Thuốc trị tiểu buốt cho nữ

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị tiểu buốt. Vậy có những loại thuốc nào, sử dụng ra sao?

Mục lục

  • 1. Tổng quan về các loại thuốc chữa tiểu buốt
  • 2. Tiểu buốt uống thuốc gì?
    • 2.1. Phenazopyridine
    • 2.2. Flavoxate
    • 2.3. Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt
    • 2.4. Thuốc chẹn alpha
    • 2.5. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
    • 2.6. Allopurinol
    • 2.7. Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu buốt ở nam giới
  • 3. Lời khuyên từ chuyên gia về sử dụng thuốc trị tiểu buốt
    • 3.1. Làm theo hướng dẫn cẩn thận
    • 3.2. Nói chuyện với bác sĩ
    • 3.3. Theo dõi khi dùng thuốc
    • 3.4. Đặt thuốc ở nơi an toàn
    • 3.5. Thay đổi thói quen xấu

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ

Tổng quan về các loại thuốc chữa tiểu buốt

Có nhiều loại thuốc chữa tiểu buốt khác nhau, về cơ bản, chúng được chia thành hai loại là thuốc không kê đơn (OTC) và thuốc kế đơn (Rx).

– Thuốc không kê đơn là những loại thuốc bạn có thể mua mà không cần đơn của bác sĩ. Chúng an toàn và hiệu quả khi bạn sử dụng đúng theo hướng dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của dược sĩ bán thuốc.

–  Thuốc kê đơn hay thuốc theo toa là những loại thuốc đòi hỏi khi mua phải có đơn thuốc y tế. Chúng mạnh hơn các loại thuốc OTC và có thể có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách. Tuy nhiên, chúng an toàn khi bạn làm theo đúng hướng dẫn. Những hướng dẫn này được bác sĩ kê trên đơn thuốc, sau đó được dược sĩ kiểm tra lại, đóng gói và bán cho bạn. Dược sĩ của bạn cũng sẽ tư vấn cho bạn về cách sử dụng thuốc và các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc.

Để thuốc điều trị tiểu buốt hoạt động hiệu quả, cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc các loại thuốc phù hợp, chẳng hạn như:

  • Tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu: thuốc kháng sinh, liệu pháp estrogen âm đạo, phenazopyridine,…
  • Tiểu buốt do viêm tuyến tiền liệt: thuốc kháng sinh, thuốc chẹn alpha, thuốc chống viêm không steroid (NSAID),…
  • Tiểu buốt do sỏi: allopurinol, thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), natri xitrat …
  • .v.v.

Phần dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết một số loại thuốc chữa tiểu buốt thường dùng.

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Có nhiều loại thuốc chữa tiểu buốt khác nhau, về cơ bản, chúng được chia thành hai loại là thuốc không kê đơn (OTC) và thuốc kế đơn (Rx) (Ảnh minh họa)

Tiểu buốt uống thuốc gì?

Phenazopyridine

Thuốc này là gì? Phenazopyridine có ở cả hai dạng OTC và Rx.

Đây là thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng do sự kích thích của đường tiết niệu như đau buốt, rát, cảm giác cần phải đi tiểu gấp hoặc thường xuyên. Nó hoạt động như một loại thuốc giảm đau để làm dịu niêm mạc của đường tiết niệu. Thuốc này không điều trị nguyên nhân gây kích ứng đường tiết niệu, nhưng nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng để chờ các phương pháp điều trị khác mang lại hiệu quả.

Một số loại thuốc thuốc thuộc nhóm này:

  • Pyridium (Rx)
  • Azo (OTC)
  • AZO Standard tablet (OTC)
  • Uristat (OTC)
  • Pyridium Plus tablet (Rx)
  • .v.v.

Cách sử dụng: Thuốc thường ở dạng uống, dùng 3 lần mỗi ngày sau ăn hoặc theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu bạn đang điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (một nguyên nhân gây ra đái buốt) bằng loại thuốc này cùng với kháng sinh hoặc đang tự điều trị, không dùng thuốc quá 2 ngày mà không nói chuyện với bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: nhức đầu, chóng mặt hoặc đau bụng.
  • Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng: vàng da/mắt, nước tiểu sẫm màu, đi tiểu ra máu, đau dạ dày, nôn mửa, sốt, ớn lạnh, co giật,…

Nếu các tác dụng phụ thường gặp kéo dài hoặc xấu đi hoặc nếu có các tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Một loại thuốc thuộc nhóm Phenazopyridine (Ảnh minh họa)

Flavoxate

Thuốc này là gì? Flavoxate được bán dưới dạng thuốc kê đơn.

