Thức ăn của con sứa là gì

Con sứa có ăn được không?

27/01/2021
5.0/5 (3 votes)
Chia sẻ
Danh mục
  • 1. Con sứa là con gì?
  • 2. Phân biệt sứa độc và không độc
  • 3. Những câu hỏi thường gặp về sứa
  • 4. Các món ăn chế biến từ con sứa

Con sứa là một trong những loài sinh vật biển không quá xa lạ, chúng còn là những món ngon đặc sản vùng biển và là những vị thuốc quý giúp chữa nhiều căn bệnh. Tuy nhiên không phải bất kỳ loài sứa nào cũng có thể ăn được?

Thức ăn của con sứa là gì

Con Sứa

Thực tế đã có không ít những người đã ngộ độc và ảnh hưởng sức khỏe khi ăn phải sứa độc? Vậy sứa là gì? Làm thế nào để phân biệt được sứa độc và sứa không độc? Sứa có ăn được không? Sứa được chế biến thành những món ngon nào? Mời bạn cùng giải mã tất cả những điều thú vị xoay quanh về loài sứa tại bài viết này nhé.

1. Con sứa là con gì?

Con Sứalà loài sinh vật biển không có xương sống thuộc lớp Scyphozoa (có hình dạng giống chiếc cốc) của ngành Thích ty bào. Lớp Scyphozoa có thể bao gồm nhóm hóa thạch tuyệt chủng Conulariida, có ái lực không chắc chắn và đang được tranh luận rộng rãi.

Thức ăn của con sứa là gì

1.1 Lịch sử xuất hiện loài sứa

Loài sứa đã xuất hiện trong lòng đại dương từ hơn 650 triệu năm trước, trước cả khi loài khủng long xuất hiện trên trái đất. Chúng đã tồn tại từ đầu kỷ Cambri cho đến ngày nay.

Sứa sống ở khắp mọi đại dương trên thế giới, vì thế rất dễ dàng để bạn có thấy những giống sứa khác nhau ở các vùng biển.

1.2 Phân loại sứa

Theo thống kê thì hiện tại có khoảng 200 loài sứa còn tồn tại đã được công nhận, nhưng sự đa dạng thực sự có khả năng là ít nhất 400 loài.

1.3 Đặc điểm loài sứa

Sứa là một loài không có não, tim, tai, đầu, chân hay xương. Lớp da của chúng mỏng đến mức chúng có thể hô hấp qua nó.

Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng sứa sẽ giúp chúng bảo vệ cơ thể mình và chống lại những kẻ thù bên ngoài, tua miệng của một số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da và những dị ứng và thậm chí có thể gây ngộ độc.

Sứa còn có một bộ phận giống như một cái ống ngắn được treo ở giữa cơ thể hình cái chuông của nó. Bộ phận này đóng vai trò của cả miệng giúp cung cấp thức ăn cho chúng. Cái ống ngắn này cũng là cơ quan tiêu hóa của chúng.

2. Phân biệt sứa độc và không độc

Làm sao để phần biệt sứa độc và không độc? Có rất nhiều loại sứa khác nhau, một số loại mang lại những chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít loại chứa nhiều độc tố, gây ra những nguy hại cho sức khỏe nếu bạn vô tình ăn phải hoặc tắm đụng phải chúng.

Thức ăn của con sứa là gì

Tại vùng biển của Việt Nam, 2 loại sứa độc hay xuất hiện phổ biến nhất là sứa bắp cày (hay còn gọi là sứa xanh) và sứa lửa (hay còn gọi là sứa đỏ).

2.1 Đặc điểm nhận diện sứa độc

Đặc điểm nhận diện 2 loại sứa độc này dễ dàng nhất là dựa vào màu sắc của chúng:

a) Sứa bắp cày:

Sứa bắp càythường có màu ánh xanh lẫn với màu nước biển. Chúng sống trôi nổi ở vùng ven bờ biển tại nước ta, khi thời tiết xấu, sóng biển lớn chúng thường có xu hướng di chuyển vào gần bờ để trú ngụ.

Thức ăn của con sứa là gì

Sứa bắp cày có dáng hình hộp, kích thước từ 2-20 cm (không kể xúc tu), tròn như cái chậu úp, màu sắc trong suốt hơi ánh xanh với 15 xúc tu dài (có thể tới 20cm - 3m).

Trên cơ thể sứa bắp cày có hàng nghìn nang trâm chứa nọc độc, chúng có khả năng tấn công hệ tim mạch, hệ thần kinh ngoại biên và biểu bì gây trụy tim dẫn đến tử vong. Vì thế bạn cần lưu ý và quan sát kỹ khi tắm biển.

