.

Biện pháp ngừng cung cấp điện đã từng được đề cập đến trong Luật Xây dựng năm 2003 và Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng năm 2003 (Nghị định số 180). Cụ thể, theo khoản 5 Điều 67 Luật Xây dựng năm 2003 và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 180, biện pháp ngừng cung cấp điện được áp dụng đối với công trình xây dựng vi phạm. Tuy nhiên, do những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng nên khi thay thế Nghị định số 180, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP xử phạt VPHC trong hoạt động đầu tư xây dựng đã loại bỏ biện pháp này. Điều này là hợp lý bởi trên thực tế, chỉ xét riêng trong lĩnh vực xây dựng thì nhiều dự án, công trình có chủ đầu tư và nhà thầu, đơn vị thi công là khác nhau. Nếu vì lý do nhà thầu, đơn vị thi công vi phạm mà ngưng cung cấp điện, nước cho công trình thì ảnh hưởng đến chủ đầu tư, từ đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ giao nhà cho khách hàng được ký kết trong hợp đồng. Cuối cùng thì người gánh chịu thiệt thòi lại là chủ đầu tư và khách hàng - những người không VPHC.

Có quan điểm cho rằng, khi Luật Xử lý VPHC năm 2012 có hiệu lực thì biện pháp ngừng cung cấp điện đã được thừa nhận[11]. Cụ thể, Điều 43 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng quy định,"cá nhân, tổ chức sử dụng điện bị xử phạt vi phạm mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì ngoài các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật xử lý VPHC có thể bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp ngừng cung cấp điện". Chúng tôi cho rằng, Điều 43 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP thừa nhận biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện là không phù hợp với Luật Xử lý VPHC năm 2012.

Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012quy định ngừng cung cấp điện là mộtbiện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC. Dưới góc độ thẩm quyền, Chính phủ cũng không có quyền quy định thêm các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC ngoài các biện pháp đã nêu tại Điều 86 Luật Xử lý VPHC năm 2012[12].

Ngoài"ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước" thì biện pháp trên nếu được thừa nhận sẽ là căn cứ cho việc "ngừng cung cấp các hoạt động dịch vụ khác đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm". Trong khi đó, thuật ngữ "các hoạt động dịch vụ khác" lại mang tính trừu tượng quá cao. Điều này dễ dẫn đến tính lạm quyền, tùy tiện trong việc áp dụng, từ đó gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt.

Thứ hai, về biện pháp "chấm dứt hiệu lực giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động".

Biện pháp "chấm dứt hiệu lực giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động" một khi được thừa nhận và áp dụng trên thực tế có thể dẫn đến việc chấm dứt luôn việc thực hiện quyền của một cá nhân hoặc hoạt động của một tổ chức. Như vậy, biện pháp này có tính nghiêm khắc hơn cả hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Điều này hoàn toàn không phù hợp và tương xứng với các hình thức xử phạt VPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả. Suy cho cùng, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC nhằm mục đích thi hành được trên thực tế các quyết định xử phạt, trong đó quan trọng nhất là thu được tiền xử phạt. Như vậy, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC phải dung hòa giữa tính cưỡng chế và khả năng thực hiện được quyết định xử phạt. Trong nhiều trường hợp, việc "chấm dứt hiệu lực giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động" có thể dẫn đến không thể thực hiện được quyết định xử phạt. Ngoài ra, việc chấm dứt luôn việc thực hiện quyền của một cá nhân hoặc hoạt động của một tổ chức lại có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến chủ thể bị chấm dứt quyền hoặc chấm dứt hoạt động. Một điều rất đáng suy ngẫm là Luật Xử lý VPHC năm 2012 không quy định bất cứ một hình thức xử phạt hay biện pháp khắc phục hậu quả nào được áp dụng nhằm mục đích chấm dứt luôn việc thực hiện quyền của một cá nhân hoặc hoạt động của một tổ chức. Biện pháp "chấm dứt hiệu lực giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động" nếu được thừa nhận sẽ đi ngược với nguyên tắc nhân đạo trong xử phạt VPHC.