Đây là một thuốc kháng cholinergic với tác dụng kháng muscarinic, nó được sử dụng để điều trị một số triệu chứng ở bàng quang, đường tiết niệu. Thuốc hoạt động bằng cách làm thư giãn các cơ trơn trong bàng quang, từ đó giúp giảm tình trạng tiểu đau buốt do đau bàng quang, rò rỉ nước tiểu, tiểu gấp, tiểu nhiều. Thuốc này không điều trị các nguyên nhân gây ra triệu chứng bàng quang (ví dụ: nhiễm trùng hoặc viêm đường tiết niệu / bàng quang / tuyến tiền liệt).

Sử dụng: Thuốc dùng đường uống, thường uống 3-4 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe của bạ và phản ứng của bạn với liệu pháp. Bác sĩ có thể giảm liều sau khi các triệu chứng đã được cải thiện. Thời gian điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân của vấn đề.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp:  buồn nôn, nôn, khô miệng, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt và căng thẳng.
  • Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng: đau ngực, tim đập nhanh hoặc/và mạnh, dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, đau họng dai dẳng), đi tiểu khó.

Nếu bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn. Nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, cần lập tức gọi cho bác sĩ.

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Một loại Flavoxate

Thuốc kháng sinh trị tiểu buốt

Thuốc này là gì? Thuốc kháng sinh được bán theo đơn thuốc hoặc không kê đơn.

Thuốc kháng sinh hay thuốc kháng khuẩn là loại thuốc giúp ngăn ngừa một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng không có hiệu quả với các bệnh nhiễm virus. Thuốc này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc không cho chúng tự sao chép, sinh sản.

Vì những tác dụng này, người ta có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tiểu buốt do: nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang, viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn,…

Có nhiều loại kháng sinh khác nhau, tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Cách sử dụng: Thuốc kháng sinh có ở nhiều dạng khác nhau, như đường uống, bôi, nhỏ, tiêm. Với dạng uống, thuốc thường được dùng 1-4 lần/ngày, liều lượng tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: nôn/buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, ăn mất ngon, đau bụng
  • Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng: phản ứng dị ứng (ho, phát ban, thở khò khè, thắt cổ họng,…), các cơn đau nhức gân, cơ, khớp dữ dội, ngứa ra, tê hoặc như kim châm.

☛ Đọc thêm: Tiểu buốt uống kháng sinh gì?

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Một loại kháng sinh dùng để điều trị đái buốt do viêm tuyến tiền liệt

Thuốc chẹn alpha

Thuốc này là gì? Thuốc chẹn alpha là thuốc bán kê đơn.

Loại thuốc này hoạt động bằng cách thư giãn các cơ trên cơ thể, bao gồm cả các cơ tuyến tiền liệt. Vì thế, nó giúp kiểm soát các triệu chứng tiểu tiện ở những người đàn ông có vấn đề về tuyến tiền liệt, chẳng hạn như: tiểu đau buốt, tiểu khó do viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt.

Thuốc chẹn alpha gồm hai loại, tác dụng ngắn hạn hoặc dài hạn. Thuốc tác dụng ngắn có tác dụng nhanh nhưng chỉ kéo dài vài giờ. Thuốc tác dụng kéo dài mất nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng, nhưng tác dụng của chúng cũng kéo dài hơn. Thuốc chẹn alpha tốt nhất cho bạn tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và tình trạng đang được điều trị.

Một số loại thuốc thuộc nhóm này:

  • Alfuzosin (Uroxatral)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Prazosin (Minipress)
  • Silodosin (Rapaflo)
  • Tamsulosin (Flomax)
  • Terazosin (Hytrin)

Cách sử dụng: Thuốc chẹn alpha thường được uống 1-3 lần/ngày, tùy thuộc vào loại thuốc.

Tác dụng phụ: Khi mới dùng thuốc này, bạn có thể cảm thấy chóng mắt, đau đầu hoặc thậm chí ngất xỉu khi đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc này. Đây được gọi là những “tác dụng liều đầu tiên” và chúng sẽ biến mất trong quá trình dùng thuốc.

☛ Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Thuốc chẹn alpha giúp kiểm soát các triệu chứng tiểu tiện ở những người có vấn đề về tuyến tiền liệt, như: tiểu đau buốt, tiểu khó do viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Thuốc này là gì? NSAIDs được bán ở cả dạng kê đơn và không kê đơn.

