Thuốc nam và thuốc bắc cái nào tốt hơn năm 2024

Lâu nay, các phương tiện thông tin đại chúng thường nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu bẩn, dược liệu không đủ chất lượng… Vậy sự thật như thế nào?

Hơn thua chỗ bào chế, sao tẩm

Trong đông y, nguyên liệu thường dùng làm thuốc là thảo mộc, khoáng vật, động vật, trong đó thảo mộc được dùng nhiều hơn cả, bao gồm lá, hoa, quả, hạt, thân cây, rễ cây. Nguyên liệu thu hái về phơi hoặc sấy khô gọi là dược liệu. Khi các thầy thuốc mua dược liệu về bào chế thành phẩm gọi là thuốc đông y.

Các cụ xưa cho rằng thầy thuốc đông y dùng thuốc hơn nhau ở chỗ bào chế, sao tẩm. Bào chế thuốc đông y nhằm mục đích giảm bớt tính độc (nếu có), tính hàn, tính nhiệt của dược liệu, làm tăng tác dụng của thuốc. Mục đích cuối cùng là đưa thuốc vào đúng vị trí của bệnh mà nay ta thường gọi là đưa thuốc vào địa chỉ. Ví dụ bạch truật sao với hoàng thổ là để đưa thuốc vào tỳ vị để bổ tỳ kiện vị. Nay không có hoàng thổ thì sao với dầu cám, có tác dụng bổ tỳ vị, làm giảm bớt tính ráo của bạch truật. Bạch thược dùng sống để bổ âm, sao với giấm để thuốc vào gan, chữa bệnh ở gan. Viễn chí là vị thuốc an thần nhưng phải bỏ lõi, nếu để cả lõi thì gây ra chứng hồi hộp tim sao với rượu để đưa thuốc vào tâm (tim)... Hiện nay, một số bệnh viện y học cổ truyền ở địa phương và một số thầy thuốc đông y thường không sao tẩm, dùng thuốc sống để chữa bệnh, không những kết quả kém mà có khi phản tác dụng.

Thuốc nam và thuốc bắc cái nào tốt hơn năm 2024

Trong đông y, nguyên liệu thường dùng làm thuốc là thảo mộc, khoáng vật, động vậtẢnh: Hoàng Triều

Riêng dược liệu từ Trung Quốc đưa sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch, phần nhiều là dược liệu loại 3 và 4 (không có dược liệu loại 1 và 2) cùng với thứ dược liệu mà họ đã rút hết hoạt chất, chỉ còn bã. Gần đây, cơ quan chức năng bắt được một số dược liệu nhập từ Trung Quốc không có nguồn gốc xuất xứ, một thành viên trong đoàn kiểm tra có đưa đến 6 vị thuốc nhờ chúng tôi xem hộ. Bằng mắt thường, với kinh nghiệm của một người làm thuốc lâu năm, chúng tôi thấy có 2 vị đương qui và cam thảo là chính phẩm; vị đan bì là thuốc loại 3; xuyên khung, hoàng kỳ là bã thuốc vì họ đã ép lấy hết hoạt chất... Còn thuốc nhập của Trung Quốc có chất độc hay không thì để cơ quan chức năng trả lời.

Nên nhập khẩu dược liệu chính ngạch

Theo điều tra của Viện Dược liệu quốc gia. Việt Nam có khoảng 3.900 loại cây làm thuốc, trong đó, các thầy thuốc đông y ở địa phương mới sử dụng khoảng 200 cây, nhà nước dùng khoảng 80 cây, còn lại 3.620 cây chưa dùng đến. Tại sao chúng ta không tổ chức khai thác để sử dụng? Vào thế kỷ thứ XIV, Tuệ Tĩnh đã dạy “Nam dược trị Nam nhân”, nghĩa là thuốc Nam trị bệnh cho người Việt Nam. Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông đã nói trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”: “... Như thuốc nam thì rất tốt, rất nhiều, rất rẻ nhưng không biết dùng để chữa bệnh…”. Thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ trước, ngành y tế đã có những công ty thu mua thuốc nam trong nhân dân về chế biến bán ra thị trường cho người tiêu dùng, vừa bảo đảm chất lượng vừa an toàn. Công ty Thuốc Bắc nhập dược liệu từ Trung Quốc theo đường chính ngạch, bào chế thành thuốc chín (thuốc đông y) bảo đảm chất lượng rồi bán cho các bệnh viện và các thầy thuốc đông y dùng chữa bệnh cho nhân dân, bệnh nhân vì thế yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng như hiện nay.