Không thể phủ nhận ý nghĩa của các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định VPHC. Trên thực tế, có đến 10% quyết định xử phạt VPHC không được thực hiện do thiếu vắng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hữu hiệu[13]. Tuy nhiên, không phải vì quyết liệt với "bài toán" khó này mà nhà làm luật bất chấp đặt ra mọi biện pháp để giải quyết. Từ những phân tích vừa nêu, chúng tôi cho rằng, Dự thảo Luật không nên quy định bổ sung hai biện pháp xử lý VPHC là"ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các hoạt động dịch vụ khác đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm" và "chấm dứt hiệu lực giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động".

3. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt "tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" mà không bị giới hạn bởi thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền

Theo Luật Xử lý VPHC năm 2012, thẩm quyền xử phạt VPHC được quy định từ Điều 38 đến Điều 51. Trong số 185 chức danh có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt "tịch thu tang vật, phương tiện VPHC" được giới hạn khá nhiều so với thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền. Đối với chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt "tịch thu tang vật, phương tiện VPHC" thì thẩm quyền tịch thu sẽ giới hạn theo thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền. Trên thực tế, trong nhiều vụ vi phạm, giá trị của các tang vật, phương tiện đều rất lớn, vượt quá mức tiền phạt thuộc thẩm quyền xử phạt của các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở nên dẫn đến hiện tượng vô hiệu hóa thẩm quyền xử phạt của cấp dưới. Từ đó, cấp dưới phải chuyển vụ vi phạm cho cấp trên xử phạt, gây quá tải công việc cho cấp trên, từ đó không xử phạt nhanh chóng các VPHC.

Để khắc phục bất cập này, Dự thảo Luật quy định, thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC sẽ không bị giới hạn bởi thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền. Cụ thể, Dự thảo Luật bỏ cụm từ "có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này" trong điểm c khoản 1 Điều 38, điểm d khoản 2 Điều 38, điểm c khoản 3 Điều 39, điểm d khoản 4 Điều 39, điểm d khoản 5 Điều 39, điểm c khoản 3 Điều 40, điểm c khoản 4 Điều 41, điểm c khoản 5 Điều 41, điểm c khoản 6 Điều 41, điểm c khoản 3 Điều 42, điểm d khoản 4 Điều 42, điểm c khoản 2 Điều 43, điểm c khoản 3 Điều 43, điểm c khoản 4 Điều 43, điểm c khoản 3 Điều 44, điểm c khoản 4 Điều 44, điểm c khoản 1 Điều 46, điểm d khoản 2 Điều 46, điểm d khoản 3 Điều 46, điểm c khoản 1 Điều 47, điểm d khoản 2 Điều 47, điểm c khoản 1 Điều 48, điểm c khoản 2 Điều 48, điểm c khoản 3 Điều 48, điểm c khoản 2 Điều 49, điểm c khoản 4 Điều 49 của Luật Xử lý VPHC năm 2012.

Chúng tôi cho rằng, việc bỏ thuật ngữ "có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này" là không hợp lý và tiềm ẩn nhiều bất ổn. Dưới góc độ lý luận, thẩm quyền là một hệ thống các yếu tố cấu thành bao gồm hai nhóm sau: i. các quyền và nghĩa vụ chung để thực hiện các chức năng nhất định mà một chủ thể được trao để giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động của mình; ii. các quyền hạn cụ thể để thực hiện các quyền và nghĩa vụ chung nêu trên[14]. Trong xử phạt VPHC, thẩm quyền xử phạt là một chế định pháp lý bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của những chức danh có thẩm quyền xử phạt trong việc áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với chủ thể vi phạm. Khi quyền càng cao thì nghĩa vụ, trách nhiệm càng nặng nề[15]. Do đó, phân định thẩm quyền xử phạt là làm rõ quyền của chủ thể đến đâu và xác lập nghĩa vụ, trách nhiệm tương xứng. Chính vì vậy, khi thiết kế thẩm quyền xử phạt cần quán triệt nguyên tắc "thẩm quyền đến đâu thì xử phạt đến đó" và "chức vụ thấp thì thẩm quyền phạt thấp, chức vụ cao thì thẩm quyền phạt cao". Với tư duy đó thì thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC cần phải bị giới hạn bởi thẩm quyền phạt tiền. Sẽ là không hợp lý nếu thẩm quyền phạt tiền chỉ vài triệu đồng nhưng lại đồng thời cho phép chính chức danh đó có quyền tịch thu tang vật, phương tiện lên đến vài trăm triệu đồng[16].

