Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn vào sáng 10/8 tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Bộ Công an cho biết, thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương rà soát, phát hiện các cơ sở kinh doanh, cá nhân, băng nhóm, đối tượng có biểu hiện hoạt động tín dụng đen  và tăng cường xủ lý các vi phạm.

Về kết quả: Đã khởi tố 1.575 vụ/3.399 bị can; xử phạt hành chính 719 vụ/1.182 đối tượng. Riêng tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã khởi tố 1038 vụ/2025 bị can; xử lý hành chính 359 vụ/485 đối tượng. Do đấu tranh trấn áp quyết liệt nên tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” đã được kiềm chế; nhiều chỗ tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, có lúc, có nơi tình trạng này còn diễn biến phức tạp, nhất là hoạt động biến tướng cho vay qua mạng (app) khó phát hiện, đấu tranh, xử lý hơn.

Bộ Công an nêu rõ, công tác đấu tranh với tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Công tác quản lý nhà nước đối với các nền tảng mạng xã hội còn hạn chế. Các đối tượng thông qua mạng xã hội (zalo, facebook), các app, website để cho nhiều bị hại vay lãi nặng, đòi nợ, siết nợ gây bức xúc nhưng việc tiếp nhận, xác minh, xử lý các tin báo tố giác tội phạm gặp khó khăn do các đối tượng sử dụng tài khoản ảo, sim điện thoại rác, sử dụng công nghệ cao để thực hiện Chế tài xử lý về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quá nhẹ (hình phạt cao nhất là 03 năm tù) chưa đủ sức răn đe.

Bên cạnh đó, còn một bộ phận người dân vẫn tìm đến “tín dụng đen”, chưa nâng cao ý thức cảnh giác và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định, thỏa thuận về vay mượn dân sự dẫn đến việc các đối tượng thực hiện các hành vi đòi nợ, siết nợ trái pháp luật.

Tổ chức tốt công tác nắm tình hình

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh với tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp:

Một là, tổ chức tốt công tác nắm tình hình, triển khai chuyên đề phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, kịp thời phát hiện những địa bàn phức tạp, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân, đối tượng, băng nhóm hoạt động “tín dụng đen”, triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa và đấu tranh ngay từ khi mới manh nha hoạt động, không để các đối tượng mở rộng phạm vi hoạt động.

Hai là, triển khai các giải pháp chia sẻ, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân với các bộ, ngành để phòng chống tội phạm; trước mắt là phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và truyền thông để hỗ trợ xác thực các thông tin về nhân thân của khách hàng vay vốn, giúp giảm tải, rút ngắn thời gian kiểm tra, xác minh; khắc phục, hạn chế tình trạng làm giả các giấy tờ, thông tin khách hàng để vay vốn, chiếm đoạt tài sản; hỗ trợ ngành ngân hàng triển khai các gói vay nhỏ, qua số căn cước công dân không cần thế chấp, phục vụ các nhu cầu cấp bách chính đáng.

Ba là, tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác điều tra, xử lý các hành vi liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Nghiên cứu phối hợp với ngành ngân hàng tham mưu cấp có thẩm quyền quy định hoạt động vay tín chấp, cho vay trực tuyến, vay qua app hiện nay.

Bốn là, xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân có liên quan không chủ động phát hiện, đấu tranh, để đơn vị, địa phương khác xử lý. Xử lý triệt để, nghiêm minh các vụ án liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, nhất là các vụ án liên quan đến các cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tiếp tay, cung cấp vốn cho “tín dụng đen” hoạt động. Chỉ đạo điều tra, mở rộng đối với hành vi rửa tiền trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, làm tốt công tác thu hồi nguồn tiền từ hoạt động “tín dụng đen”./.

Thế nào là tín dụng đen? Tín dụng đen có những đặc điểm nhận biết là gì? Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay? Tác hại của tín dụng đen gây ra như thế nào? Tội phạm tín dụng đen có bị phạt tù không? Vay tiền qua app bị khủng bố thì nên làm gì? Tố cáo app cho vay tiền nặng lãi ở đâu? Đây là một số câu hỏi được quan tâm trong hàng loạt các câu hỏi khác về tín dụng đen. Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tín dụng đen là gì?

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi).

Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay
Tín dụng đen là gì?

Đặc điểm của tín dụng đen

Tín dụng đen có một số đặc điểm sau:

  • Lãi suất cao: Đặc điểm nhận dạng dễ dàng nhất của tín dụng đen đó là lãi suất cao, gấp 15 – 20 lần so với mức lãi suất tối đa ngân hàng đặt ra. Hiện nay, ngân hàng nhà nước yêu cầu mức lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm, với tín dụng đen, con số lãi suất sẽ là 300% – 500%/năm, một con số cực kỳ lớn.
  • Vay dễ dàng không cần giấy tờ: Tín dụng đen lợi dụng nhu cầu cần tiếp gấp của khách hàng nên thủ tục vay vô cùng đơn giản, gần như thực hiện giao dịch cho vay mà cần tài sản hay giấy tờ tín chấp cho khoản vay.
  • Ai cũng có thể vay: Nếu như với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng uy tín, khách hàng sẽ phải được xét duyệt hồ sơ để chấp thuận vay thì với tín dụng đen, bất cứ ai cũng có thể vay, chỉ cần đang cần tiền gấp. Bên tín dụng đen sẽ không xét đến các yếu tố như mức độ uy tín hay mức thu nhập của bạn.
  • Hình thức đòi nợ “giang hồ”, “xã hội đen”: Tham gia tín dụng đen và không thể trả được nợ, bạn sẽ gặp phải những cách thức siết nợ “giang hồ” với đội ngũ đòi nợ hung hãn, sẵn sàng dọa chém, dọa giết, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bạn và gia đình bạn.
Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay
Cách nhận biết tín dụng đen

Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam

Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động cho vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao, không có sự bảo đảm của pháp luật dạng “Tín dụng đen” diễn biến phức tạp. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thắt chặt nguồn vốn cho vay, nên các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn phải tìm đến các nguồn vốn khác. Lợi dụng tình hình đó, một số cá nhân, không có chức năng làm tín dụng nhưng vẫn đi huy động tiền cho vay, hình thành đường dây “Tín dụng đen” với lãi suất huy động và cho vay rất cao mà không lường trước được hậu quả.

Tác hại của tín dụng đen

Hậu quả của tín dụng đen mang đến là vô cùng lớn, cụ thể do mất khả năng thanh toán, nên các vụ vỡ nợ “Tín dụng đen” liên tiếp xảy ra, với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm tội như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Cướp tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Bắt giữ người trái pháp luật, Xâm phạm chỗ ở của công dân,… đậm tính chất xã hội đen đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm tín dụng đen có bị phạt tù không?

Như đã phân tích ở mục 2, “tín dụng đen” là hoạt động cho vay với lãi suất cao, trái với quy định của pháp luật.

Theo quy định Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.’

Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay
Tội phạm tín dụng đen bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay như sau:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Như vậy, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất cao hơn 100% một năm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Hành vi cho vay nặng lãi là gì? Tội cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?

App vay tiền là một hình thức vay vốn nhanh hiện nay thường thấy hiện nay. Khi vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND, người vay sẽ không cần phải chứng minh thu nhập hoặc thế chấp tài sản. Chỉ cần có chứng minh nhân dân là đã có thể vay vốn.

Cách thoát khỏi app vay tiền hiện còn đang rất mơ hồ đối với nhiều người, bởi vì sự khủng hoảng tinh thần mà những app này gây ra. Nhưng bạn nên bình tĩnh để tìm ra cách đối phó với app vay tiền hiệu quả. Và sau đây là một số phương pháp có thể tham khảo.

– Làm đơn khiếu nại công ty tài chính, ngân hàng đã thực hiện hành vi quấy rối, đe dọa, bôi nhọ để nhằm mục đích thu hồi nợ.

– Gửi đơn tố cáo tới các thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc ngân hành nhà nước ở địa phương để xin xử lý nhưng app vay này.

– Tuyệt đối không nhượng bộ trước các chính sách đòi nợ vô lý đến từ các app vay tiền.

– Tìm hiểu các quy định về luật cho vay và những hình phạt cho vay nặng lãi.

– Chặn cuộc gọi, không nhắc máy từ những số điện thoại lạ.

– Biện pháp tốt nhất là thương lượng với bên cho vay để đưa ra hướng giải quyết có lợi cho cả 2 bên.

Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay
Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?

Cách thoát khỏi tín dụng đen?

Ngay sau khi phát hiện mình vay tiền tại các tổ chức bất hợp pháp thì nhiều người đã bắt đầu lo lắng và ngay lập tức tìm cách thoát khỏi tín dụng đen.

Nếu khi bạn bị bên tín dụng đen đe dọa, uy hiếp hay thậm chí là dùng vũ lực, bạn có thể tìm đến sự tham vấn của các luật sư hoặc nhờ tới sự giúp đỡ, bảo vệ từ phía pháp luật. Chỉ cần người vay can đảm đứng ra tố cáo, thu thập được đầy đủ chứng cứ như: chụp ảnh, video về việc bên cho vay dọa dẫm, khủng bố người vay, thương lượng để trả khoản tiền gốc và lãi suất thấp hơn so với mức bên chủ nợ định ra nhưng vẫn bị từ chối, đe dọa, đánh đập, đòi nợ theo kiểu xã hội đen.

Tố cáo app cho vay nặng lãi ở đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2017 của các cơ quan Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ NN&PTNT – VKSND Tối cao:

Điều 7. Tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.

Như vậy, khi bị cho vay lãi nặng, người bị hại có thể trình báo tại Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an để được tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn nạn “tín dụng đen: cách nhận biết, xử lý và phòng tránh khi gặp tín dụng đen“. Hy vọng bài chia sẻ này của Luật Nguyễn Hưng mang lại những kiến thức hữu ích dành cho mọi người. Nếu quý khách cần tư vấn giải đáp các câu hỏi liên quan đến tội phạm tín dụng đen hoặc các vấn đề pháp lý liên quan khác. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ.