Thuốc chống táo bón cho trẻ em

Bé nhà bạn bị táo bón lâu ngày không khỏi? 

Mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn? 

Thay đổi chế độ ăn uống không phát huy tác dụng? 

Đừng lo, bởi hôm nay Thuốc Nam PQA sẽ cùng mẹ tìm hiểu trẻ em bị táo bón uống thuốc gì. Các loại thuốc chữa táo bón ở trẻ em, hoạt động của chúng và những lưu ý khi con dùng thuốc chữa táo bón.

Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ bị táo bón lớn nhất trong các đối tượng. Một số khảo sát cho thấy khoảng ⅓ trẻ em từ 4-7 tuổi bị táo bón, 5% học sinh tiểu học bị táo bón lâu ngày kéo dài, táo bón cũng xảy ra cả ở trẻ sơ sinh đang bú mẹ. 

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em có thể đến từ nhiều yếu tố: 

  • Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn uống của trẻ thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất khiến phân khô cứng và khó đào thải. 
  • Thói quen nhịn đi tiểu: Ở trẻ nhỏ thói quen không tốt này xảy ra thường xuyên bởi trẻ nhỏ còn ham chơi, nhịn đi vệ sinh hoặc ngại đi tiểu trong các nhà vệ sinh công cộng, trường học. 
  • Sữa công thức không phù hợp: Trẻ nhỏ thường được bổ sung chất dinh dưỡng từ sữa công thức. Tuy nhiên không phải loại sữa nào cũng phù hợp với trẻ, sữa công thức chứa quá nhiều thành phần dinh dưỡng có thể gây táo bón ở trẻ. 
  • Ít vận động: Một số trẻ ít vận động, ăn nhiều đồ chiên rán có thể gây táo bón do đường ruột trở nên kém hoạt động 
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Một số loại thuốc dành cho bé có thể dẫn tới táo bón như thuốc ho, thuốc chống co giật, thuốc dị ứng,...

Trẻ em bị táo bón uống thuốc gì? 

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, chưa hoàn thiện như người lớn. Do đó nếu không cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng sẽ gây nên táo bón lâu ngày. Tình trạng này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như nứt rách hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, sa trực tràng thậm chí ung thư trực tràng, hậu môn.

Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ

Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ em được dùng phổ biến hiện nay có thể kể tới: 

1. Thuốc trị táo bón tạo khối

Loại thuốc này thường có tác dụng bổ sung chất xơ, hỗ trợ cải thiện táo bón từ bên trong. Thuốc táo bón tạo khối thường là các hợp chất thiên nhiên như thạch, cám lúa mì, gôm sterculia,... hoặc các hợp chất bán tổng hợp methyl cellulose. 

Giống như tác dụng của chất xơ không hòa tan, thuốc tạo khối hút nước và trương nở để tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột. Nhờ đó làm mềm phân và khiến phân thải ra ngoài. 

2. Thuốc trị táo bón thẩm thấu

Đây là loại thuốc có chức năng giảm hấp thụ nước ở thành ruột và tăng nước trong lòng ruột cho quá trình bài tiết, giúp phân mềm hơn và dễ dàng đào thải ra ngoài. Một số loại thuốc thẩm thấu như lactulose, sorbitol có bản chất đường hoặc hợp chất cao phân tử polymer có tên Forlax. 

3. Thuốc làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân được sử dụng bằng cách bơm trực tiếp vào hậu môn qua trực tràng, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân. Thuốc được coi là an toàn cho trẻ nhỏ nhưng không nên dùng quá thường xuyên bởi có thể gây tổn thương cho hậu môn cũng như làm giảm phản xạ muốn đi vệ sinh tự nhiên ở trẻ. 

Trẻ em bị táo bón uống thuốc gì?

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc trị táo bón cho trẻ em thuộc 3 dạng trên: Thuốc táo bón tạo khối, thuốc thẩm thấu và thuốc làm mềm phân. Thầy thuốc nam xin giới thiệu cùng các bà mẹ một số loại thuốc tốt nhất trên thị trường hiện nay. 

1. PQA nhuận tràng

Sản phẩm PQA nhuận tràng là sản phẩm của công ty Dược phẩm PQA. Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền dân tộc cùng bài thuốc Đông y nổi tiếng: "Lục vị", PQA nhuận tràng được bài chế hoàn toàn từ các dược liệu tự nhiên, an toàn cho trẻ nhỏ. 