Có quan điểm cho rằng, mục đích chính của hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC là loại trừ khả năng chủ thể vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện đó để tiếp tục vi phạm. Do đó, bỏ đi giới hạn thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC theo thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền cũng không dẫn đến khả năng lạm quyền[17]. Quan điểm này cũng có phần hợp lý, nhưng thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện là bộ phận cấu thành trong thẩm quyền chung của chủ thể có thẩm quyền xử phạt. Do đó, không thể thiết kế các hình thức xử phạt theo hướng không tương thích về triết lý, nguyên tắc lập pháp. Nếu đã thống nhất hình thức phạt tiền được giới hạn theo thẩm quyền thì hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC cũng phải được phân thành các cấp khác nhau nhằm bảo đảm tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh.

Thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền và tịch thu tang vật, phương tiện VPHC thấp hay cao phụ thuộc vào "tầm" và "danh phận" của các chức danh có thẩm quyền. Việc xử phạt VPHC cần phải khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Do đó, đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt phải rất cẩn trọng trong việc ban hành quyết định xử phạt. Khi áp dụng hình thức phạt tiền với mức tiền phạt cao và tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị tương ứng với mức tiền phạt thì các chức danh có thẩm quyền càng phải cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng nhằm bảo đảm cho quyết định được ban hành có tính hợp pháp cao bởi nếu có sai sót thì chính họ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý bất lợi. Một trong những trách nhiệm được đề cập đến đó là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp ra quyết định xử phạt VPHC trái pháp luật[18]. Sau khi Nhà nước đã tiến hành bồi thường thì người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại[19]. Ban hành quyết định xử phạt VPHC là thẩm quyền của cá nhân nên nếu có sai phạm về việc áp dụng hình thức xử phạt thì Nhà nước sẽ đứng ra bồi thường; sau đó, cá nhân sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho Nhà nước. Việc áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC nếu không bị giới hạn theo thẩm quyền phạt tiền sẽ dẫn đến khả năng sai phạm lớn, mức bồi thường mà Nhà nước bỏ ra vượt quá khả năng hoàn trả của người có nghĩa vụ hoàn trả.

Vì những lý do trên, tác giả cho rằng, Dự thảo Luật cần giữ lại quy định giới hạn thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC theo thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền. Quy định này sẽ tạo ra sự tương thích trong thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, đồng thời cũng phù hợp với năng lực, nhiệm vụ và trách nhiệm của các chức danh có thẩm quyền xử phạt./.

[1] Nguyễn Cửu Việt, "Vấn đề hoàn thiện pháp luật về vi phạm hành chính",Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1, năm 2009.

[2] Điều 16 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) quy định: "tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề".

[3] Nguyễn Đức Minh, "Khái niệm, nội dung của nguyên tắc pháp quyền",Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, năm 2018.

[4] Cao Vũ Minh, "Những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, năm 2014.

[5] Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

[6] Nguyễn Thanh Hà, "Tổng quan quá trình thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và một số nội dung chủ yếu trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012", Kỷ yếu Hội thảo "Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính", năm 2019, tr. 2.

[7] Xem thêm điểm e, g, h khoản 10 Điều 5 và khoản đ, e, g khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

[8] Nguyễn Cửu Việt, "Vài ý kiến về vấn đề xây dựng Bộ luật vi phạm hành chính của Việt Nam qua so sánh với Bộ luật vi phạm hành chính của Liên bang Nga", Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 03, năm 2020.

[9] Đinh Thanh Phương, "Sự thiếu hụt và nhu cầu đa dạng hóa các hình thức chế tài trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo "Chế tài trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia", năm 2019, tr. 229.

[10] Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định nguyên tắc: "chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế".

[11] Tờ trình của Bộ Tư pháp ngày 29/9/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

[12] Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: "Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước". Như vậy, Chính phủ không được quyền "khai sinh" thêm các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngoài các biện pháp đã nêu tại Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

[13] Sáng ngày 10/02/2020, trong phiên họp thứ 42 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã phát biểu "có đến 10 % quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được thực hiện". Xem thêm: Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, "Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải trình một số nội dung về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính", ngày 10/2/2020. http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=44005, truy cập ngày 11/2/2020.

[14] Nguyễn Cửu Việt, "Cải cách hành chính: về khái niệm thẩm quyền", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8, năm 2005.

[15] Nguyễn Cửu Việt, "Các yếu tố cấu thành và tính hệ thống của thẩm quyền", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9, năm 2005.

[16] Theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì hành vi "buông cả hai tay khi đang điều khiển xe mô tô" bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đồng thời bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là "tịch thu phương tiện vi phạm hành chính". Nếu thẩm quyền "tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" không bị giới hạn bởi thẩm quyền phạt tiền thì Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt… sẽ có quyền xử phạt. Các chức danh này tuy chỉ có quyền phạt phạt tiền tối đa đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng lại có quyền tịch thu xe trị giá đến vài trăm triệu đồng.

[17] Nguyễn Nhật Khanh, "Hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt bổ sung trong xử phạt vi phạm hành chính", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21, năm 2019.

[18] Khoản 1 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

[19] Khoản 1 Điều 64 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

Nguồn tin: Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 09 (409), tháng 5/2020.)

Hướng dẫn mới về bảo hiểm thất nghiệpThông tinTinNguyễn Thị LinhHướng dẫn mới về bảo hiểm thất nghiệp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg6/1/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

​Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Ảnh minh họa)

Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP nêu rõ trường hợp gặp khó khăn thuộc các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 30 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng dưới 200 lao động; từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 200 đến 1.000 lao động; từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 1.000 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 1 tháng.

Những trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm bao gồm: hoả hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch hoạ, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại. Bên cạnh đó, việc thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh cũng được coi là trường hợp bất khả kháng.

Nghị định số 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến phương thức chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp; trường hợp người lao động được xác định đang đóng bảo hiểm thất nghiệp; việc lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định; giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Ngoài ra, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP nêu rõ việc hưởng bảo hiểm y tế; hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề; quyết định hỗ trợ học nghề.

Nghị định số 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2020.

​Linh Nguyễn

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 6/2020Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 6/2020/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2020-05/HINH 1_Key_28052020083932.jpg5/28/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

1. Bãi bỏ 09 VBQPPL lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng từ 02/6/2020

Ngày 17/4/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 28/2020/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 02/6/2020) bãi bỏ toàn bộ 09 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và tài chính ngân hàng sau đây:

- Thông tư 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng;

- Quyết định 99/2005/QĐ-BTC ngày 22/12/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy và dễ nổ trên đường thủy nội địa;

- Thông tư 99/2011/TT-BTC ngày 07/7/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu;

- Thông tư 121/2011/TT-BTC ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoản 2011-2013;

- Thông tư 101/2012/TT-BTC ngày 20/6/2012 của Bộ Tài chính quy định một số vấn đề về tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoản 2011-2013;

- Thông tư 57/2013/TT-BTC ngày 06/5/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 121/2011/TT-BTC ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoản 2011-2013;

- Thông tư 96/2013/TT-BTC ngày 23/7/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 121/2011/TT-BTC ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoản 2011-2013 và Thông tư số 101/2012/TT-BTC ngày 20/6/2012 quy định một số vấn đề về tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoản 2011-2013;

- Thông tư 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước;

- Thông tư 35/2012/TT-BTC ngày 02/3/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;

2. Thời hạn hoàn trả tạm ứng, thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước

Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định về tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020.

