Thủ tướng anh hiện nay là ai

Sở Cảnh sát thành phố London (Scotland Yard) vừa ban hành giấy phạt đối với các nhân viên làm việc trong số 10 Phố Downing do tham gia tiệc tùng trong thời gian giãn cách xã hội, vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

  • Thủ tướng Anh: Xung đột ngang Thế chiến thứ hai nếu Nga tấn công Ukraine

Theo The Guardian, giấy phạt được Scotland Yard gửi cho khoảng 20 người được xác định là đã vi phạm quy định khi tham gia bữa tiệc chia tay các trợ lý của Thủ tướng Boris Johnson tên là Hannah Young và James Slack. Ngoài ra, những người từng dự bữa tiệc vào đêm 16-4-2021 cũng sẽ bị phạt. Sự kiện này đã gây phẫn nộ trong dân chúng Anh bởi nó phản ánh hình ảnh trái ngược: Trong khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II ngồi cách ly một mình trong đám tang chồng thì ở số 10 Phố Downing, các nhân viên Phủ Thủ tướng lại tụ tập tiệc tùng đình đám. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi những nhân viên say rượu và có những hành động thiếu chuẩn mực, gây bức xúc trong dân chúng.

Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ không từ chức

Đội điều tra đối với các sự kiện tiệc tùng trong số 10 Phố Downing có tên gọi là Operation Hillman. Theo đánh giá của đơn vị này, sự việc diễn ra đã có đủ cơ sở để kết luận rằng những người liên quan trong sự kiện đã hành xử đi ngược lại các quy định chung của nhà nước. Vì lý do này, những người tham gia sẽ được thông báo về việc sẽ nhận được giấy thông báo hình phạt cố định (FPN) và sẽ phải nộp một khoản tiền phạt.

Hồ sơ điều tra của cảnh sát London cho thấy hơn 15 sự kiện được cho là đã diễn ra trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5-2020 đến tháng 4-2021. Trong số đó có một cuộc tụ tập ăn pho-mát và uống rượu vang tại khu vườn của số 10 Phố Downing vào ngày 15-5-2020; một bữa tiệc “tự mang rượu đến uống”, cũng diễn ra trong vườn Dinh Thủ tướng cách đó 5 ngày; một bữa tiệc bị cáo buộc được tổ chức trong căn hộ của Thủ tướng Johnson vào tháng 11-2020, ngày trợ lý của ông là Dominic Cummings rời nhiệm; và 2 bữa tiệc rượu chia tay diễn ra đồng thời ở số 10 Phố Downing vào đêm trước đám tang Hoàng thân Philip hồi tháng 4-2021.

Ngay sau khi thông tin về các bữa tiệc được công bố rộng rãi, số 10 Phố Downing đã có thư xin lỗi Nữ hoàng Elizabeth II. Tuy nhiên, dư luận công chúng cũng như giới chính khách đều cho rằng điều đó chưa thỏa đáng. Sự việc vi phạm quy định phòng, chống dịch diễn ra ngay tại Dinh Thủ tướng phản ánh một sự bất tuân luật lệ ở cấp độ cao nhất, đồng thời tạo ra sự bất công trong thi hành pháp luật, bởi trong khi người dân Anh buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt thì người của chính phủ ngang nhiên không chấp hành.

Vấn đề được đặt ra là Thủ tướng Johnson có bị phạt hay không và nếu có thì ông có phải từ chức hay không?

Phản hồi ban đầu của Thủ tướng Johnson sau khi tờ báo The Mirror đăng thông tin đầu tiên là bác bỏ. Ông Johnson cho rằng “tất cả các hướng dẫn đã được tuân thủ hoàn toàn trong No 10”. Khi video xuất hiện cho thấy nhân viên số 10 đang nói đùa về một bữa tiệc, ông Johnson cho rằng “các quy tắc không bị phá vỡ”. Bản thân Thủ tướng Johnson cho đến nay cũng luôn khẳng định mình không vi phạm quy định về phòng, chống dịch, vì thế cảnh sát không thể phát hành giấy phạt đối với ông. Mặt khác, có vẻ như cuộc khủng hoảng Ukraine đã góp phần khiến cho vụ việc các bữa tiệc trong số 10 Phố Downing - báo chí gọi là Partygate - trở nên ít được quan tâm hơn. Người ta đang bận tâm theo dõi cách Thủ tướng Anh xử lý vấn đề Ukraine trong chính sách đối ngoại nhiều hơn là bận tâm việc ông có vi phạm quy định phòng, chống dịch hay không.