NSAID hoạt động bằng cách ngăn chặn các enzym COX và giảm prostaglandin khắp cơ thể. Từ đó, giúp giảm tình trạng viêm, đau. Prostaglandin là một họ hóa chất được sản xuất bởi các tế bào của cơ thể bởi enzym cyclooxygenase (COX) và có một số chức năng quan trọng. Chúng thúc đẩy quá trình viêm để chữa lành (nhưng điều này cũng dẫn đến đau); hỗ trợ chức năng đông máu của tiểu cầu; và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của axit.

Một số loại thuốc thuộc nhóm này:

  • NSAIDs không kê đơn: aspirin, ibuprofen, naproxen
  • NSAIDs kê đơn: diclofenac, diflunisal, nabumetone, ketorolac,…

Cách sử dụng: NSAID được sử dụng với nhiều liều lượng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Thông thường, nó được sử dụng1-4 lần/ngày. Không được sử dụng NSAID không kê đơn quá 10 ngày đối với cơn đau, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy/táo bón, chán ăn, nhức đầu, buồn ngủ,…
  • Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng: suy thận, suy gan, viêm loét dạ dày, chảy máu kéo dài sau chấn thương hoặc phẫu thuật,…
Thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Một loại NSAID không kê đơn

Allopurinol

Thuốc này là gì? Allopurinol được bán dưới dạng kê đơn.

Đây là thuốc được sử dụng để điều trị tiểu buốt do bệnh gút và bệnh sỏi thận (loại sỏi urat). Nó nằm trong nhóm thuốc được gọi là chất ức chế xanthine oxidase, hoạt động bằng cách làm giảm sản xuất axit uric trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta sản xuất tự nhiên một chất gọi là urat. Chất này được hòa tan trong máu và được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Khi urat được sản xuất quá nhiều hoặc cơ thể bạn không thể loại bỏ chúng đúng cách, các tinh thể urat có thể hình thành trong thận, khớp, gây ra sỏi thận, dẫn tới viêm và tiểu buốt.

Cách sử dụng: llopurinol có ở dạng viên nén, dùng để uống. Nó thường được dùng 1-2 lần một ngày, tốt nhất là sau bữa ăn.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: đau bụng, tiêu chảy, buồn ngủ
  • Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng: phát ban da, đi tiểu đau, đi vệ sinh ra máu, kích ứng mắt, giảm cân, ăn mất ngon,…
Thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Allopurinol được sử dụng để điều trị sỏi thận

Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu buốt ở nam giới

Song song với việc sử dụng các loại thuốc điều trị, những bệnh nhân bị tiểu buốt do u xơ tiền liệt tuyến hoặc nam giới cao tiểu bị rối loạn tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không hết,…) có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo.

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ

Vương Bảo là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu về cây Náng hoa trắng của PGS. TS. Nguyễn Bá Hoạt, cụ thể như sau:

TS. Nguyễn Bá Hoạt đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của cây Náng hoa trắng trên bệnh u xơ tiền liệt tuyến (nghiên cứu tiến hành từ năm 2001 tới năm 2008) và đưa ra kết luận

  • Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%.
  • Náng hoa trắng có tác dụng chống viêm mạn rất tốt, có khả năng làm giảm trọng lượng u hạt tới 25,4 %.

Từ kết quả nghiên cứu này, công ty Thái Minh đã ứng dụng để phát triển ra sản phẩm Vương Bảo giúp hỗ trợ làm giảm và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến; giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới, đặc biệt là ở nam giới có u xơ.

Không chỉ vậy, thành phần của Vương Bảo còn có nhiều loại thảo dược khác có lợi cho hệ tiết niệu, như Hải trung kim, Rau tàu bay, Đơn kim, Ngũ sắc,… Đặc biệt là thành phần Ngải nhật giúp phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi.

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ

Có thể nói, Vương Bảo là sản phẩm đầu tiên mang lại tác động đa chiều, giúp bệnh nhân u xơ tiền liệt và nam giới bị rối loạn tiểu tiện có một giải pháp an toàn và lâu dài để hỗ trợ điều trị bệnh.

>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY

Lời khuyên từ chuyên gia về sử dụng thuốc trị tiểu buốt

Thuốc giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và điều trị triệu chứng tiểu buốt của bạn. Nhưng nếu không làm theo hướng dẫn, nó có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là các loại thuốc kê đơn. Để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên sau:

Làm theo hướng dẫn cẩn thận

Trước khi dùng thuốc, bạn hãy đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn, dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn và đảm bảo sử dụng thuốc đúng theo các hướng dẫn sử dụng này. Hướng dẫn dùng thuốc thường được ghi trên đơn thuốc (với thuốc kê đơn) hoặc ghi trên nhãn (với thuốc không kê đơn).

Bạn tuyệt đối không được tự ý tăng, giảm liều hoặc tự ý ngừng thuốc. Việc tự ý ngừng thuốc khi “cảm thấy” các triệu chứng đã khỏi có thể khiến vi khuẩn, virus phát triển mạnh hơn, dẫn đến kháng thuốc. Lúc này, bạn có thể sử phải sử dụng các loại thuốc mạnh hơn và nhiều tác dụng phụ hơn.

Thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Hãy đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và dùng thuốc đúng theo các hướng dẫn sử dụng này (Ảnh minh họa)

Nói chuyện với bác sĩ

Trước khi được kê thuốc hay mua thuốc, bạn cần nói với bác sĩ về:

  • Các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc OTC và thuốc kê đơn.
  • Các loại vitamin, khoáng chất hoặc thực phẩm chức năng, trà thảo mộc mà bạn đang dùng
  • Các loại thuốc mà bạn dị ứng
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào chưa hiểu về các loại thuốc được kê, hãy hỏi bác sĩ về chúng, chẳng hạn như:

  • Tên thuốc
  • Tác dụng của chúng
  • Cách sử dụng thuốc đúng
  • Các tá dụng phụ có thể xảy ra
  • Không nên sử dụng thuốc này với các loại thuốc nào
  • Nếu quên uống một liều thuốc thì nên làm gì
  • .v.v.

Nếu cảm thấy không thể nhớ hết, hãy ghi lại các hướng dẫn trên điện thoại.

Theo dõi khi dùng thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên theo dõi và chú ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Các phản ứng của cơ thể với thuốc, nếu có tác dụng phụ nào bất thường, cần liên lạc lại với bác sĩ
  • Chú ý tới màu sắc và hình dạng của các viên thuốc. Nếu chúng khác nhau, hãy yêu cầu dược sĩ kiểm tra lại xem có đúng thuốc hay không
  • Viết các loại thuốc bạn sử dụng ra giấy và mang theo chúng khi đi khám. Bạn cũng có thể tạo một bản sao để đưa cho các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè để phòng trường hợp bạn gặp tình trạng y tế khẩn cấp.

Đặt thuốc ở nơi an toàn

Thuốc cần được bảo quản đúng cách, điều này giúp chúng không bị biến đổi, sử dụng được lâu hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Để bảo quản thuốc an toàn, bạn nên:

  • Kiểm tra hướng dẫn bảo quản thuốc, ví dụ: một số loại thuốc cần được bảo quản trong tủ lạnh.
  • Bảo quản các loại thuốc không có hướng dẫn bảo quản đặc biệt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thuốc có thể hỏng nhanh hơn ở những nơi ẩm ướt và ấm áp, như nhà bếp hoặc phòng tắm.
  • Để thuốc tránh xa trẻ em và vật nuôi. Tốt nhất làcất trong hộp cá nhân, tủ hoặc tủ quần áo có khóa
  • Kiểm tra thuốc thường xuyên và loại bỏ loại thuốc đã hết hạn sử dụng và các loại thuốc bạn không còn sử dụng nữa. Làm theo các hướng dẫn để loại bỏ thuốc cũ hoặc thuốc thừa một cách an toàn.

Thay đổi thói quen xấu

Song song với việc sử dụng thuốc, để việc điều trị tiểu buốt được hiệu quả hơn, bạn cũng cần thay đổi những thói quen xấu trong cuộc sống và tập xây dựng lối sống lành mạnh. Chẳng hạn:

  • Uống đủ nước để giúp làm sạch hệ tiết niệu
  • Đi vệ sinh ngay khi bạn có nhu cầu và không được nhịn tiểu
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Mặc đồ lót thoải mái, chất liệu thấm hút tốt (như cotton)
  • Không hút thuốc
  • Ăn, uống các loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn để phòng tránh táo bón.
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu (phụ nữ)
  • Không tự ý thụt rửa âm đạo (phụ nữ).
  • .v.v.

Kết luận

Có nhiều loại thuốc chữa đái buốt khác nhau, bao gồm cả kê đơn và không kê đơn. Khi sử dụng thuốc, để mang lại hiệu quả và tránh tác dụng phụ, bạn cần làm theo đúng hướng dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của thầy thuốc. Các loại thuốc chúng tôi giới thiệu trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, giới thiệu và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa nào.

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/drugs/2/condition-3251/difficultor painful urination

Vương Bảo là sản phẩm cao cấp của Công ty Dược Thái Minh – là công ty có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng như: Khương Thảo Đan, Bình Vị Thái Minh, Tràng Phục Linh uy tín trên thị trường

*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!