Siro PQA nhuận tràng hỗ trợ táo bón ở trẻ em

PQA nhuận tràng có tác dụng nhuận tràng, phòng chống táo bón, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và tăng cường chức năng tiêu hóa. Thành phần dược liệu kết hợp các công dụng trị táo bón, thanh nhiệt, giải độc như huyền sâm, mạch môn, sơn thù, hoài sơn, bạch linh, sinh địa, lô hội, đan bì, trạch tả. 

Ưu điểm của PQA nhuận tràng là thành phần dược liệu xanh hoàn toàn tự nhiên được gieo trồng tại chính vườn dược liệu xanh. Các vị thuốc nam hoạt động theo công thức tác động trực tiếp vào nguồn căn gây bệnh kết hợp bồi bổ cơ thể nhờ đó hỗ trợ dứt điểm táo bón chỉ với một lộ trình. 

PQA nhuận tràng không hề gây tác dụng phụ tới người dùng, quy trình sản xuất đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. PQA nhuận tràng xứng đáng là sản phẩm vì sức khỏe gia đình Việt. Giá tham khảo: 100.000đ/hộp 125ml dạng siro hoặc 140.000đ/hộp 25 gói dạng cốm. 

>> Xem ngay: 5 lý do nên chọn PQA Nhuận Tràng là sản phẩm tốt nhất hiện nay

2. Sản phẩm chống táo bón Isilax

Isilax thuốc nhóm sản phẩm bổ sung chất xơ, giảm táo bón, hỗ trợ chức năng đường ruột, giúp đường tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh. Các thành phần của Isilax hoàn toàn là các hương liệu tự nhiên: 

  • Nước ngọt cây tần bì, cây cẩm quỳ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, giúp đào thải phân, duy trì khối lượng và độ sệt của phân. 
  • Chiết xuất từ mận và pectin có trong táo nhằm bổ sung chất xơ, chống viêm, đảm bảo đường ruột hoạt động trơn tru. 
  • Inulin là chất cân bằng lượng khuẩn trong đường ruột, thúc đẩy hấp thụ các nguồn dinh dưỡng. 

Sản phẩm có nguồn gốc từ Italia, dạng siro, vị ngọt hoàn toàn dễ uống cho trẻ. Isilax chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng táo bón, không có tác dụng chữa dứt điểm táo bón. Sản phẩm đang được bán trên thị trường với giá 330.000đ/lọ 200ml. 

Isilax cho trẻ bị táo bón

3. Parachoc - Siro hỗ trợ cải thiện cho bé

Là sản phẩm có nguồn gốc từ Úc, Parachoc hỗ trợ cải thiện táo bón ở bé bằng cách dung nạp chất xơ, rau củ quả khiến bé khó chịu, biếng ăn chậm lớn. Sản phẩm giúp bé khôi phục đường ruột, giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn. 

Sản phẩm có nguồn gốc từ các loại rau quả cung cấp chất xơ cho bé cải thiện táo bón. Parachoc dạng siro với hương vị socola và vanilla dễ uống, thơm ngon cho bé. Giá tham khảo 260.000đ/lọ. 

4. Men vi sinh hỗ trợ táo bón Optibac hồng cho trẻ 0-12 tuổi

OptiBac cho trẻ em bị táo bón

Men vi sinh được nhiều bố mẹ sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa cho con. Optibac là sản phẩm men vi sinh chứa 3 tỉ vi khuẩn sống và có tới 0,75g chất xơ FOS. Sản phẩm với công dụng hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón. 

Optibac cũng có chức năng tăng cường miễn dịch, giảm các bệnh thông thường như cúm, cảm lạnh. Men vi sinh Optibac màu hồng không chứa đường và các chất tạo màu, mùi, Gluten không gây dị ứng và tác động xấu cho cơ thể. Giá sản phẩm 380.000đ/lọ.

5. Siro Pediakid

Siro Pediakid hỗ trợ trẻ táo bón

Sản phẩm siro Pediakid là sản phẩm kích thích giúp bé ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa và phòng chống táo bón. Thành phần là các chiết suất siro cây thùa, nước tinh khiết, chiết xuất hydroglycerine thực vật (hồ lô ba, tảo biển, nghệ, gừng, diếp cá), hương vị quả mâm xôi, vitamin C, vitamin B12,... 