Lúc này, nếu chúng ta tổ chức những tập đoàn nhập khẩu thuốc Trung Quốc theo đường chính ngạch như năm xưa thì không sợ mua phải thuốc kém chất lượng hay chỉ là bã thuốc như hiện nay.

SKĐS - Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính vị và có khuynh hướng tác dụng khác nhau, từ đó tạo ra công năng chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không?

1. Xu hướng tác dụng của thuốc y học cổ truyền

Một cơ thể khỏe mạnh cần giữ được sự cân bằng trong cơ thể, giữa con người và ngoại cảnh. Khi âm dương cơ thể mất cân bằng thì mượn khí vị, âm dương của các vị thuốc để lập lại sự cân bằng ấy.

Thuốc y học cổ truyền hầu hết đều là sản phẩm của thiên nhiên, có nguồn gốc từ thực vật hay động vật.

Thuốc y học cổ truyền chia làm tứ khí, ngũ vị và thăng, giáng, phù, trầm.

  • Tứ khí là: Hàn (lạnh), lương (mát) thuộc âm, nhiệt (nóng), ôn (ấm) thuộc dương.
  • Ngũ vị là: Tân (cay), cam (ngọt), đạm (nhạt) thuộc dương, toan (chua ), khổ (đắng) thuộc âm.

Trong khí vị lại chia làm hậu (nồng, đậm) và bạc (nhạt, nhẹ nhàng).

Xu hướng tác dụng của thuốc:

  • Thăng (đi lên).
  • Phù (phát tán ra ngoài) thuộc dương.
  • Giáng (đi xuống)
  • Trầm (thấm vào trong và xuống dưới) thuộc âm.

Mỗi vị thuốc được đặc trưng bởi tính vị và có khuynh hướng tác dụng khác nhau, từ đó tạo ra công năng chữa bệnh của từng vị thuốc.

Chính vì vậy, việc dùng thuốc có hiệu quả haу không ngoài ᴠiệc dùng đúng bệnh ᴠà ѕắc đúng cách, còn phụ thuộc ᴠào thời gian uống thuốc bắc, thuốc nam có hợp lý haу không, để thuốc hấp thu tốt ᴠà phát huу tác dụng cao nhất.

2. Thời điểm uống thuốc bắc, thuốc nam lúc nào là hiệu quả tốt nhất?

- Các thuốc tư bổ: Nên uống thuốc bắc hoặc thuốc nam ᴠào ѕáng ѕớm khi chưa ăn ѕáng để thuốc được hấp thu đầy đủ.

- Các thuốc có công dụng kiện tỳ, tả hạ (tẩу хổ), khu trùng (trừ giun): Nên uống khi bụng đói, trước khi ăn 30-60 phút, nhằm làm cho thuốc nhanh đến ruột, nồng độ thuốc không bị giảm đi.

- Các thuốc tiêu thực ᴠà có phản ứng kích thích dạ dàу, ruột: Nên uống sau bữa ăn 15-30 phút.

- Các thuốc thăng đề (đưa lên trên) ᴠà ôn lương bổ khí: Nên uống ᴠào khoảng thời gian từ ѕáng ѕớm đến trước giữa trưa.

- Các thuốc tư âm lương huуết, thuốc thanh tả phục hỏa ở âm phận: Nên uống thuốc bắc hoặc thuốc nam ᴠào buổi tối.

- Các thuốc trừ tà ở khí phận ᴠà dương phận: Nên uống ᴠào ѕáng ѕớm.

- Các thuốc bổ tâm tỳ, an thần và chữa các bệnh ứ trệ, bệnh vùng ngực: Nên uống trước khi ngủ 15-30 phút.

Thuốc nam và thuốc bắc cái nào tốt hơn năm 2024

3. Nên uống thuốc bắc, thuốc nam lúc nóng, ấm hay uống lạnh?

Thường khi sắc thuốc bắc, thuốc nam xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như người bệnh bị chứng hàn (cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh...), để tăng sức phát hãn, tăng phát khí vị lưu thông khí huyết, muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc, thì phải uống thuốc bắc hoặc thuốc nam khi còn nóng.

Ngược lại, với những người bệnh bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.

Thuốc nam và thuốc bắc cái nào tốt hơn năm 2024

Uống khi thuốc còn ấm rất phổ biến và phù hợp với hầu hết các vị thuốc.

Lưu ý, người bệnh cần đọc kỹ và tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của thầy thuốc vì mỗi loại thuốc được kê đơn đều có cách sử dụng riêng.

Những thuốc được chỉ định bôi đắp ngoài mà dùng đường uống có thể gây ngộ độc nghiêm trọng dẫn đến tử vong.