Sau khi thời tiết xấu qua đi, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh sứa bắp cày nằm ngay trên bãi cát có màu ánh xanh rõ rệt. Tuyệt đối không được đụng hoặc sử dụng để làm thức ăn

b) Sứa lửa:

Con Sứa lửa cũng là một trong những loài sứa độc thường gặp tại nước ta. Đặc điểm nhận diện chúng nhanh nhất thường dựa vào màu sắc. Tuy nhiên màu sắc chúng cũng tùy loại và môi trường sống khác nhau.

Thức ăn của con sứa là gì

Sứa lửa có thân hình dài, mỏng giống những nắp chai, cơ thể chúng có màu trong suốt, nhưng các xúc tua chứa nọc độc có màu xanh, hồng tím hoặc cam, hoặc đỏ tùy theo vùng nước sống của chúng. Màu cam và đỏ là phổ biến nhất.

Sứa lửa hay nổi lập lờ trên măt nước nên rất khó phát hiện ra chúng, vì thế khi tắm bạn cần lưu ý cẩn thận, những vùng tắm biển cảnh báo sứa độc thì không nên tắm bởi nọc độc của sứa lửa rất mạnh, có thể làm hoại tử vết thương và kích thích giải phóng histamin rất nhanh gây shock phản vệ.

2.2 Dấu hiệu nhận biết khi bị sứa chích

Cả 2 loài sứa bắp cày hoặc sứa lửa đều thường xuất hiện vào cuối xuân đến hết thu. Đây cũng là mùa du lịch biển của nước ta phát triển mạnh. Sau đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết sứa chích để nhanh chóng xử lý vết thương.

a) Dấu hiệu

  • Khi sứa đốt sẽ nóng, đau rát, vùng da bị đốt bị phồng, rộp lên.
  • Vùng bị chính sẽ ngứa ran, hoặc tê bì, gây cảm giác khó chịu, chúng có thể nôi mẩn đỏ
  • Để lâu hơn vùng da khu vực này chuyển sang màu đỏ hoặc tím

b) Triệu chứng

  • Vùng chích đa nhứt, toàn thân, yếu cơ, vã mồ hôi, sốt và buồn nôn, chóng mặt, khó thở.
  • Các biến chứng nặng hơn có thể là suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm phổi dẫn đến tử vong.

2.3 Cách xử lý khi sứa chích tại biển

Khi bị sứa chích ngay trong lúc đang tắm biển, cơ thể có những dấu hiệu trên thì cần bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, hạn chế cử động để tránh đau nhứt và di chuyển nhẹ nhàng vào bờ ngay lập tức.

Sau đó tiến hành xử lý vết thương ngay tại biển và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Cách xử lý vết thương theo những cách như sau:

a) Cách 1:

Sử dụng nước biển để rựa nhẹ nhàng, loại bỏ những nang trâm còn dư, giảm bớt độc tố. Tuyệt đối không được kỳ cọ mạnh làm tổn thương vùng da và lan rộng vết thương.

b) Cách 2:

Có thể sử dụng giấm chua để rửa sạch vết thương. Giấm chua sẽ làm những nang trâm chưa bắn độc tố bị triệt tiêu và loại bỏ

c) Cách 3:

Sử dụng những vật dụng có thể gắp, cạo nhẹ những nang trâm còn trên vùng da sau khi đã rửa bằng nước biển. Làm thật nhẹ nhàng.

d) Cách 4:

Ngâm vùng da trong nước nóng khoảng 40 45 độ C trong 20 45 phút. Việc này vừa giúp giảm đau vừa giúp ngăn chặn sự lây lang của độc tố.

Sau khi sử lý ở những bước cơ bản xong nhanh chóng đưa đến cơ sở y tết gần nhất để khám và điều trị tốt nhất.

VẺ ĐẸP CỦA CON SỨA BIỂN

3. Những câu hỏi thường gặp về sứa

Báo tin nhanhxin được chia sẻ với bạn đọc những câu hỏi thắc mắc và lời giải đáp liên quan đến loài sứa. Cùng tìm hiểu để tìm ra cho mình những lời giải nhé.

Thức ăn của con sứa là gì

3.1Con sứa có bao nhiêu phần trăm là nước?

Sứa là loài không xương sống. Khoảng 95% cơ thể của nó là nước. Nếu chúng ra khỏi môi trường nước, chúng sẽ bị teo đi và chết.

