Thuốc tẩy giun Albendazol 400mg bao lâu thì có thai được

Thuốc tẩy giun Albendazol 400mg bao lâu thì có thai được
Thuốc tẩy giun Albendazol 400mg bao lâu thì có thai được

Sử dụng thuốc tẩy giun, xổ giun (hay thuốc xổ lãi) là một cách phổ biến được khuyến cáo trong phòng ngừa, điều trị các bệnh do giun sán gây ra. Dù vậy, nhiều người vẫn còn những thắc mắc xung quanh việc dùng nhóm thuốc này.

Giun là những ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người, có khả năng sống và hấp thu chất dinh dưỡng từ vật chủ, thường trú ngụ tại đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun xảy ra ở các nhiệt đới ẩm thấp hoặc nước đang phát triển do nguồn thức ăn, nước uống dễ bị ô nhiễm.

Ở Việt Nam, các loại giun đường ruột thường gặp ở người là giun đũa, giun tóc và giun móc/ mỏ. Ở trẻ em còn hay nhiễm phải giun kim. Người bị nhiễm giun thường hay bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tự ý thức uống thuốc tẩy giun định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thuốc tẩy giun bao gồm những loại nào?

Thuốc tẩy giun sán, thuốc xổ giun, xổ lãi bao gồm những thuốc chứa hoạt chất có tác dụng tiêu diệt những loại giun, sán ký sinh trong đường ruột. Cơ chế hoạt động của các thuốc này thường là ngăn cho giun sán sử dụng nguồn chất dinh dưỡng gây chết hoặc làm tê liệt chúng. Ví dụ như:

  • Mebendazole, albendazole, thiabendazole: ngăn không cho giun hấp thu các loại đường cần thiết để tồn tại, phát triển. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ tiêu diệt giun trưởng thành chứ không giết chết trứng giun.
  • Praziquantel, pyratel, ivermectin: gây tê liệt giun sán trong đường ruột. Nhờ đó, cơ thể dễ dàng đào thải các ký sinh trùng này ra khỏi ruột qua phân.

Theo hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng của Bộ Y tế, hai thuốc tẩy giun được sử dụng là albendazole hoặc mebendazole.Theo đó, đối tượng sử dụng là từ 12 tháng tuổi trở lên và chống chỉ định cho:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt trên 38ºC
  • Người đang mắc một số bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản
  • Người có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tháng tuổi

Khuyến cáo tẩy giun cho từng nhóm đối tượng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có bản hướng dẫn điều trị dự phòng bằng thuốc tẩy giun cho từng nhóm đối tượng như sau:

Dùng thuốc tẩy giun cho trẻ em

Sử dụng thuốc tẩy giun albendazole hoặc mebendazole dùng một liều duy nhất với tần suất 1–2 lần/ năm (tùy theo vùng dịch tễ) được khuyến cáo thực hiện cho tất cả trẻ nhỏ và trẻ em. Liều lượng dùng như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: dùng albendazole 200mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg, liều duy nhất.

Dùng thuốc tẩy giun cho người lớn

Người trưởng thành, trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên không mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên dùng albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm tùy theo vùng dịch tễ.

Dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai sau 3 tháng đầu sinh sống ở khu vực có hai yếu tố sau đây nên sử dụng thuốc tẩy giun để giảm nguy cơ nhiễm giun:

  • Tỷ lệ nhiễm giun móc và/ hoặc giun tóc ở phụ nữ có thai trên 20%
  • Vấn đề thiếu máu nghiêm trọng với tỷ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai là 40% hoặc cao hơn

Thuốc sử dụng là albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg với liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm.

Những thắc mắc thường gặp

Nên uống thuốc xổ giun lúc nào để có hiệu quả tốt?

Các thuốc tẩy xổ giun ngày nay không cần uống sau khi nhịn đói hay sử dụng thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) như trước đây. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn xong, tốt nhất nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nghiền viên thuốc và pha với nước cho trẻ uống. Để tăng hiệu quả, bạn cũng nên nhai viên thuốc trước khi uống với nước. Sau khi uống thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.

Sau khi uống, thuốc sẽ bắt đầu được hấp thu và phát huy tác dụng ngay nhưng có thể mất vài ngày để tiêu diệt hết giun. Trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định tẩy xổ giun, hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng theo thời gian được hướng dẫn.