Số 10 Phố Downing, nơi diễn ra các sự việc Partygate

Tuy nhiên, một số chính khách đối lập ở Anh thì cho rằng Thủ tướng Johnson nên từ chức nếu bị phạt. Angela Rayner, Phó Chủ tịch Công đảng Anh khẳng định cho dù ông Johnson không thừa nhận mình vi phạm các quy định và chưa bị cảnh sát gửi giấy phạt nhưng ông sẽ khó thoát khỏi áp lực từ chức bởi ông phải chịu trách nhiệm cao nhất cho những sự việc xảy ra tại Dinh Thủ tướng. Hồ sơ điều tra của Operation Hillman cho thấy, trong 15 sự kiện đã diễn ra từ giữa tháng 5-2020 đến tháng 4-2021, ông Johnson đã tham gia 6 sự kiện. Điều này cho thấy có khả năng ông đã vi phạm các quy định nhưng không thừa nhận.

Cho đến nay, cuộc điều tra về các sự kiện tiệc tùng trong số 10 Phố Downing vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng. Đội điều tra Operation Hillman vẫn tiếp tục thu thập thêm các chứng cứ, lấy lời khai những người có liên quan để củng cố kết luận nhằm xác định mức độ trách nhiệm đối với Thủ tướng Johnson. Các chính khách đối lập đang nóng lòng chờ xem ông Johnson sẽ phải thừa nhận mình có vi phạm quy định hay không và khi nào thì ông sẽ thừa nhận. Điều đó chắc chắn sẽ không diễn ra vào thời điểm này.

Theo giới phân tích, nước Anh hiện nay chưa sẵn sàng cho việc tìm kiếm lãnh đạo mới nếu ông Johnson phải từ chức. Một mặt, bất chấp những sự kiện tại số 10 Phố Downing, ông Johnson hiện đang là nhà lãnh đạo có uy tín cao nhất ở Anh. Nước Anh dưới sự lãnh đạo của ông đang cho thấy sự ổn định và hướng đi rất tốt, kể cả trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Mặt khác, ông Johnson hiện đang là nhà lãnh đạo tiêu biểu của nước Anh trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Người dân Anh hiện đang rất ủng hộ cách ông phản đối việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, đồng thời ban hành các lệnh trừng phạt đối với nước Nga và người Nga. Rốt cuộc, vụ việc Partygate rồi cũng sẽ khó khiến ông Johnson mất chức như nhiều người mong đợi.

An Châu (Tổng hợp)

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền hành pháp do Thủ tướng và các bộ trưởng nội các đứng đầu các bộ đảm nhận nhân danh Hoàng gia.

Nội các, gồm thủ tướng và các bộ trưởng tạo thành Chính phủ của Nữ hoàng. Các bộ trưởng là thành viên Nghị viện và chịu trách nhiệm trước cơ quan này, cơ quan lập pháp, theo truyền thống được coi là cơ quan quyền lực “tối cao” (có nghĩa là có khả năng phán xét mọi vấn đề pháp luật và không bị hạn chế quyền lực theo những quyết định của các cơ quan tiền nhiệm).

Hệ thống chính phủ Vương quốc Anh

Nữ hoàng Anh Elizabeth II

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland là một trong số ít quốc gia trên thế giới hiện nay không có một hiến pháp đã được hệ thống hóa, thay vào đó họ sử dụng các luật lệ truyền thống và các đoạn luật hiến pháp rời rạc.

Tuy người đứng đầu hoàng gia vẫn là nguyên thủ quốc gia và trên lý thuyết nắm mọi quyền hành pháp, nhưng chính thủ tướng là lãnh đạo chính phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm chính trước Hạ viện, và theo quy định của thỏa ước hiến pháp, cơ quan này có trách nhiệm bầu ra thủ tướng. Đa số các thành viên nội các thuộc Hạ viện, số còn lại thuộc Thượng viện. Tuy nhiên, các bộ trưởng không bắt buộc phải là thành viên Nghị viện, dù theo tục lệ hiện nay các bộ trưởng đều là thành viên Nghị viện.

Hệ thống chính phủ Anh được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới – một di sản từ thời quá khứ thực dân — chủ yếu tại các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh. Thành viên Nghị viện (Member of Parliement) chiếm đa số trong Hạ viện thường là phái có quyền chỉ định thủ tướng – thường là lãnh đạo của đảng lớn nhất hay, nếu không có đảng nào chiếm đa số, là liên minh lớn nhất. Thủ tướng hiện nay là David Cameron, thành viên của Đảng Lao động, đã lên nắm quyền vào tháng 6 năm 2007.

Tại vương quốc Anh, hoàng gia trên lý thuyết nắm nhiều quyền lực rộng rãi, nhưng vai trò chính thức của Vua/Nữ hoàng, chủ yếu chỉ là về mặt nghi lễ. Hoàng gia là một phần không thể tách rời của Nghị viện (như “Crown-in-Parliament”) và trên lý thuyết trao cho Nghị viện quyền nhóm họp và soạn thảo luật. Một Điều luật Nghị viện không thể trở thành luật cho tới khi nó được hoàng gia ký phê chuẩn (được gọi là Phê chuẩn của Hoàng gia), dù không một điều luật nào của Nghị viện từng bị hoàng gia bác bỏ từ thời Nữ hoàng Anne năm 1708. Dù đã có ý kiến về việc bãi bỏ hoàng gia, uy tín của họ trong lòng dân chúng Anh vẫn còn rất lớn. Số người ủng hộ một Nhà nước Anh cộng hòa thường thay đổi trong khoảng 15% tới 25% dân số, với khoảng 10% chưa quyết định hay không quan tâm. Người đứng đầu hoàng gia hiện là Nữ hoàng Elizabeth II; bà lên kế vị ngôi năm 1952 và chính thức trở thành Nữ hoàng năm 1953.

Nghị viện là cơ quan lập pháp của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Đây là cơ quan lập pháp duy nhất của Vương quốc, theo học thuyết chủ quyền tối cao nghị viện (tuy nhiên, những câu hỏi về vấn đề chủ quyền tối cao cũng đã được đặt ra vì vấn đề gia nhập Liên minh Châu Âu). Nghị viện Anh theo chế độ lưỡng viện, gồm Hạ viện do bầu cử và Thượng viện, với đa số thành viên được chỉ định. Hạ viện có quyền lực cao hơn. 646 thành viên Hạ viện được bầu cử trực tiếp từ những khu vực bầu cử với chỉ duy nhất một người được trúng cử. Khu vực bầu cử được quy định theo số dân. Thượng viện có 724 thành viên (dù con số này không cố định), gồm những quý tộc thừa kế (Ghi chú: Đạo luật Thượng viện 1999 đã bãi bỏ quyền thừa kế quý tộc và chỉ cho phép giữ lại 92 ghế như vậy), quý tộc trọn đời và các giám mục của Nhà thờ Anh. Nhà thờ Anh là nhà thờ tại Anh và đã được nhà nước công nhận.

Cung điện Westminster, trên bờ sông Thames, London, là trụ sở Nghị viện Anh

Từ thập niên 1920, hai đảng chính trị lớn nhất tại Anh là Đảng Lao động (Labour), theo xu hướng dân chủ xã hội), và Đảng Bảo thủ (Conservative), theo chủ nghĩa bảo thủ. Dù các chính phủ liên minh và chính phủ thiểu số thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong thời gian ngắn, hệ thống bầu cử đa số được áp dụng cho những cuộc tổng tuyển cử có khuynh hướng duy trì sự thống trị chính trị của hai đảng đó, dù trong thế kỷ vừa qua mỗi đảng đều từng có lúc phải dựa vào một phe phái thứ ba nhằm chiếm đa số trong Nghị viện.

Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democrat) là đảng lớn thứ ba tại Nghị viện Anh và đang nỗ lực kêu gọi cải cách hệ thống bầu cử nhằm lật đổ sự thống trị của hai đảng kia.

Dù nhiều người ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tự coi mình là “British” cũng như “English”, “Scottish” “Welsh” hay “Irish” (và ngày càng có nhiều người khác tự coi mình là “Afro-Caribbean”, “Indian” hay “Pakistani”), thì từ lâu cũng đã xuất hiện tư tưởng chia rẽ quốc tịch tại Scotland và xứ Wales cũng như bên trong cộng đồng Cơ đốc giáo ở Bắc Ireland.

Nền độc lập cho Cộng hòa Ireland năm 1922 là giải pháp một phần duy nhất cho cái đã từng được gọi là “Irish Question” trong thế kỷ 19, và những ý kiến trái chiều về việc thống nhất Ireland hay tiếp tục ở lại bên trong Vương quốc đã gây ra những xung đột dân sự và chính trị cũng như sự bất ổn cho tới tận ngày nay.

Dù những khuynh hướng quốc gia (đối lập với liên minh) đã ngày càng tăng ở Scotland và xứ Wales, với việc thành lập Đảng Quốc gia Scotland năm 1934 và Plaid Cymru (Đảng Wales) năm 1925, một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng đang đe dọa sự toàn vẹn với tư cách một nhà nước của Vương quốc chỉ thực sự xuất hiện từ thập niên 1970. Scotland, Wales và Bắc Ireland đều có cơ quan lập pháp và chính phủ của riêng mình bên cạnh cơ quan lập pháp và chính phủ Vương quốc.

Tuy nhiên, giải pháp trao thêm quyền tự trị và gia tăng quyền lực lập pháp cũng như hành pháp không ngăn chặn được đà ủng hộ độc lập khỏi Vương quốc, với bằng chứng là sự xuất hiện của những đảng ủng hộ độc lập mới. Ví dụ, Đảng Xanh Scotland và Đảng Xã hội Scotland đã giành được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trong những năm gần đây.

Tòa nhà Nghị viện tại Stormont, Belfast, trụ sở Quốc hội Bắc Ireland

Hiện đang có mong muốn về Nghị viện ủy thác Anh, dù hai đảng chính trị chính là Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động đã lên tiếng lo ngại về Vấn đề Tây Lothian. Những đề xuất về việc thành lập chính phủ vùng tại nước Anh cũng không mang lại hiệu quả sau khi nó nhận được quá ít ý kiến tán thành tại cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ ủy thác cho vùng Đông bắc Anh Quốc, nơi cho đến nay được coi là vùng thích hợp nhất cho ý tưởng đó. Vì thế Anh được cai trị theo sự cân bằng quyền lực giữa các đảng trên toàn bộ Vương quốc.

Sự hồi sinh của ngôn ngữ và bản sắc Celt cũng như sự phát triển của chính trị vùng đã góp phần đe dọa sự thống nhất quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay có ít dấu hiệu về bất cứ một cuộc “khủng hoảng” cận kề nào (tại cuộc Tổng tuyển cử vừa qua, cả Đảng Quốc gia Scotland và Plaid Cymru đều có số lượng phiếu ủng hộ giảm sút, dù SNP một lần nữa lại chiếm thêm hai ghế và hiện là đảng lớn thứ hai trong Nghị viện Scotland và trở thành phe đối lập chính thức). Tuy thế, nhiều người Scotland mong muốn độc lập dù đa số người Anh không muốn như vậy. Tại Bắc Ireland, trong hai mươi năm qua đã có sự giảm sút đáng kể các vụ bạo lực, dù tình hình vẫn còn căng thẳng, với việc các đảng chính trị cứng rắn như Sinn Féin và Liên đoàn Dân chủ, hiện đang nắm đa số ghế trong nghị viện.

Video liên quan

Chủ đề