3.2 Sứa sống ở đâu?

Sứa thường thấy ở ven các bờ biển, tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sứa sống ở độ sâu 9,000m. Trong khi hầu hết các loài sứa thích nước ấm thì một số loài lại sống ở vùng có nhiệt độ cận Bắc Cực.

3.3 Loài sứa lớn nhất thế giới có kích thước bao nhiêu?

Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất thế giới. Một con sứa này có đường kính trung bình khoảng 2,5 m. Con sứa bờm sư tử lớn nhất từng được ghi nhận có xúc tu vươn dài 36,5 m.

3.4 Loài sứa nhỏ nhất thế giới tên là gì?

Loài sứa nhỏ nhất thế giới có tên gọi là Irukandji hay còn được gọi là Common Kingslayer. Nọc độc từ loài sứa này mạnh gấp 100 lần nọc độc của rắn hổ mang và gấp 1.000 lần nọc độc của nhện đen lớn tarantula.

3.5 Tuổi thọ sứa là bao nhiêu?

Đa số, tuổi thọ của sứa chỉ vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên, có một loài sứa đã được ghi nhận là có thể sống đến 30 năm. Sứa trong các hồ thủy sinh nhân tạo thường có tuổi thọ cao hơn so với khi sống trong tự nhiên.

3.6 Ăn sứa biển có tốt không?

Ăn sứa biển cực tốt, chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Trung bình 100 gram sứa biển chứa 12,3gr chất đạm, 0,1gr chất béo, 3,9gr đường, 182mgr canxi, 9,5mgr sắt....

Hàm lượng axit béo Omega 3, 6 cực nhiều sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, da tươi trẻ, hỗ trợ trí nhớ (vitamin B). Ngoài ra sứa còn giúp chữa chứng huyết ứ gây nổi mụn, ho đàm, nhứt mỏi...

Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng là bạn cần phải biết cách phân biệt và nhận diện được đâu là sứa ăn được và đâu là sứa độc nhé.

4. Các món ăn chế biến từ con sứa

Ngày nay,các món ăn được chế biến từ sứa vô cùng đa dạng và phong phú, nếu có cơ hội được thưởng thức các món sứa khi đã lựa chọn được những nguyên liệu an toàn thì đừng ngần ngại bạn nhé. Thử chắc chắn sẽ ghiền đấy.

4.1 Gỏi sứa

Món gỏi sứalà một trong những món ăn phổ biến nhất được chế biến từ sứa. Tùy vào từng khẩu vị, đặc trưng từng vùng miền mà gỏi sứa được chế biến thành nhiều hương vị khác nhau.

Các món gỏi sứa cực hấp dẫn ngày nay có thể kể đến như là: gỏi sức tôm thịt, gỏi sứa cóc xanh, gỏi sứa hoa chuối, gỏi tôm sứa tứ sắc (có ngó sen)...

Thức ăn của con sứa là gì

Các món gỏi sứa dù được sơ chế với nhiều công thức mang đặc trưng vùng miền khác nhau nhưng tựu chung lại bạn sẽ cảm nhận được một chút của vị chua chua, một chút vị ngọt ngọt, một chút vị cay cay,.... làm món ăn rất đậm đà và hòa quyện. Đảm bảo khi thử bạn sẽ cảm thấy nhung nhớ và muốn ăn hoài.

Chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc cách chế biến món gỏi sứa với xoài xanh thơm ngon, giòn chỉ với 4 bước đơn giản sau đây:

a) Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Để chế biến món gỏi sứa xoài xanh đậm đà hương vị và thơm ngon thì không thể thiếu các nguyên liệu sau đây:

  • Sứa: 200gr
  • Xoài: 1 quả xoài phải xanh
  • Cà rốt: 1 củ
  • Đậu phộng rang: ½ bát
  • Gia vị: nước mắm, chanh, đường, ớt, tỏi
  • Rau thơm, rau mùi

b) Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Cách sơ chế các nguyên liệu của món này như sau:

  • Sứa nếu mua sẵn trong siêu thị thì chỉ cần rửa sạch, trụng qua nước sôi khoảng 5-10 phút và để nguội. Sau đó cho vô tô nước có đá để làm cho thịt sứa giòn, dai. Đối với sứa tươi bạn có thể xem cách sơ chế sứa an toàn ở phần 5.1 bên dưới nhé.
  • Xoài xanh, cà rốt gọt vỏ, bào thành sợi mỏng và bóp với một ít muối rồi vắt nhẹ.
  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Ớt bỏ hạt, băm nhuyễn.
  • Rau thơm rửa sạch, để ráo nước và thái mỏng.
  • Đậu phộng rang đập dập vừa phải.

c) Bước 3: Pha nước trộn gỏi sứa

Một món gỏi sứa đậm đà và làm nao lòng hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào bước pha nước trộn gỏi. Bạn có thể pha nước trộn gỏi sứa xoài xanh theo công thức như sau: 1 ít nước ấm trong chén + 2 muỗng đường hòa tan hết trong nước + 2 muỗng nước mắm, ½ muỗng muối, 2 muỗng nước cốt chanh.