Trong siro Pediakid chứa các probiotic men vi sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ cũng như điều hòa hệ tiêu hóa, cải thiện táo bón. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc cải thiện táo bón ở trẻ em

Để chọn được thuốc trị táo bón phù hợp cho trẻ, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng táo bón của bé, nguyên nhân cũng như liệu trình điều trị cụ thể. 

Bên cạnh điều trị táo bón bằng các loại thuốc, các mẹ có thể cải thiện táo bón bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho con. Chế độ ăn nhiều chất xơ, bổ sung rau xanh, hoa quả, uống đủ nước, ăn sữa chua,... Tạo các thói quen lành mạnh như đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn đi tiêu, vận động thường xuyên, hạn chế sử dụng các loại thuốc tây gây dị ứng, ức chế tiêu hóa,... 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi trẻ em bị táo bón uống thuốc gì. Các mẹ hãy chọn cho mình loại thuốc phù hợp cho bé, nhanh chóng điều trị táo bón để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé cũng như các biến chứng nguy hiểm. 

Nếu mẹ còn đang gặp khó khăn trong vấn đề nuôi dạy trẻ như: lười ăn, chậm lớn, còi cọc, rối loạn tiêu hóa, trẻ hay ốm vặt...Thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0818 288 717 để được các Dược sĩ tư vấn miễn phí, giải pháp phù hợp đối với thể trạng của từng bé.

Táo bón là sự giảm số lần bài xuất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to. 

Táo bón có thể cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng, tái phát nhiều đợt. Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%) do nín đi cầu, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thói quen lười vận động,…

Nếu tình trạng táo bón diễn tiến nặng và kéo dài, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, sa trực tràng, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.

5 cấp độ táo bón ở trẻ từ 1-6 tuổi 

  • Cấp độ 1: Đầu phân khô
  • Cấp độ 2: Lổn nhổn như phân dê
  • Cấp độ 3: Khuôn to, nứt kẻ
  • Cấp độ 4: Phân khô, vón cục
  • Cấp độ 5: To, cứng, dính máu 

Các lưu ý khi chăm sóc trẻ táo bón:

1. Tập thói quen đi cầu vào một giờ nhất đinh và duy trì mỗi ngày nên chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô, bệ xí quá lâu.

2. Thuốc mềm phân: đây là thuốc làm mềm phân, không phải là thuốc điều trị táo bón nên không ngưng đột ngột khi thói quen đi cầu chưa được thiết lập. Có thể sử dụng Lactulose hoặc Macrogol 3350 theo chỉ định của bác sĩ.

3. Thuốc xổ hay thuốc nhuận tràng: chỉ sử dụng trong giai đoạn đầu khi phân cứng để xổ phân dễ dàng, không sử dụng thường quy, khi bé đã đi phân dễ dàng thì ngưng.

4. Chế độ ăn uống:

- Uống nhiều nước: 500 – 600ml nước/ ngày với trẻ từ 1 -3 tuổi. Trẻ trên 1 tuổi thì lượng sữa hàng ngày nên dưới 500ml để tránh táo bón. Uống sữa bổ xung thêm chất xơ, nếu trẻ ăn sữa ngoài.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín: Rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
- Không ăn ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga, cà phê và hạn chế ăn bánh kẹo ngọt
- Mẹ cho con bú cần uống nhiều nước khoảng 2.5 - 3 lít nước/ ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh, quả chín có tính nhuận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày nếu có táo bón.

5. Chăm sóc khác

- Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn. Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
- Nếu nứt kẽ hậu môn cần rửa sạch hậu môn. Bôi một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như vaselin hay thuốc mỡ oxit kẽm vào vùng hậu môn cho tới khi vết rách lành hẳn.
- Có thể bổ sung chất xơ Inulin, men vi sinh hỗ trợ đường tiêu hóa giúp mềm phân và đào thải phân dễ dàng hơn.
Nếu đã chăm sóc theo những cách trên mà bé vẫn còn táo bón thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám toàn diện nhé!

Ban tư vấn Khoa Nhi 
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ đề