Thuốc thanh phế kim giá bao nhiêu

+ Vị đắng, tính mát, quy vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng lưu thông máu, loại bỏ phần ứ đọng.

+ Có hoạt tính kìm khuẩn, chống Mycobacterium sp, tụ cầu vàng và một số chủng đã kháng với kháng sinh khác.

+ Giúp tiêu sưng, giảm đau, thanh tâm trừ phiền, làm đầu óc thanh thản.

- Xạ can:

+ Có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh can và phế.

+ Tác dụng giáng hỏa, giải độc tiêu mủ, tiêu đờm. Được dùng để chữa họng hầu sưng đau, kèm đờm nghẽn ở cổ họng.

+ Chữa viêm họng, vùng amidan bị sưng mủ, đau cổ họng.

+ Ngoài ra, còn giúp hạ sốt.

- Đảng sâm:

+ Đông y coi đây là vị thuốc dùng thay thế nhân sâm trong các trường hợp thiếu máu, bệnh bạch huyết, cơ thể suy kiệt.

+ Dùng chữa ho, tiêu đờm, chữa phế hư sinh ho, phiền khát.

- Cát cánh:

+ Hoạt chất Saponin trong thành phần có tác dụng kích thích các tế bào ở niêm mạc họng và tế bào tiết ở dạ dày.

+ Gây phản ứng tăng tiết dịch đường hô hấp làm loãng đờm, giúp dễ tống ra ngoài theo phản xạ ho.

+ Tác dụng thông khí phế, tiêu đờm. Chữa ho kèm nhiều đờm đặc, đau rát họng, viêm họng, khản tiếng, suyễn tức, ung nhọt ở phổi.

- Bạch giới tử: Được sử dụng làm thuốc chữa ho do viêm họng, viêm phế quản.

- Hạnh nhân: Dùng để chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày.

- Tiền hồ:

+ Giúp tán phong nhiệt, hạ khí giảm ho, hết đờm mủ đường hô hấp.

+ Được sử dụng để chữa phong nhiệt gây ho, tình trạng đờm đặc cổ họng khó tống ra ngoài, hen suyễn, giúp giảm sốt, đau trong trường hợp cảm mạo, sốt nóng, đầu đau nhức.

- Tắc kè:

+ Là vị thuốc nhân dân dùng làm thuốc bổ làm cho đỡ mệt nhọc và chữa ho.

+ Làm tăng lượng hồng cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch.

+ Chữa các chứng ho có đờm hoặc không, ho lâu ngày không khỏi, khạc ra mủ, ho ra máu, hen suyễn, ho liên tục không dứt, hơi nghẽn lên cổ.

+ Tác dụng chống vi khuẩn Gram dương và Gram âm ở mức độ thấp.

- Kim ngân hoa:

+ Tác dụng kháng khuẩn: gây ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, liên cầu, trực khuẩn coli, phế cầu khuẩn.

+ Giúp thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt nóng, sốt rét, viêm mũi dị ứng.

- Cam thảo:

+ Vị ngọt, tính bình, quy vào 12 kinh.

+ Bổ tỳ vị, nhuận phế khí, thanh nhiệt, tiêu viêm ứ và điều hòa các vị thuốc khác.

+ Tác dụng giải độc liên quan đến quá trình thủy phân Glycyrrhizin thành acid Glycuronic.

- Kết hợp các vị dược liệu trên giúp bổ phổi, giảm ho, long đờm, giảm đau rát cổ họng.

Chỉ định

Sản phẩm Thanh Phế Kim được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Bổ phế, giúp bồi dưỡng và tăng cường chức năng hô hấp của phổi.

- Hỗ trợ làm thông thoáng đường hô hấp trên, long đờm, tiêu đờm.

- Chữa ho gió, ho khan, ho có đờm, giúp giảm đau rát họng, khản tiếng.

- Cải thiện tình trạng cảm mạo kèm sốt, viêm mũi.

Cách dùng

Cách sử dụng

- Sản phẩm dùng đường uống, nuốt cả viên với nhiều nước.

- Dùng trước hoặc sau bữa ăn.

- Sản phẩm được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 14 tuổi.

Liều dùng

- Có thể điều chỉnh liều theo chỉ định khác của bác sĩ, tùy theo tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của từng đối tượng hoặc tham khảo liều sau:

- Hỗ trợ giảm ho, long đờm, làm thông thoáng đường hô hấp: ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 2 - 3 viên.

- Hỗ trợ tăng cường chức năng của phổi, dự phòng bệnh đường hô hấp: ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 viên.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều

- Quên liều:

+ Nếu lỡ quên liều, cố gắng dùng 1 liều sớm nhất có thể.

+ Tuy nhiên, nếu gần sát với thời điểm dùng của liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng theo lịch dùng bình thường.

+ Khuyến cáo không nên dùng tăng liều để bù liều quên.

- Quá liều:

+ Hiện nay chưa có dữ liệu nghiên cứu hay báo cáo về trường hợp xảy ra về độc tính cấp gặp phải khi sử dụng quá liều.

+ Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức với một lượng lớn Thanh Phế Kim có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện hoặc làm nặng thêm các tác dụng không mong muốn.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần hoạt chất hay tá dược nào của sản phẩm.

Tác dụng không mong muốn

Thanh Phế Kim có thể gây ra một số tác dụng bất lợi như sau:

- Phản ứng quá mẫn: nổi mề đay, mẩn ngứa, kích ứng đường thở gây co thắt.

- Hệ tiêu hóa: kích ứng dạ dày ruột gây khó chịu, buồn nôn, đau bụng.

- Các tác dụng phụ trên chỉ gặp ở một số người có cơ địa rất nhạy cảm, với triệu chứng nhẹ không gây nguy hiểm.

Nếu trong quá trình sử dụng gặp bất cứ tác dụng phụ nào, hãy báo cho bác sĩ/dược sĩ để nhận được sự hỗ trợ.

Tương tác thuốc

- Chưa có dữ liệu báo cáo về nguy cơ tương tác xảy ra khi sử dụng Thanh Phế Kim đồng thời với các thuốc và sản phẩm khác.

- Thông báo cho bác sĩ bất kỳ trường hợp có tiền sử dị ứng, đồng thời các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà đang hoặc dự định sử dụng trong thời gian tới, nhằm ngăn khả năng xảy ra tương tác bất lợi.

Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản

Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú:

- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trên phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú.

- Đánh giá lợi ích - nguy cơ trên bà mẹ và thai nhi hay trẻ bú mẹ, chỉ sử dụng khi lợi ích đạt được cho mẹ vượt trội hơn so với nguy cơ có thể xảy ra cho bé.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:

Sản phẩm không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Do đó cho phép sử dụng trên các đối tượng này.

Lưu ý đặc biệt khác

- Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

- Cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, v.v trong quá trình sử dụng.

Điều kiện bảo quản

- Bảo quản trong bao bì kín.

- Để nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm ướt, không để trong nhà tắm.

- Giữ ở nhiệt độ dưới 30०C.

- Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và nguồn nhiệt.

- Để xa tầm tay trẻ em.

Thanh Phế Kim giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, Thanh Phế Kim được bán với giá dao động trong khoảng 130.000 - 140.000 đồng/1 hộp 30 viên, tùy theo từng nơi bán. Hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua số hotline, để nhận được tư vấn tận tình, chu đáo nhất từ đội ngũ chuyên gia.