Albendazole và mebendazole không tiêu diệt được trứng giun nên bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm hoặc lây truyền sang cho người khác. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tẩy giun và ngăn ngừa tái phát, bạn nên dùng thêm một liều thuốc sau 2 tuần.

Bạn có thể quan tâm: Mách bạn các cách tẩy giun an toàn.

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Bình thường, sau khi uống thuốc vài tiếng hay vài ngày, bạn sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện để tống xác giun ra ngoài theo phân. Các loại thuốc xổ giun trước đây đào thải xác giun hoặc giun còn nguyên ra ngoài nên bạn có thể nhìn thấy giun trong phân. Ngày nay, các thuốc mới đều tác động làm cho giun tự tiêu trong phân nên bạn sẽ không còn gặp tình trạng “đi ngoài ra giun” sau khi uống thuốc tẩy giun nữa.

Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là gì?

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thuốc tẩy xổ giun cũng không ngoại lệ. Mặc dù các thuốc này tương đối an toàn ở liều dùng khuyến cáo, một số tác dụng phụ được ghi nhận thường gặp bao gồm:

  • Khó chịu ở dạ dày như tăng co thắt
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn.

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc và không phải ai cũng gặp phải những phản ứng giống nhau. Để có được thông tin cụ thể hơn, bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại thuốc tẩy giun cụ thể sẽ sử dụng. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy đến gặp bác sĩ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như:

  • Chán ăn, kém hấp thu: Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.
  • Giảm tình trạng dinh dưỡng: Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng; gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy xen kẽ táo bón => cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể trẻ.
  • Rối loạn máu: Một số loại giun móc hút máu người gây giảm hồng cầu, khiến trẻ xanh xao, thiếu máu.
  • Ảnh hưởng thần kinh: Một số trẻ nhiễm giun có thể mê sảng, tiểu đêm nhiều lần.
  • Một số nguy cơ tiềm ẩn khác: Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở trẻ dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu. Trường hợp này, trẻ có thể khóc kêu đau vùng kín.

2. Tại sao trẻ dễ bị nhiễm giun?

Trẻ em dễ bị phơi nhiễm bệnh do tình trạng thể chất, dinh dưỡng và nhận thức kém và có nhiều hành vi với khả năng nhiễm giun cao như:

  • Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, là môi trường thuận lợi cho giun phát triển
  • Trẻ chơi đất cát và móng tay không được cắt thường xuyên
  • Trẻ bò ở nền đất, nền nhà, không đi dép thường xuyên
  • Tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm giun, trẻ có thể bị nhiễm giun từ đất trong sân chơi hoặc chơi với con vật nuôi bị nhiễm giun
  • Không giữ gìn vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách, giường, chiếu, đệm không sạch hoặc vứt rác bừa bãi trong phòng của trẻ
  • Trẻ tiếp xúc với người lớn mang bệnh
  • Trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm bị nhiễm giun do người lớn rửa không sạch

Thuốc tẩy giun Albendazol 400mg bao lâu thì có thai được

3. Các đường truyền nhiễm giun

Giun đũa, giun tóc, giun kim lây qua đường tiêu hóa như: nếu ăn phải thức ăn bẩn hoặc vệ sinh kém bị nhiễm trứng giun (như các loại rau ăn sống hoặc các loại rau không được nấu chín kỹ, rửa sạch, bóc vỏ); cũng có thể nhiễm từ các nguồn nước bị nhiễm trứng giun; trẻ em nghịch đất cát nhiễm trứng giun, sau đó đưa tay vào miệng..Ngoài ra, trứng giun kim lơ lửng trong không khí nên rất dễ nhiễm qua đường hô hấp.

Đối với giun móc, trứng giun sẽ nở thành ấu trùng ở đất, sau đó ấu trùng giun xâm nhập cơ thể người chủ yếu là chui qua da (chân, tay...). Những người bị nhiễm giun móc thường do thói quen đi chân đất. Nhiễm giun không lây trực tiếp từ người sang người hoặc nhiễm từ phân tươi. Vì trứng giun được thải ra ngoài theo phân, cần khoảng 3 tuần để phát triển thành trứng có ấu trùng mới có thể gây nhiễm. Một khi giun trưởng thành không sinh sản được trong vật chủ (con người), trường hợp tái nhiễm chỉ xảy ra khi người tiếp xúc ở giai đoạn có thể lây truyền của ký sinh trùng ra ngoài môi trường.

4. Các loại giun thường gặp và triệu chứng

  • Giun đũa: Trẻ bị nhiễm giun đũa thường rối loạn tiêu hoá như đau bụng quanh rốn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Trẻ ăn kém ngon.
  • Giun tóc: Nhiễm nhiều giun tóc cùng lúc trẻ thường bị đau bụng, buồn nôn, tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng nặng hơn sẽ tổn thương niêm mạc ruột già, đi ngoài có chất nhầy lẫn máu.
  • Giun móc: Triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi, da xanh, thiếu máu. Trẻ đau bụng, ăn không ngon, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đôi khi thấy phân đen.
  • Giun kim: Trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, thức giấc nửa đêm, khóc đêm, đái dầm, đôi khi tiêu phân lỏng do buổi tối giun hay bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Nếu trẻ luôn tay để gãi thì trứng giun có thể dính vào móng tay và khi cầm thức ăn sẽ gây tái nhiễm.

5. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về tẩy giun định kỳ cho trẻ

Vậy tẩy giun cho trẻ bao lâu 1 lần là đúng? Theo Tổ chức Y tế thế giới hướng dẫn tẩy giun cho trẻ đúng cách cho trẻ như sau:

Với trẻ trên 2 tuổi ở cần tẩy giun định kì từ 6 tháng đến 1 năm. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám trước khi tẩy giun.

Bốn loại thuốc tẩy giun được Tổ chức y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng cho trẻ em là albendazol, mebendazol, pyrantel embonate và levamisole.

Trong đó, mebendazol và albendazol được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào từng độ tuổi:

  • Với trẻ em từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: albendazol 200mg.
  • Với trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: dùng albendazol 400mg hoặc mebendazole 500mg.

Lặp lại liều thứ 2 sau 20 - 30 ngày dùng thuốc.

Cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc vào bất kì thời điểm nào trong ngày, không phụ thuộc vào bữa ăn. Với trẻ em khó nuốt trọn viên thuốc, có thể nghiền nhỏ viên thuốc, hoặc nhai và nuốt với một ít nước đun sôi để nguội.

6. Cách phòng ngừa nhiễm giun

Do trẻ có thể chơi ở những khu vực bụi bẩn, cát, cỏ và các khu vực công cộng khác nên có khả năng nhiễm giun rất cao. Mặc dù nhiễm giun có thể dễ dàng loại bỏ thông qua sử dụng thuốc tẩy giun, tuy nhiên trẻ về có thể bị tái nhiễm nếu không thực hiện kết hợp thêm các biện pháp khác. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể hạn chế khả năng nhiễm giun đường ruột ở trẻ.

  • Rửa kỹ trái cây và rau quả trước khi sử dụng. Kiểm tra xem chúng có bị nhiễm giun không trước khi ăn. Không ăn trái cây hoặc rau, ngay cả khi chỉ một phần của nó bị nhiễm khuẩn.
  • Tránh ăn thịt sống, đặc biệt là thịt lợn và cá.
  • Không nên để trẻ em chơi chân trần trên cỏ, bùn hoặc các khu vực ngoài trời khác.
  • Uống nước đun sôi mỗi lần, tránh uống từ bể công cộng trừ khi bạn chắc chắn rằng nó an toàn.
  • Sử dụng bể bơi đáp ứng các yêu cầu vệ sinh.
  • Vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn; rửa tay kỹ sau khi đi ngoài; không dùng tay bẩn bốc thức ăn.
  • Ăn chín uống sôi: Thức ăn và nước uống phải được nấu chín kỹ. Nếu là trái cây, rau sống thì phải xử lý sạch trước khi cho trẻ ăn; thức ăn cần đậy kín tránh ruồi, nhặng; cho trẻ sử dụng nguồn nước sạch.
  • Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển.

Những biện pháp phòng ngừa này có thể không loại trừ hoàn toàn khả năng trẻ bị nhiễm giun, tuy nhiên cũng làm giảm thiểu nguy cơ mắc cho trẻ và cả gia đình.

Nguồn tham khảo: BV Vinmec, BV Nhi Đồng