Nên vừa vị sau đó cho hỗn hợp với tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào và nêm vừa vị.

d) Bước 4: Trộn gỏi sứa xoài xanh

Cho sứa, cà rốt, xoài xanh và một ít rau thơm vào tô sạch, rưới nước trộn gỏi vào và trộn đều và nêm vừa ăn. Để khoảng 10 phút cho gia vị ngấm đều vào thịt sứa và sau đó cho gỏi sứa ra đĩa và trang trí món ăn với đậu phộng rang + rau thơm.

Chỉ với 4 bước đơn giản bạn có thể hoàn toàn làm được món gỏi sứa xoài xanh thơm lừng.

4.2 Nộm sứa

Nộp sứacũng là một món ăn tuyệt cú mèo đáng để bạn quan tâm và lựa chọn nhé. Các món nộp sứa luôn có đầy đủ các loại củ quả mà bạn yêu thích như cà rốt, dưa chuột, xoài, dứa.

Đều là những quả củ giàu vitamin A, C ... vị chua chua giòn giòn của nộp sẽ kích thích vị giác, tạo cảm giác thanh mát cho mùa hè.

Thức ăn của con sứa là gì

4.3 Bún sứa chả cá

Một món ăn cùng với sứa không thể thiếu là bún sứa chả cá, thông thường những món ăn này chỉ có ở những vùng ven biển.

Tuy nhiên, ngày nay bạn cũng có thể thưởng thức món bún sứa chả cá đặc sản này ở khắp mọi nơi bởi sứa và chả cá đã được sơ chế thành nguyên liệu thô và bảo quản cực tốt.

Thức ăn của con sứa là gì

Một tô bún sứa chả cá chắc chắc sẽ làm say lòng bao thực khách khi cảm nhận được cái vị ngọt, vị giòn ta của sứa, cá nguyên liệu từ hương vị biển.

CÁCH LÀM MÓN GỎI SỨA TƯƠI NGON

4.4 Những lưu ý khi ăn con sứa

Bạn biết đấy, sứa là một trong những món ăn yêu thích và bổ dưỡng cho bao người. Đặc biệt sứa là những món ăn đặc sản của những người con xứ biển. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác hại nghiêm trọng nếu ăn phải sứa độc.

Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho bạn và mọi người thì nên lựa chọn những sản phẩm sứa đã chế biến và bày bán tại quầy thực phẩm ở chợ hoặc siêu thị với nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng đảm bảo. Trường hợp khi ăn sứa tươi thì phải biết cách sơ chế đúng cách.

5.1 Cách sơ chế sứa tươi đúng cách, an toàn

  • Bước 1: Cần rửa sạch sứa tươi khi mua tại biển, loại bỏ các chất độc có trong nang trâm ban của sứa.
  • Bước 2: Rửa sạch hết nhớt, sau đó ngâm nước muối có pha thêm phèn chua để giữ thân sứa không bị teo lại. Nên ngâm và thay nước từ 3 lần trở lên.
  • Bước 3: Khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ (hoặc vàng nhạt) bạn rửa sạch lại và ngâm với nước để loại bỏ bớt muối và phèn chua.
  • Bước 4: Cắt vừa ăn, rửa bằng nước đun sôi để nguội, hoặc có thể ngâm qua nước gừng, trước khi chế biến.

5.2 Các điều cần lưu ý và tránh khi ăn sứa

  • Tuyệt đối không dùng sứa tươi khi chưa chọn được loại sứa an toàn và sơ chế sạch sẽ.
  • Không nên cho trẻ ăn sứa dù đã qua chế biến.

Trên đây là những thông tin bài viết xoay quanh sứa biển. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích cũng như lưu ý khi sử dụng sứa làm thức ăn.

>> Các bạn xem thêmcon sam và con so biển

Đăng ký

Gửi yêu cầu