Theo đó, quy định thời hạn hoàn trả tạm ứng, thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước với các đơn vị tạm ứng ngân quỹ nhà nước như sau:

- Thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, đảm bảo chậm nhất ngày 31 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

- Thời hạn rút vốn đối với các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước chậm nhất ngày 20 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

Sau thời hạn trên, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước hết hạn rút vốn và bị hủy bỏ.

3. Những biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Ngày 08/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Theo đó, pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau:

- Phong tỏa tài khoản.

- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).

- Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử.

- Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

Việc thực hiện cưỡng chế được thực hiện theo các nguyên tắc như:

- Chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.

- Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.

Nghị định 44/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2020.

4. Danh mục hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển

Ngày 08/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa.

Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư là Danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân thành 09 nhóm theo tính chất hóa, lý:

- Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.

- Loại 2. Khí.

- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

- Loại 4.

+ Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

+ Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

+ Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

- Loại 5.

+ Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.

+ Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

- Loại 6.

+ Nhóm 6.1: Chất độc.

+ Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

- Loại 7: Chất phóng xạ.

- Loại 8: Chất ăn mòn.

- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Nghị định 42/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2020.

Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 5/2020 (phần 2)Thông tinTinNguyễn Thị LinhCác chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 5/2020 (phần 2)/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2020-05/HINH 1_Key_20052020154251.jpg5/20/2020 4:00 PMNoĐã ban hành

​1. Hồ sơ cấp phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc tại nước ngoài

Ngày 03/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Ảnh minh họa)

Theo đó, doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định thì chuẩn bị hồ sơ để cấp phép gồm có:

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp (theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).

- 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất.

- Các giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.

- 01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ.

- 01 bản chính Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.

- Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

- 01 bản sao Điều lệ Công ty.

Nghị định 38/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 20/5/2020.

2. Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Đây là nội dung tại Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi THPL.

Theo đó, bổ sung đối tượng là cộng tác viên (CTV) tham gia theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cụ thể như sau:

- CTV theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Các tổ chức theo quy định được huy động tham gia làm CTV phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các cá nhân được huy động tham gia làm CTV phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- CTV theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp CTV theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Nghị định 32/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/5/2020.

3. Mức phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 22/2020/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường (có hiệu lực từ ngày 26/5/2020).

Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư là Biểu mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường.

Kể từ ngày 26/5/2020 đến hết ngày 31/12/2020 áp dụng mức phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường bằng 70% mức quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 22.

Lưu ý: Thông tư 22 không điều chỉnh đối với việc khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường của cơ quan nhà nước phục vụ cho mục đích quy định tại khoản 5 Điều 32 Luật Khí tượng thủy văn, Điều 23 Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.

4. 15 mẫu giấy tờ về quốc tịch áp dụng từ ngày 24/5/2020

Thông tư 02/2020/TT-BTP hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 24/5/2020.

Thông tư 29 hướng dẫn luật đất đai 2023 thuvienphapluat năm 2024

(Ảnh minh họa)

Theo đó, kể từ ngày 24/5/2020, giấy tờ về quốc tịch sẽ được áp dụng theo mẫu quy định tại Thông tư 02, đơn cử như:

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (Dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện). - Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (Dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện).

5. Quy định chế độ báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 16/2020/TT-BTC quy định về chế độ báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Các loại báo cáo bao gồm:

- Báo cáo định kỳ là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin, tổng hợp, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.

- Báo cáo chuyên đề là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề nào đó và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.

- Báo cáo đột xuất là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường.